Giáo án Tổng hợp Lớp 4 - Chương trình cả năm - Năm học 2009-2010 - Bùi Thị Bích

doc419 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 192 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 4 - Chương trình cả năm - Năm học 2009-2010 - Bùi Thị Bích, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 1
Thứ hai ngày 24 tháng 8 năm 2009
	Tập đọc
 Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
I - Mục đích, yêu cầu:
1. Rèn kỹ năng đọc đúng các từ và các câu, đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn. Biết cách đọc bài phù hợp với diễn biến của câu chuyện, với lời lẽ và tính cách của từng nhân vật.
2. Hiểu các từ ngữ trong bài: Cỏ xước. Nhà Trò, bự, lương ăn, ăn hiếp, mai phục,....
Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp - bênh vực người yếu, xoá bỏ ấp bức bất công.
3. Giáo dục học sinh có tấm lòng hào hiệp, yêu thương người khác, sẵn sàng giúp đỡ bênh vực kẻ yếu.
II - Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ SGK, cây cỏ xước, ảnh dế mèn, nhà trò.
- Bảng phụ, phấn màu, bút dạ.
III - Các hoạt động dạy - học:
A) Mở đầu: Giáo viên giới thiệu 5 chủ điểm trong SGK - Tiếng Việt 4, Tập 1.
B) Dạy bài mới:
1 - Giới thiệu chủ điểm và bài đọc:
- Giáo viên giới thiệu chủ điểm đầu tiên.
- Giáo viên giới thiệu tác phẩm "Dế Mèn phiêu lưu ký" - Tô Hoài.
- Giáo viên giới thiệu bài đọc "Dề Mèn bênh vực kẻ yếu"
- Học sinh quan sát tranh chủ điểm.
- Học sinh tìm đọc truyện.
- Học sinh quan sát tranh minh hoạt SGK, dế mèn, nhà trò.
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc:
- Giáo viên yêu cầu học sinh mở SGK trang 4-5, gọi 4 học sinh tiếp nối nhau đọc bài trước lớp.
- Giáo viên kết hợp sửa lỗi phát âm sai: Cánh bướm non, năm trước, lương ăn,...
- Yêu cầu 4 học sinh tiếp theo đọc 4 đoạn.
- Giáo viên cho học sinh xem cây cỏ xước và giải nghĩa thêm: ngắn chùn chùn, thui thủi.
- Yêu cầu học sinh luyện đọc theo cặp.
- 1-2 học sinh đọc cả bài.
- Giáo viên đọc diễn cảm cả bài.
b) Tìm hiểu bài:
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thầm, đọc lướt từng đoạn, cả bài rồi thảo luận nhóm cách trả lời các câu hỏi SGK.
- Giáo viên chốt ý.
c) Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm:
- Gọi 4 học sinh đọc nối tiếp 4 đoạn.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm đoạn văn: "Năm trước........ kẻ yếu".
- Giáo viên nhận xét, uốn nắn.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Giúp học sinh liên hệ bản thân.
- Giáo viên nhận xét hoạt động của học sinh trong giờ học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài sau
- 1 Học sinh đọc cả bài.
- Học sinh đọc theo thứ tự:
+ Đoạn 1: 2 dòng đầu.
+ Đoạn 2: 5 dòng tiếp theo
+ Đoạn 3: 5 dòng tiếp.
+ Đoạn 4: Phần còn lại.
- Học sinh đọc, kết hợp tìm hiểu nghĩa từ khó.
- Học sinh đặt câu với từ "Thui thủi"
- Học sinh thực hiện trong nhóm đôi.
- Cả lớp theo dõi.
- Học sinh lắng nghe.
- HS thực hiện yêu cầu của giáo viên:
+ Đọc thầm và trả lời câu hỏi 1,2,3,4
+ Nêu nội dung chính của bài.
- Vài học sinh nhắc lại.
- 4 Học sinh dọc - cả lớp nghe - nhận xét giọng đọc của bạn.
- Học sinh luyện đọc theo cặp.
- 1 vài học sinh thi đọc diễn cảm.
- Học sinh nhận xét.
- Học sinh nói nhiều điều học tập được ở nhân vật dế mèn.
Toán
Ôn tập các số đến 100.000
I - Mục iêu: Giúp học sinh ôn tập về:
- Cách đọc, viết các số trong phạm vi 100.000.
- Phân tích cấu tạo số.
- Tính chu vi của một hình.
II - Đồ dùng dạy - học:
- Bảng phụ kẻ bài tập 2; phấn màu.
III - Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A) Mở đầu: GV giới thiệu về chương trình toán 4, yêu cầu của bộ môn.
B) Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài - ghi bảng.
2. Ôn lại cách đọc số, viết số và các hàng.
- Giáo viên viết số 83251, yêu cầu học sinh đọc số, nêu rõ chữ số của từng hàng.
- Cho học sinh nêu quan hệ giữa hai hàng liền kề.
- Gọi một số học sinh nêu các số tròn chục, trăm, nghìn, chục nghìn.
3 - Thực hành:
Bài 1: - Gọi học sinh nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu học sinh nhận xứt, nêu quy luật.
- Giáo viên kẻ tia số lên bảng.
- Gọi 2 học sinh lên bảng chữa bài.
- Giáo viên kết luận cách làm.
Bài 2: - Giáo viên cho học sinh tự phân tích mẫu, sau đó tự làm bài.
- Giáo viên chú ý học sinh cách đọc số: 70 008.
- Gọi 1 học sinh lên bảng chữa bài.
- Giáo viên chú ý học sinh cách đọc viết số.
Bài 3: Yêu cầu học sinh tự phân tích mẫu và nêu cách làm.
- Giáo viên chấm bìa, nhận xét chữa bài.
- Giáo viên lưu ý về cấu tạo số.
Bài 4: Yêu cầu học sinh nêu cách tính chu vi của một hình.
- Giáo viên nhận xét, yêu cầu học sinh giải thích cách làm.
- Gọi một vài học sinh nhắc lại quy tắc tính chu vi hình chữ nhật, hình vuông?
- Giáo viên kết luận.
- Học sinh theo dõi.
- Học sinh mở sách Toán 4.
- 1 vài học sinh đọc và nêu theo yêu cầu của giáo viên.
- Tương tự 83001; 802001; 80001.
- Học sinh nêu (VD: 1 chục bằng 10 đơn vị, 1 trăm bằng 10 chục...).
- Học sinh nêu.
- Học sinh khác nhận xét.
- 1 vài học sinh nếu.
- Học sinh nêu.
- Học sinh làm bài vào vở nháp a, b.
- 2 học sinh lên bảng làm bài a,b.
- Nhận xét chữa bài.
- Học sinh quan sát bảng phụ và phân tích mẫu rồi làm bài văn vào vở nháp.
- Học sinh nhận xét.
- Học sinh nêu.
- Tự làm bài vào vở.
- 1 học sinh lên bảng làm phần a, 1 học sinh làm phần b.
- Học sinh nêu.
- Học sinh làm bài vào bảng con.
- Một số học sinh giải thích cách làm.
- Một số học sinh nêu.
4. Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên tổng kết bài, nhận xét giờ học.
- Nhắc học sinh tiếp tục ôn tập các số đến 100.000 để chuẩn bị bài sau.
Lịch sử
 Môn lịch sử và địa lý
I - Mục tiêu: học sinh biết.
- Vị trí địa lý, hình dáng của đất nước ta.
- Trên đất nước ta có nhiều dân tộc sinh sống và cs chung một lịch sử một Tổ quốc.
- Một số yêu cầu khi học môn Lịch sử và Địa lý.
II - Đồ dùng dạy - học:
- Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam, bản đồ hành chính Việt Nam.
- Hình ảnh sinh hoạt của một số dân tộc ở một số vùng.
III - Các hoạt động dạy - học
1 - Hoạt động 1: Làm quen cả lớp.
- Giáo viên giới thiệu vị trí của đất nước ta và các cư dân ở mỗi vùng.
2 - Hoạt động 2: Làm việc nhóm.
Giáo viên phát cho học sinh mỗi nhóm 1 tranh, ảnh về cảnh sinh hoạt của một dân tộc nào đó ở một vùng, yêu cầu học sinh tìm hiểu và mô tả bức tranh, ảnh đó.
* Giáo viên kết luận: Mỗi DT...
3 - Hoạt động 3: Làm việc cả lớp.
- Giáo viên nêu vấn đề: Để Tổ quốc ta giàu đẹp như hôm nay....
- Giáo viên kết luận.
4 - Hoạt động 4: Làm việc cả lớp.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách học.
- học sinh trình bày lại và xác định trên bản đồ hành chính Việt Nam vị trí tỉnh em đang sống.
- Các nhóm làm việc
- Trình bày trước lớp.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- học sinh phát biểu ý kiến.
- Các học sinh khác nghe, nhận xét, bổ sung.
- học sinh nghe, chuẩn bị bài sau.
Chiều: 
 Thể dục
Giới thiệu chương trình - trò chơi: "Chuyển bóng tiếp sức"
I - Mục tiêu:
- Giới thiệu chương trình TD lớp 4. Yêu cầu học sinh biết được một số nội dung cơ bản của chương trình và có thái độ học đúng.
- Một số quy định về nội dung yêu cầu tập luyện. Yêu cầu học sinh biết được nhữgn điểm cơ bản về thực iện trong các giờ học TD.
- Biên hế tổ, chọn cán sự bộ mon
- Trò chơi: "Chuyển bóng tiếp sức". Yêu cầu học sinh nắm được cách chơi, rèn luyện sự khéo léo, nhanh nhẹn.
II - Địa điểm, phương tiện:
- Sân trường sạch sẽ, an toàn.
- 1 còi, 4 quả bóng nhựa.
III - Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
ĐL
Phương pháp
a) Phần mở đầu
- Tập hợp lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
- Trò chơi "Tìm người chỉ huy"
b) Phần cơ bản:
1 - Giới thiệu chương trình TD lớp 4 SGV - trang 45
2 - Phổ biến nội quy, yêu cầu tập luyện.
3 - Biên chế tổ tập luyện.
4 - Trò chơi "Chuyển bóng tiếp sức".
c) Phần kết thúc
6 - 0'
3 - 4'
18 - 22'
3 - 4'
2- 3'
2 - 3'
6 - 8'
4 - 6'
- Học sinh tập hợp vòng tròn, đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
- Nhắc lại cách chơi và tổ chức cho học sinh vui chơi.
- Học sinh đứng theo đội hình 4 hàng ngang nghe GV giới thiệu.
- Giáo viên tiếp tục phổ biến như SGV trang 45.
- Chia theo biên chế lớp.
- GV làm mẫu cách chuyển bóng và phổ biến luật chơi.
- Học sinh tổ chức vui chơi.
- Đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận nhận xét đánh giá giờ học nhắc nhở chuẩn bị bị sau.
 Tiếng việt
Luyện tập
I - Mục tiêu:
- Rèn kỹ năng đọc đúng, đọc diễn cảm cho học sinh qua việc luyện đọc bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.
- Học sinh nắm vững nội dung ý nghĩa của truyện.
- Giáo viên dạy học sinh học tập đức tính thương người, sẵn sàng bênh vực kẻ yếu, chẳng hạn yêu thương bênh vực các em nhỏ.
II - Đồ dùng dạy - học:
- SGK Tiếng Việt 4 - tập 1; bảng phụ.
III - Các hoạt động dạy:
1 - Hoạt động 1: Giáo viên giới thiệu bài, nêu yêu cầu nhiệm vụ giờ học.
2 - Hoạt động 2: Luyện đọc đúng.
- Giáo viên tổ chức cho những học sinh đọc còn yếu của lớp luyện đọc đúng từng đoạn; giáo viên cùng học sinh khác nghe uốn nắn và góp ý về cách đọc.
3. Hoạt động 3 Luyện đọc hiểu đọc diễn cảm.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh luyện đọc hay kết hợp trả lời một số câu hỏi về nội dung bài.
- Tổ chức thi đọc diễn cảm, học sinh khác nhận xét đánh giá.
4. Củng cố, dặn dò:
- Học sinh nêu ý nghĩa câu chuyện, liên hệ.
- Nhắc học sinh tiếp tục luyện đọcthạt tốt câu chuyện.
 Hoạt động ngoài giờ
 ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC LỚP
 I.Mục tiờu :
 - HS nắm được cỏc quy định, nội quy của lớp, trường đề ra .
 - Bàu ra ban cỏn sự của lớp .
 - Kiểm tra đồ dựng học tập của HS.
 II.Cỏc hoạt động trờn lớp :
Hoạt động 1 : GV phổ biến một số nội quy của lớp, trường đề ra .
Thụng bỏo về giờ học, giờ tan :
 Buổi sỏng vào 7h – tan 10h 30 phỳt.
 Buổi chiều vào 2h – tan 5h.
Hiệu lệnh trống, quy định thể dục đầu giờ và giữa giờ, mỳa hỏt tập thể.
Hoạt động 2 : Bàu ban cỏn sự lớp và chia tổ học tập, lao động
GV yờu cầu HS bàu ra bạn lớp trưởng, lớp phú phụ trỏch học tập, lao động , văn thể .
HS tự giới thiệu sau đú lấy ý kiến tập thể .
GV xem xột rồi đưa ra quyết định.
Chia tổ học tập và lao động : Lớp chia làm 4 tổ - cử ra tổ trưởng mỗi tổ
Hoạt động 3 : Kiểm tra đồ dựng học tập của HS
Từng nhúm bàn HS kiểm tra lẫn nhau.
Bỏo cỏo kết quả.
Hoạt động 4 : Củng cố - Dặn dũ
GV nhận xột tiết học.
Nhắc nhở HS thực hiện nghiờm tỳc nội quy đó đề ra.
 Thứ ba ngày 25 thỏng 8 năm 2009
TOán
Ôn tập các số đến 100.000 (tiếp theo)
I - Mục tiêu: Giúp học sinh ôn tập về:
- Bốn phép tính đã học trong phạm vi 100.000 ;- So sánh các số đến 100.000.
- Thứ tự các số trong phạm vị 100.000.
- Luyện tập về bài toán thống kê số liệu.
II - Đồ dùng dạy học:- Bảng phụ, phấn màu.
III - Các hoạt động dạy - học:
Họat động dạy
Hoạt động học
A - Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 học sinh lên bảng làm bài tập 4.
- Nhận xét, chữa bài.
B - Dạy bài mới:
1 - GTB ghi bảng.
2 - Hướng dẫn ôn tập:
a) Luyện tập tính nhẩm:
- Cho học sinh chơi trò chơi tính nhẩm truyền"
b) Thực hành: GV yêu cầu học sinh làm bài tập.
Bài 1: GV yêu cầu học sinh tính nhẩm
- GV nhận xét, khen ngợi.
Bài 2: - GV cho học sinh tự làm từng bài vào vở nháp.
- GV chẩm điểm, nhận xét.
Bài 3: Gọi học sinh nêu yêu cầu BT.
- GV nhận xét, chữa bài.
- Yêu cầu học sinh nêu cách so sánh các số trong phạm vị 100.000
Bài 4: - YC học sinh tự làm bài.
- Giáo viên nhận xét.
- Chốt ý.
Bài 5: GV treo bảng phụ.
- GV hướng dẫn học sinh làm bài.
- GV nhận xét, kết luận rút ra từ bảng thống kê số liệu.
3 - Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên nhận xét giờ học.
- Học sinh thực hiện.
- Học sinh vui chơi.
- Học sinh tính nhẩm rồi viết kết quả vào bảng con.
- Học sinh làm bài vào vở.
- 2 học sinh lên bảng chữa bài.
- Cả lớp nhận xét.
- Học sinh nêu yêu cầu,
- Học sinh làm bảng con.
- Học sinh nêu các cách so sánh số 
(3-4 học sinh).
- Học ính làm vở nháp.
- 2 học sinh lên bảng chữa bài.
- Cả lớp thống nhất kết quả.
- Học sinh nêu yêu cầu.
- HS tính từng phần rỗi viết câu trả lời.
- Học sinh trình bày bài miệng.
- Nhắc nhở HS tiếp tục về nhà ụn tập.
 Chính tả
Nghe viết: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
I - Mục đích, yêu cầu:
- Nghe - viết chính xác, trình bày đúng đẹp đoạn văn "Một hôm........ vẫn khóc" trong bài tập đọc Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.
- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt những tiếng có âm đầu (l/n) dễ lẫn.
- Giáo viên dạy học sinh ý thức viết đúng, đẹp nhanh đảm bảo tốc độc quy định.
II - Đồ dùng dạy - học:
- Bảng phụ chép sẵn nội dung bài tập 2a.
III - Các hoạt động dạy - học:
a) Mở đầu: Giáo viên nêu một số điểm cần lưu ý về yêu cầu của giờ học .
b) Dạy bài mới:
1 - Giới thiệu bài - ghi bảng.
2 - Hướng dẫn học sinh nghe - viết:
- Giáo viên đoạn văn cần viết 1 lần? Đoạn văn cho em biết về gì?
- yêu cầu học sinh tìm và nêu từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Giáo viên nhận xét, uốn nắn.
- Gọi học sinh đọc lại từ khó.
- Giáo viên nhắc nhở học sinh cách viết và tư thế ngồi viết.
- Giáo viên đọc từng câu hoặc từng cụm từ cho học sinh viết.
- Giáo viên chấm, chữa một số bài, nhận xét.
3 - Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài tập 2a: Giáo viên treo bảng.
- Giáo viên theo dõi chung.
- Gọi 1 học sinh lên bảng chữa bài.
Bài tập 3a:
- Giáo viên yêu cầu viết nhanh đáp án vào bảng con, nhận xét chữa bài.
- Học sinh theo dõi trong SGK.
- Học sinh nêu.
- Học sinh nêu.
- 2 học sinh lên bảng viết.
- Cả lớp viết vở nháp.
- 3-4 học sinh đọc.
- Học sinh gấp SGK, chuẩn bị bút, vở viết.
- Học sinh viết chính tả.
- Nghe học sinh đọc lại soát lại bài.
- Học sinh sửa lỗi viết sai.
- Học sinh đọc yêu cầu của bài tập 2a.
- Học sinh tự làm bài vào vở.
- Cả lớp nhận xét, chữa bài.
- Học sinh đọc yêu cầu của bài tập 3a.
- Học sinh viết lời giải vào bảng con.
- 1-3 học sinh đọc lại câu đố và lời giải
4 - Củng cố, dặn dò: Giáo viên nhận xét giờ học, nhắc những học sinh viết sai chính tả ghi nhớ để không viết sai nữa, học thuộc lòng câu đó để đố lại người khác
Luyện từ và câu
Cấu tạo của tiếng
I - Mục đích, yêu cầu:
- Biết được cấu tạo cơ bản của tiếng gồm ba bộ phận âm đầu, vần, thanh.
- Biết nhận diện các bộ phận của tiếng. Biết tiếng nào cũng phải có vần và thanh.
- Biết được bộ phận vần và các tiếng bắt vần với nhau trong thơ.
II - Đồ dùng dạy - học:
- Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng.
III - Các hoạt động dạy - học:
A. Mở đầu: Giáo viên giới thiệu về tác dụng của phân môn luyện từ và câu.
B. Dạy - học bài mới:
1 - Giới thiệu bài - ghi bảng:
2 - Phần nhận xét:
- Yêu cầu học sinh đếm thầm xem câu tục ngữ có bao nhiêu tiếng.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh đếm thành tiếng.
- Giáo viên kết luận về số tiếng trong câu tục ngữ.
- Giáo viên cho học sinh đánh vấn tiếng "Bầu".
- Giáo viên ghi bảng.
- Yêu cầu học sinh phân tích cấu tạo cảu tiếng "bầu".
- Giáo viên giúp học sinh gọi tên các bộ phận cấu tạo lên tiếng là: âm đầu, vần và thanh.
- Yêu cầu học sinh phân tích cấu tạo của các tiếng còn lại và ghi vào bảng.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại kết quả phân tích và yêu cầu học sinh nêu các tiếng có đủ 3 bộ phận, tiếng nào không có đủ 3 biện pháp?
ị Giáo viên kết luận.
3 - Phần ghi nhớ:
- Giáo viên khắc sâu ghi nhớ cho học sinh.
4 - Phần luyện tập.
Bài tập 1:
- Yêu cầu học sinh mỗi bàn phân tích 2,3 tiếng.
- Gọi học sinh lên chữa bài.
- Giáo viên nhân xét bài làm của HS.
Bài 2: Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- Yêu cầu học sinh suy nghĩa và giải đố
- Gọi học sinh trả lời và giải thích.
- Giáo viên nhận xét.
5 - Củng cố, dặn dò:
- Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài
- Học sinh đọc và lần lượt thực hiện từng yêu cầu trong SGK.
- Học sinh đếm thầm.
- 1-2 học sinh đếm thành tiếng dòng đầu, vừa đếm vừa đập nhẹ tay lên mặt bàn.
- Học sinh khác đếm dòng còn lại tương tự như trên.
- Cả lớp đánh vần thầm.
- 1-2 học sinh đánh vần thành tiếng.
- Ghi kết quả vào bảng con.
- 2 học sinh ngồi cạnh nhau thảo luận tiếng "bầu" do những bộ phận nào tạo thành.
- 1 - 2 học sinh trình bày kết kết.
- 1 vài học sinh nhắc lại cấu tạo của tiếng "bầu".
- Học sinh thực hiện.
- Học sinh rút ra nhận xét.
- Học sinh thực hiện.
- Học sinh nêu (dựa vào bảng).
- Học sinh nghe.
- Học sinh đọc thầm phần ghi nhớ.
- 3-4 học sinh đọc thành tiếng.
- Học sinh đọc yêu cầu trong SGK.
- Học sinh làm việc độc lập phân tích ra vở nháp.
- 1 bàn 1 em
- 1 học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
- Suy nghĩ.
- Học sinh lần lượt trả lời
- Nhận xét giờ học, nhắc học sinh học thuộc ghi nhớ.
 Âm nhạc
 ễn tập 3 bài hỏt và kớ hiệu ghi nhạc đó học ở lớp Ba
 (GV bộ mụn dạy)
Chiều: Tiếng Anh
(2 tiết)
(GV bộ mụn dạy)
Âm nhạc
Luyện tập
I. Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh ôn tập, nhớ lại một số bài hát đã học ở lớp 3.
- Nhớ một số ký hiệu ghi nhạc đã học.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ (4’)
- Kiểm tra nhạc cụ thanh phách của học sinh.
3. Bài mới (25’)
a. Giới thiệu bài:
Tiết âm nhạc hôm nay các em sẽ ôn lại 3 bài hát đã học ở lớp 3 và 
b. Nội dung:
- Giáo viên chọn 3 bài hát đã học ở lớp 3 cho học sinh ôn lại. Yêu cầu học sinh kể tên những bài hát đã học ở lớp 3.
- Giáo viên bắt nhịp cho học sinh ôn lần lượt từng bài và sửa sai cho HS.
- Cho học sinh hát kết hợp một số hoạt động như gõ đệm, vận động kết hợp múa một số động tác.
- Cho học sinh ôn lại một số ký hiệu ghi nhạc
 - Giáo viên nhận xét, tuyên dương HS.
-Bài 2 gọi học sinh lên bảng viết
- Giáo viên nhận xét, chữa và tuyên dương học sinh.
4. Củng cố dặn dò (4’)
- Giáo viên bắt nhịp cho học sinh hát bài “Bài ca đi học”.
- Nhận xét tinh thần giờ học 
- Dặn dò: Về nhà ôn lại các bài hát đã ôn
- Cả lớp hát
- Học sinh lắng nghe
- Quốc ca Việt Nam
- Bài ca đi học
- Cùng múa hát dưới trăng
- Học sinh nêu tên các ký hiệu và tên nốt khuông nhạc
- Hình nốt nhạc:
- Cả lớp hát lại bài hát này 1 lần
 Thứ tư ngày 26 thỏng 8 năm 2009
 Tập đọc
 Mẹ ốm
I - Mục đích, yêu cầu:
- Đọc đúng: lá trầu, khép lỏng, nóng ran,... Đọc trôi chảy toàn bài, ngát nghỉ hơi đúng nhịp thơ, nhấn giọng tình cảm. Học thuộc lòng bài thơ.
- Hiểu nghĩa từ ngữ khó: Khô giữa cơi trầu, Truyện Kiều, y sĩ, lặn trong đời mẹ,...
Hiểu ý nghĩa của bài thơ Tình cảm yêu thương sâu sắc, sự hiếu thảo, lòng biết ơn của người bạn nhỏ đối với mẹ.
- Giáo dục học sinh biết ơn, có tình cảm yêu thương cha mẹ, biết quan tâm chăm sóc khi cha mẹ ốm đau.
II - đồ dùng dạy - học
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK ; - Bảng phụ.
III - các hoạt động dạy - học:
A - Kiểm tra bài cũ:
- Giáo viên kiểm tra 2 học sinh đọc tiếp nối nhau bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, trả lời câu hỏi.
B - Dạy bài mới.
1 - Giới thiệu - Ghi bảng:
2 - Hướng dẫn luyện đọc:
- GV yêu cầu học sinh mở SGK trang 9
- Gọi học sinh đọc nối tiếp 7 khổ thơ.
- GV kết hợp sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho học sinh.
- Yêu cầu học sinh đọc thầm phần chú thích các từ mới.
- Giáo viên giải nghĩa thêm một số từ khó: Truyện Kiều, ...
- Cho học sinh luyện đọc theo cặp.
* Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài.
3 - Tìm hiểu bài:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc thầm đọc lướt để suy nghĩa trả lời các câu hỏi tìm hiểu nội dung bài đọc.
4 - Hướng dẫn đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ.
- Giáo viên gọi 3 học sinh tiếp nối nhau đọc bài thơ, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm đúng giọng đọc.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc khổ 4, 5 (bảng phụ).
- Giáo viên tổ chức thi đọc TL từng khổ, cả bài.
5 - Củng cố, dặn dò:
- Gọi 1 - 2 em nêu ý nghĩa của bài thơ.
- 2 học sinh đọc.
- Cả lớp nhận xét.
- Đánh giá, cho điểm.
- Học sinh mở SGK.
- học sinh nối tiếp đọc bài mỗi em đọc 1 khổ thơ.
- học sinh đọc lượt.
- học sinh đọc thầm.
 1-2 học sinh đọc to.
- 2 học sinh ngồi cạnh nhau đọc bài cho nhau nghe, góp ý.
- 1 - 2 em đọc cả bài.
- học sinh đọc thầm, đọc lướt để trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 - SGK.
- Nêu nội dung ý nghĩa của bài thơ.
- 3 học sinh đọc.
- học sinh luyện đọc diễn cảm.
- Nhẩm thuộc lòng bài thơ.
- học sinh đọc.
- học sinh khác nhận xét, đánh giá.
- 1 -2 học sinh nêu: HS khác nhắc lại.
Nhận xét giờ học, yêu cầu học sinh tiếp tục học thuộc lòng bài thơ, chuẩn bị bài sau.
 Toán
Ôn tập các số đến 100.000 (tiếp theo)
I - Mục tiêu: Giúp học sinh.
- Ôn tập về bốn phép tính trong phạm vi 100.000.
- Luyện tính nhẩm, tính giá trị của biểu thức số, tìm thành phần chưa biết của phép tính.
- Củng cố bài toán có liên quan đến rút về đơn vị.
II - Đồ dùng dạy - học
- Phấn màu, bảng con (HS).
III - Các hoạt động dạy - học:
A - Kiểm tra bài cũ:
- Gọi học sinh lên làm bài tập 2.
- Giáo viên nhận xét chữa bài.
- Ghi điểm.
B - Bài mới:
1 - Giới thiệu bài - Ghi bảng.
2 - Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: Giáo viên cho học sinh tính nhẩm và nêu kết quả.
- Yêu cầu học sinh nêu cách nhẩm.
Bài 2: Đặt tính rồi tính.
- Giáo viên cho học sinh tự tính sau đó chữa bài.
- Yêu cầu học sinh nêu cách đặt tínhvà cách thực hiện phép tính.
Bài 3: Giáo viên nêu yêu cầu.
- Gọi học sinh nêu thứ tự thực hiện phép tính trong biểu thức.
Bài 4: Gọi học sinh nêu yêu cầu.
- Yêu cầu học sinh nêu cách tìm thành phần chưa biết của phép tính.
- Giáo viên nhận xét chữa bài.
Bài 5: Gọi học sinh đọc đề bài, hướng dẫn học sinh làm bài vào vở sau đó giáo viên chấm, chữa bài, nhận xét, chốt ý.
- Học sinh 1: a, Học sinh 2: b,
- Cả lớp làm nháp.
- Chữa bài.
- Học sinh nghe .
- Học sinh tính nhẩm.
- Vài học sinh nêu kết quả.
- Cả lớp thống nhất kết quả.
- Học sinh nêu yêu cầu.
- Học sinh làm vở nháp.
- 2 học sinh lên bảng chữa bài.
- Học sinh nêu.
- Cho học sinh làm bảng cong.
- Học ính nêu.
- Chữabài.
- Học sinh nêu.
- Vài học sinh nêu.
- Học sinh làm bài vào vở nháp.
- 2 học sinh lên bảng chữa bài.
- Học sinh đọc yêu cầu, làm bài vào vở
- 1 học sinh lên bảng chữa bài.
- Cả lớp nhận xét.
3 - Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học, nhắc học sinh chuẩnbị bài sau.
 Kể chuyện
Sự tích hồ Ba Bể
I - Mục đích, yêu cầu
- Dựa vào các tranh minh hoạ và lời kể của giáo viên kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện. Thể hiện lời kể tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung truyện. Biết theo dõi, nhận xét đánh giá lời bạn kể.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ngoài việc giải thích sự hình thành hồ Ba Bể, câu chuyện còn ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái, khẳng định những người giàu lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng.
- GD học sinh có lòng nhân ái và tình yêu quê hướng đất nước.
II - Đồ dùng dạy - học:
- Các tranh minh hoạ truyện trong SGK.
- Tranh, ảnh về hồ Ba Bể hiện nay.
III - Các hoạt động dạy - học
A - Giới thiệu về phân môn Kể chuyện.
B - Dạy bài mời:
1 - Giới thiệu bài - ghi bảng.
2 - Giáo viên kể chuyện
- Giáo viên kể lần 1; giải nghãi từ.
- Giáo viên kể lần 2, vừa kể vừa chỉ vào từng tranh.
- Giáo viên kể lần 3.
3 - Hướng dẫn học sinh kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Giáo viên nhắc nhở những điều cần chú ý khi kể.
- Yêu cầu học sinh tập kể.
- Thi kể chuyện trước lớp.
+ Giáo viên theo dõi, nhận xét, khen ngợi
- Học sinh nghe.
- Học sinh nghe, kết hợp nhìn tranh.
- Đọc phần lời dưới mỗi tranh.
- Học sinh nghe.
- Học sinh đọc lần lượt các yêu cầu của bài tập.
- Học sinh tập kể cá nhân.
- Học sinh kể theo nhóm trao đổi về nội dung ý nghĩa truyện.
- 3-4 học sinh thi kể chuyện từng đoạn.
- 1-2 học sinh thi kể cả bài.
- Cả lớp nhận xét, bình chọn.
4 - Củng cố, dặn dò:
- Một số học sinh yêu ý nghĩa câu chuyện.
- Nhận xét tiết học, tuyên dương học sinh kể chuyện tốt.
- Chuẩn bị bài sau.
 Tập làm văn
Thế nào là kể chuyển ?
I - Mục đích, yêu cầu:
- Hiểu được những đặc điểm cơ bản của văn kể chuyện. Phân biệt được văn kể chuyện với những loại văn khác.
- Bước đầu biết xây dựng một bài văn kể chuyện.
II - đồ dùng dạy - học:
- Bảng phụ chép sẵn nội dung bài tập 1, các sự việc chính trong truyện Sự tích hồ Ba Bể, phấn màu.
III - Các hoạt động dạy - học:
A - Mở đầu: Giáo viên nêu yêu cầu và cách học tiết TLV.
B - Bài mới:
1 - Giới thiệu bài - Ghi bảng:
2 - Phần nhận xét:
Bài tập 1:
- GV giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh thực hiện các yêu cầu của BT.
- GV theo dõi giúp đỡ.
- Tổ chức chữa bài rồi rút ra nhận xét.
Bài tập 2: - Giáo viên nêu yêu cầu.
- Giáo viên nêu câu hỏi:
+ Bài văn có nhân vật không?
+ Bài văn có kể các sự việc xảy ra đối với nhân vật không?
3 - Phần ghi nhớ:
- Giáo viên ghi bảng.
4 - Luyện tập:
Bài tập 1:
- Giáo viên nhắc học sinh khi kể cần xác định rõ nhân vật, sự việc diễn ra và kết quả.
Bài tập 2:
- Giáo viên nhận xét, chốt nội dung bài cho học sinh liên hệ bản thân.
5 - Củng cố, dặn dò:
- 1 học sinh đọc nội dung bài tập 1.
- 1 học sinh khá, giỏi kể lại câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể.
- học sinh làmviệc theo cặp làm bài vào vở nháp.
- 1 HS đọc yêu cầu cảu bài Hồ Ba Bể.
- học sinh đọc thầm bài văn và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét và rút ra kết luận.
- học sinh đọc phần ghi nhớ.
- 1 học sinh đọc yêu cầu của bài.
- học sinh suy nghĩ, sắp xếp ý.
- Từng cặp học sinh tập thể.
- 1 số học sinh thi kể trước lớp.
- Nhận xét, góp ý.
- học sinh đọc yêu cầu bài tập 2, tiếp nối nhau phát biểu.
- học sinh liên hệ.
- Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà đọc thuộc nội dung cần ghi nhớ.
- Viết lại nội dung bài tập 1 vào vở.
Chiều: KHoa học
Con người cần gì để sống ?
A - Mục tiêu:
- Học sinh nêu được những điều kiện vật chất mà con người cần để duy trì sự sống của mình.
- Kể được những điều kiện về tinh thần cần cho sự sống của con người.
- Có ý giữ gìn các điều kiện vật chất và tinh thần.
B - Các hoạt động dạy học chủ yếu:
I - Mở đầu.
II - Bài mới - giới thiệu bài:
1 - Hoạt động 1: Học sinh liệt kê tất cả những gì các em cần có cho cuộc sống của mình.
- Giáo viên ghi các ý kiến: con người cần
+ Thức ăn, nước uống, quần áo, nhà ở, các đồ dùng.
+ Tình cảm gia đình, bạn bè, làng xóm, phương tiện học tập...
- Giáo viên nhận xét kết qu

File đính kèm:

  • docgiao an 4 ca nam.doc