Giáo án Tổng hợp Lớp 4 - Tuần 4 - Năm học 2013-2014 - Nguyễn Thị Thủy

doc40 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 329 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 4 - Tuần 4 - Năm học 2013-2014 - Nguyễn Thị Thủy, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4
Thứ hai ngày 16 tháng 9 năm 2013
CHÀO CỜ
Đ/c An tổ chức
TẬP ĐỌC 
Một người chính trực
I. Mục tiêu:
- Biết đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài. Hiểu nội dung : Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành - vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa. ( trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- Rèn KN đọc lưu loát, rõ ràng, đọc đúng gọng nhận vật.
- Giáo dục học sinh tính trung thực, ngay thẳng, lòng yêu nước qua tấm gương của danh nhân lịch sử Tô Hiến Thành.
KNS: - Xác định giá trị; Tự nhận thức về bản thân; Tư duy phê phán.
II. Đồ dùng: Tranh SGK ( HĐ 1); BP( HĐ 4)
III/ Hoạt động dạy-học:
1. KTBC:
- Hình ảnh ông lão ăn xin đáng thương như thế nào?
- Hành động và lời nói ân cần của cậu bé chứng tỏ tình cảm của cậu đối với ông lão ăn xin như thế nào?
2. Bài mới:
HĐ 1. Giới thiệu bài
 Chủ điểm của tuần này là gì?
- Tên chủ điểm nói lên điều gì?
- YC HS quan sát tranh
- Tranh vẽ gì?
+ Măng non là tượng trưng cho tính trung thực vì măng bao giờ cũng mọc thẳng. Thiếu nhi là thế hệ măng non của đất nước cần trở thành những con người trung thực.Bài đầu tiên của chủ điểm này là 1 câu chuyện về vị quan Tô Hiến Thành - vị quan đứng đầu triều Lý. Ông là người như thế nào? Các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
HĐ 2. Luyện đọc:
- Bài chia thành mấy đoạn?
- YC HS đọc nối tiếp 
+Lượt 1: GV sửa phát âm sai của HS 
 Long Cán, Long Xưởng, Vũ Tán Đường,
+ Lượt 2: kết hợp giảng nghĩa từ: 
- HS luyện đọc theo cặp
- HS đọc lại cả bài
- GV đọc mẫu.
Giọng kể thong thả. Lời Tô Hiến Thành điềm đạm, dứt khoát. Lời thái hậu ngạc nhiên
Rèn KN đọc rành mạch, trôi chảy, ngắt nghỉ, nhấn giọng đúng, ...
HĐ 3. Tìm hiểu bài:
- Y/c hs đọc đoạn 1 
+ Tô Hiến Thành làm quan triều nào?
+ Mọi người đánh giá ông là người thế nào?
+ Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào?
+ Đoạn 1 kể chuyện gì?
Y1: Sự chính trực của Tô Hiến Thành trong việc lập ngôi vua.
- Y/c hs đọc đoạn 2 
+ Khi Tô Hiến Thành ốm nặng, ai thường xuyên chăm sóc ông?
+ Còn gián nghị đại phu Trần Trung tá thì sao?
- Đoạn 2 ý nói đến ai?
Ý 2: Sự săn sóc tận tình của Quan Vũ Tán Đường đối với Tô Hiến Thành khi ông ốm.
- Y/c hs đọc thầm đoạn 3 
+ Trong việc tìm người giúp nước , sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào?
+ Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành?
Kết luận: Nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành vì những người như ông bao giờ cũng đặt lợi ích của đất nước lên trên hết. Họ làm những điều tốt cho dân cho nước.
- Đoạn 3 kể chuyện gì?
Ý 3: Tô Hiến Thành tiến cử người giỏi giúp nước 
- Nội dung của bài tập đọc?
Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân, vì nước của Tô Hiến Thành.
Qua bài đọc em thích nhất nhân vật nào? Vì sao? 
- Em cần làm gì để thể hiện tính trung thực trong cuộc sống hàng ngày?
 GDKNS cho HS: có thái độ chính trực, yêu nước.
HĐ 4. Luyện đọc diễn cảm:
- Gọi 3 hs nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài.
- Giới thiệu đoạn văn cần luyện đọc ( BP - đoạn 3)
- Măng mọc thẳng
- Nói lên sự ngay thẳng.
- quan sát tranh sgk
- Vẽ các bạn đội viên ĐTNTP đang giương cao lá cờ của đội. 
