Giáo án Tổng hợp Lớp 4 - Tuần 27 - Năm học 2010-2011 - Trịnh Thị Oanh

doc88 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 178 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 4 - Tuần 27 - Năm học 2010-2011 - Trịnh Thị Oanh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 27
 Thứ hai ngày 14 tháng 3 năm 2011
TIẾT 1 : TOÁN
Bài 132 : LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
 - Rút gọn được phân số.
 - Nhận biết được phân số bằng nhau.
 - Biết giải bài toán có lời văn liên quan đến phân số.
II. LÊN LỚP :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ : ( 5' )
- GV yêu cầu HS nêu cách rút gọn phân số mà các em đã được học.
- GV nhận xét.
2. Dạy bài mới : ( 30')
a. Giới thiệu bài :
 Tiết học hôm nay các em tiếp tục rèn kĩ năng rút gọn phân số.
b. Luyện tập :
Bài 1:
- GV yêu cầu HS tự rút gọn sau đó so sánh đẻ tìm các phân số bằng nhau.
- GV nhận xét.
- GV nhận xét.
Bài 2 :
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài tập
- GV yêu cầu HS làm bài.
+ 3 tổ chiếm mấy phần số HS cả lớp ? Vì sao ?
+ 3 tổ có bao nhiêu HS ?
- GV nhận xét.
Bài 3 :
 - GV yêu cầu Hs đọc đề bài.
 - Gv đặt câu hỏi hướng dẫn HS tìm lời giải bài toán.
 + Bài toán cho biết gì ?
 + bài toán yêu cầu chúng ta làm gì ?
 + Làm thế nào để tính được số ki – lô – mét còn phải đi ?
 + Vậy trước hết chúng ta phải tính được gì ? 
- GV yêu cầu HS giải bài toán.
- GV nhận xét.
Bài 4 : 
- GV yêu cầu HS đọc đề.
- GV đặt câu hỏi hướng dẫn giải bài toán
+ bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán yêu cầu em làm gì ?
+ Làm thế nào để tính được số lít xăng có trong kho lúc đầu ?
+ Vậy trước hết chúng ta phải tính được gì ?
- GV yêu cầu HS giải.
- GV nhận xét bài làm của HS.
3. Củng cố : ( 5' )
- GV củng cố lại bài.
- Nhận xét tiết học.
- HS nêu.
- 2 HS lên bảng thực hiện, HS cả lớp làm vào vở. 
* Rút gọn :
 ; 
 ; 
* Các phân số bằng nhau :
 ; 
- 1 HS đọc , cả lớp theo dõi SGK.
+ 3 tổ chiếm số HS cả lớp . Vì số Hs cả lớp chia đều cho 4 tổ nghĩa là chia thành 4 phần bằng nhau, 3 tổ chiếm 3 phần như thế ?
+ 3 tổ có số HS là :
 32 x = 24 ( HS )
- 1 HS đọc đề bài
+ Bài toán cho biết quãng đường đi dài 15 km. Đã đi hết quãng đường.
+ Tìm xem còn phải đi bao nhiêu km nữa .
+ Lấy cả quãng đường trừ đi số km đã đi
+ Tính số ki – lô – mét đã đi.
- 1 HS giải bài toán.
Bài giải
Anh Hải đã đi được đoạn đường là :
15 x = 10 ( km )
Quãng đường anh Hải conf phải đi dài là:
15 – 10 = 5 ( km )
Đáp số : 5 km
- HS đọc đè bài toán.
+ Bài toán cho biết : 
 Lần đầu lấy 32850 lít
 Lần sau lấy bằng lần đầu.
 Còn lại 56 200 lít
+ Bài toán yêu cầu ta tìm số lít xăng có trong kho lúc đầu.
+ Lấy số lít xăng của hai lần đã lấy cộng với số lít xăng còn lại trong kho.
+ Phải tính được lần thứ hai lấy bao nhiêu lít xăng.
- 1 HS giải 
Bài giải
 Lần thứ hai lấy số lít xăng là :
 32850 : 3 = 10950 ( lit )
 Số xăng có trong kho lúc đầu là :
32850 + 10950 + 56200 = 100000 ( lít )
Đáp số : 100000 lít
TIẾT 2 : KHOA HỌC
Bài 53 : CÁC NGUỒN NHIỆT
I. MỤC TIÊU :
 - Kể tên và nêu được vai trò của một số nguồn nhiệt.
 - Thực hiện được một số biện pháp an toàn, tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt trong sinh hoạt. Ví dụ : Theo dõi khi đun nấu ; tắt bếp khi đun xong,...
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Hộp diêm, nến, bàn là, kính lúp (nếu trời nắng).
 - Giấy khổ to kẻ sẵn 2 cốt: 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG;
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
+ Gọi 2 HS lên bảng:
- Lấy ví dụ về vật cách nhiệt, vẫn dẫn nhiệt và ứng dụng trong cuộc sống.
- Hãy mô tả nội dung thí nghiệm chứng tỏ không khí có tính cách nhiệt.
+ Nhận xét, cho điểm.
2. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu bài (1’) 
2. HĐ1: Tìm hiểu các nguồn nhiệt và vai trò của chúng (12’)
+ Tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi. Quan sát tranh minh họa, dựa vào hiểu biết thực tế trả lời các câu hỏi sau:
+ Em hãy cho biết những vật nào là nguồn tỏa nhiệt cho các vật xung quanh? Nêu vai trò của từng nguồn nhiệt ấy?
+ Các nguồn nhiệt thường được dùng để làm gì?
+ Khi ga, củi hay than bị cháy hết thì còn nguồn nhiệt nữa hay không?
" Kết luận về các nguồn nhiệt và vai trò của từng nguồn nhiệt.
3. HĐ2: Tìm hiểu những rủi ro, nguy hiểm khi sử dụng nguồn nhiệt (11’)
+ Nhà em sử dụng nguồn nhiệt nào?
+ Em còn biết những nguồn nhiệt nào khác?
+ Tổ chức cho HS thảo luận nhóm bàn: Hãy ghi những rủi ro, nguy hiểm và cách phòng tránh rủi ro, nguy hiểm khi sử dụng các nguồn điện (theo phiếu).
+ 2 HS lên bảng trả lời.
+ Lớp nhận xét, bổ sung.
+ Thảo luận cặp đôi.
+ Một số HS nêu, lớp nhận xét, bổ sung.
- Mặt trời giúp cho mọi sinh vật sưởi ấm, phơi khô thóc, lúa, quần áo
- Ngọn lửa của bếp ga, củi giúp ta nấu chín được thức ăn, đun sôi nước..
- Lò sưởi điện làm cho không khí nóng lên vào mùa đông, giúp con người sưởi ấm.
- Bàn là điện giúp ta là khô, là phẳng quần áo
+ Thường được dùng để: đun nấu, sấy khô, sưởi ấm
+ Khi ga, củi, than cháy hết thì ngọn lửa sẽ tắt và không còn nguồn nhiệt nữa.
+ HS nêu: ánh sáng mặt trời, bếp củi, bếp điện, bàn là điện, bếp than, bếp ga, lò sưởi, mấy sấy tóc
+ Lò nung gạch, lò nung đồ gốm, lò rèn
+ HS thảo luận.
+ Đại diện các nhóm nêu, nhóm khác nhận xét. 
+ Dán phiếu lên bảng.
Những rủi ro, nguy hiểm có thể xảy ra khi sử dụng nguồn nhiệt
Cách phòng tránh
- Bị cảm nắng
- Bị bỏng do bàn là, nước sôi
- Cháy nồi xoong do lửa quá to.
- Đội mũ, đeo kính khi ra đường. Không nên chơi ở chỗ quá nắng.
- Không nên chơi đùa gần với nơi có bàn là, bếp than, ấm nước hay phích nước sôi.
- Cần để lửa vừa phải.
+ Tại sao chúng ta phải dùng lót tay để bê nồi xoong ra khỏi nguồn nhiệt?
4. HĐ3: Tìm hiểu việc thực hiện tiết kiệm khi sử dụng nguồn nhiệt (7’)
+ Vì sao chúng ta cần sử dụng tiết kiệm các nguồn nhiệt?
+ Chúng ta cần sử dụng các nguồn nhiệt tiết kiệm như thế nào?
3, Củng cố – dặn dò: 
	- Nhận xét giờ học
	- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
+ Vì lót tay là vật cách nhiệt tốt sẽ giúp bê xoong nồi ra k hỏi nguồn nhiệt sẽ tránh cho nguồn nhiệt truyền vào tay ta, tránh làm hỏng nồi xoong, hỏng đồ dùng.
+ Bởi vì chỉ có ánh sáng mặt trời là vô tận còn các nguồn nhiệt khác đều có thể cạn kiệt nếu không sử dụng tiết kiệm.
+ Một số HS nêu.
TIẾT 3 : LỊCH SỬ
Bài 27 : THÀNH THỊ Ở THẾ KỈ XVI - XVII
I. MỤC TIÊU:
 - Miêu tả những nét cụ thể, sinh động về ba thành thị : Thăng Long, Phố Hiến, Hội An ở thế kỉ XVI – XVII để thấy rằng thương nghiệp thời kì này rất phát triển ( cảnh buôn bán nhộn nhịp, phố phường nhà cửa, dân cư ngoại quốc,...)
 - Dùng lược đồ chỉ vị trí quan sát tranh, ảnh về các thành thị này.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 - Bản đồ Việt Nam .
 - Tranh vẽ cảnh Thăng Long và Phố Hiến ở thế kỉ XVI-XVII .
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định
2.Kiểm tra bài cũ : ( 5') 
 + Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong đã diễn ra như thế nào ?
 + Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong có tác dụng như thế nào đối với việc phát triển nông nghiệp ?
 -GV nhận xét, ghi điểm .
3.Bài mới : ( 30' )
 a.Giới thiệu bài: Ghi tựa:” Thành thị ở thế kỉ XVI – XVII”
 b.Phát triển bài :
 ØThăng Long, Phố Hiến, Hội An – ba thành thị lớn. Hoạt động cả lớp:
 -GV trình bày khái niệm thành thị : Thành thị ở giai đoạn này không chỉ là trung tâm chính trị, quân sự mà còn là nơi tập trung đông dân cư, công nghiệp và thương nghiệp phát triển .
 -GV treo bản đồ VN và yêu cầu HS xác định vị trí của Thăng Long , Phố Hiến , Hội An trên bản đồ .
 -GV nhận xét .
 ØTình hình kinh tế nước ta thế kỉ XVI – XVII. Hoạt động nhóm:
 - GV phát PHT cho các nhóm và yêu cầu các nhóm đọc và có nhận xét của người nước ngoài về Thăng Long, Phố Hiến , Hội An (trong SGK) để điền vào bảng thống kê sau cho chính xác:
 -GV yêu cầu vài HS dựa vào bảng thống kê và nội dung SGK để mô tả lại các thành thị Thăng Long, Phố Hiến, Hội An ở thế kỉ XVI-XVII .
 - GV nhận xét .
 - GV hướng dẫn HS thảo luận cả lớp để trả lời các câu hỏi sau:
 +Nhận xét chung về số dân, quy mô và hoạt động buôn bán trong các thành thị ở nước ta vào thế kỉ XVI-XVII .
 +Theo em, hoạt động buôn bán ở các thành thị trên nói lên tình hình kinh tế (nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp) nước ta thời đó như thế nào ?
 -GV nhận xét .
4.Củng cố 
 -GV cho HS đọc bài học trong khung .
 -Cảnh buôn bán tấp nập ở các đô thị nói lên tình trạng kinh tế nước ta thời đó như thế nào?
5. Dặn dò
 -Về học bài và chuẩn bị trước bài : “Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long”.
 -Nhận xét tiết` học .
Hát 
-HS trả lời .
-HS cả lớp bổ sung .
-HS phát biểu ý kiến.
-2 HS lên xác định .
-HS nhận xét .
-HS đọc SGK và thảo luận rồi điền vào bảng thống kê để hoàn thành PHT.
-2 HS mô tả.
-HS nhận xét và chọn bạn mô tả hay nhất.
-HS cả lớp thảo luận và trả lời.
-2 HS đọc bài .
-HS nêu. 
-HS cả lớp .
TIẾT 3: ĐẠO ĐỨC
Bài 26: TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO
 ( Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
 - Nêu được ví dụ về hoạt động nhân đạo.
 - Thông cảm với bạn bè và những người gặp khó khăn, hoạn nạn ở lớp, ở trường và cộng đồng.
 - Tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo ở lớp, ở trường và ở địa phương phù hợp với khả năng và vận động bạn bè, gia đình cùng tham gia.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG Tiết: 2
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
 GV yêu cầu HS nêu lại phần ghi nhớ.
2. Dạy bài mới:
Hoạt động 1:
Thảo luận theo nhóm đôi .
-GV nêu yêu cầu bài tập.
 Những việc làm nào sau là nhân đạo?
a/. Uống nước ngọt để lấy thưởng.
b/. Góp tiền vào quỹ ủng hộ người nghèo.
c/. Biểu diễn nghệ thuật để quyên góp giúp đỡ những trẻ em khuyết tật.
d/. Góp tiền để thưởng cho đội tuyển bóng đá của trường.
e/. Hiến máu tại các bệnh viện.
 -GV kết luận:
 +b, c, e là việc làm nhân đạo.
 +a, d không phải là hoạt động nhân đạo.
Hoạt động 2:
Xử lí tình huống.
 -GV chia 2 nhóm và giao cho mỗi nhóm HS thảo luận 1 tình huống.
òNhóm 1 :
a/. Nếu trong lớp em có bạn bị liệt chân.
òNhóm 2 :
b/. Nếu gần nơi em ở có bà cụ sống cô đơn, không nơi nương tựa.
 -GV kết luận:
 +Tình huống a: Có thể đẩy xe lăn giúp bạn (nếu bạn có xe lăn) ,quyên góp tiền giúp bạn mua xe (nếu bạn có xe và có nhu cầu  ),
 +Tình huống b: Có thể thăm hỏi, trò chuyện với bà cụ, giúp đỡ bà những công việc lặt vặt thường ngày như lấy nước, quét nhà, quét sân, nấu cơm, thu dọn nhà cửa.
Hoạt động 3:
 Thảo luận nhóm.
 -GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
 -GV kết luận:
 Cần phải cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ những người khó khăn, cách tham gia hoạn nạn bằng những hoạt động nhân đạo phù hợp với khả năng.
ïKết luận chung :
 -GV mời 1- 2 HS đọc to mục .
.4.Củng cố - Dặn dò:
 -HS thực hiện dự án giúp đỡ những người khó khăn, hoạn nạn đã xây dựng theo kết quả bài tập 5.
 -Chuẩn bị bài tiết sau.
- 2 HS nêu lại ghi nhớ.
-HS thảo luận.
-Đại diện các nhóm trình bày ý kiến trước lớp - Cả lớp nhận xét, bổ sung.
-HS lắng nghe.
-Các nhóm thảo luận.
-Theo từng nội dung, đại diện các nhóm cùng lớp trình bày, bổ sung, tranh luận ý kiến.
-Các nhóm thảo luận và ghi kết quả vào phiếu điều tra theo mẫu.
-Đại diện từng nhóm trình bày. Cả lớp trao đổi, bình luận.
-HS lắng nghe.
-HS đọc ghi nhớ.
-Cả lớp thực hiện.
 Thứ ba ngày 15 tháng 03 năm 2011
TIẾT 1 : TẬP ĐỌC
Bài 53 : DÙ SAO TRÁI ĐẤT VẪN QUAY !
I. MỤC TIÊU ;
 - Đọc rành mạch, trôi chảy.
 - Đọc đúng các tên riêng nước ngoài ; biết đọc giọng kể chậm rãi, bước đầu bộc lộ thái độ ca ngợi hai nhà bác học dũng cảm.
 - Hiểu ND : Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm , kiên trì bảo vệ chân lí khoa học. ( trả lời được các câu hỏi trong SGK )
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ (4’)
+ Gọi 4 HS đọc phân vai truyện “Ga-vrốt ngoài chiến lũy”?. Nêu nội dung của câu chuyện?
+ Nhận xét, cho điểm.
B. Dạy học bài mới: 
1. Giới thiệu bài
2. HĐ1: Hướng dẫn luyện đọc (10’)
+ Bài tập đọc có thể chia làm mấy đoạn? Cụ thể các đoạn như thế nào?
+ Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn. Lưu ý cho HS đọc đúng câu: Dù sao trái đất vẫn quay! (Thể hiện thái độ bực tức, phẫn nộ của Galilê).
+ Theo dõi, sửa lỗi phát âm cho HS.
+ Đọc mẫu: giọng kể, chậm rãi.
3. HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu bài (10’)
Đoạn 1:
+ ý kiến của Cô-péc-níc có điểm gì khác với ý kiến chung lúc bấy giờ?
+ Vì sao phát hiện của Cô-péc-níc lại được coi là tà thuyết?
+ Sử dụng sơ đồ hệ mặt trời và giảng bài: Thời của Cô-péc-níc, khi khoa học kĩ thuật chưa phát triển thì người ta luôn cho rằng tất cả đều do chúa trời tạo ra. Trái đất là trung tâm của vũ trụ, đứng yên một chỗ, còn mặt trời, mặt trăng và các vì sao phải quay xung quanh nó. Còn Cô-péc-níc đã chứng minh ngược lại: Chính trất đất mới là 1 hành tinh quay xung quanh mặt trời. Điều đó đã làm cho mọi người vô cùng sửng sốt vì sai lời chúa.
+ Vậy Đoạn 1 cho ta biết điều gì?
Đoạn 2:
+ Ga-li-lê viết sách nhằm mục đích gì?
+ Vì sao tòa án lúc ấy lại xử phạt ông?
" Gần 1 thế kỉ sau, Ga-li-lê lại ủng hộ tư tưởng khoa học của Cô-péc-níc bằng cách cho ra đời một cuốn sách mới. Lập tức ông bị tòa án xử vẫn với lí do ông đã nói ngược với những lời phán bảo của Chúa trời, chống đối lại quan điểm của Giáo hội. Khi đó ông đã gần 70 tuổi.
+ Đoạn 2 kể lại chuyện gì?
Đoạn 3:
+ Lòng dũng cảm của Cô-péc-níc và Galilê được thể hiện ở chỗ nào?
( Có thể gộp ý của Đ2 + Đ3 lại).
+ Bài tập đọc ca ngợi điều gì?
4. HĐ3: Hướng dẫn luyện đọc (8’)
+ Yêu cầu 3 HS đọc từng đoạn của bài tập đọc.
+ Để thể hiện được nội dung của bài tập đọc chúng ta cần đọc với giọng như thế nào?
+ Đưa đoạn 3 (chép sẵn bảng phụ).
+ Đoạn văn cần nhấn giọng ở những từ ngữ nào?
(Gạch chân các từ)
C, Củng cố – dặn dò: 
	- Củng cố lại nội dung bài học.
	- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
+ 4 HS đọc phân vai và nêu nội dung.
+ Lớp nhận xét, bổ sung.
+ 1 HS đọc cả bài.
+ 3 đoạn: Đ1: Xưa kia chúa trời.
 Đ2: Chưa đầy bảy chục tuổi 
 Đ3: Còn lại.
+ HS luyện đọc theo đoạn (3 lượt).
+ HS luyện đọc nhóm đôi.
+ 2 HS thi đọc trước lớp.
+ 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
+ Lúc bấy giờ người ta cho Trái đất là trung tâm của vũ trụ, đứng yên một chỗ còn mặt trời, mặt trăng và các vì sao quay xung quanh trái đất. Cô-péc-níc lại chứng minh rằng trái đất quay xung quanh mặt trời.
+ Vì nó ngược lại với những phán bảo của chúa trời.
" ý1: Cô-péc-níc dũng cảm bác bỏ ý kiến sai lầm, công bố phát hiện mới.
+ 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
+ Nhằm ủng hộ, cổ vũ ý kiến của Cô-péc-níc.
+ Vì cho rằng ông cũng như Cô-péc-níc nói ngược với những lời phán bảo của chúa trời.
" ý2: Ga-li-lê bị xét xử.
+ 2 ông đã dám nói lên khoa học chân chính, nói ngược với lời phán bảo của Chúa Trời. Galilê đã bị đi tù nhưng ông vẫn bảo vệ chân lí.
" ý3: Sự dũng cảm bảo vệ chân lí của nhà bác học Ga-li-lê.
" Nội dung: Ca ngợi những nhà khoa học chânchính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học.
+ 3 HS đọc.
+ HS nêu.
+ 1 HS đọc.
+ HS nêu: Cổ vũ, cấm, mang, xét xử.
+ HS luyện đọc nhóm đôi.
+ 2 HS thi đọc trước lớp.
TIẾT 2 : LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Bài 53 : CÂU KHIẾN
I. MỤC TIÊU:
 - Nắm được cấu tạo và tác dụng của câu khiến ( ND ghi nhớ ).
 - Nhận biết được câu khiến trong đoạn trích ( BT1, mục III ); bước đầu biết đặt câu 
 khiến nói với bạn, với anh, chị hoặc với thầy cô ( BT3 ).
 HS khá, giỏi tìm thêm được các câu khiến trong SGK ( BT2, mục III ) đặt được 2 câu khiến với hai đối tượng khác nhau ( BT3 ).
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ: (3 - 5’)
+ Gọi 2 HS lên bảng:
- Đọc thuộc lòng các thành ngữ ở chủ điểm “Dũng cảm” và giải thích 1 câu thành ngữ mà em thích?
+ Nhận xét, ghi điểm.
B. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu bài (1’)
2. HĐ1: Hướng dẫn nhận xét (12’)
Bài 1,2: 
+ Câu nào trong đoạn văn được in nghiêng?
+ Câu in nghiêng đó dùng để làm gì?
+ Cuối câu đó sử dụng dấu gì?
" Câu: “Mẹ mời sứ giả vào đây cho con!” là lời của Thánh Gióng nói với mẹ. Thánh Gióng nói để nhờ mẹ gọi sứ giả vào. Những câu dùng để đưa ra lời đề nghị, yêu cầu, nhờ vả người khác một việc gì đó gọi là câu khiến.
+ Vậy thế nào là câu khiến? Cho ví dụ?
Bài 3: 
+ Theo dõi, giúp đỡ học sinh đóng vai
+ Ví dụ: Học sinh mượn vở của bạn có thể nói:
- Nam ơi, cho tớ mượn quyển vở của cậu với!
- Làm ơn cho tớ mượn quyển vở của cậu một lát nhé!
- Nga ơi, hãy cho tớ mượn quyển vở của cậu một lát đi!
- Cho mình mượn quyển vở của bạn với!
" Chốt ý cho học sinh về khái niệm câu khiến.
Ghi nhớ (SGK).
3. HĐ2: Luyện tập (18’)
Bài 1: Tìm câu khiến trong những đoạn trích sau:
+ Treo bảng phụ.
Bài 2: Tìm 3 câu khiến trong SGK Tiếng Việt hoặc Toán của em.
+ Trong SGK, câu khiến thường dùng để yêu cầu các em trả lời câu hỏi hoặc giải đáp bài tập. Cuối các câu khiến này thường dùng dấu chấm. Còn các câu khiến trong truyện kể, bài thơ, bài tập đọc thường có dấu chấm than ở cuối câu.
Bài 3: Hãy đặt 1 câu khiến để nói với bạn, với anh chị hoặc với thầy giáo (cô giáo).
Ví dụ: - Bạn đi nhanh lên nào!
- Em xin phép cô cho em vào lớp!
- Anh sửa cho em cái bút này với!
C, Củng cố – dặn dò: 
	- Nhận xét giờ học.
	- Dặn HS chuẩn bị bài sau
+ 2 HS lên bảng trả lời.
+ Lớp nhận xét.
+ 2 HS nêu yêu cầu.
+ Câu: Mẹ mời sứ giả vào đây cho con!
+ Là lời nói của Gióng nhờ mẹ gọi sứ giả vào.
+ Cuối câu đó sử dụng dấu than.
+ Một số học sinh nêu.
+ 2 HS nêu yêu cầu, làm việc cặp đôi.
+ Một số học sinh đứng tại chỗ đóng vai: 1 HS đứng tại chỗ đóng vai mượn vở, 1 HS cho mượn.
+ 2 HS nhắc lại.
+ 2 HS nêu yêu cầu và các đoạn văn.
+ 2 HS lên làm trên bảng phụ. Cả lớp làm vào vở bài tập.
+ HS nhận xét bài làm của bạn, chữa bài.
Đ1: Hãy gọi người hàng hành vào cho ta!
Đ1: Lần sau, khi nhảy múa phải chú ý nhé! Đừng có nhảy lên boong tàu!
Đ3: Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương!
Đ4: Con đi nhặt cho đủ 100 đốt tre, mang về đây cho ta!
+ 2 HS nêu yêu cầu.
+ HS thảo luận nhóm đôi.
+ Một số HS nêu, lớp nhận xét, bổ sung.
Ví dụ: Bài “Ga-vrốt ngoài chiến lũy”:
- Vào ngay!
- Tí ti thôi! – Ga-vrốt nói.
+ Bài “Dế Mèn bệnh vực kẻ yếu”
- Có phá hết các vòng vây đi không!
+ Toán: Hãy so sánh các phân số sau!
+ 2 HS nêu yêu cầu
+ HS tự đặt câu.
+ 1 số HS nêu, lớp nhận xét.
TIẾT 3 : TOÁN
Bài 132 : KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HKII
TIẾT 4 : ĐỊA LÍ
Bài 27 : NGƯỜI DÂN VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT Ở ĐỒNG 
 BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG
I. MỤC TIÊU :
 - Biết người Kinh, người Chăm và một số dân tộc ít người khác là cư dân chủ yếu của đồng bằng duyên hải miền Trung.
 - Trình bày một số nét tiêu biểu về hoạt động sản xuất : trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thủy sản,...
 HS khá, giỏi : Giải thích được vì sao người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung lại trồng lúa, mía và làm muối : khí hậu nóng, có nguồn nước, ven biển.
 GDBVMT : HĐ 2
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 - Bản đồ VN.
III.HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định
2.Kiểm tra bài cũ : ( 5' )
 +Nêu đặc điểm của khí hậu vùng ĐB duyên hải miền Trung.
 +Hãy đọc tên các ĐB duyên hải miền Trung theo thứ tự từ Bắc vào Nam (Chỉ bản đồ).
 GV nhận xét, ghi điểm.
3.Bài mới : ( 30' )
 a.Giới thiệu bài: Ghi tựa: “Người dân và hoạt động sảnxuất ở đồng bằng duyên hải miền trung”
 b.Phát triển bài : 
 1.Dân cư ở đồng bằng duyên hải miền Trung:
 *Hoạt động cả lớp
 -GV thông báo số dân của các tỉnh miền Trung, phần lớn số dân này sống ở các làng mạc, thị xã và TP ở duyên hải. GV chỉ trên bản đồ cho HS thấy mức độ tập trung dân được biểu hiện bằng các kí hiệu hình tròn thưa hay dày . Nếu so sánh với ĐB Bắc Bộ thì dân cư ở đây không đông đúc bằng .
 -GV yêu cầu HS quan sát hính 1 ,2 rồi trả lời các câu hỏi trong SGK. 
-Gv: Trang phục hàng ngày của người Kinh , người Chăm gần giống nhau như áo sơ mi , quần dài để thuận tiện trong lao động sản xuất .
 2.Hoạt động sản xuất của người dân 
 *Hoạt động cả lớp:
 -GV yêu cầu một số HS đọc , ghi chú các ảnh từ hình 3 đến hình 8 và cho biết tên các hoạt động sản xuất .
 -GV ghi sẵn trên bảng bốn cột và yêu cầu 4 HS lên bảng điền vào tên các hoạt động sản xuất tương ứng với các ảnh mà HS quan sát . 
Trồng trọt: -Mía, lúa
Chăn nuôi: -Gia súc
Nuôi trồng đánh bắt thủy sản: -Tôm, cá
Ngành khác: -Muối
-GV cho HS thi “Ai nhanh hơn” : cho 4 HS lên bảng thi điền vào các cột xem ai điền nhanh , điền đúng. Gv nhận xét, tuyên dương.
 -GV giải thích thêm:
 +Tại hồ nuôi tôm người ta đặt các guồng quay để tăng lượng không khí trong nước, làm cho tôm nuôi phát triển tốt hơn.
 +Để làm muối, người dân phơi nước biển cho bay bớt hơi nước còn lại nước biển mặn, sau đó dẫn vào ruộng bằng phẳng để nước chạt bốc hơi nước tiếp, còn lại muối đọng trên ruộng và được vun thành từng đống như trong ảnh.
 -GV khái quát: Các hoạt động sản xuất của người dân ở huyện duyên hải miền Trung mà HS đã tìm hiểu đa số thuộc ngành nông – ngư nghiệp. 
+Vì sao người dân ở đây lại có những hoạt động sản xuất này ?
 -GV đề nghị HS đọc bảng: Tên ngành sản xuất và một số điều kiện cần thiết để sản xuất, sau đó yêu cầu HS 4 nhóm thay phiên nhau trình bày lần lượt từng ngành sản xuất (không đọc theo SGK) và điều kiện để sản xuất từng ngành.
GDBVMT : GDHS có ý thức trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản.
4.Củng cố : ( 5' )
 -GV yêu cầu HS:
 +Nhắc lại tên các dân tộc sống tập trung ở duyên hải miền Trung và nêu lí do vì sao dân cư tập trung đông đúc ở vùng này.
 +Yêu cầu 4 HS lên ghi tên 4 hoạt động sản xuất phổ biến của nhân dân trong vùng .
 +Tiếp tục yêu cầu 4 HS khác lên điền bảng các điều kiện của từng hoạt động sản xuất.
 +Yêu cầu một số HS đọc kết quả và nhận xét.
 -GV kết luận: Mặc dù thiên nhiên thường gây bão lụt và khô hạn, người dân miền Trung vẫn luôn khai thác các điều kiện để sản xuất ra nhiều sản phẩm phục vụ nhân dân trong vùng và các vùng khác.
 -Về nhà học bài và chuẩn bị bài tiếp theo.
-Nhận xét tiết học.
-HS hát
-HS trả lời.
-HS khác nhận xét, bổ sung.
-HS lắng nghe .
-Quan sát BĐ phân bố dân cư VN , HS so sánh và nhận xét được ở miền Trung vùng ven biển có nhiều người sinh sống hơn ở vùng núi Trường Sơn
-HS quan sát và trả lời .
-HS: phụ nữ Kinh mặc áo dài , cổ cao ; còn phụ nữ Chăm mặc váy dài , có đai thắt ngang và khăn choàng đầu.
-HS đọc và nói tên các hoạt động sản xuất 
-HS lên bảng điền .
-HS thi điền .
-Cho 2 HS đọc lại kết quả làm việc của các bạn và nhận xét.
-HS trả lời.
-HS khác nhận xét
-3 HS đọc.
Trồng lúa
Trồng mía, lạc
Làm muối
Nuôi, đánh bắt thủy sản
-HS cả lớp.
 Thứ tư ngày 16 tháng 03 năm 2011
TIẾT 1: THỂ DỤC
Bài 53 : DI CHUYỂN TUNG VÀ BẮT BÓNG – NHẢY DÂY KIỂU 
 CHÂN TRƯỚC, CHÂN SAU - MÔN THỂ THAO TỰ
 CHỌN - TÂNG CẦU BẰNG ĐÙI ; MỘT SỐ ĐỘNG 
 TÁC BỖ TRỢ NÉM BÓNG.
 TRÒ CHƠI " DẪN BÓNG "
I. MỤC TIÊU:
 - Bước đầu thực hiện được động tác di chuyển tung và bắt bóng bằng hai tay ( di chuyển và dùng sức tung bóng đi hoặc chọn điểm rơi để bắt bóng gọn ).
 - Thực hiện được nhảy dây kiểu chân trước, chân sau.
 - Bước đầu biết cách thực hiện tâng cầu bằng đùi hoặc tung bóng 150g từ tay nọ sang tay kia, vặn mình chuyển bóng từ tay nọ sang tay kia, ngồi xổm tung và bắt bóng, cúi người chuyển bóng từ tay nọ sang tay kia qua khoeo chân.
 - Biết cách chơi và tham gia chơi được.
II. ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG TIỆN :
 Địa điểm : Trên sân trường . Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. 
 Phương tiện : Mỗi HS chuẩn bị 1 dây nhảy, dụng cụ để tổ chức trò chơi và tập môn tự chọn. 
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
1 . Phần mở đầu: 
 -Tập hợp lớp, ổn định: Điểm danh sĩ số.
 -GV phổ biến nội dung: Nêu mục tiêu - yêu cầu giờ học. 
 -Khởi động: Khởi động xoay các khớp đầu gối, hông, cổ chân, rồi giậm chân tại chỗ và hát. 
 -Ôn các động tác tay, chân, lườn, bụng phối hợp và nhảy của bài thể dục phát triển chung do cán sự điều khiển. 
 -Ôn nhảy dây. 
 -Kiểm tra bài cũ: Gọi HS tạo thành một đội thực hiện động tác “Di chuyển tung và bắt bóng” . 
 2 . Phần cơ bản:
 -GV chia học sinh thành 2 tổ luyện tập, một tổ học nội dung của môn tự chọn, một tổ học trò chơi “DẪN BÓNG ”, sau 9 đến 11 phút đổi nội dung và địa điểm theo phương pháp phân tổ quay vòng.
 a) Môn tự chọn:
 -Đá cầu 
 * Tập tâng cầu bằng đùi :
 -GV làm mẫu, giải thích động tác:
 TTCB : Đứng chân thuận phía sau hơi co gối, nửa trước bàn chân chạm đất, trọng âtm dồn vào chân trước. Tay cùng bên với chân thuận cầm cầu, tay kia buông tự nhiên, mắt nhìn cầu. 
 Động tác: Tung cầu lên cao lhoảng 0,3 – 0,5m, cách ngực 0,2 – 0,4m, mắt nhìn theo cầu để dự đoán hướng cầu rơi. Di chuyển về phía cầu rơi, co gối chân thuận, dùng đùi tâng cầu lên cao. Tiếp theo di chuyển theo hướng cầu rơi để tâng cầu lên. 
 -Cho HS tập cách cầm cầu và đứng chuẩn bị, GV sửa sai cho các em. 
 -GV cho HS tập tung cầu và tâng cầu bằng đùi đồng loạt, GV nhận xét, uốn nắn sai chung. 
 -GV chia tổ cho các em tập luyện. 
 -Cho mỗi tổ cử 1 – 2 HS (1nam, 1nữ ) thi xem tổ nào tâng cầu giỏi. 
 -Ném bóng 
 * Tập các động tác bổ trợ : 
 * Tung bóng từ tay nọ sang tay kia 
 TTCB : Đứng hai chân rộng bằng vai, hai tay hơi co ở khuỷu, hai cẳng tay hướng chếch sang hai bên. Một tay cầm bóng, mắt nhìn theo bóng. 
 Động tác: Tung bóng lên cao qua đầu từ tay này sang tay kia và bắt bóng (bằng một hoặc hai tay), sau đó tung ngược trở lại. 
 * Vặn mình chuyển bóng từ tay nọ sang tay kia 
 TTCB: Đứng hai chân rộng bằng vai, hai tay dang ngang, bàn tay hướng trước, tay phải cầm bóng. 
 Động tác: Vặn mình sang trái, tay phải đưa bóng ra trước, sang ngang đến tay trái, chuyển bóng sang tay trái, sau đó tay phải đưa ngược về vị trí ban đầu. Tiếp theo vặn mình sang phải, tay trái đưa bóng sang tay phải. Động tác tiếp tục như vậy trong một s

File đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 4(6).doc