Giáo án Tổng hợp Lớp 4 - Tuần 33 - Năm học 2012-2013

doc17 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 297 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 4 - Tuần 33 - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 33
Thứ 4 ngày 2 tháng 5 năm 2012
Tập đọc
vương quốc vắng nụ cười (tiếp theo)
I. Mục tiêu:
- Biết đọc một đoạn trong bài với giọng phân biệt lời các nhân vật (nhà vua, cậu bé)
- Hiểu nội dung: Tiếng cười như một phép mầu làm cho cuộc sống của vương quốc u buồn thay đổi, thoát khỏi nguy cơ tàn lụi. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II. Đồ dùng dạy - học: 
 Tranh minh hoạ nội dung bài trong SGK
III. hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra:
- Gọi 2HS đọc thuộc lòng 2 bài thơ "Ngắm trăng”, “ Không đề", nêu nội dung bài.
- GV nhận xét, ghi điểm
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Một HS đọc phần trước, GV tiếp để giới thiệu bài phần tiếp theo.
Hoạt động 1: Luyện đọc
- HS đọc nói tiếp nhau 3 đoạn của bài.
 + Đoạn 1: Từ đầu đến nói đi ta trọng thưởng 
 + Đoạn 2: Tiếp đến đứt giải rút ạ
 + Đoạn 3: Đoạn còn lại
- GV kết hợp cho HS xem tranh minh hoạ truyện.
- Luyện đọc tiếng khó: Dễ lây, tàn lụi, vườn ngự uyển. 
- Giải nghĩa từ khó: Tóc để trái đào, vườn ngự uyển.
- HS đọc nối tiếp đoạn
- HS luyện đọc theo cặp; 2HS đọc cả bài.
- GV đọc mẫu toàn bài
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
- HS đọc thầm toàn bài, suy nghĩ và trả lời các câu hỏi:
 + Cậu bé phát hiện ra những chuyện buồn cười ở đâu?
 + Vì sao những chuyện ấy buồn cười?
 + Bí mật của tiếng cười là gì?
 + Tiếng cười làm thay đổi cuộc sống ở vương quốc u buồn như thế nào?
Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm
Hỏi: Câu chuyện có mấy nhân vật?
- Đọc phân vai (chọn 3 HS đọc tốt): Vai người dẫn chuyện, nhà vua, cậu bé.
- GV hướng dẫn HS đọc thể hiện được lời và tính cách của các nhân vật.
- Cho HS đọc theo nhóm theo cách phân vai.
- Mỗi nhóm chọn 1 vai để đọc trước lớp. Đọc 3 lượt 
- GV cho hs thi đọc toàn bộ câu chuyện phần 1 và phần 2, 2 nhóm mỗi nhóm 5 em đọc thi trước lớp, toàn bộ HS còn lại làm ban giám khảo bằng cách chấm điểm theo thẻ màu xanh và màu đỏ. Mỗi nhân vật đọc tốt được giơ 1 lần thẻ màu xanh.
- GV tiểu kết, nhận xét .
- GV hỏi: Vậy câu chuyện này muốn nói với các em điều gì?
3. Củng cố, dặn dò: HS về nhà đọc và kể cho bố mẹ nghe toàn bộ câu chuyện
Toán
Ôn tập về các phép tính với phân số (tiếp theo)
I. Mục tiêu:
- Thực hiện được nhân, chia phân số.
- Tìm một thành phần chưa biết trong phép nhân, phép chia phân số.
II. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra:
- 2HS chữa bài tập 4, 5 tiết của tiết trước
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn
- GV nhận xét, ghi điểm
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Các em đã được học các phép tính nào với phân số?
* Tổ chức hướng dẫn ôn tập.
Bài 1: Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập
- Gọi 2 HS nhắc lại cách thực hiện phép nhân, phép chia phân số.
- HS làm bài vào vở ô ly, GV theo dõi, nhận xét chữa bài cá nhân
Bài 2: 1 HS nêu yêu cầu của bài tập
- HS lần lượt nhắc lại cách tìm các thành phần chưa biết trong phép tính (thừa số, số chia, số bị chia) .
- HS làm bài vào vở
- GV theo dõi rồi chữa bài lên bảng
Bài 4 (a): Gọi 1 HS đọc đề bài
- Hướng dẫn phân tích yếu cầu của bài tập: HS nhắc lại cách tính chu vi và diện tích của hình vuông.
- GV hướng dẫn làm câu b bằng hai cách tính.
* GV chấm bài tập cho một số em
3. Củng cố, dặn dò:
 Nhận xét tiết học, nhắc lại cách rút gọn các phân số trước khi tìm kết quả, nhắc những HS chưa hoàn thành về làm tiếp.
--------------------------------------------------------------------------------
Khoa học
quan hệ thức ăn trong tự nhiên
I. Mục tiêu:
Vẽ sơ đồ mối quan hệ sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia
II. Đồ dùng dạy học: 
 SGK, giấy A4
III. Hoạt đọng dạy- học:
1. Kiểm tra:
- HS 1kể tên những yếu tố mà động vật thường xuyên phải lấy từ môi trường và thải ra môi trường trong quá trình sống.
- HS 2 trình bày sự trao đổi chất ở động vật
- GV nhận xét, ghi điểm
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: 
Hoạt động 1: Trình bày mối quan hệ của thực vật đối với các yếu tố vô sinh trong tự nhiên.
Mục tiêu: xác định mối quan hệ giữa yếu tố vô sinh và hữu sinh tong tự nhiên thông qua quá trình trao dổi chất của thực vật.
Cách tiến hành:
Bước 1: GV yêu cầu hs mở SGK trang 130 rồi quan sát hình1 và kể tên những gì được vẽ trong hình.
- Yêu cầu HS nói về ý nghĩa chiều các mũi tên có trong sơ đồ (lá ngô hấp thụ khí các-bô-nic, rễ cây hấp thụ nước, muối khoáng)
- GV chốt lại ý nghĩa chiều các mũi tên
Bước 2: Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: Thức ăn của cây ngô là gì? Từ những thức ăn đó cây ngô có thể tạo ra những chất dinh dương gì để nuôi cây?
- GV kết luận: Chỉ có thực vạt mới trực tiếp hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời và lấy các chất vô sinh như nước, khí các-bô-nic để tạo thành chất dinh dưỡng như bột đường, chất đạm... nuôi chính thực vật và các sinh vật khác
 Hoạt động 2: Thực hành vẽ sơ đồ
Mục tiêu: HS vẽ và trình bày sơ đồ mối quan hệ sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia.
Cách tiến hành:
 B1: Làm việc cả lớp
- GV hướng dẫn tìm hiểu:
 +Thức ăn của châu chấu là gì?
 + Giữa cây ngô và châu chấu có quan hệ gì?
 + Thức ăn của ếch là gì?
 + Giữa châu chấu và ếch có quan hệ gì?
B2: Thực hành vẽ sơ đồ (nhóm 3)
B3: Kiểm tra sơ đồ của các nhóm đại diện nhóm giải thích sơ đồ
- GV kết luận: cây ngô, châu chấu, ếch đều là các sinh vật.
3. Củng cố, dặn dò:
- Tổ chức chơi trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”
- Chia lớp thành 2 nhóm thi nêu sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia
Ví dụ: Muỗi là thức ăn của cóc...
Nhóm nào kể được nhiều, đúng làm nhóm đó thắng cuộc. Mỗi hs được nêu 1 lần không lặp lại bạn khác và nhóm khác.
- Dặn ôn bài ở nhà.
-------------------------------------------------------------------------
Chiều, Thứ 4 ngày 2 tháng 5 năm 2012
Toán
Ôn tập về các phép tính với các phân số (tiếp theo)
I. Mục tiêu: 
- Tính giá trị của biểu thức với các phân số.
- Giải được bài toán có lời văn với các phân số.
II. Hoạt động dạy - học:
*Hướng dẫn HS làm bài tập: 
Bài 1 (a,c): Gọi HS nêu yêu cầu bài tập
- Hướng dẫn HS thực hiện bằng 2 cách
- HS làm bài tập
Bài 2 (b): Hướng dẫn HS chọn cách tính thuận tiện nhất
- HS làm bài tập
Bài 3: Gọi 2HS đọc bài toán, nêu yêu cầu của bài toán
- GV cùng HS phân tích để giải bài toán
- HS làm bài tập vào vở
* Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học, yêu cầu những HS chưa làm xong về nhà tiếp tục làm.
------------------------------------------------------------------------
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: lạc quan, yêu đời
I. Mục tiêu: 
- Hiểu nghĩa từ lạc quan (BT1), biết sắp xếp đúng các từ cho trước có tiếng lạc thành hai nhóm nghĩa (BT2), xếp các từ cho trước có tiếng quan thành ba nhóm nghĩa (BT3); biết thêm một số câu tục ngữ khuyên con người luôn lạc quan, không nản chí trước khó khăn (BT4)
II. Đồ dùng dạy - học: 
 Bảng phụ, phiếu học tập
III. Hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra:
- Gọi 1HS nêu nội dung ghi nhớ của tiết trước
- 1 HS đặt câu có trạng ngữ chỉ nguyên nhân.
- GV nhận xét, GV cho điểm.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học
* Hướng dẫn HS làm bài tập: 
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- HS hoàn thiện bài tập bằng hoạt động nhóm đôi 
- Đại diện nhóm đọc kết quả, các bạn khác và GV cùng chữa bài tập
Bài 2: 1 HS đọc yêu cầu bài tập
- HS làm bài cá nhân, 2 HS làm trên bảng phụ
- GV và HS nhận xét, kết luận bài làm đúng. 
Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 3, sau đó GV tổ chức như BT2
Bài 4: HS suy nghĩ,trao đổi trong nhóm
- HS trình bày kết quả. GV kết luận.
3. Củng cố, dặn dò: 
 - GV chấm bài tập, nhận xét tiết học
- Yêu cầu hs ghi nhớ những từ vừa tìm được
----------------------------------------------------------------------------------
Lịch sử
Tổng kết
I. Mục tiêu:
- Hệ thống Những sự kiện tiêu biểu của mỗi thời kì trong lịch sử nước ta thời buổi đầu dựng nước đến thế kỉ XIX (từ thời Văn Lang, Âu Lạc đến thời Nguyễn): Thời Văn Lang, Âu Lạc; Hơn một nghìn năm đấu tranh chống Bắc thuộc; buổi đầu độc lập; Nước Đại Việt thời Lý, thời Trần, thời Hậu Lê, thời Nguyễn.
- Lập bảng và nêu tên các nhân vật lịch sử tiêu biểu: Hùng Vương, An Dương Vương, Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn, Lý Thái Tổ, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung.
- Ví dụ, thời Lý: dời đô ra Thăng Long, cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ 2...
- Ví Dụ: Hùng Vương dựng nước Văn Lang, Hai Bà Trưng: khởi nghĩa chống quân nhà Hán...
II. Đồ dùng dạy - học:
- Phiếu học tập
- Băng thời gian biểu thị các thời kỳ lịch sử trong SGK được phóng to.
III. hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
- GV đưa ra băng thời gian, giải thích băng thời gian và yêu cầu hs điền nội dung các thời kỳ, thời đại vào ô trống cho chính xác.
- HS dựa vào kiến thức đã học làm theo yêu cầu của GV
 Hoạt động 2: Làm việc cả lớp
- GV đưa ra một danh sách các nhân vật lịch sử:
 + Hùng Vương + Lý Thái Tổ
 + An Dươg Vương + Lý Thường Kiệt
 + Hai Bà Trưng + Trần Hưng Đạo
 + Ngô Quyền + Lê Thánh Tông
 + Đinh Bộ Lĩnh + Nguyễn Trãi
 + Lê Hoàn + Nguyễn Huệ
- HS ghi tóm tắt công lao của các nhân vật lịch sử trên
 Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
- GV đưa ra một số địa danh, di tích lịch sử, văn hoá có đề cập trong SGK như sau.
 + Đền Hùng	 + Thành Hoa Lư
 + Thành cổ Loa	 + Thành Thăng Long
 + Sông Bạch Đằng	 + Tượng phật A- Di - Đà 	 ......
- HS điền thêm thời gian hoặc sự kiện lịch sử gắn liền với các địa danh di tích lịch sử, văn hoá trên.
- Liên hệ thực tế kể các di tích lịch sử, văn hoá ở trong huyện, tỉnh
3. Củng cố, dặn dò: 
 Nhận xét giờ học, dặn chuẩn bị cho tiết sau ôn tập.
----------------------------------------------------------------------
Chính tả: (Nhớ viết)
ngắm trăng - không đề
I. Mục tiêu:
- Nhớ-viết đúng bài chính tả, trình bày 2 đoạn thơ ngắn theo thể thơ khác nhau: Thơ 7 chữ, thơ lục bát.
- Làm đúng bài tập CT phương ngữ (2) a/b.
II. Đồ dùng dạy - học: 
 Bảng phụ kẻ các bài tập 2,3
III. Hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra: 
 Gọi 2 HS lên viết ở bảng lớp, cả lớp viết vào vở nháp các từ: năm sau, xứ sở, dí dỏm, hóm hỉnh.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: 
HĐ1: Hướng dẫn HS nhớ viết
- 1 HS đọc yêu cầu của bài sau đó đọc thuộc lòng 2 bài thơ.
- Yêu cầu HS nhớ cách trình bày 2 bài thơ
- GV cho HS biết thể loại của 2 bài thơ để giúp HS trình bày
- HS nhớ viết
- Nhắc nhở HS khi ngồi viết.
- Theo dõi chấm bài
HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
Bài 2b: Yêu cầu hs làm bài tập 2b trang 165 sgk
- Chữa bài tập bằng cách cho 1HS điền vào bảng phụ.
- Cả lớp nhận xét 
Bài 3b: HS nhắc lại thế nào là từ láy?
- Chia nhóm 4 hoàn thiện bài tập ở bảng phụ rồi ghi vào vở
- GV nhận xét kết quả các tổ làm ở bảng phụ
3. Củng cố, dặn dò: 
 Nhận xét bài viết cuả HS, dặn HS làm bài tập về nhà: bài 2a, 3a
----------------------------------------------------------------------------
Thứ 5 ngày 3 tháng 5 năm 2012
Địa lý
khai thác khóang sản và hải SảN ở VùNG BIểN VIệT NAM
I. Mục tiêu
- Kể tên một số hoạt động khai thác nguồn lợi chính của biển đảo (hải sản, dầu, khí, du lịch, cảng biển,...)
 + Khai thác khoáng sản: dầu khí, cát trắng, muối.
 + Đánh bắt và nuôi trồng hải sản.
 + Phát triển du lịch.
- Chỉ trên bản đồ tự nhiên Việt Nam nơi khai thác dầu khí, vùng đánh bắt nhiều hải sản của nước ta.
 HS khá, giỏi:
 + Nêu thứ tự các công việc từ đánh bắt đến tiêu thụ hải sản.
 + Nêu một số nguyên nhân dẫn tới cạn kiệt nguồn hải sản ven bờ.
II. Đồ dùng dạy – học:
Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam
Tranh ảnh về các hoạt động khai thác khoáng sản và hải sản ở vùng biển Việt Nam.
III. hoạt động dạy - học.
Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
HĐ1:.Khai thác khoáng sản 
Hoạt động theo nhóm 2, trả lời và hoàn thiện bảng sau:
TT
Khoáng sản chủ yếu
Địa điểm khai thác
Phục vụ ngành sản xuất
1
Dầu mỏ và khí đốt
Thềm lục địa ven biển gần Côn Đảo
Xăng dầu khí đốt và nhiên liệu
2
Cát trắng
Ven biển Khánh Hoà va một số đảo ở Quảng Ninh
Công nghiệp thuỷ tinh
HĐ2:Đánh bắt và nuôi trồng hải sản
Bước 1: Làm việc theo lớp.
Hãy kể tên các sản vật biển ở nước ta?
Cá, tôm, mực, bào ngư, ba ba, ốc sò 
Bước 2: Hoạt động theo nhóm
- HS dựa vào SGK trình bày kết quả theo từng câu hỏi.
* Xây dựng quy trình khai thác cá biển?
Đóng gói cá đã chế biến
Khai thác cá biển
Chế biến cá đông lạnh
 đ đ 
 ¯
Chuyên chở hải sản
Xuất khẩu
 ơ
Theo em nguồn hải sản có vô tận không? Những yếu tố nào sẽ ảnh hưởng đến nguồn hải sản đó?
Em hãy nêu các biện pháp nhằm bảo vệ môi trường biển và nguồn hải sản nước ta?
* Củng cố, dặn dò: 
 - GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà ôn lại bài và chuẩn bị cho tiết học sau. 
------------------------------------------------------------------------------
Toán
 Ôn tập các phép tính với phân số (tiếp theo)
I. Mục tiêu:
- Thực hiện được 4 phép tính với phân số.
- Vận dụng để tính giá trị của biểu thức và giải toán.
II. Hoạt động dạy - học:
 GV hướng dẫn từng bài và chữa bài theo hình thức cuốn chiếu
- Hướng dẫn HS làm bài ở SGK vào vở ô li
- HS làm bài, GV theo dõi, kèm HS yếu, chữa bài
Bài 1:1 HS đọc đề bài - nêu cách thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia phân số.
- Yêu cầu HS thực hiện các phép tính 
Bài 3 (a): 1HS đọc yêu cầu
- 2 HS nêu cách tính giá trị của biểu thức không có dấu ngoặc đơn
- Yêu cầu HS tính được giá trị của biểu thức
Bài 4 (a): 1 HS đọc yêu cầu, phát biểu để tóm tắt bài toán
Hỏi: Bài toán cho biết gì? 
Bài toán hỏi gì? 
- HS suy nghĩ làm bài - Nếu HS gặp khó khăn thì GV có thể gợi ý cho HS:
 + Tính phần bể nước sau 2 giờ vòi nước đó chảy được
 + Tính số phần bể nước còn lại
* Củng cố, dặn dò: 
 GV nhận xét giờ học
----------------------------------------------------------------------------
Tập làm văn
Miêu tả con vật (Kiểm tra viết)
I. Mục tiêu:
Biết vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học để viết được bài văn miêu tả con vật đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bài); diễn đạt thành câu, lời văn tự nhiên, chân thực.
II. Đồ dùng dạy - học: Tranh ảnh minh hoạ các con vật
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: GV ra đề:
- GV ghi lên bảng các đề bài sau:
1. Viết một bài văn tả một con vật em yêu thích. Nhớ viết lời mở bài cho bài văn theo kiểu gián tiếp.
2. Tả một con vật nuôi trong gia đình em. Nhớ viết lời kết bài cho bài văn theo kiểu mở rộng.
2. Tả một con vật lần đầu em nhìn thấy trong rạp xiếc (hoặc xem ti vi), gây cho em ấn tượng mạnh.
Hoạt động 2: Hướng dẫn:
- Các em có thể chọn một trong ba đề đã cho, dán tranh ảnh cho HS quan sát, nên lập dàn ý trước khi viết, nên nháp trước khi viết bài vào giấy kiểm tra.
Hoạt động 3: HS làm bài 
GV theo dõi, giữ trật tự.
Hoạt động 4: Thu bài
- Nhận xét tiết học, Dặn chuẩn bị cho tiết học sau.
------------------------------------------------------------------------
Chiều,Thứ 5 ngày 3 tháng 5 năm 2012
Toán
ôn tập về đại lượng
I. Mục tiêu:
- Chuyển đổi được số đo khối lượng.
- Thực hiện được phép tính với số đo đại lượng
II. Hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra
 2 HS lên bảng: Tính giá trị của biểu thức: + - 
	 Tính giá trị của biểu thức : x + 
2. Bài mới
Bài 1: Rèn kĩ năng đổi các đơn vị đo khối lượng trong đó chủ yếu chuyển đổi từ các đơn vị lớn ra các đơn vị bé.
- HS tự làm bài vào vở (1 hs lên làm bài vào bảng phụ)
- Nhận xét, chữa bài qua bảng phụ 
Bài 2: 
a. Hướng dẫn hs chuyển đổi đơn vị đo
Ví dụ: 10 yến = 1 yến x 10 = 10 kg x 10 = 100kg và ngược lại
 Hướng dẫn HS thực hiện phép chia: 50 : 10 = 5
 Vậy 50kg = 5 yến
Với dạng bài yến = ...kg, có thể hướng dẫn HS:
 yến = 10kg x = 5 kg
Với dạng bài: 1 yến 8 kg = ... kg có thể hướng dẫn HS
 1 yến 8 kg = 10 kg + 8 kg = 18 kg
Phần b và c tương tự phần a
Bài 4: Hướng dẫn HS chuyển đổi 1kg 700g thành 1700g, rồi tính cả cá và rau cân nặng là: 1700 +300 = 2000g
 	Đổi đơn vị đo 2000g = 2kg
3. Củng cố, dặn dò: 
 Nhắc nhở những HS làm sai cần làm lại ở nhà
-------------------------------------------------------------------------
Tập đọc
Con chim chiền chiện
I. Mục tiêu:
- Bước đầu biết đọc diễn cảm hai, ba khổ thơ trong bài với giọng vui, hồn nhiên
- Hiểu ý nghĩa: Hình ảnh con chim chiền chiện tự do bay liệng trong thiên nhiên thanh bình cho thấy sự ấm no, hạnh phúc và tràn đày tình yêu trong cuộc sống (trả lời được các CH; thuộc 2, 3 khổ thơ).
