Giáo án tự chọn Ngữ văn 6

docx53 trang | Chia sẻ: frankloveabc | Lượt xem: 5268 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án tự chọn Ngữ văn 6, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 18/8/2013
Ngày dạy: 20/8/2013
Dạy lớp: 6A3

Ngày dạy: 21/8/2013
Dạy lớp: 6A4

 Ngày dạy: 
 Dạy lớp:
TIẾT 1 LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
VĂN BẢN - CON RỒNG CHÁU TIÊN
1. Mục tiêu.
 a. Về kiến thức: 
 - Học sinh nắm vững thêm về nội dung của văn bản. 
 - Biết kể lại câu truyện theo khả năng của mình.
 b. Về kĩ năng.
 - Có kĩ năng thâu tóm các sự việc theo trình tự nhất định.
 c. Về thái độ: 
 - Giáo dục niềm tự hào về nguồn gốc, tổ tiên của dân tộc Việt.
2. Chuẩn bị của GVvà HS.
 a. Chuẩn bị của GV: Đọc, soạn giáo án.
 b. Chuẩn bị của HS: Đọc trước bài.
3. Tiến trình bài dạy.
 a. Kiểm tra bài cũ. GV kiểm tra trong quá trình học bài mới.
 Đặt vấn đề vào bài mới: (1phút) Các em đã được học văn bản Con rồng cháu Tiên. Trong tiết học này, thầy giới thiệu với các em cách tóm tắt ....
 b. Dạy nội dung bài mới.
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung ghi bảng


GV: Giáo viên hướng dẫn học sinh hiểu rõ về các nhân vật chính.
GV: Em hãy cho biết trong truyền thuyết "Con Rồng cháu Tiên" có mấy nhân vật? Nhân vật nào là nhân vật chính?

GV: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các sự việc liên quan đến nhân vật chính .
GV: Theo em trong câu chuyện có những sự việc nào liên quan đến nhân vật chính?
HS: Suy nghĩ, thảo luận và đưa ra ý kiến.
GV: Nhận xét, bổ sung.






GV: Yêu cầu học sinh kể lại tóm tắt câu chuyện theo các sự việc vừa nêu.
HS: Kể tóm tắt. 
GV: Giáo viên nhận xét, cho điểm những học sinh kể tương đối rõ ràng, đúng yêu cầu các sự việc đã nêu.
1. Nhân vật chính. (4 phút)
- Có 2 nhân vật chính: Lạc Long Quân và Âu Cơ





2. Các sự việc liên quan đến nhân vật chính. (6 phút)

 Các sự việc:
- Sự xuất hiện của Lạc Long Quân & Âu Cơ. - Hai người gặp nhau, kết hôn và sinh con một cách kì lạ của Âu Cơ
- Hai người chia tay và chia con vì điều kiện sống của hai người không phù hợp
 - Người con trai trưởng theo Âu Cơ được lên làm vua, hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở Phong Châu, tên nước là Văn Lang và có tục truyền ngôi cho con trai trưởng.
- Từ đó về sau người Việt Nam ta luôn tự hào về nguồn gốc và nòi giống của mình.
3. Kể tóm tắt. (31phút)


 c. Củng cố, luyện tập. (2 phút)
 - Về nhà luyện kể tóm tắt và nắm vững nội dung bài học.
 ? Trong truyện em thích nhất chi tiết nào? Vì sao?
 d. Hướng dẫn hs tự học ở nhà. (1phút)
 - Đọc và kể lại nd văn bản.
 - Đọc trước bài: Từ và cấu tạo từ Tiếng Việt.
 * Rút kinh nghiệm:





Ngày soạn: 25/8/2013
Ngày dạy: 27/8/2013
Dạy lớp: 6A3

Ngày dạy: 28/8/2013
Dạy lớp: 6A4

 Ngày dạy: 
 Dạy lớp:
TIẾT 2 LUYỆN TẬP VỀ TỪ VÀ CẤU TẠO CỦA TỪ TIẾNG VIỆT 
1.Mục tiêu.
 a. Về kiến thức.
 - Nắm vững hơn kiến thức về từ và cấu tạo của từ tiếng Việt.
 - Hiểu rõ về nghĩa của từ khi sử dụng.
 b. Về kĩ năng.
 - Xác định đúng các kiểu từ trong đoạn văn.
 c. Về thái độ.
 - Hs yêu thích môn học. 
2. Chuẩn bị của GVvà HS:
 a. Chuẩn bị của GV: Sgk; Sgv; soạn giáo án.
 b. Chuẩn bị của HS: Đọc trước bài
3. Tiến trình bài dạy:
 a. Kiểm tra bài cũ. GV kiểm tra trong quá trình học bài mới.
 Đặt vấn đề vào bài mới: (1phút) Từ là đơn vị nhỏ nhất dùng để đặt câu. Từ có những đặc điểm về chức năng và cấu tạo. Hôm nay, thầy sẽ hướng dẫn các em ...
 b. Dạy nội dung bài mới.
Hoạt động của GVvà HS
Nội dung ghi bảng


GV: Nhận xét số lượng từ và số lượng tiếng trong mỗi từ?