- HS lắng nghe
- 3 đoạn
+ Đoạn 1: Tô Hiến Thành ...Lý Cao Tông
+ Đoạn 2: Tiếp ...Tô Hiến Thành được
+ Đoạn 3: Phần còn lại
- 3 hs nối tiếp nhau đọc ( 3 - 4 lượt )
- HS luyện phát âm
- HS đọc giải nghĩa từ phần chú giải
- HS đọc trong nhóm đôi
- 2 hs đọc cả bài
- Lắng nghe
- HS đọc thầm đoạn 1
+ Tô Hiến Thành làm quan triều Lý
+ Ông là người nổi tiếng chính trực
+ Ông không chịu nhận vàng bạc đút lót để làm sai di chiếu của vua. Ông cứ theo di chiếu mà lập thái tử Long cán
* Kể chuyện thái độ của Tô Hiến Thành trong việc lập ngôi vua.
- HS đọc đoạn 2
+ Quan tham tri chính sự ngày đêm hầu hạ bên giường bệnh
+ Do quá bận nhiều việc không đến thăm ông được.
* Tô Hiến Thành lâm bệnh có Vũ Tán Đường hầu hạ.
- HS đọc thầm đoạn 3
+ Ông cử người tài ba ra giúp nước chứ không cử người ngày đêm hầu hạ mình.
* Vì ông quan tâm đến triều đình, tìm người tài giỏi để giúp nước giúp dân, ông không màng danh lợi, vì tình riêng mà giúp đỡ, tiến cử Trần Trung tá.
* Tô Hiến Thành tiến cử người giỏi giúp nước 
* Ca ngợi sự chính trực và tấm lòng vì dân vì nước của vị quan Tô Hiến Thành .
- Tô Hiến Thành 
* trung thực, có tấm lòng vì dân, vì nước 
- Em không nói dối, 
- HS lắng nghe.
- 3 hs nối tiếp nhau đọc
* + Đọc toàn bài với giọng kể thong thả. Lời Tô Hiến Thành điềm đạm, dứt khoát
+ Lời thái hậu ngạc nhiên
Một hôm, Đỗ thái hậu và vua tới thăm ông, hỏi :
 - Nếu chẳng may ông mất thì ai là người sẽ thay ông ?
 Tô Hiến Thành không do dự, đáp :
 - Có gián nghị đại phu Trần Trung Tá.
 Thái hậu ngạc nhiên nói :
 - Vũ Tán Đường hết lòng vì ông, sao không tiến cử ?
 Tô Hiến Thành tâu :
 - Nếu Thái hậu hỏi người hầu hạ giỏi, thì thần xin cử Vũ Tán Đường, còn hỏi người tài ba giúp nước, thần xin cử Trần Trung Tá.
- Gv đọc mẫu 
- y/c hs đọc nhóm bốn
- thi đọc diễn cảm trước lớp
- thi đọc theo cách phân vai (người dẫn chuyện, Đỗ thái hậu, Tô Hiến Thành)
- Tuyên dương nhóm đọc hay
Rèn KN đọc diễn cảm
- HS lắng nghe
- Thi đọc diễn cảm 
- Thi đọc theo vai
* Đọc diễn cảm theo giọng nhân vật
3. Củng cố, dặn dò:
- Qua bài đọc, em thấy Tô Hiến Thành là người như thế nào?
- Nhận xét tiết học.
- Bài sau: Tre Việt Nam
ÂM NHẠC
Đ/c GV chuyên dạy
TOÁN
So sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên
I. Mục tiêu: 
- Bước đầu hệ thống hóa một số hiểu biết ban đầu về so sánh hai số tự nhiên. Xếp thứ tự các số tự nhiên. 
- Rèn kĩ năng so sánh và sắp xếp số tự nhiên theo thứ tự. HS làm BT 1 (cột 1), BT 2 (a,c), BT3a)
- Giáo dục lòng ham học, tính chính xác, khoa học.
II. Đồ dùng: BP bài 1 ( HĐ 3)
III. Hoạt động dạy học:
1. KTBC: Viết STN trong hệ thập phân
- Gọi hs lên bảng viết số
+ Cho các chữ số 2,4,8,3. Hãy viết 5 STN đều có 4 chữ số trên
Nhận xét, cho điểm
2. Bài mới:
Giới thiệu bài: Chỉ có 4 chữ số ta viết được rất nhiều STN khác nhau. Khi nhìn vào các em rất dễ lẫn. Vậy muốn so sánh và xếp thứ tự các STN ta làm sao? Các em biết điều đó qua bài học hôm nay.