II. Đồ dùng dạy - học: 
 Tranh trong sgk
III. hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra
- Gọi 3 hs đọc truyện ở Vương quốc vắng tiếng cười ( phần 2) theo cách phân vai, trả lời các câu hỏi về nội dung truyện
2. Bài mới
* Giới thiệu bài:
* Luyện đọc và tìm hiểu bài:
Hoạt động 1: Luyện đọc
- HS đọc nối nhau 6 khổ thơ 2 - 3 lượt - hiểu gnhĩa các từ khó: (cao hoài, cao vọi, lúa tròn bụng sữa)
- HS luyện đọc theo cặp
- GV đọc diễn cảm toàn bài
 Hoạt động 2: Tìm hiểu bài thơ
 Gợi ý các câu hỏi:
- Con chim chiền chiện bay giữa khung cảnh thiên nhiên như thế nào?
- Những từ ngữ và chi tiết nào vẽ lên hình ảnh con chim chiền chiện tự do bay lượn giữa không gian cao rộng?
- Tìm những câu nói về tiếng hót của chim chiền chiện?
- Tiếng hót của chiền chiện gợi cho em những cảm giác như thế nào?
- Nêu nội dung bài thơ
Hoạt động 3: Đọc diễn cảm và thuộc lòng bài thơ
- 3 HS đọc tiếp nối nhau đọc bài thơ
- Thi đọc diễn cảm
- HS nhẩm thuộc lòng bài thơ
3. Củng cố, dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học
- HS về nhà học thuộc lòng bài thơ
---------------------------------------------------------------------
Luyện từ và câu
Thêm trạng ngữ chỉ mục đích cho câu
I. Mục tiêu:
- Hiểu tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ mục đích trong câu (trả lời câu hỏi Để làm gì? Nhằm mục đích gì? Vì cái gì?-
- Bước đầu biết dùng trạng ngữ chỉ mục đích trong câu (BT1,2, BT3).
II. Đồ dùng: Bảng phụ
III. Hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra
- Một HS làm BT1, Một HS làm BT3 của tiết trước
GV nhận xét cho điểm.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học
HĐ2: Luyện tập
Bài 1: HS đọc nội dung bài tập 1 sau đó thảo luận cặp đôi rồi hoàn thành bài vào bảng phụ: Gạch chân trạng ngữ chỉ mục đích trong câu
- Sau khi HS hoàn thành bài ở bảng phụ, GV chữa bài, HS hoàn thiện vào vở bài tập
Bài 2: Làm việc cá nhân
- Hoàn thành bài tập ở vở bài tập
- (Khi gạch chân cần hướng dẫn HS trả lời câu hỏi nào để tìm trạng ngữ đúng)
Bài 3: HS đọc nội dung bài tập
3. Củng cố, dặn dò: 
 - GV nhận xét tiết học, 
 - Dặn HS ghi nhớ nội dung bài học.
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Đạo đức
Dành cho địa phương: An toàn khi đi đến trường
I. Mục tiêu: Giúp HS biết:
- Giữ an toàn khi đi bộ, đi xe đạp đến trường
- HS có kỉ năng biết giữ an toàn cho mình, cho mọi người khi đi trên đường
- HS biết tham gia giao thông an toàn
II. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Tìm hiểu về an toàn giao thông
Hỏi: Có những loại đường giao thông nào?
- Em cần làm gì để tham gia an toàn giao thông?
- Một số HS trả lời, Các HS khác nhận xét
- GV kết luận
Hoạt động 2: An toàn giao thông khi đi đến trường
- Hoạt động nhóm 4 thảo luận các câu hỏi sau:
- Hằng ngày, các em đến trường bằng phương tiện giao thông nào?