Gv:Theo em hiểu từ là gì? Khi nào một tiếng là một từ?



Gv: Từ những ví dụ vừa phân tích em thấy có mấy kiểu cấu tạo từ?
Gv: Em hãy lấy ví dụ về từ do một tiếng tạo nên,và những từ được tạo bởi hai tiếng trở lên?
Hs: lấy ví dụ.
Gv chốt: Từ do một tiếng tạo thành đó là từ đơn,từ do nhiều tiếng tạo thành là từ phức.
Hs: So sánh
Gv chốt: những từ phức có quan hệ với nhau về nghĩa gọi là từ ghép,những từ phức có quan hệ với nhau về mặt âm gọi là từ láy.
 

Gv: Giải thích nghĩa các từ cây, đi, già?

Hs: giải thích.
Gv: nhận xét.





Gv:Vậy em hiểu nghĩa của từ là gì?
Gv:cho hs lấy ví dụ và giải thích nghĩa của các từ trung thực; dũng cảm; phân minh.
Hs lấy ví dụ.
Gv: nhận xét. 
I. Nhận biết từ trong câu. (13 phút) 
 1. Ví dụ: 
 Em đi xem vô tuyến truyền hình tại câu lạc bộ nhà máy giấy.
- Số lượng từ trong câu:8 từ
- Số tiếng trong mỗi từ :
 +từ có một tiếng: em,đi,xem,tại,giấy;
 +từ có hai tiếng : nhà máy;
 +từ có ba tiếng : câu lạc bộ;
 +từ có bốn tiếng: vô tuyến truyền hình 2. Nhận xét.
 - Từ là đơn vị để cấu tạo nên câu.
 - Khi một tiếng có thể trực tiếp dùng để tạo câu.
VD: mẹ,con,cháu, ông nội,cây cỏ, đài phát thanh, ong bầu vẽ.
II. Các loại kiểu cấu tạo từ. (14 phút) 

- Có hai kiểu cấu tạo từ:
+ Từ có một tiếng.
+ Từ có nhiều tiếng.

VD: So sánh hai từ sau có gì giống nhau và khác nhau: (nhà máy và xa xôi).
- Giống nhau: đều được tạo bởi hai tiếng.
-Khác nhau: +nhà máy là từ hai tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa;
 +xa xôi là từ hai tiếng có quan hệ với nhau về mặt âm.
III. Nghĩa của từ. (14 phút) 
1.Ví dụ:
 - Cây: một loại thực vật có rễ thân,cành,lá..rõ rệt;
 - Đi: hoạt động rừi chỗ bằng chân,tốc độ bình thường,hai chân không đồng thời nhấc khỏi mặt đất;
 - Già: tính chất của sự vật phát triển đến giai đoạn cao hoặc gần cuối; 
2. Nhận xét: Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị.

 c. Củng cố, luyện tập. (2 phút) 
 - Gv chốt nd kiến thức bài học. 
 ? Tìm từ ghép và từ láy trong đoạn thơ sau:
 Gần xa nô nức yến anh,
 Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.
 Dập dìu tài tử giai nhân,
 Ngựa xe như nước áo quần như nêm. 
 Hs: Trả lời. 
 d. Hướng dẫn hs tự học ở nhà. (1phút)
 - Xem lại bài học.
 - Đọc trước bài: Thánh Gióng
 * Rút kinh nghiệm:





Ngày soạn: 01/9/2013
Ngày dạy: 03/9/2013
 Dạy lớp: 6A3

Ngày dạy: 04/9/2013
 Dạy lớp: 6A4

 Ngày dạy: 
 Dạy lớp:
TIẾT 3 ÔN TẬP VĂN BẢN THÁNH GIÓNG
1.Mục tiêu.
 a. Về kiến thức.
 - Học sinh nắm vững nội dung và các sự việc chính diễn ra trong truyện
 - Kể tóm tắt câu chuyện theo những sự việc cơ bản diễn ra với nhân vật chính.
 b. Về kĩ năng.
 - Kể tóm tắt tác phẩm.
 c. Về thái độ.
 - Giáo dục truyền thống yêu nước và lòng tự hào dân tộc, ghi nhớ công lao dựng nước của thời đại vua Hùng.
2. Chuẩn bị của GVvà HS:
 a. Chuẩn bị của GV: Sách giáo khoa; Sách giáo viên; soạn giáo án.
 b. Chuẩn bị của HS: Đọc trước bài.
3. Tiến trình bài dạy:
 a. Kiểm tra bài cũ. GV kiểm tra trong quá trình học bài mới.
 Đặt vấn đề vào bài mới: (1 phút). Thánh Gióng là một trong những truyện hay nhất, là bài ca chiến thắng ngoại xâm hào hùng nhất của nhân dân VN. 
 b. Dạy nội dung bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng

Gv: hướng dẫn hs tìm hiểu về nhân vật chính. 
Gv: Trong truyện này ai là nhân vật chính? Vì sao em lại xác định như vậy?
HS: Suy nghĩ, trả lời.


Gv hướng dẫn hs tìm hiểu các sự việc liên quan đến nhân vật chính.
GV: Em hãy liệt kê các sự việc cơ bản có liên quan đến nhân vật Thánh Gióng.?
HS: Liệt kê, các học sinh khác theo dõi và bổ sung.










Gv hướng dẫn học sinh kể lại câu chuyện theo trình tự các sự việc vừa trình bày theo trí nhớ.
Hs: Kể theo khả năng.
GV: Nhận xét, cho điểm những hs kể tốt.
I. Nhân vật chính. (3 phút)

- Nhân vật chính: Thánh Gióng
-Vì nhân vật này có sự suất hiện kì lạ và các sự việc trong truyện đều liên quan đến nhân vật này.
II. Các sự việc liên quan đến nhân vật chính. (6 phút)
 



 - Sự ra đời kì lạ của Gióng.
 - Gióng gặp sứ giả và muốn đánh giặc
 - Gióng lớn nhanh như thổi, dân làng phải cùng góp gạo để nuôi Gióng.
 - Thánh Gióng vươn vai biến thành một tráng sĩ và đi tìm giặc đánh.
 - Thánh Gióng đánh thắng giặc và bay về trời.
 - Vua lập đền thờ và phong danh hiệu.
 - Những dấu tích còn lại của Thánh Gióng.
III.Kể tóm tắt. (32 phút)

 c. Củng cố, luyện tập. (2 phút)
- Gv chốt nd bài học.
- Thánh Gióng đã dùng vũ khí gì để đánh giặc? 
 d. Hướng dẫn hs tự học ở nhà. (1phút)
 - Xem lại bài học.
 - Đọc trước bài: Sự việc...
 * Rút kinh nghiệm:





Ngày soạn: 8/9/2013
 Ngày dạy: 10/9/2013
 Dạy lớp: 6A3

 Ngày dạy: 12/9/2013
 Dạy lớp: 6A4

 Ngày dạy: 
 Dạy lớp:
TIẾT 4 SỰ VIỆC TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
1. Mục tiêu:
 a. Về kiến thức: HS nắm được vai trò của sự việc trong văn bản tự sự. Ý nghĩa sự việc trong văn bản tự sự.
 b. Về kĩ năng: chỉ ra được sự việc trong một văn bản tự sự; xác định được sự việc, nhân vật trong một đề bài cụ thể.
 c. Về thái độ: Yêu thích văn tự sự.
2. Chuẩn bị của GV & HS:
 a. Chuẩn bị của GV: giáo án.
 b. Chuẩn bị của HS: xem trước bài.
3. Tiến trình bài dạy:
 a. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
 Câu hỏi: Thế nào là văn tự sự?
 Đáp án: Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc sự việc này dẫn đến sự việc kia cuối cùng dẫn đến một ý nghĩa.
 Đặt vấn đề vào bài mới: (1 phút)
 Nhắc đến tự sự chúng ta không thể không nhắc đến 2 yếu tố đó là nhân vật và sự việc. Vậy nhân vật và sự việc có đặc điểm như thế nào?
 b. Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng

? Dựa theo kết cấu của truyện, cho biết truyện ST-TT có mấy sự việc? là những sự việc nào? 
(HS kể lại 7 sự việc trong SGK)
 GV treo bảng phụ có 7 SV. 
?Trong 7 SV trên có SV nào thừa không? Nếu bỏ bớt một SV có được không ? Vì sao?


? Em có nhận xét gì về việc sắp xếp các SV đó? Có thể thay đổi trật tự trước, sau của SV đó không?


? Nếu kể một câu chuyện mà chỉ có sự việc vắn tắt trên thì truyện có hấp dẫn? 
?Để người đọc , Người nghe hiểu rõ truyện , cần làm rõ những yếu tố nào?