HĐ1: So sánh hai số tự nhiên 
a. Trường hợp hai số đó có số chữ số khác nhau 
YC HS nêu STN ?
+ Số 300 có mấy chữ số?
+ Số 23 có mấy chữ số?
YC HS so sánh hai STN 300 và 23?
+ Em có nhận xét gì khi so sánh hai số tự nhiên có số chữ số không bằng nhau?
YC HS lấy VD khác, so sánh
b. Trường hợp hai số có số chữ số bằng nhau 
+ GV nêu ví dụ: 25136 và 23894
+ Yêu cầu HS nêu số chữ số trong hai số đó?
YC HS so sánh 2 số 25136 và 23894
- YC HS làm bài
- Muốn so sánh 2 số có cùng số chữ số em làm thế nào?
- Hãy nêu cách so sánh 2 số 123 và 456?
- Trường hợp hai số có cùng số các chữ số, tất cả các cặp số ở từng hàng đều bằng nhau thì như thế nào với nhau?
- Vậy muốn so sánh 2 STN ta làm sao?
c. So sánh hai số trong dãy STN và trên tia số.
- Hãy nêu dãy STN?
- Hãy so sánh 5 và 6
- 5 và 6 số nào đứng sau, số nào đứng trước?
- Từ đó ta rút ra được điều gì?
- GV vẽ tia số biểu diễn STN
- Hãy so sánh 5 và 9
- Trên tia số, 5 và 9 số nào gần gốc 0 hơn, số nào xa gốc 0 hơn?
- Từ đó ta rút ra được điều gì?
- Nêu ví dụ 1 cặp số nữa trên tia số?
HĐ 2. Xếp thứ tự các STN
- Ghi bảng: 9 698; 9 968; 9 896; 9 869. Y/c hs xếp theo thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé.
Muốn xếp theo thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé ta làm như thế nào?
KL: Muốn xếp thứ tự các STN ta so sánh các STN 
HĐ 3. Luyện tập:
Bài 1(BP): Bài YC gì?
Muốn điền được dấu ta làm gì?
YC HS làm bài
Rèn KN so sánh SNT
Bài 2 a, c Bài y/c chúng ta làm gì?
- Muốn xếp được các số theo thứ tự từ bé đến lớn chúng ta phải làm gì?
- Y/c hs làm bài
- Y/c hs giải thích cách sắp xếp của mình.
Rèn KN xếp thứ tự các STN
Bài 3a. Bài YC gì?
Bài 3 khác bài 2 ở chỗ nào?
- Y/c hs tự làm bài
Nêu cách xếp các STN?
Rèn KN xếp thứ tự các STN
- 23; 100; 13; 300; 
- Có 3 chữ số 
- Có 2 chữ số
300 > 23
* Số nào có nhiều chữ số lớn hơn thì lớn hơn, số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn.
- 100 > 43; 23 < 200; 
- 2 số này đều có 5 chữ số
- làm nhóm đôi
- nhóm nêu ý kiến 23894 < 25136
* so sánh hàng nghìn 3 nghìn < 5 nghìn nên 23894 < 25136
 * So sánh các chữ số ở cùng một hàng lần lượt từ trái sang phải. Chữ số ở hàng nào lớn hơn thì số đó lớn hơn và ngược lại chữ số ở hàng nào bé hơn thì số đó bé hơn
- So sánh hàng trăm: 1 < 4 nên 123 < 456 
* Thì hai số đó bằng nhau
- Ta xem số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn và ngược lại
- Nếu hai số có số chữ số bằng nhau thì ta so sánh từng cặp chữ số ở cùng một hàng kể từ trái sang phải
- Nếu ta thấy hai số có tất cả các cặp chữ số ở từng hàng đều bằng nhau thì ta xác định hai số đó bằng nhau.
- 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, ...
- 5 5
- 6 đứng sau số 5, 5 đứng trước số 6.
* Trong dãy STN số đứng trước bé hơn số đứng sau, số đứng sau lớn hơn số đứng trước.
- 5 5
- số 5 gần gốc 0 hơn, số 9 xa gốc 0 hơn
* Trên tia số, số ở gần gốc hơn là số bé hơn, số ở xa gốc hơn là số lớn hơn.
- 3 3
- so sánh các STN, xếp thứ tự
- 2 hs lên bảng:
+ Từ lớn đến bé: 9 968; 9 896; 9 869; 
9 698.
+ Từ bé đến lớn: 9 698; 9 869; 9 896;
 9 968.
