Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 9 - Trần Thị Thanh Hảo

doc20 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 155 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 9 - Trần Thị Thanh Hảo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 27 tháng 10 năm 2008
Đạo đức
CHĂM CHỈ HỌC TẬP (tiết 1)
I. Mục tiêu:
- HS hiểu như thế nào là chăm chỉ học tập. Chăm chỉ học tập mang lại lợi ích gì?
- HS thực hiện được giờ giấc học bài, làm bài đầy đủ, đảm bảo thời gian tự học ở trường, ở nhà.
- HS có thái độ tự giác học tập.
II. Chuẩn bị:
Các phiếu thảo luận, đồ dùng trò chơi sắm vai.
III. Các hoạt động dạy học:
Giới thiệu bài: Chăm chỉ học tập ( Tiết 1)
1. Hoạt động 1:Xử lý tình huống
Mục tiêu: HS hiểu được một biểu hiện cụ thể của việc chăm chỉ học tập
Cách tiến hành:
a. GV nêu tình huống, HS thảo luận, thể hiện qua sắm vai
Bạn Hà làm bài tập ở nhà thì bạn đến rủ đi chơi.Bạn Hà phải làm gì khi đó?
b. Từng cặp HS độc lập thảo luận, phân vai cho nhau.
c. HS diễn vai, cả lớp phân tích cách ứng xử và lựa chọn cách giải quyết phù hợp.
d. GV kết luận: Khi đang học bài, làm bài tập, các em cần cố gắng hoàn thành công việc, không nên bỏ dở, như thế mới là chăm chỉ học tập.
2. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
Mục tiêu: Giúp HS biết được một số biểu hiện và lợi ích của việc chăm chỉ học tập.
Cách tiến hành:
1. Các nhóm thảo luận các nội dung trong phiếu thảo luận. Nội dung phiếu ( Bài 2/ 15)
2. Các nhóm thảo luận.
3. HS trình bày kết quả.
4. Kết luận:
- Các ý nêu biểu hiện chăm chỉ học tập là:a, b, d, đ
- Chăm chỉ học tập có lợi ích là:Giúp cho việc học tập đạt kết quả tốt hơn. Được thầy cô bạn bè yêu mến. Thực hiện tốt quyền được học tập. