Giáo án Tổng hợp Lớp 4 - Tuần 35 - Năm học 2009-2010 - Lê Thị Hạnh

doc13 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 307 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 4 - Tuần 35 - Năm học 2009-2010 - Lê Thị Hạnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 2 ngày 12 tháng 5 năm 2010
Tiếng Việt
Ôn tập cuối học kì II (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
- Đọc trôi chảy, lưa loát bài tập đọc đã học (tốc độ đọc 90 tiếng/phút) ; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc. Thuộc 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở HKII
- Hiẻu ND chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được thể loại (thơ, văn xuôi) của bải tập đọc thuộc hai chủ điểm Khám phá thế giới, Tình yêu cuộc sống.
HS khá, giỏi đọc lưu loát, diễn cảm được doạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc 90 tiếng/phút)
II. Đồ dùng dạy học:
- Một tờ phiếu khổ to kẻ bảng BT2 để HS điền.
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL trong sách TV4, tập 2. 
III. hoạt động dạy- học:
* Giới thiệu bài:
GV giới thiệu nội dung học tập của tuần 35, nêu mục đích , yêu cầu của tiết học.
* Kiểm tra TĐ và HTL: ( khoảng 1/6 số HS)
- Từng HS lên bốc thăm, chuẩn bị bài, sau đó đọc bài theo chỉ định trong phiếu 
- GV đặt câu hỏi theo nội dung bài cho từng em, HS TLCH của GV. GV cho điểm theo quy định.
- Những HS chưa đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc để KT lại trong tiết sau. 
Bài tập 2: Ghi lại những điều cần ghi nhớ về các bài tập đọc là truyện kể trong hai chủ điểm “Khám phá thế giới” hoặc “Tình yêu cuộc sống”.
- Một HS đọc yêu cầu. Cả lớp đọc thầm
- GV nhắc HS lưu ý: Chỉ ghi những điều cần nhớ về các bài tập đọc là truyện kể thuộc 1 trong 2 chủ điểm.
- GV phát phiếu cho các nhóm (yêu cầu mỗi nhóm ghi 2 bài), quy định thời gian làm bài là 5’.
- Các nhóm làm bài trên phiếu. 
- Nghe hiệu lệnh của GV các nhóm dán sản phẩm lên bảng lớp.
- Mỗi nhóm cử một HS lên bảng chấm chéo bài làm của nhóm bạn. Sau khi các nhóm chấm xong, GV hướng dẫn cả lớp sửa sai, tính điểm thi đua.
3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học. 
- Dặn HS về tiếp tục ôn tập để tiết sau kiểm tra.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––-
Tiếng Việt
Ôn tập cuối học kì II (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1
- Nắm được một số từ ngữ thuộc hai chủ điểm đã học (Khám phá thế giới, Tình yêu cuộc sống); bước đàu giải thích được nghĩa từ và đặt câu với từ ngữ thuộc hai chủ điểm ôn tập.
III. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL (như tiết 1). 
- Một số phiếu khổ to kẻ bảng thống kê để HS làm BT2
III. hoạt động dạy- học:
* Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết ôn tập
* Kiểm tra tập đọc và HTL: (khoảng 1/6 số HS)
Thực hiện như tiết 1: Từng HS lên bốc thăm, chuẩn bị bài, sau đó đọc bài theo chỉ định trong phiếu và TLCH của GV. GV cho điểm theo quy định. 
Bài tập 2: Lập bảng thống kê các từ đã học.
- Một HS đọc yêu cầu. Cả lớp theo dõi để nắm yêu cầu rồi làm bài cá nhân vào VBT (những HS được phát phiếu thì làm trên phiếu). 
- Cả lớp và GV nhận xét bài trên phiếu, chốt lời giải đúng.
Bài tập 3: Giải nghĩa và đặt câu với các từ đã thống kê được.
- HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV giúp HS nắm yêu cầu của BT, mời 1HS làm mẫu trước lớp: giảI nghĩa 1từ đã thống kê được, đặt câu với từ đó.
- HS tiếp tục làm bài.
* Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học. Nhắc những HS chưa được kiểm tra chuẩn bị nội dung cho tiết ôn tập sau. Dặn HS sưu tầm cây xương rồng, chuẩn bị cho tiết 3.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––-
Toán
Ôn tập về tìm hai số khi biết tổng hoặc hiệu và tỉ số của hai số đó
I. mục tiêu:
Giúp HS rèn kĩ năng giải bài toán về tìm hai số khi biết tổng hoặc hiệu và tỉ số của hai số đó.
II. đồ dùng dạy- học: Bảng phụ
III. Hoạt động dạy- học:
GV tổ chức cho HS làm lần lượt các BT: 
Bài1, 2 (2 cột): HS làm vào giấy nháp. GV chữa bài.
- HS kẻ bảng (như SGK) rồi viết đáp số vào ô trống
Bài3: HS đọc BT, xác định yêu cầu của BT.
- HS trình bày bài giải, những em gặp khó khăn trong làm bài, GV gợi ý các bước giải. GV kiểm tra, giúp đỡ, chữa bài. 
* Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét chung về kĩ năng làm bài của HS. 
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––-
Khoa học
Ôn tập học kì II
I. mục tiêu:
- Hệ thống những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ thời Hậu Lê-thời Nguyễn
II. đồ dùng dạy- học: Các hình trang 138 SGK.
III. Hoạt động dạy- học:
Hoạt động1: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”
- GV chia nhóm, các nhóm thảo luận về 3 câu hỏi trong SGK (Phần Trò chơi), sau đó đại diện các nhóm lên trình bày (mỗi nhóm trình bày 1 câu) 
- GV và đại diện HS làm ban giám khảo.
 + Tiêu chí đánh giá: Nội dung: đủ, đúng
Lời nói: to, ngắn gọn, thuyết phục, thể hiện sự hiểu biết
Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi:
- GV cho HS suy nghĩ cá nhân về các câu hỏi 1, 2 trang 139
- Một số HS trình bày trước lớp
- GV kết luận: Câu 1- ý a; Câu 2- ý b
* Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học; Dặn HS tiếp tục ôn các kiến thức đã học để chuẩn bị cho tiết sau kiểm tra.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––-
Thứ 3 ngày 13 tháng 5 năm 2010
Thể dục
Đi nhanh chuyển sang chạy.
Trò chơi “Chạy theo hình tam giác”
I. Mục tiêu:
- Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi nhanh chuyển sang chạy. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác.
-Học trò chơi “ Chạy theo hình tam giác”. Yêu cầu HS biết cách chơi và tham gia trò chơi nhiệt tình, chủ động.
II. Địa điểm, phương tiện:
- Địa điểm: Trên sân trờng. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Phương tiện: Chuẩn bị 1 còi và các dụng cụ phục vụ trò chơi.
III. Nội dung và phơng pháp lên lớp:
1. Phần mở đầu ( 6- 10’):
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu của giờ học. 
- GV cho HS chạy theo 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên: 1 phút.
- Trò chơi: Tìm người chỉ huy: 2 phút
- Khởi động xoay các khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối, vai, hông: 1 phút.
 2. Phần cơ bản: (18- 22’).
a/ Đội hình đội ngũ và bài tập RLTTCB: (12- 14 phút)
- Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đI nhanh trên vạch kẻ thẳng và chuyển sang chạy 10- 12 phút.
 + Cả lớp cùng thực hiện dưới sự chỉ huy của GHV hoặc cán sự lớp. Tập phối hợp các nội dung, mỗi nội dung tập 2- 3 lần. Đội hình ttập đI có thể theo đội hình 2- 4 hàng dọc.
 + Tập luyện theo tổ. GV theo dõi, sửa sai.
 + Các tổ thi đua.
 + Thi biểu diễn giữa các tổ.
b/ Trò chơi vận động: 4- 6 phút.
- Trò chơi “Chạy theo hình tam giác”:
 + Khởi động lại các khớp.
 + Cho HS chơI theo đội hình 2 hàng dọc, nhắc HS chơI theo luật.
3. Phần kết thúc: (4- 6)
- Đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
- GV cùng HS hệ thống lại bài học: 1- 2’
- GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao BT về nhà. 
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Toán
Luyện tập chung
I. mục tiêu:
- Vận dụn được 4 phép tính với phân số để tính giá trị của biểu thức và thành phần chữ biết của phép tính.
- Giải bài toán có lời văn về tìm hai số biết biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
II. đồ dùng dạy- học: Bảng phụ
III. Hoạt động dạy- học:
* GV hướng dẫn HS làm bài tập rồi chữa bài:
Bài2: Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. Khi chữa bài, GV hỏi HS về thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức.
Bài3: Cho HS tự làm bài. GV hướng dẫn HS chữa bài, hỏi HS về cách tìm số bị trừ, số bị chia chưa biết.
Bài 5: Tiến hành như BT4
* Củng cố, dặn dò: GV nhận xét về việc HS nắm các kiến thức vừa được ôn tập
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––-
Tiếng Việt
Ôn tập cuối học kì II (Tiết 3)
I. Mục tiêu:
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1
- Dựa vào đoạn văn nói về một cây cụ thể hoặc hiểu biết về một loài cây, viết được đoạn văn tả cây cối rõ những đặc điểm nổi bật.
III. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL (như tiết 1)
- Tranh vẽ cây xương rồng (hoặc cây xương rồng thật)
III. Các hoạt động dạy- học:
* Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết ôn tập
* Kiểm tra TĐ và HTL: (khoảng 1/6 số HS)
Từng HS lên bốc thăm, chuẩn bị bài, sau đó đọc bài theo chỉ định trong phiếu và TLCH của GV. GV cho điểm theo quy định. 
* Bài tập 2: Viết đoạn văn tả cây xương rồng
- Một HS đọc yêu cầu của BT, quan sát cây xương rồng hoặc tranh ảnh về cây xương rồng
- GV giúp HS nắm yêu cầu của BT
- HS viết đoạn văn
- HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn. GV nhận xét, chấm điểm.
* Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học. Nhắc những HS viết đoạn văn chưa đạt về tiếp tục làm bài lại.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––-
Lịch sử
Kiểm tra
I. Mục tiêu:
- Kiểm tra và hệ thống lại kiến thức lịch sử đã học ở lớp 4.
- Tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.
II. Đề bài
A. Phần trắc nghiệm:
Câu 1: Nước Âu lạc rơi vào tay Triệu Đà vào năm nào?( 179 tcn)
Câu 2: Tên nước ta thời nhà Đinh tên là:
A. Đại Việt B. Đại Cồ Việt C. Việt Nam D. Đại Ngu
Câu 3: Đời nhà Trần dã đánh đuổi giặc nào:
A. Hán B. Nhà Tống C. Mông Nguyên D. Nhà Thanh
Câu 4: Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là di sản Văn hoá vào thời gian nào?
A. 12-11-1993 B. 11-12-1993 C. 11-12 -1998 D. 11-12-1999
Câu5: Triều đại nhà Nguyễn bắt đầu vào năm nào:
A. 1802 B. 1812 C. 1885 D. 1858
B. Phần tự luận:
Em hãy trình bày kết quả của việc nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long.
Em hãy nêu vắn tắt một số quy định trong bộ luật Gia Long
Kể tên một số vị tướng giỏi từ thời nhà Lý đến nhà Nguyễn.
III. biểu điểm
Phần trắc nghiệm: (2,5 điểm) mỗi câu dúng cho 0 điểm
B. Phần tự luận:
Câu 1: ( 2,5 điểm) - ý 1: 1 điểm, ý 2: 3 điểm
Câu 2: ( 2 điểm)
Câu 3: ( 3 điểm) - ý 1: 1 điểm, ý 2: 3điểm
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––-
Thứ 4 ngày 14 tháng 5 năm 2008
Toán
Luyện tập chung
I. mục tiêu:
- Đọc được số, xác định giá trị của chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số tự nhiên.
- So sánh được hai phân số.
II. đồ dùng dạy- học: Bảng phụ
III. Hoạt động dạy- học:
GV tổ chức cho HS làm BT rồi chữa bài:
Bài 1: a) GV viết từng số lên bảng. Cho HS đọc lần lượt từng số.
b) Cho HS nêu chữ số 9 thuộc hàng nào, có giá trị là bao nhiêu trong mỗi số
Bài2 (thay phép chia 101598:287 bằng phép chia cho số có hai chữ số): Cho HS tự đặt tính rồi tính. 
Bài3 (cột 1): Cho HS tự so sánh từng cặp hai phân số rồi viết dấu thích hợp vào chỗ chấm. Khi GV chữa bài, yêu cầu HS nêu cách so sánh hai phân số.
Bài 4: Cho HS đọc bài toán, tự nêu tóm tắt rồi giải bài toán (1 HS làm trên bảng phụ). GV chữa bài trên bảng phụ.
* Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––-
Tiếng Việt
Ôn tập cuối học kì II (Tiết 4)
I. Mục tiêu:
Nhận biết được câu hỏi, câu kể, câu cảm, câu khiến trong bài văn; tìm được trạng ngữ chỉ thời gian, trạng ngữ chỉ nơi chốn trong bài văn đã cho.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa bài đọc trong SGK
- Một số tờ phiếu kẻ bảng để HS làm BT1, 2.
III. hoạt động dạy- học:
* Giới thiệu bài: GV nêu nội dung của tiết học. 
Bài tập 1, 2: Đọc truyện “Có một lần”. Tìm 1 câu hỏi, 1câu kể, câu cảm, 1 câu khiến
- Hai HS tiếp nối nhau đọc BT1, 2
- Cả lớp đọc lướt lại truyện “Có một lần” (không đọc thành tiếng), nói nội dung truyện.
- HS đọc thầm lại truyện, tìm các câu kể, hỏi, cảm, khiến trong bài tập đọc, ghi ra phiếu. 
- HS trình bày kết quả. GV nhận xét, chốt lại lời giải.
- HS làm vào vở theo lời giải đúng.
Bài tập 3: Tìm trạng ngữ
Tiến hành tương tự như BT1, 2.
* Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà xem lại BT 2, 3
- Dặn những HS chưa có điểm kiểm tra đọc về nhà tiếp tục luyện đọc.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––-
Tiếng Việt
 Ôn tập cuối học kì II (Tiết 5)
I. Mục tiêu:
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1
- Nghe-viết đúng bài chính tả (tốc độ viết khoảng 90 chữ/15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài, biết trình bỳ các dòng thơ, khổ thơ theo thể thơ 7 chữ.
HS khám giỏi đạt tốc độ viết 90 chữ/15 phút; bài viết sạch sẽ, trình bày đẹp
III. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL (như tiết 1)
III. Các hoạt động dạy- học:
* Giới thiệu bài: GV nêu nội dung học tập
- Kiểm tra tập đọc và HTL: (1/6 số HS trong lớp) 
- Kiểm tra những em còn lại: HS lên bốc thăm, chuẩn bị bài, sau đó đọc bài theo chỉ định trong phiếu và TLCH của GV. GV cho điểm. 
* Nghe- viết bài “Nói với em”
- Một HS đọc bài thơ Nói với em. Cả lớp theo dõẻmtong SGK. 
- HS đọc thầm lại bài thơ. GV nhắc các em chú ý về cách trình bày bài thơ.
- HS nói về nội dung bài thơ.
- HS gấp GSK, GV đọc cho HS viết
- HS soát lỗi, GVchấm điểm
* Củng cố, dặn dò: 
- GV yêu cầu HS về nhà luyện đọc lại bài thơ Nói với em; Dặn quan sát con chim bồ câu để chuẩn bị cho tiết sau viết đoạn văn.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––-
Đạo đức
Thực hành kĩ năng cuối học kì II và cuối năm
I. Mục tiêu: Giúp HS: 
- Củng cố, hệ thống nội dung các bài đạo đức đã học.
- Có kĩ năng thực hiện các hành vi đạo đức theo bài học.
III. hoạt động dạy- học:
* Giới thiệu bài: GV nêu nội dung của tiết ôn tập
Hoạt động1: Tổ chức cho HS hệ thống các bài đã học:
- HS nêu các bài đạo đức đã học trong chương trình Đạo đức 4
1. Trung thực trong học tập.
2. Vượt khó trong học tập.
3. Biết bày tỏ ý kiến.
4. Tiết kiệm tiền của.
5. Tiết kiệm thời giờ.
6. Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
7. Biết ơn thầy giáo, cô giáo.
8. Yêu lao động.
9. Kính trọng, biết ơn người lao động
10. Lịch sự với mọi người
11. Giữ gìn các công trình công cộng.
12. Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo.
13. Tôn trọng Luật Giao thông
14. Bảo vệ môi trường
- HS trao đổi trong nhóm về nội dung từng bài (mỗi nhóm trình bày 1 bài)
- HS trình bày trước lớp
- GV và các nhóm khác bổ sung.
Hoạt động 2: Thực hành kĩ năng
- GV tổ chức cho HS (mỗi nhóm chọn một nội dung nhỏ trong BT) làm các bài tập xử lí tình huống và đóng vai các nội dung sau: Bài 2 trang 13, bài 4 trang 30, bài 4 trang 45 SGK, 
- GV nhận xét về cách xử lí tình huống của các nhóm và kết luận về cách xử lí tình huống thích hợp. .
Hoạt động 3: Liên hệ thực tế
- HS liên hệ bản thân mình về những việc đã làm và chưa làm được.
- GV khen ngợi những HS thực hiện tốt nội dung các bài đã học, nhắc nhở các em khác cùng thực hiện.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––-
 Thứ 5 ngày 15 tháng 5 năm 2008
Thể dục:
Sơ kết học kì I. Trò chơi “Chạy theo hình tam giác”. 
I. Mục tiêu:
	- Sơ kết học kì I. Yêu cầu HS hệ thống được những kiến thức, kĩ năng đã học, những ưu khuyết điểm trong học tập, rút kinh nghiệm từ đó cố gắng tập luyện tốt hơn nữa.
- Trò chơi “Chạy theo hình tam giác” hoặc trò chơi HS ưa thích. Yêu cầu HS tham gia trò chơi nhiệt tình, chủ động.
II. Địa điểm, phương tiện:
- Địa điểm: Trên sân trờng. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Phương tiện: Chuẩn bị 1 còi và các dụng cụ phục vụ trò chơi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
1. Phần mở đầu ( 6- 10’):
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu của giờ học. 
- Cả lớp chạy một vóng xung quanh sân tập.
- Khởi động các khớp.
- Trò chơi: Kết bạn.
- Thực hiện bài thể dục phát triển chung: 1- 2 lần, mỗi lần 2 x 8 nhịp.
2. Phần cơ bản: (18- 22’)
- GV dành 3- 4 phút để kiểm tra lại cho những HS chưa hoàn thành các nội dung kiểm tra. 
a/ Sơ kết học kì I: (10- 12’)
- GV cùng HS hệ thống những kiến thức, kĩ năng đã học trong học kì I (kể cả tên gọi, khẩu lệnh, cách thực hiện) đồng thời gọi một vài HS thực hiện lại các động tác, GV nhận xét, sửa sai cho HS:
 + Ôn tập các kĩ năng ĐHĐN và một số động tác thể dục RLTT và KNVĐCB đã học ở các lớp 1, 2, 3.
 + Quay sau, đi đều vòng trái, vòng phải và đổi chân khi đi sai nhịp.
 + Bài thể dục phát triển chung 8 động tác.
 + Ôn một số trò chơi vận động đã học ở các lớp 1, 2, 3 và các trò chơi mới: Nhảy lướt sóng, Chạy theo hình tam giác.
- GV động viên HS khắc phục tồn tại để HKII có kết quả tốt hơn.
b/ Trò chơi vận động: (5- 6’)
Trò chơi “Chạy theo hình tam giác” hoặc trò chơi HS ưa thích. 
- GV nêu tên trò chơi và cho HS chọn trò chơi khác (nếu các em chưa thích chơi trò chơi đó).
- HS chơi thử một lần.
- Các đội chơi chính thức.
- Sau mỗi lần chơi, GV tuyên bố đội thắng cuộc.
3. Phần kết thúc: (4- 6)
- Đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
- GV cùng HS hệ thống lại bài học.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS và giao BT về nhà (ôn lại bài thể dục và các động tác RLTTCB). 
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Tiếng Việt
Ôn tập cuối học kì II (Tiết 6)
I. Mục tiêu:
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1
- Dựa vào đoạn văn nói về một con vật cụ thể hoặc hiểu biết về một loài vật, viết được đoạn văn tả con vật rõ những đặc điểm nổi bật.
ii. đồ dùng dạy học:
- Phiếu viết tên từng bài TĐ và HTL (Như tiết 1)
- Tranh minh họa các hoạt động của con chim bồ câu
III. Các hoạt động dạy- học:
* Giới thiệu bài: GV nêu nội dung cần ôn tập trong tiết học.
* Kiểm tra TĐ và HTL: (số HS còn lại) : Thực hiện như tiết 1
Bài tập 2: Viết đoạn văn miêu tả hoạt động của con chim bồ câu
- HS đọc yêu cầu của BT, quan sát tranh minh họa con chim bồ câu
- GV hướng dẫn HS nắm yêu cầu của BT
- HS viết đoạn văn
- Một số HS đọc đoạn văn. GV nhận xét, chám điểm.
* Củng cố, dặn dò: 
- Yêu cầu những HS viết đoạn văn chưa đạt thì về nhà cần viết lại cho hoàn chỉnh. Dặn chuẩn bị cho tiết sau kiểm tra.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––-
Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu: Giúp HS ôn tập, củng cố về:
- Viết số
- Chuyển số đo khối lượng.
- Tính giá trị của biểu thức có chứa phân số.
- Giải bài toán liên quan đến tìm một trong hai số biết tổng và tỉ số của hai số đó.
- Mối quan hệ giữa hình vuông và hình chữ nhật, hình chữ nhật và hình bình hành.
II. hoạt động dạy học chủ yếu:
GV tổ chức cho HS làm bài tập
Bài 1: 
- GV đọc số, yêu cầu HS viết số sau đó đọc lại số vừa viết
Bài 2: - GV cho HS tự làm bài vào vở rồi cho HS kiểm tra chéo lẫn nhau. 
- GV kiểm tra
Bài 3: - Gọi HS nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức.
- HS tính giá trị từng biểu thức (1 em làm trên bảng)
- GV cùng cả lớp nhận xét, chữa bài trên bảng.
Bài 4: - Yêu cầu HS đọc BT và tự làm bài giải. GV kiểm tra, chữa bài (nếu cần)
Bài 5: - GV nêu câu hỏi như BT, HS suy nghĩ trả lời. GV kết luận.
* Củng cố, dặn dò:
- HS nêu cách thực hiện phép nhân số có sáu chữ số với số có một chữ số.
- GV nhận xét tiết học.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––-
Tiếng Việt
Kiểm tra (Tiết 7)
Kiểm tra đọc- hiểu, Luyện từ và câu
 KTĐK cuối HKII được tổ chức kiểm tra theo kế hoạch của Sở vào ngày 23/ 5/ 2007. Tiết học này, GV tổ chức cho HS tự làm BT ở VBT TV4 (nội dung ôn tập tiết 7). Sau đó, GV chấm và chữa bài.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––-
Kĩ thuật
Lắp ghép mô hình tự chọn (Tiết 3)
I. Mục tiêu:
- Lắp ghép được mô hình tự chọn. Mô hình lắp tương đối chắc chắn, sử dụng được.
Với HS khéo tay:
 Lắp ghép được ít nhất một mô hình tự chọn. Mô hình lắp chắc chắn, sử dụng được.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động1: GV nêu nội dung và yêu càu của tiết học
- HS chọn mô hình và chọn các chi tiết để lắp ghép
Hoạt động 2: HS thực hành lắp từng bộ phận
	GV quan sát, chỉ dẫn, uốn nắn giúp đỡ thêm cho những HS thực hiện còn lúng túng.
Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành.
- GV nêu tiêu chí đánh giá sản phẩm: 
 + Lắp được mô hình tự chọn
 + Lắp đúng kĩ thuật, đúng quy trình
 + Lắp mô hình chắc chắn, không bị xộc xệch.
HS dựa vào các tiêu chí trên để đánh giá sản phẩm của mình và của bạn
GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS qua sản phẩm thực hành
GV nhắc HS tháo các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
* Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tinh thần thái độ và kết quả chung trong quá trình học kĩ thuật của HS.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Địa lí
Kiểm tra
I. Mục tiêu:
Kiểm tra và hệ thống lại kiến thức địa lí đã học ở lớp 4.
Tôn trọng các nét đặc trưng văn hoá của các người dân ở các vùng miền.
II. Đề bài
Câu 1: Khoanh vào chữ cái trước những câu trả lời đúng:
Dãy núi Hoàng Liên Sơn là dãy núi có những đỉnh nhọn, sườn dốc.
Ba- na là dân tộc sinh sống chủ yếu ở duyên hải miền Trung.
TP HCM là trung tâm kinh tế- du lịch lớn nhất cả nước.
Trồng lúa nước là hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ĐB Nam Bộ.
Nước ta có vùng biển rộng lớn và là một bộ phận của biển Đông.
Hoạt đọng sản xuất của người dân trên các đảo chỉ là đánh bắt cá.
Khoáng sản và hải sản là hải tài nguyên có giá trị của vùng biển nước ta.
 Câu 2: Điền các nội dung thích hợp vào chỗ trống:
Đồng bằng Bắc Bộ 
Sản xuất nhiều lúa gạo, trái cây, thuỷ sản nhất cả nước.