- Điền dấu
- so sánh
- HS làm vở, 1 HS làm BP
1 234 > 999 
8 754 < 87 540 
39 680 = 39 000 + 680
* nêu các so sánh
( 1 234 ... 999 vì 1234 có 4 chữ số, 999 có 3 chữ số nên 1 234 > 999; ) 
- xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn.
- so sánh các số với nhau.
- 1 hs lên bảng làm, cả lớp làm vào vở nháp
a) 8 136, 8 316, 8 361
c) 6 3 841, 64 813, 64 831
- * giải thích.
( a. đều có 4 chữ số, so sánh hàng trăm ta có 1 trăm < 3 trăm nên số 8 136 nhỏ nhất; so sánh tiếp hàng chục 1 chục < 6 chục, nên 64 813 < 64 831; )
xếp các số theo thứ tự từ lớn đến bé.
* bài 2 - xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn bài 3 ngược lại
- 1 hs lên bảng làm, cả lớp làm vào vở nháp.
a) 1 984, 1 978, 1 952, 1 942
* nêu cách xếp
( đều có 5 chữ số, so sánh hàng chục có 8 chục > 7 chục > 5 chục > 1 chục )
3. Củng cố, dặn dò:
- Vậy muốn so sánh 2 STN ta làm sao?
- Nhận xét tiết học
- Bài sau: Luyện tập
ĐẠO ĐỨC
Vượt khó trong học tập (Tiết 2)
I. Mục tiêu: 
- Có ý thức vượt khó vươn lên trong học tập.
- HS có thói quen quan tâm tới những bạn có hoàn cảnh khó khăn, biết chia sẻ giúp đỡ bạn. Biết nhận ra khó khăn trong học tập của bản thân và biết tìm cách khắc phục, vượt qua.
- GDHS có ý thức vượt khó vươn lên trong học tập. Trung thực trong học tập. Quý trọng và học tập những tấm gương vượt khó trong cuộc sống và trong học tập.
GDKNS: 
 + Kĩ năng lập kế hoạch vượt khó trong học tập.
 + Kĩ năng sự tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ của thầy cô, bạn bè khi gặp khó khăn trong học tập. 
II. Đồ dùng: BP ( HĐ 2)
III. Hoạt động dạy - học:
1. KTBC: Để học tập tốt, chúng ta cần phải làm gì?
2. Bài mới: 
Hoạt động 1: Gương sáng vượt khó (BT5)
- Y/c hs kể một số tấm gương vượt khó học tập ở xung quanh hoặc kể những câu chuyện về gương sáng học tập mà em biết.
- Khi gặp khó khăn trong học tập các bạn đó đã làm gì?
+ Thế nào là vượt khó trong học tập?
+ Vượt khó trong học tập giúp ta điều gì?
- Kể cho hs nghe câu chuyên vượt khó của bạn Lan (Phần phụ lục)
Trong cuộc sống,mỗi người đều có khó khăn riêng. Để học tốt chúng ta cần cố gắng kiên trì vượt qua những khó khăn.Tục ngữ có câu: “Có chí thì nên”
HĐ 2: Xử lý tình huống
- Y/c hs thảo luận nhóm đôi để giải quyết các tình huống. ( BP)
- YC đại diện các nhóm trình bày
+ Nhà em ở xa trường, hôm nay trời mưa rất to, đường trơn, em sẽ làm gì?
+ Sắp đến giờ hẹn đi chơi mà em vẫn chưa làm xong bài tập. Em sẽ làm gì?
+ Bố hứa với em nếu được 10 điểm em sẽ được đi chơi công viên. Nhưng trong bài kiểm tra có bài 5 khó quá em không thể làm được, em sẽ làm gì?
+ Sáng nay em bị sốt, đau bụng, lại có giờ kiểm tra học kì, em sẽ làm gì?
Kết luận: Với mỗi khó khăn các em có những cách khắc phục khác nhau nhưng tất cả đều cố gắng để học tập và đạt kết quả tốt. Điều đó rất đáng khen
HĐ 3: Liên hệ bản thân
Mỗi em hãy kể ra một số khó khăn của mình và cách giải quyết cho bạn bên cạnh nghe. 
- YC một vài HS nêu lên khó khăn và cách giải quyết.
 Trước khó khăn của bạn bè, chúng ta có thể làm gì?
Kết luận: Trong cuộc sống, mỗi người đều có những khó khăn riêng. Để học tập tốt, cần phải cố gắng vượt qua những khó khăn.
KNS: Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ của thầy cô, bạn bè khi gặp khó khăn trong học tập.
- hs nối tiếp nhau kể, Hs khác lắng nghe
- Các bạn đã tìm cách khắc phục khó khăn để tiếp tục học.
- Là biết khắc phục khó khăn tiếp tục học và phấn đấu đạt kết quả tốt.
* Giúp ta tự tin hơn và được mọi người yêu mến.
- HS lắng nghe
- thảo luận nhóm đôi.
- HS trình bày ý kiến
+ Em sẽ mặc áo mưa đến trường.
+ Em nói với các bạn là hoãn lại vì em cần phải làm xong bài tập
* Em chấp nhận không được điểm 10 và lần sau em sẽ cố gắng hơn, tìm hiểu nhiều hơn những bài toán khó
- Em sẽ điện thoại báo với cô giáo (viết giấy phép) xin phép cô và làm bài kiểm tra sau
- HS làm bài
- HS nối tiếp nhau trả lời
( Trời rất lạnh, em lại buồn ngủ nhưng em vẫn quyết tâm đi học./ Những bài toán khó em không giải được, em bèn mua sách tham khảo, em đọc kĩ ghi lại những cách làm hay để sau này em sẽ giải được.
/ Em chỉ có mỗi cái áo trắng, hôm nay trời mưa áo em ướt, em vẫn đến trường và nói thật với cô giáo./)
* Chúng ta có thể giúp bạn, động viên bạn.
3. Củng cố, dặn dò:
- Thế nào là vượt khó trong học tập? 
- Nhận xét tiết học.
- Bài sau: Biết bày tỏ ý kiến
TIẾNG VIỆT TĂNG
Luyện tập văn kể chuyện ( viết bài )
Đề bài: Kể lại câu chuyện “ Người ăn xin”, kết hợp tả ngoại hình ông lão ăn xin.
I. Mục tiêu:
- HS biết dựa vào dàn ý chi tiết kể lại câu chuyện Người ăn xin theo trình tự hợp lí. HS biết kết hợp kể và tả về ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện.
- Rèn KN viết bài văn kể chuyện theo trình tự và kết hợp tả ngoại hình của ông lão ăn xin.
- Yêu thích những câu chuyện kể, thích đọc truyện.
II. Đồ dùng: BP ghi đề ( HĐ 2)
III. Hoạt động dạy & học
- Một bài văn kể chuyện gồm có mấy phần?
- Để xây dựng một câu chuyện hay cần lưu ý điều gì?
HĐ 2. Bài tập ( BP)
Đề bài: Kể lại câu chuyện “ Người ăn xin”, kết hợp tả ngoại hình ông lão ăn xin.
- Đề bài YC gì?
Đề thuộc thể loại văn gì?
ND trọng tâm kể về việc gì?
Mở đầu cần nêu gì?
Diễn biến câu chuyện cần nêu gì?
Kết thúc câu chuyện ra sao?
YC HS dựa vào dàn ý tiết trước để viết bài
- GV chấm, chữa bài nhận xét, bổ sung
Đọc bài văn hay
- Rèn KN viết bài văn kể chuyện, kết hợp tả ngoại hình nhân vật.
- Mở đầu; diễn biến; kết thúc 
- sự việc nọ liên kết với sự việc kia, ...
- HS đọc đề
- kể lại chuyện, kết hợp tả ngoại hình 
- văn kể chuyện
- kể lại câu chuyện, kết hợp tả ngoại hình nhân vật ông lão ăn xin
- Giới thiệu câu chuyện định kể
* hình ảnh về ông lão ăn xin kết hợp tả ngoại hình của ông; hành động, lời nói của cậu bé; sự đồng cảm của ông lão; 
- Có thể nêu ý nghĩa và bài học rút ra từ câu chuyện đó: cần phải biết giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn....
- HS viết bài
* HS xây dựng ND câu chuyện hợp lí, kêt hợp tả ngoại hình ông lão ăn xin làm nổi bật lên thân phận ông lão.
- lắng nghe 
IV. Củng cố, dặn dò:
- Khi tả ngoại hình nhân vật cần chú ý tả những gì?
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài: Văn viết thư
KHOA HỌC 
Tại sao cần phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn?
I. Mục tiêu: 
- Biết phân loại thức ăn theo nhóm chất dinh dưỡng. Biết được để có sức khoẻ tốt phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món
- Chỉ vào bảng tháp dinh dưỡng cân đối và nói: cần ăn đủ nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường, vi ta min và chất khoáng, ăn vừa phải nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm, ăn có mức độ nhóm chứa nhiều chất béo, ăn ít đường và ăn hạn chế muối
- Giáo dục HS ý thức giữ gìn sức khỏe.
KNS: - Kĩ năng tự nhận thức sự cần phối hợp các loại thức ăn. Bước đầu hình thành kĩ năng tự phục vụ khi lựa chọn các thực phẩm phù hợp cho bản thân và có lợi cho sức khỏe.
II. Đồ dùng: Hình trang 16/17 SGK ( HĐ 1); tháp dinh dưỡng ( HĐ 2)
III. Hoạt động dạy-học:
1. KTBC: Vai trò của vi-ta-min chất khoáng và chất xơ
+ Em hãy cho biết vai trò của vi-ta-min và kể tên một số loại thức ăn có chứa nhiều vi-ta-min? ( Vi-ta-min rất cần cho hoạt động sống của cơ thể. Nếu thiếu vi-ta-min, cơ thể sẽ bị bệnh. khế, dầu thực vật, cà chua, )
+ Nêu vai trò của chất khoáng và kể tên một số chất khoáng mà em biết?
( Chất khoáng tham gia vào việc xây dựng cơ thể, tạo men tiêu hóa, thúc đẩy hoạt động sống. can-xi, sắt, phốt pho)
+ Chất xơ có vai trò gì đối với cơ thể, những thức ăn nào có chứa nhiều chất xơ?
( Chất xơ đảm bảo hoạt động bình thường của bộ máy tiêu hóa. rau, đậu, khoai.)
Nhận xét
2. Bài mới:
- Nếu ngày nào cũng phải ăn một món em cảm thấy thế nào? ( chán )
- Ngày nào cũng ăn món ăn giống nhau thì chúng ta sẽ cảm thấy chán và có thể cũng không tiêu hóa nổi. Vậy bữa ăn như thế nào là ngon miệng và đảm bảo dinh dưỡng? Các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
HĐ 1: Sự cần thiết phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món.
- YC thảo luận nhóm 4 để trả lời các câu hỏi sau:
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta chỉ ăn cơm với thịt mà không ăn cá hoặc ăn rau?
+ Để có sức khỏe tốt chúng ta cần ăn như thế nào?
+ Vì sao phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món?
- Gọi đại diện các nhóm lên trình bày
- GV ghi bảng. 
Kết luận: Không có 1 loại thức ăn nào đầy đủ chất dinh dưỡng. Vì thế ta phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món.
Hằng ngày em ăn những loại thức thức ăn nào?
KNS: - Kĩ năng tự nhận thức sự cần phối hợp các loại thức ăn.
- Gọi hs đọc mục cần biết SGK/17
HĐ 2: Tìm hiểu tháp dinh dưỡng cân đối
- Y/c hs quan sát tháp dinh dưỡng trang 17
+ Những nhóm thức ăn nào cần ăn đủ?
+ Nhóm thức ăn nào cần ăn vừa phải?
+ Nhóm thức ăn nào cần ăn có mức độ, ăn ít, ăn hạn chế?
Kết luận: Một bữa ăn nên có các loại thức ăn đủ nhóm: bột, đường, đạm, béo, vi-ta-min, khoáng chất và chất xơ với tỉ lệ hợp lí nhu tháp dinh dưỡng cân đối chỉ dẫn là một bữa ăn cân đối.
GDKNS cho HS: Có thói quen ăn phối hợp nhiều loại thức ăn để có sức khoẻ tốt.
HĐ 3: Trò chơi : "Đi chợ"
- Chia lớp thành 3 nhóm, xem nhóm nào là những đầu bếp giỏi biết chế biến những món ăn tốt cho sức khỏe. Các em ghi tên những thức ăn mà nhóm đi chợ và ghi vào giấy.
- Gọi các nhóm lên thuyết trình giải thích tại sao em lại chọn những thức ăn này. 
- Chọn ra nhóm có thực đơn hợp lí và tuyên dương.
KNS - Bước đầu hình thành kĩ năng tự phục vụ khi lựa chọn các thực phẩm phù hợp cho bản thân và có lợi cho sức khỏe.
- HS thảo luận nhóm 4
- Đại diện nêu ý kiến
+ Cơ thể sẽ phát triển không bình thường.
+ phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món.
* Vì không có một loại thức ăn nào có thể cung cấp đầy đủ các chất cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể. Thay đổi món để tạo cảm giác ngon miệng và cung cấp đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
- Lắng nghe
- liên hệ ( cơm, thịt, rau, )
- hs đọc mục cần biết .