- Khi đi bộ, xe đạp đến trường các em cần chú ý điều gì?
- Có nên đi xe đạp dàn hàng ba, hàng bốn trên đường không?
- Khi sang đường cần làm gì?
- Đại diện nhóm trình bày - Các nhóm khác nhận xét bổ sung- GV kết luận
- Một số HS trả lời các câu hỏi trên.
* Củng cố, dặn dò: Cho HS tự liên hệ bản thân mình đã thực hiện tốt việc an toàn khi đi trên đường chưa?
- Nhận xét giờ học
- Dặn dò: Thực hiện tốt ATGT khi đi đến trường
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––-
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Thứ 6 ngày 30 tháng 4 năm 2010
Tập làm văn
điền vào giấy tờ in sẵn
I. Mục tiêu:
Biết điền đúng nội dung vào những chỗ trống trong tờ giấy in sẵn: Thư chuyển tiền (BT1); bước đầu biết cách ghi vào thư chuyển tiền để trả lại bưu điện khi đã nhận được thư đã gửi (BT2)
GV có thể hướng dẫn HS diền vào một loại giấy tờ đơn giản, quen thuộc ở địa phương
II. Đồ dùng dạy học: Mẫu thư chuyển tiền
III. Hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra
Một HS đọc lại nội dung phiếu đã điền ở tuần 30
2. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học
 2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài1: HS đọc yêu cầu bài tập
- GV treo tờ mẫu hướng dẫn HS cách điền
 + Người viết thưn chuyển tiền là em và mẹ
- Người gửi là ai? ( là em hoặc mẹ)
- Người nhận là ai ? (bà em)
- Các chữ viết tắt: SVĐ, TBT, ĐBT ở mặt trước cột phải bên trên thư, chuyển tiền là những ký hiệu riêng của bưu điện.
- Nhật ấn: dấu ấn trong ngày của bưu điện
- Căn cước: Chứng minh thư nhân dân
- Người làm chứng: Người chứng nhận việc đã nhận đủ số tiền. Mặt sau phải ghi đầy đủ nhiều nội dung
 + Người gửi
 + Họ tên, địa chỉ người gửi tiền
 + Số tiền gửi
 + Họ tên người nhận
- HS làm bài, sau đó 4oHS đọc bài của mình, GV cùng cả lớp nhận xét
Bài 2: Một HS nêu yêu cầu
- Hướng dẫn HS viết mặt sau thư chuyển tiền
 + Số chứng minh thư của mình
 + Ghi rõ họ tên, địa chỉ hiện tại của mình 
 + Kiểm tra lại số tiền được lĩnh có đúng với số tiền ghi ở mặt trước thư hay không?
 + Kí nhận, ghi ngày, tháng, năm
- HS làm bài
- 3 HS đọc bài của mình - GV cùng cả lớp nhận xét
3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học, nhắc HS ghi nhớ cách điền nội dung vào thư chuyển tiền.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Toán
Ôn tập về đại lượng (tiếp theo)
I. Mục tiêu:
- Chuyển đổi được các đơn vị đo thời gian
- Thực hiện được phép tính với số đo thời gian.
II. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra
- HS làm bài tập 5 sgk toán 4
- GV nhận xét ghi điểm
2. Bài mới:
Bài 1: HS nêu yêu cầu bài tập (viết số thích hợp vào chổ chấm)
HS nêu cách làm
Cả lớp thực hiện
Bài 2: a. Hướng dẫn hs chuyển đổi đơn vị đo, chẳng hạn:
 	5 giờ = 1 giờ x 5 = 60 phút x 5 = 300 phút
- Hướng dẫn hs thực hiện phép chia : 420 : 60 = 7
 Vậy 420 giây = 7 phút
- Với dạng bài 1/12 giờ = ......phút, có thể hướng dẫn hs
 giờ = 60 x = 5 phút
- Với dạng bài : 3 giờ 15 phút = ....phút hướng dẫn hs như sau:
 3 giờ = 3 giờ + 15 phút = 180 phút + 15 phút
 = 195 phút
b. Tiến hành tương tự phần a
Bài 4: HS đọc bảng để biết thời điểm diễn ra từng hoạt động cá nhân của Hà
- Tính khoảng thời gian cúa các hoạt động được hỏi đến trong bài.
3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Khoa học
Chuỗi thức ăn trong tự nhiên
I. Mục tiêu:
- Nêu được ví dụ về chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
- Thể hiện mối qua hệ về thức ăn giữa sinh vật này với sinh vật khác bằng sơ đồ.
II. Đồ đùng dạy học: Hình trang 132, 133 SGK
- Giấy A4, bút vẽ cho các nhóm
III. Hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra:
- 2 HS vẽ và trình bày sơ đồ mối quan hệ sinh vật 
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn
- GV nhận xét, ghi điểm
2. Bài mới: 
* Giới thiệu bài
Hoạt động 1:
- GV vẽ sơ đồ mối quan hệ thứ ăn giữa các sinh vật với nhau, giữa sinh vật với yếu tố vô sinh.
- HS quan sát hình 1 sgk
 + Thức ăn của bò là gì?
 + Giữa cỏ và bò có quan hệ gì?
 + Phân bò được phân huỷ trở thành chất gì cung cấp cho cỏ?
 + Giữa phân bò và cỏ có quan hệ gì?
- Làm việc theo nhóm
Các nhóm thực hiện vẽ sơ đồ mối quan hệ giữa bò và cỏ
- Các nhóm trưng bày sản phẩm và trình bày
- Các nhóm lắng nghe - nhận xét
Kết luận:
Phân bò
à
Cỏ
à
Bò
Lưu ý: chất khoáng do phân bò phân huỷ ra là yếu tố vô sinh. Cỏ và bò là yếu tố hữu sinh
Hoạt động 2: Hình thành khái niệm chuổi thức ăn
- HS quan sát hình 2 SGK
 + Kể tên nhữnh gì được vẽ trong sơ đồ?
 + Chỉ và nối mối quan hệ về thức ăn trong thức ăn đó?
- Gọi HS trả lời nhận xét
- GV : ở hình 2: Cỏ là thức ăn của thỏ, thỏ là thức ăn của cáo, xác chết của cáo là thức ăn của vi khuẩn hoại sinh. Nhờ có vi khuẩn hoại sinh mà xác chết hữu cơ trở thành những chất khoáng (chất vô cơ), những chất khoáng này lại trở thành thức ăn của cỏ và các cây khác
- Nêu một số ví dụ khác về chuổi thức ăn
- Chuổi thức ăn là gì?
Kết luận: Những mối quan hệ về thức ăn trong tự nhiên được gọi là chuổi thức ăn. Trong tự nhiên có rất nhiều chuỗi thức ăn. Các chuỗi thức ăn thường bắt đầu từ thực vật. Thông qua các chuổi thức ăn, các yếu tố vô sinh và hữu sinh liên hệ mật thiết với nhau thành một chuỗi khép kín.
3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Kĩ thuật
 Lắp ghép mô hình tự chọn (tiết 1)
I. Mục tiêu: 
- Chọn được các chi tiết để lắp ghép mô hình tự chọn.
- Lắp ghép được một mô hình tự chọn. Mô hình lắp tương đối chắc chắn, sử dụng được.
II. Đồ dùng dạy học: Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật 
III. hoạt động dạy - học:
1. HS chọn mô hình lắp ghép 
- GV cho HS chọn một mô hình lắp ghép
- HS nghiên cứu các hình vẽ trong SGK hoặc tự sưu tầm một mô hình tùy thích.
- HS nêu các chi tiết cần chọn và cách lắp từng bộ phận
* Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học, dặn tiết sau tiếp tục thực hiện lắp ghép mô hình tự chọn, cho HS cất đồ dùng cẩn thận
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––-
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu:
- Thấy được những ưu điểm và tòn tại của bản thân, của bạn, của lớp , của trường trong tuần qua
- Nắm được nhiệm vụ và kế hoạch tuần sau
- Tạo cho các em được ý thức rèn luyện về mọi mặt: về học tập, vệ sinh cá nhân phong quang trường lớp
- Có thói quen nếp sống gọn gàng, sạch sẽ, sống vui tươi lành mạnh
II. Chuẩn bị:
- Sổ theo dõi các mặt của lớp
- Sổ ghi chép điểm ở đội cờ đỏ
III. hoạt động dạy - 

File đính kèm:

  • docTuan 33.doc