? Em hãy chỉ ra 6 yếu tố đó trong truyện ST-TT? 
(HS điền vào bảng phụ hoặc phiếu học tập)


? Có thể để cho TT thắng ST được không? Vì sao?
(Không thể để cho TT thắng ST được vì không phù hợp với chủ đề, ý nghĩa truyện) 
-Vậy, phải lựa chọn SV trong tự sự như thế nào?
( GV khái quát lại bài, nhớ có mấy nội dung chính? Là những nội dung gì ?)

? Hãy kể tóm tắt nội dung văn bản Thánh Gióng?
HS: Dựa vào văn bản để kể tóm tắt.
Gv: Nhân xét, bổ sung.
I. Sự việc trong tự sự. (10 phút)

- Truyện ST-TT có 7 sự việc.




- 7 SV trên không có SV nào thừa. 
Nếu bỏ một SV thì các sự việc thiếu tính liên tục, kết cấu truyện không hợp lý.


- Các SV được sắp xếp theo một trận tự hợp lý, có ý nghĩa. Có SV trước thì mới có SV sau => không thể thay đổi trật tự các sự việc.
=> Văn tự sự phải có SV. Sự việc phải đựợc chọn lọc và được sắp xếp theo trình tự hợp lý.
 * Truyện hay phải được kể rõ các yếu tố: 
a, Sự việc do ai làm? ( Nhân vật)
b, Sự việc xảy ra ở đâu? ( Địa điểm)
c, Sự việc xảy lúc nào? (Thời gian)
d, Sự việc diễn biến thế nào? (Quá trình)
e, Sự việc xảy ra do đâu? ( Nguyên nhân)
g, Sự việc kết thúc thế nào? (Kết quả)

* SV trong tự sự phải được lựa chọn phù hợp với chủ đề. 


II. Luyện tập. (26 phút)

 c. Củng cố, luyện tập. (2 phút)
 - Gv chốt nd bài học.
 ? Nếu bớt đi 2 trong 6 yếu tố trong truyện ST-TTcó được không? Vì sao? 
 d. Hướng dẫn hs tự học ở nhà. (1phút)
 - Về xem lại bài đã học
 - Chuẩn bị bài: Tìm hiểu đề.....
 * Rút kinh nghiệm:





Ngày soạn: 18/9/2013
 Ngày dạy: 20/9/2013
 Dạy lớp: 6A3

 Ngày dạy: 21/9/2013
 Dạy lớp: 6A4

 Ngày dạy: 
 Dạy lớp:
TIẾT 5 TÌM HIỂU ĐỀ VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN TỰ SỰ
1. Mục tiêu:
 a. Về kiến thức: Ôn luyện kiểu bài tự sự văn học.
 b. Về kĩ năng: Kể lại một câu chuyện đã được học.
 c. Về thái độ: Yêu mến văn tự sự.
2. Chuẩn bị của GV và HS:
a. Chuẩn bị của GV: giáo án,sgv,sgk, stk. 
b. Chuẩn bị của HS: xem trước bài.
3. Tiến trình bài dạy:
 a. Kiểm tra bài cũ: (gv kiểm tra trong quá trình học bài mới)
Đặt vấn đề vào bài mới: (1 phút) Dàn bài của bài văn tự sự thường gồm mấy phần, nội dung của từng như thế nào. Trong tiết học này, thầy giới thiệu....
 b. Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng


GV: bài văn tự sự có mấy phần? đó là những phần nào?
HS: Có 3 phần.
+ Phần mở bài.
+ Phần thân bài.
+ Phần kết bài.
GV: Mở bài nói gì? Thân bài nói gì? Kết bài nói gì?
HS: Trả lời theo suy nghĩ.



GV: Để lập được dàn ý các em hãy tìm hiểu đề, Vậy theo em đề yêu cầu gì?
HS: Kể một câu chuyện mà em thích bằng chính lời văn của em.
GV: Em hãy xác định nội dung cụ thể trong đề là gì?
HS: Truyện kể " Con Rồng, cháu Tiên"
- Nhân vật: Lạc Long Quân và Âu Cơ.
- Sự việc: Giải thích nguồn gốc của người Việt Nam.
- Diễn biến:
+ LLQ thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ...
+ Âu Cơ con Thần Nông xinh đẹp ....
+ LLQ và Âu Cơ gặp nhau, lấy nhau....
+ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng...
+ LLQ và AC chia con lên rừng xuống biển...
+ Con trưởng theo AC lên làm vua....giải thích nguồn gốc của người Việt nam.

1. Bố cục của bài văn tự sự. (5 phút)







+ Mở bài: Giới thiệu chung về nhân vật và sự việc
+ Thân bài: Kể diễn biến của sự việc.
+ Kết bài: Kể kết cục của sự việc.
2. Lập dàn ý. (36 phút)
* Đề bài: Em hãy kể một câu chuyện mà em thích bằng lời văn của em?
- Tìm hiểu đề:



- Lập ý:

- Nhân vật:
- Sự việc:
- Diễn biến:
- Kết quả:
- ý nghĩa của truyện.