- HS quan sát tháp dinh dưỡng
+ Nhóm thức ăn cần ăn đủ: Lương thực, rau quả chín
+ Nhóm thức ăn cần ăn vừa phải: thịt, cá và thuỷ sản khác, đậu phụ
+ Nhóm thức ăn cần ăn mức độ: dẫu mỡ, vừng, lạc. Cần ăn ít: đường. Ăn hạn chế: muối
- Lắng nghe
- HS chia nhóm 3 và cùng nhau đi chợ
- Đại diện nhóm lên trình bày những thức ăn đồ uống mà mình lựa chọn cho từng bữa.
* HS lựa chọn thức ăn hợp lí nhất
3. Củng cố, dặn dò:
- Vì sao phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn?
- Nhận xét tiết học
- Bài sau: Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật
Thứ ba ngày 17 tháng 9 năm 2013
Sáng nghỉ
Đ/c Lí dạy
Chiều	CHÍNH TẢ ( Nhớ – viết )
Truyện cổ nước mình
I. Mục tiêu:
- HS nhớ - viết đúng 10 dòng đầu và trình bày bài CT sạch sẽ; biết trình bày đúng các dòng thơ lục bát. Làm đúng BT 2a
- Rèn KN viết đúng mẫu, trình bày khoa học, có kỹ năng viết đúng (phát âm đúng) các từ có các âm đầu r/ d/ gi.
- Giáo dục HS tính cẩn thận.
II. Đồ dùng: BP bài tập 2a ( HĐ 2)
III. Hoạt động dạy – học:
1. KTBC: 
- Viết tên con vật bắt đầu bằng tr/ch? ( chiền chiện, chào mào, trâu, trê, trăn, châu chấu, chèo bẻo, trai, trĩ, chích,...)
2. Bài mới
HĐ 1. Hướng dẫn viết chính tả
 - GV đọc bài thơ
- Vì sao tác giả lại yêu truyện cổ nước nhà?
- Qua những câu truyện cổ, ông cha ta muốn khuyên con cháu điều gì?
GD HS sống nhân hậu, 
- Em hãy cho biết cách trình bày thơ lục bát.
- YC HS nêu từ khó viết, dễ lẫn?
Trong bài những từ nào viết hoa?
- GV lưu ý: cách trình bày tên bài, quy tắc chính tả, tư thế ngồi viết...
- GV đọc để HS nghe viết bài. 
- GV đọc cho HS soát lỗi. 
- Thu một số bài chấm.
- Nhận xét, chữa lỗi. 
Rèn kĩ năng viết chữ đúng chính tả, đúng kĩ thuật 
 HĐ 2. Bài tập
Bài 2a. Điền vào chỗ trống r, d hay gi
 ( BP)
- YC HS tự làm.
 - HS nhận xét, bổ sung.
 - Chốt gió thổi; gió đưa; gió nâng cánh diều 
 - Củng cố cách viết đúng chính tả phân biệt r/d/gi
GDHS: Viết đúng chính tả
- HS đọc lại
- Vì những câu truyện cổ rất sâu sắc, nhân hậu,
* biết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, ở hiền sẽ gặp lành, 
- Dòng 6 chữ viết lùi vào 1 ô, dòng 8 chữ viết sát lề, giữa hai khổ thơ để cách 1 dòng.
- tuyệt vời, sâu xa, phật, tiên, thiết tha. 
- HS viết bảng con từ khó
- tiếng đầu dòng
- HS viết chính tả
* HS viết đẹp, viết đúng, viết tương đối nhanh
- HS soát lỗi trong bài.
- HS chữa lỗi
- 1HS làm BP. HS dưới lớp làm VBTTV.
* HS tìm thêm từ khác 
( bài giải, cô giáo, ra chơi, cặp da, ..)
- Nhận xét, bổ sung.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhắc học sinh tìm và viết các chữ ghi tiếng bắng đầu r/d/gi? 
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài chính tả: Những hạt thóc giống.
TOÁN TĂNG
Luyện tập: So sánh các số tự nhiên
I. Mục tiêu:
- HS nắm được đặc điểm của dãy số tự nhiên, cách so sánh, xếp thứ tự các số tự nhiên.
- Rèn KN so sánh STN, xếp thứ tự các STN
- GD HS tính chính xác, khoa học.
II. Đồ dùng: Bảng phụ bài 1, 4 ( HĐ 2)
III. Hoạt động dạy học.
HĐ1. Củng cố kiến thức:
Có bao nhiêu chữ số dùng để viết các số tự nhiên? Là những chữ số nào?
- Hai số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau mấy đơn vị?