Tây Nguyên 
 Trồng rừng để phủ xanh đất trống, đồi trọc; có nhiều chè nổi tiếng ở nước ta.
Các đồng bằng duyên hải miền Trung
 Trồng lúa nước trên ruộng bậc thang, cung cấp quặng a- pa- tít để làm phân bón.
Bài 3: Hãy đóng vai một hướng dẫn viên du lịch, giới thiệu về một địa danh trên đất nước Việt Nam ( trong đó phải nêu đượcđặc điểm về tự nhiên và con người ở nơi đó)
III. biểu điểm
Câu 1: ( 3,5điểm) – Mỗi ý đúng ghi 0,5 điểm
Câu 2: ( 3 điểm) - Mỗi nội dung đúng ghi 0,5 điểm
Câu 3: ( 3,5 điểm) - ý 1: 2 điểm, ý 2: 2,5 điểm
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
 Thứ 6 ngày 16 tháng 5 năm 2008
Tiếng Việt
Kiểm tra (Tiết 8)
(Kiểm tra Chính tả- Tập làm văn)
KTĐK cuối HKII được tổ chức kiểm tra theo kế hoạch của sở ngày 23/5/2007. Tiết học này, GV tổ chức cho HS tự làm BT ở VBT TV4 ( ôn tập tiết 8).
- Một số HS trình bày. GV và cả lớp nhận xét.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Toán
Kiểm tra định kì (cuối học kì II)
KTĐK HKII được tổ chức kiểm tra theo kế hoạch của sở ngày 23/5/2007. Tiết học này, GV tổ chức cho HS tự làm BT phần Luyện tập chung- SGK trang 179 vào VBT:
Bài 1: HS tự làm bài. Hai HS trao đổi với nhau về kết quả cần khoanh và cần điền
- Một số HS trình bày. GV và cả lớp nhận xét.
- Vài HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9
Bài 2: HS làm bài cá nhân
Bài 3: HS làm bài cá nhân
Bài 4: HS làm bài cá nhân
	* GV chấm một số bài tại lớp để nắm kết quả làm bài của HS để chữa bài. Số còn lại GV mang về nhà để chấm tiếp.
* Củng cố: 
- GV nhận xét tiết học, 
- Dặn HS tiếp tục tự ôn tập để chuẩn bị cho KTĐK lần 4.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Khoa học
Ôn tập - Kiểm tra học kì II
I. mục tiêu: 
HS được củng cố và mở rộng hiểu biết về:
- Kĩ năng phán đoán, giải thích qua một số bài tập về nước, không khí, ánh sáng, nhiệt.
- Khắc sâu hiểu biết về thành phần các chất dinh dưỡng có trong thức ăn. 
- Vai trò của không khí, nước trong đời sống.
II. đồ dùng dạy- học: Các hình trang 138 SGK.
III. Hoạt động dạy- học:
1. Hoạt động1: Thực hành
Bài 1: - GV chia nhóm, các nhóm thảo luận về 2 câu hỏi trong BT1 (phần thực hành trang 139 SGK) sau đó đại diện các nhóm lên trình bày (mỗi nhóm trình bày 1 câu) 
- Các nhóm bạn có ý tưởng khác thì bổ sung.
- GV và đại diện HS làm ban giám khảo.
 + Tiêu chí đánh giá: - Nội dung: đúng, phù hợp, sáng tạo
	 - Lời nói: to, ngắn gọn, thuyết phục, thể hiện sự hiểu biết
Bài 2: GV chuẩn bị các phiếu rời như BT trang 140 đủ cho 4 nhóm.
- HS theo nhóm xếp phiếu có tên thức ăn vào phiếu ghi chất dinh dưỡng.
2. Hoạt động 2: Trò chơi “Thi nói nhanh về vai trò của không khí và nước trong đời 
sống”
- GV chia lớp thành 2 đội. Hai đội trưởng sẽ bốc thăm xem đội nào được đặt câu 
hỏi trước
	- Đội này hỏi, đội kia trả lời. Nếu trả lời đúng mới được hỏi lại.
	- Đội nào có nhiều câu hỏi và câu trả lời đúng thì đội đó thắng cuộc
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học; Dặn HS tiếp tục ôn các kiến thức đã học để chuẩn bị làm bài KTĐK lần thứ tư.

File đính kèm:

  • docT35.doc