* Dàn ý chi tiết:
+ Mở bài:
Giới thiệu "Con Rồng, cháu Tiên" - một câu chuyện mà em thích nhất.
+ Thân bài:
- Giới thiệu về Lạc Long Quân: 
- Giới thiệu về Âu Cơ: 
- Lạc Long Quân và Âu Cơ gặp nhau, yêu nhau rồi kết thành vợ chồng....
- Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, nở trăm con trai....
- LLQ về thuỷ cung, AC ở lại nuôi con một mình...
- LLQ và AC chia con, kẻ xuống biển, người lên rừng...
- Con trưởng của AC lên làm vua....giải thích nguồn gốc của người Việt Nam.
+ Kết bài.
Câu chuyện trên làm em thật cảm động. Câu chuyện giúp em hiểu biết rõ hơn về nguốn gốc của người dân Việt Nam chúng ta - giòng giống Tiên, Rồng.
 c. Củng cố, luyện tập. (2 phút)
- Gv chốt nd kiến thức bài học.
- Nêu nguồn gốc xuất thân của Lạc Long Quân?
 d. Hướng dẫn hs tự học ở nhà. (1phút)
 - Về xem lại bài học.
 - Chuẩn bị bài: Từ nhiều nghĩa và hiện.....
 * Rút kinh nghiệm:





Ngày soạn:25/9/2013
Ngày dạy: 27/9/2013
Dạy lớp: 6A3

Ngày dạy: 28/9/2013
Dạy lớp: 6A4

 Ngày dạy: 
 Dạy lớp:
TIẾT 6 ÔN TẬP TỪ NHIỀU NGHĨA
VÀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ
1. Mục tiêu:
 a. Về kiến thức: HS biết cách giải thích nghĩa của từ.
 b. Kĩ năng: giải thích nghĩa của từ, dùng từ đúng nghĩa khi nói và viết, tra từ điển để hiểu nghĩa của từ.
 c. Về thái độ: Yêu mến TV và giữ gìn sự trong sáng của TV.
2. Chuẩn bị của GV và HS:
 a. Chuẩn bị của GV: giáo án, bảng phụ.
 b. Chuẩn bị của HS: xem trước bài.
3. Tiến trình bài dạy:
 a. Kiểm tra bài cũ: Gv kiểm tra trong quá trình học bài mới.
 Đặt vấn đề vào bài mới: (1 phút). Mỗi từ thường chỉ được dùng với một nghĩa nhất định. Nhưng xã hội phát triển, nhận thức của con người ....vì vậy cũng nảy sinh nhiều khái niệm mới... Để giúp các em hiểu rõ hơn điều này thì thầy cùng nhau học bài...
 b. Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng

GV: Cho các câu sau:
a. Mẹ em mới mua cho em một cái bàn rất đẹp.
b. Nam là cây làm bàn của đội bóng đá lớp tôi.
c. Chúng em bàn nhau đi lao động ngày chủ nhật để giúp đỡ gia đình.
? Hãy giải thích nghĩa của từ bàn trong từng trường hợp trên?
? Các cách dùng ở trên có phải hiện tượng chuyển nghĩa không?

? Viết đoạn văn ngắn có chứa các từ thương cảm, thông cảm ?	

Hs viết bài.
Gv nhận xét, bổ sung. 

? Giải nghĩa các từ sau: rung chuyển, rung rinh; thân mật, thân thiện; thân thiết, thân thích. Đặt câu với mỗi từ đó?


HS tự đặt câu, trình bày. 
Gv nhận xét, bổ sung. 




? Từ chạy trong những cách dùng sau có nghĩa gì? Xác định nghĩa chính, nghĩa chuyển?
a. Chạy thi 100 mét.
b. Đồng hồ chạy nhanh 10 phút.
c. Chạy ăn từng bữa.
d. Con đường chạy qua núi.
e. Tàu đang chạy.
g. Chạy làng.
h. Chạy máy.
HS trao đổi, trả lời.
GV nhận xét, bổ sung.


? Phân biệt nghĩa của các từ: đề cử, đề bạt, đề đạt, đề nghị và đặt câu với chúng?