Hai số tự nhiên chẵn ( lẻ) liên tiếp hơn kém nhau mấy đơn vị
Nêu cách so sánh hai số tự nhiên?
Củng cố về sách so sánh STN
HĐ 2. Luyện tập
Bài 1( BP). Điền dấu , = vào chỗ chấm
75 678  9 999
975  2 341
76 400  764 x 10
1 067  1 076
1 472  999
18 x 100  1800
Bài YC gì?
Trao đổi nhóm đổi cách làm
Rèn KN so sánh STN
Bài 2. Tìm số lớn nhất, bé nhất trong các số sau: 37 964; 98 674; 65 043; 78 052; 
94 527
Bài YC gì?
YC HS nêu cách làm?
HS tìm được số lớn, số bé.
Bài 3. Xếp các số sau đây theo thứ tự tăng dần: 6 578; 5 876; 8 657; 7 568; 5 687; 
8 576; 6 758
YC HS tự làm bài
Nêu cách sắp xếp?
Rèn KN so sánh, xếp các STN.
Bài 4 (BP). Từ các chữ số 2, 1, 8 hãy viết tất cả các số có ba chữ số chứa cả ba chữ số trên và sắp xếp các số đó theo thứ tự từ lớn dần.
Bài YC gì?
Củng cố cách lập số, so sánh các STN.
có 10 số
0, 9
 - 1 đơn vị
- 2 đơn vị
* Trong hai số TN, số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn, số nào ít chữ số hơn thì bé hơn
- Hai số có số chữ số bằng nhau thì ta so sánh từng cặp chữ số ở cùng một hàng kể từ trái sang phải.
- Điền dấu 
- so sánh
- HS làm bài vở, 2 HS làm bảng
75 678 > 9 999
975 < 2 341
76 400 = 764 x 10
1 067 < 1 076
1 472 > 999
18 x 100 > 180
* trao đổi cách làm
( 75 678  9 999; số 75 678 có 5 chữ số, số 9 999 có 4 chữ số nên 75 678 > 9 999, )
- Tìm số lớn nhất, bé nhất 
- HS tự làm, vài HS nêu ý kiến
* so sánh, tìm số bé nhất, lớn nhất
- HS tự làm, đổi vở kiểm tra chéo
5 687; 5 876; 6 578; 6 758; 7 568; 8 576; 
8 657
* so sánh các STN, sắp xếp
- HS đọc đề bài
- lập số, sắp xếp
- HS tự làm bài, 1 HS làm bảng
218; 281; 128; 182; 821; 812;
* HS tìm tổng 2 số, 
3. Củng cố dặn dò 
- Muốn so sánh các số tự nhiên ta làm như thế nào?
- Nhận xét giờ học.
- Bài sau: Yến, tạ, tấn
LỊCH SỬ 
Nước Âu Lạc
I. Mục tiêu: 
- Nắm được một cách sơ lượt cuộc kháng chiến chống Triệu Đà của nhân dân Au Lạc. Triệu Đà nhiều lần kéo quân sang xâm lược Âu Lạc. Thời kỳ đó do đoàn kết, có vũ khí lợi hại nên giành được thắng lợi; nhưng về sau do An Dương Vương chủ quan nên cuộc kháng chiến thất bại.
- Rèn kĩ năng quan sát tranh và chỉ bản đồ.
- GD HS tôn trọng truyền thống dân tộc. HS có ý thức bảo vệ các di tích lịch sử. 
II. Đồ dùng. hình trong SGK; Lược đồ khu di tích Cổ Loa ( HĐ 3)
III. Hoạt động dạy học:
1. KTBC: Nước Văn Lang
- Gọi hs lên bảng trả lời
+ Nước Văn Lang ra đời vào thời gian nào và ở khu vực nào trên đất nước ta?
+ Em biết những tục lệ nào của người Lạc Việt còn tồn tại đến ngày nay?
Nhận xét, cho điểm
HĐ 1. Cuộc sống của người Lạc Viêt và người Âu Việt
- Gọi hs đọc SGK/15
+ Người Âu Việt sống ở đâu?
+ Đời sống của người Âu Việt có những điểm gì giống với đời sống của người Lạc Việt?
+ Người dân Âu Việt và Lạc Việt sống với nhau như thế nào?
Kết luận: Cuộc sống của người Âu Việt và người Lạc Việt có nhiều điểm tương đồng và họ sống hòa hợp với nhau.
HĐ 2: Sự ra đời của nước Âu Lạc
- Y/c hs thảo luận n

File đính kèm:

  • docnhatgiaos an lop 4 tuan 4 hot nhat.doc