Hướng dẫn chấm thi học kỳ II Năm học 2010 - 2011 Môn: Ngữ Văn 11

doc2 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1226 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn chấm thi học kỳ II Năm học 2010 - 2011 Môn: Ngữ Văn 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD & ĐT BẮC GIANG
(Đề chính thức)
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2010 - 2011
Môn: Ngữ Văn 11

(Hướng dẫn chấm gồm 03 trang)
I. Hướng dẫn chung
1. Dưới đây là một số định hướng, giám khảo chấm thi linh hoạt trong việc vận dụng đáp án, tránh đếm ý cho điểm. Khuyến khích các bài viết sáng tạo, có kĩ năng tốt.
2. Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong tổ chấm thi.
3. Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,5.
II. Hướng dẫn chấm chi tiết

Câu
Nội dung
Điểm
I
(1,5 điểm)
- Đặc điểm loại hình của Tiếng Việt:
+ Ngôn ngữ đơn lập, tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp.
+ Từ không biến đổi hình thái.
+ Ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị bằng trật tự từ và hư từ.
- Sự khác biệt về chức năng ngữ pháp của các từ in đậm:
+ Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta (1): chủ ngữ
+ Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta (2): bổ ngữ.
1,0




0,5

II
(2,5 điểm)

* Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài nghị luận xã hội, lập luận chặt chẽ, diễn đạt trong sáng.
* Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể có nhiều cách trình bày và lí giải khác nhau, song cần bám sát vào yêu cầu của đề bài. Sau đây là một số gợi ý:
- Giới thiệu câu nói của Gi¨ng Van- gi¨ng trong tác phẩm Nh÷ng ng­êi khèn khæ. Khái quát vấn đề nghị luận: tình yêu thương giữa con người với con người. 
- Giải thích: Câu nói khẳng định niềm tin tuyệt đối vào giá trị bất diệt của lòng nhân ái. “Yêu thương nhau” là điều cần thiết và tốt đẹp nhất để duy trì cuộc sống của con người.
- Bàn luận: 
+ Khái quát về tình yêu thương con người trong tác phẩm Những người khốn khổ (đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền): Nhân vật Gi¨ng Van- gi¨ng là biểu tượng đẹp đẽ của tình yêu thương (dẫn chứng)
 + Tình yêu thương con người trong đời sống xã hội: Tình yêu thương con người là cơ sở để đẩy lùi cường quyền, bất công, đau khổ; nó làm cho “người gần người hơn”, là nguồn gốc của hạnh phúc. (dẫn chứng). 
- Mở rộng, liên hệ: 
+ Phê phán những kẻ sống tàn nhẫn, không có lòng nhân ái.
+ Rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân. 





0,5



0,5



0,5



0,5



0,5
III
(4,0 điểm)
* Yªu cÇu vÒ kÜ n¨ng: BiÕt c¸ch lµm bµi v¨n nghÞ luËn v¨n häc, bè côc hîp lÝ, diÔn ®¹t trong s¸ng, giµu c¶m xóc.
* Yªu cÇu vÒ kiÕn thøc: Học sinh có thể cảm nhận vẻ đẹp của khổ thơ theo nhiều cách. Sau đây là một số gợi ý:
 a. Mở bài: Giíi thiÖu vÒ t¸c gi¶, t¸c phÈm, vÞ trÝ cña ®o¹n th¬.
 b. Thân bài:
 - Hai câu đầu: (Cảnh chiều tà trên dòng sông mênh mông)
 + Bức tranh chiều trên sông được miêu tả bằng những thi liệu quen thuộc: mây, cánh chim, ráng chiều. 
 + Bức tranh thiên nhiên mang tâm trạng con người. Đó là khung cảnh vừa hùng vĩ vừa rợn ngợp với hình ảnh của những đám mây lớp lớp, đùn lên giữa trời như những đụn núi khổng lồ. Trên phông nền trắng bạc đó là hình ảnh cánh chim đang sa xuống vì bóng chiều đè nặng. Bút pháp chấm phá khiến cánh chim càng thêm nhỏ bé, nó trở thành vệt nắng cuối trời run rẩy rớt xuống chở theo tâm tình của một cái Tôi vừa cô lẻ, vừa bơ vơ giữa đất trời. Cảnh vì thế đẹp mà buồn. 
 - Hai câu sau: (Nỗi lòng thương nhớ quê hương của tác giả)
 + Nhà thơ trực tiếp bộc lộ nỗi lòng nhớ quê (Lòng quê dợn dợn vời con nước). Từ láy dợn dợn vừa gợi tâm trạng, vừa gợi cảm giác: lòng nhớ quê đang trải dài theo sóng nước tràng giang.
 + Câu cuối nhà thơ lấy lại ý thơ Thôi Hiệu đời Đường: 
 Nhật mộ hương quan hà xứ thị ?
 Yên ba giang thượng sử nhân sầu.
 (Tản Đà dịch: 
 Quê hương khuất bóng hoàng hôn
 Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai)
Nếu người xưa nhìn khói sóng mà nhớ quê thì nay Huy Cận trên sông không có khói sóng vẫn nhớ nhà. Điều này chứng tỏ tấm lòng nhớ quê luôn thường trực trong lòng thi nhân.
 -> Đánh giá: Khổ thơ cuối dồn tụ ý tưởng cả bài (Nỗi sầu vạn cổ, nỗi cô đơn lạc lõng trước cảnh sông dài trời rộng. Lòng quê, nỗi nhớ nhà của thi nhân khiến Tràng Giang không chỉ là bài thơ ca hát về quê hương đất nước, mà còn là bài thơ dọn đường cho tình yêu giang sơn Tổ quốc. (cách nói của Xuân Diệu)
 c. Kết bài: Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của khổ thơ, bài thơ. 






0,5


1,0









1,0













0,5


0,5 
IV.a
(2,0 điểm)
- Trong bài thơ Vội vàng (trên cơ sở nhận thức được sự hữu hạn của đời người trước sự trôi chảy của thời gian) Xuân Diệu đề xuất quan niệm: Mỗi cá nhân cần sống vội vàng để tận hưởng từng giây phút được sống, để từng giây phút hiện tại trở nên có ý nghĩa nhất. 
-> Nhan đề Vội vàng thâu tóm tư tưởng toàn bài, nó thể hiện tâm thế sống, triết lí nhân sinh mới mẻ, tích cực đó của Xuân Diệu. 


1,0



1,0
IV.b
(2,0 điểm)
- Nhan đề Từ ấy cho biết về thời điểm ra đời của bài thơ (Đó là thời điểm năm 1938 khi nhà thơ được đứng trong hàng ngũ của Đảng. Bài thơ này ghi lại cảm xúc của tác giả về sự kiện đáng nhớ đó)
- Nhan đề Từ ấy cũng gợi ra dấu ấn khó phai trong tâm hồn tác giả (Đó là giây phút thiêng liêng: gặp gỡ lí tưởng cộng sản, bước ngoặt về nhận thức và tình cảm cũng như cuộc đời của nhà thơ) 
1,0


1,0

(Hết)

File đính kèm:

  • docDap an Ngu van 12 HK2 2010 2011.doc