Hướng dẫn chấm môn ngữ văn lớp 12 kì thi học sinh giỏi

doc2 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1175 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn chấm môn ngữ văn lớp 12 kì thi học sinh giỏi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Sở Giáo dục_Đào tạo Vĩnh Long	KỲ THI HỌC SINH GIỎI
Trường THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm	KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SỐNG CỬU LONG

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 12
Yêu cầu chung:
_ Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh; tránh tình trạng đếm ý cho điểm.
_ Giám khảo cần chủ động và linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm.
_ Tinh thần chung nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lý (từ 0 đến 20). Đặc biệt khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
_ Việc chi tiết hóa điểm số so với biểu điểm phải đảm bảo không sai lệch với hướng dẫn và được thống nhất trong hội đồng thi.
Yêu cầu cụ thể:
Û Câu 1: (8 điểm)
	1.Yêu cầu về kỹ năng:
	Biết cách làm một bài nghị luận xã hội, diễn đạt mạch lạc, lưu loát, lập luận chặt chẽ, thuyết phục. Bố cục rõ ràng không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
	2.Yêu cầu về kiến thức:
	Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song phải đảm bảo các ý cơ bản sau đây:
	a.Giải thích thế nào là kỹ năng sống.
	b. Phân tích những biểu hiện của kỹ năng sống: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tự khám phá bản thân…
	c. Bình luận:
	_Ý nghĩa và tầm quan trọng của việc trang bị kỹ năng sống đối với thanh niên, học sinh.
	_ Hạn chế của việc thiếu kỹ năng sống 
	_ Thanh niên cần trang bị kỹ năng sống để thích ứng với thời đại hiện nay, hoàn thiện nhân cách, bồi dưỡng tâm hồn…
	_ Có thể dùng lập luận bác bỏ ý kiến của đề: Thanh niên ngày nay đã được trang bị kỹ năng sống (Giám khảo linh hoạt trong cách chấm điểm)
	3. Cách cho điểm:
	_ Điểm 8: Bài làm đáp ứng các yêu cầu nêu trên. Văn viết mạch lạc, lập luận chặt chẽ. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ về diễn đạt.
	_ Điểm 6: Bài làm trình bày khoảng 2/3 các yêu cầu nêu trên. Văn viết rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Có thể mắc sai sót nhỏ về diễn đạt
	_ Điểm 4: Bài làm trình bày khoảng 1/2 các yêu cầu nêu trên. Văn được, có lý lẽ, biết lập luận. Còn mắc sai sót nhỏ về diễn đạt.
	_ Điểm 2: Trình bày thiếu ý hoặc còn sơ sài. Mắc nhiều lỗi diễn đạt, ngữ pháp, chính tả.
	_ Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề
	ÛCâu 2 (6 điểm):
	1.Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách làm một bài nghị luận văn học, diễn đạt mạch lạc, lưu loát, có hình ảnh và cảm xúc. Bố cục chặt chẽ, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
	2. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song phải đảm bảo các ý cơ bản sau:
	a. Giải thích + chứng minh nhận định:
	ÛÁng thiên cổ hùng văn:
	_ Áng văn hùng hồn (khẳng định quyền con người, tuyên bố độc lập, tự do, tố cáo tội ác kẻ thù, thể hiện ý chí, quyết tâm bảo vệ độc lập tự do…)
	_ Áng văn chính luận mẫu mực (lý lẽ đanh thép, bằng chứng xác đáng, lập luận chặt chẽ…)
	ÛÁng thiên cổ hùng văn của thời đại mới:
	_ Tuyên ngôn độc lập mở ra kỷ nguyên mới cho đất nước. Tác phẩm là sự nối tiếp, nâng cao của lịch sử dân tộc trong thời đại mới.
	_ Tác phẩm thể hiện tầm tư tưởng, văn hóa của thời đại mới.
	b. Bình luận:
	_ Khẳng định vấn đề đúng.
	_ Tuyên ngôn độc lập là tác phẩm có giá trị lớn lao về nhiều mặt: lịch sử, tư tưởng, nghệ thuật.
	_ Tác phẩm có sự kế thừa và nâng cao.
	3. Cách cho điểm:
	_ Điểm 6: Bài làm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nêu trên. Văn viết có cảm xúc, lập luận chặt chẽ. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ về diễn đạt.
	_ Điểm 4: Bài làm trình bày khoảng 2/3 các yêu cầu nêu trên. Văn khá, lập luận rõ ràng. Có thể mắc vài sai sót về diễn đạt.
	_ Điểm 3: Bài làm trình bày khoảng 1/2 các yêu cầu nêu trên. Văn được, lập luận rõ ràng. Còn mắc vài sai sót diễn đạt.
	_ Điểm 2: Trình bày thiếu ý hoặc còn sơ sài. Mắc nhiều lỗi diễn đạt.
	_ Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.
ÛCâu 3: (6 điểm)
	1.Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách làm bài nghị luận về một vấn đề lý luận văn học, diễn đạt trong sáng, có cảm xúc. Bố cục rõ ràng, chặt chẽ, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
	2. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý sau:
	a. Giải thích: Câu thơ có sức gợi là thế nào?
	_ Gợi ở đây là gợi tả sự vật, gợi liên tưởng, gợi tưởng tượng, gợi tình cảm, gợi cảm xúc…
	_ Câu thơ có sức gợi trở nên lung linh, có ánh hào quang xung quanh, có âm vang, để lại dư ba trong lòng người đọc.
	b. Chứng minh: Chọn một số câu thơ hay trong bài “Đàn ghi-ta của Lor-ca” của Thanh Thảo để làm rõ vấn đề cần nghị luận.
	c. Bình luận:
	_ Nhận xét của Lưu Trọng Lư chính xác, sâu sắc, tinh tế. Đó là nhận xét của người sành thơ, nhận xét nhà nghề.
	_ Câu nói ấy nêu ra phương hướng để phân biệt thơ hay _ thơ dở, thơ _ không thơ.
	_ Rút ra bài học đối với người sáng tác thơ, người thưởng thức thơ.
	3. Cách cho điểm: 
	_ Điểm 6: Bài làm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên. Văn viết có cảm xúc, có hình ảnh; lập luận chặt chẽ. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ về diễn đạt.
	_ Điểm 4: Bài làm trình bày khoảng 2/3 các yêu cầu nêu trên. Văn khá, lập luận rõ ràng. Có thể mắc vài sai sót về diễn đạt.
	_ Điểm 3: Bài làm trình bày khoảng ½ các yêu cầu nêu trên. Văn được, lập luận rõ ràng. Còn mắc vài sai sót diễn đạt.
	_ Điểm 2: Trình bày thiếu ý hoặc còn sơ sài. Mắc nhiều lỗi diễn đạt, ngữ pháp, chính tả.
	_ Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.
___________HẾT___________

File đính kèm:

  • docDap an de thi HSG Van 12 cua Vinh Long nam 2009 .doc
Đề thi liên quan