HS tự đặt câu, trình bày. 
Gv nhận xét, bổ sung. 
* Bài tập 1: (6 phút). 
a. bàn (a): đồ dùng có mặt phẳng và chân, làm bằng vật liệu cứng để bày đồ đạc, thức ăn.
- bàn (b): lần đưa bóng vào lưới để tính được thua.
- bàn (c): trao đổi ý kiến với nhau về việc gì đó.
Nghĩa của các từ bàn không liên quan gì đến nhau -> không phải hiện tượng chuyển nghĩa của từ. Đây là hiện tượng đồng âm.
* Bài tập 2: (12 phút). 

- thương cảm: hoàn cảnh tác động đến ta và gợi tình thương.
- thông cảm: hiểu và chia sẻ.
* Bài tập 3: (8 phút). 
- rung chuyển: rung mạnh cái vốn có trên nền tảng vững chắc.
- rung rinh: rung nhẹ và nhanh, thường chỉ các vật nhỏ, nhẹ như lá cây, ngọn cỏ...
- thân mật: thân mến, đầm ấm.
- thân thiện: thân và tốt với nhau.
- thân thiết: rất thân, không thể xa nhau được.
- thân thích: có quan hệ họ hàng với nhau.
* Bài tập 4: (9 phút). 



a. Di chuyển nhanh bằng bước chân. (Nghĩa chính)
b. (Máy móc) hoạt động.
c. Tìm kiếm.
d. Trải dài theo đường hẹp.
e. (Phương tiện giao thông) di chuyển nhanh trên đường.
g. Bỏ, không tiếp tục.
h. Điều khiển.
* Bài tập 5: (6 phút). 
- đề cử: giới thiệu ra ứng cử; giới thiệu lên cấp trên.
- đề bạt: cất nhắc lên địa vị cao hơn.
- đề đạt: nêu lên với người trên.
- đề nghị: nêu ra để bàn xét, thảo luận hoặc để xin ý kiến của người xét. 
 c. Củng cố, luyện tập. (2 phút). 
- Gv chốt nd bài học.
? Giải thích nghĩa của từ (ăn)? Đặt câu với từ trên? 
 d. Hướng dẫn hs tự học ở nhà. (1phút)
 - Xem lại bài học.
 - Chuẩn bị bài: Chữa lỗi dùng từ
 * Rút kinh nghiệm:




Ngày soạn:02/10/2013
Ngày dạy: 4/10/2013
Dạy lớp: 6A3

 Ngày dạy: 5/10/2013
Dạy lớp: 6A4

 Ngày dạy: 
 Dạy lớp:
TIẾT 7 ÔN LUYỆN VỀ CHỮA LỖI DÙNG TỪ
1. Mục tiêu:
 a. Về kiến thức: Ôn luyện cách chữa lỗi dùng từ.
 b. Kĩ năng: Học sinh có kỹ năng nhận biết lỗi và sửa được lỗi dùng từ.
 c. Về thái độ: Có thái độ sửa lỗi nghiêm túc, hiểu được nghĩa của từ.
2. Chuẩn bị của GV và HS:
 a. Chuẩn bị của GV: giáo án, bảng phụ.
 b. Chuẩn bị của HS: xem trước bài.
3. Tiến trình bài dạy:
 a. Kiểm tra bài cũ: Gv kiểm tra trong quá trình học bài mới.
 Đặt vấn đề vào bài mới: (1 phút). Khi sử dụng từ cần chú ý đến nghĩa của nó, tránh hiện tượng hiểu lầm, sai vì như vậy sẽ dùng từ sai. Để giúp các em nhận diện được điều này, thầy giới thiệu...
 b. Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng

GV đưa ra yêu cầu bài tập 1:
? Trong các cặp câu sau, câu nào không mắc lỗi về dùng từ?
a, Tính nó cũng dễ dàng.
 Tính nó cũng dễ dãi.
b, Ông ngồi dậy cho dễ dàng.
 Ông ngồi dậy cho dễ chịu.
c, Tình thế không thể cứu vãn nổi.
 Tình thế không thể cứu vớt nổi.

GV đưa ra yêu cầu bài tập tập 2:
? Chỉ ra từ trùng lặp trong các câu sau và viết lại cho đúng.
a. Lão cố tỏ ra vui vẻ nhưng thực ra lão rất nhớ thương chú chó vàng của lão vì lão bị ốm mà phải bán chú đi.
b. Bà cô tươi cười nói chuyện với hồng về mẹ chú nư một sự giả dối. Bà cô muốn Hồng vào thăm mẹ . Bà đã nói với một ý nghĩ thật cay độc trong giọng nói và trên khuôn mặt khi cười rất kịch của bà cô.
Hs dựa vào kiến thức về chữa lỗi dùng từ để xác định và làm cho đúng.
Gv nhận xét, bổ sung.
GV đưa ra yêu cầu bài tập tập 3.
 1. Chỉ ra những từ gần âm dùng sai trong các câu sau và sửa lại.
a. Thạch Sanh từ bỏ gốc đa về sống chung với mẹ con Lí Thông.
b. Người chiến sĩ cách mạng không bao giờ chịu khuất tất trước kẻ thù và luôn hiên ngang đến giờ phút cuối cùng của cuộc đời
 2.Chỉ ra các từ dùng sai và chưa lại.
a. V.I Lê nin đã từng nói: “Học, học nữa, học mãi” . Kiến thức là nền tảng của quốc gia.
b. Tôi vòng tay lên bàn chăm chỉ nhìn thầy viết và lẩm bẩm đọc.
c.Hôm qua, nó đá bóng vào nhà tôi mà nghiêng nước nghiêng thành.
Hs Chỉ ra từ dùng sai và chữa lại cho đúng.
Gv nhận xét, bổ sung.
GV đưa ra yêu cầu bài tập tập 4.
? Phát hiện và chữa lỗi dùng từ trong các câu sau.
a. Hùng là một người cao ráo.
b. Nó rất ngang tàn.
c. Bài toán này hắc búa thật.
d. Cảnh ngày mùa ở Mễ Trì đẹp như một bức tranh quê.
e. Anh ấy là người rất kiên cố.
g. Thầy giáo đã truyền tụng cho chúng tôi rất nhiều kiến thức.
h.Trước khi nói phải nghĩ, không nên nói năng tự tiện 
k. Hôm qua, bà ngoại biếu em một cuốn sách rất hay.
Hs Chỉ ra từ dùng sai và chữa lại cho đúng.
Gv nhận xét, bổ sung.
* Bài tập 1: (7 phút)



a, Tính nó cũng dễ dãi

b,Ông ngồi dậy cho dễ chịu.

c, Tình thế không thể cứu vãn nổi

* Bài tập 2: (9 phút)



a. Bỏ cụm từ: bán chú đi ở cuối câu.



b. Câu 2: bỏ từ cô.
 Câu3: bỏ cụm từ “trong giọng nói , trên, của bà cô”




* Bài tập 3: (14 phút)



a.Thay từ : Từ bỏ = từ từ biệt.


b. Thay từ : Khuất tất = khuất phục.


a. Kiến thức = tri thức.


b. Chăm chỉ = chăm chú.

c. nghiêng nước nghiêng thành = làm rung chuyển mọi thứ.

* Bài tập 4: (11 phút)


a. Cao ráo -> cao lớn.
b. Ngang tàn-> ngang tàng
c. Hắc búa -> hóc búa.

d. thừa từ quê.
e.Kiên cố = kiên định.

g. Truyền tụng = truyền thụ.

h. Tự tiện = tuỳ tiện.

k. Biếu = cho
 c. Củng cố, luyện tập. (2 phút).
- Gv chốt nd bài học.
? Câu sau đây dùng sai từ nào: Nó là đứa ăn nói tự tiện.
 d. Hướng dẫn hs tự học ở nhà. (1phút)
 - Về xem lại bài đã học.
 - Chuẩn bị bài: Chữa lỗi dùng từ
 * Rút kinh nghiệm:





Ngày soạn:9/10/2013
Ngày dạy: 11/10/2013
Dạy lớp: 6A3

Ngày dạy: 12/10/2013
Dạy lớp: 6A4

 Ngày dạy: 
 Dạy lớp:
TIẾT 8 ÔN LUYỆN VỀ CHỮA LỖI DÙNG TỪ (tiếp) 
1. Mục tiêu:
 a. Về kiến thức: Ôn luyện cách chữa lỗi dùng từ.
 b. Kĩ năng: Học sinh có kỹ năng nhận biết lỗi và sửa được lỗi dùng từ.
 c. Về thái độ: Có thái độ sửa lỗi nghiêm túc, hiểu được nghĩa của từ.
2. Chuẩn bị của GV và HS:
 a. Chuẩn bị của GV: giáo án, bảng phụ.
 b. Chuẩn bị của HS: xem trước bài.
3. Tiến trình bài dạy:
 a. Kiểm tra bài cũ: 
Gv kiểm tra trong quá trình học bài mới.
 Đặt vấn đề vào bài mới: (1 phút) 
 Từ có thể có nhiều nghĩa và nó tồn tại một cách tiềm tàng trong hệ thống ngôn ngữ. Khi sử dụng cần chú ý đến nghĩa của nó, tránh hiện tượng hiểu lầm, sai vì như vậy sẽ dùng từ sai. 
 b. Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng

GV: Chọn các từ sau: đỏ gay, đỏ ngầu, đỏ rực để điền vào chỗ trống trong các câu dưới đây:
a. Trong khói và bụi vẫn lóe lên những tia lửa...
b. Nước sông...
c. Mặt nó...

Chọn các từ: độc đáo, độc đoán, độc nhất, độc thân, độc quyền.
a,.......... có nghĩa là “chỉ có một mà thôi”
b,........... có nghĩa là “ nắm quyền một mình”
c,.......... có nghĩa là “quyết định mọi việc theo ý riêng mình, không chịu bàn bạc”
d,........... có nghĩa là “đặc biệt, riêng mình đạt tới”
e,.......... có nghĩa là “sống một mình, không lập gia đình”

GV: Giải nghĩa các từ sau và đặt câu
- Rung chuyển: 

- Rung rinh: 

- Thân mật: 
- Thân thiện: 
- Yêu cầu:
- Thân thích: 




GV: Điền các từ đề bạt, đề cử, đề xuất, đề đạt vào chỗ trống cho phù hợp với nội dung:
a, ...: trình bày ý kiến hoặc nguyện vọng lên cấp trên.
b,.....: cử ai đó giữ chức vụ cao hơn.
c,.....: giới thiệu ra để lựa chọn và bầu cử.
d,.....: đưa vấn đề ra để xem xét, giải quyết.
HS: điền từ.
GV: nhận xét, bổ sung. 


GV: Giải thích nghĩa của từ chín trong các câu sau: 
a) Vườn cam chín đỏ .
b) Trước khi quyết định phải suy nghĩ cho chín chắn .
c) Ngượng chín cả mặt .


* Bài tập 1: (4 phút) 

a. đỏ rực.

b. đỏ ngầu.
c. đỏ gay.

* Bài tập 2: (7 phút) 



a, độc nhất
b, độc quyền

c, độc đoán

d, độc đáo

e, độc thân 
* Bài tập 3: (10 phút) 

- Rung chuyển: Rung mạnh cái vốn có trên lền tảng vững chắc
- Rung rinh: Rung nhẹ và nhanh, thường chỉ các việc nhỏ, nhẹ như lá cây ngọn cỏ.
- Thân mật: thân mến, đầm ấm.
- Thân thiện: thân và tốt với nhau.
- Đòi, muốn người khác làm điều gì đó.
- Thân thích: Có quan hệ họ hàng với nhau.
* Bài tập4: (8 phút) 



a, đề đạt

b,đề bạt

c, đề cử.

d, đề xuất
* Bài tập 5: (12 phút) 

a, chín => Quả ở vào giai đoạn phát triển đầy đủ nhất thường có màu đỏ hoặc vàng , có hương thơm vị ngọt . 
b) chín => Sự suy nghĩ ở mức đầy đủ để được hiệu quả. 
c) chín => Màu da đỏ ửng lên . 
Đặt câu 
- Trên cây, hồng xiêm đã bắt đầu chín 
- Gò má cao chín như quả bồ quân .
 - Tài năng của anh ấy đang chín rộ.
 c. Củng cố, luyện tập. (2 phút).
- Gv chốt nd bài học.
? Câu sau đây dùng sai từ nào:
 Lớp chúng tôi đề xuất bạn Hà làm lớp trưởng.
 d. Hướng dẫn hs tự học ở nhà. (1phút)
- Xem lại các bài tập đã làm để củng cốkiến thức về dùng từ.
- Chuẩn bị cho tiết sau: Luyện nói kể chuyện. 
* Rút kinh nghiệm:





Ngày soạn:16/10/2013
Ngày dạy: 18/10/2013
Dạy lớp: 6A3

Ngày dạy: 19/10/2013
Dạy lớp: 6A4

Ngày dạy: 
Dạy lớp: 
TIẾT 9 LUYỆN NÓI KỂ CHUYỆN
1. Mục tiêu:
 a. Về kiến thức: Củng cố kiến thức đã học phần làm văn tự sự. 
 b. Kĩ năng: Rèn luyện cho HS kĩ năng làm văn tự sự.
 c. Về thái độ: Có thái độ học tập nghiêm túc.
2. Chuẩn bị của GV và HS:
 a. Chuẩn bị của GV: giáo án.
 b. Chuẩn bị của HS: xem trước bài.
3. Tiến trình bài dạy:
 a. Kiểm tra bài cũ: Gv kiểm tra trong quá trình học bài mới.
 Đặt vấn đề vào bài mới: (1 phút) Để viết được một bài văn đầy đủ về nội dung cũng như hình thức, trước hết các em phải xây dựng dàn bài hoàn chỉnh. Vậy xây dựng dàn bài như thế nào thì trong tiết học này ....
 b. Dạy nội dung bài mới: (41 phút) 
Hoạt động của GV và

File đính kèm:

  • docxGIAO AN TU CHON VAN 6.docx
Đề thi liên quan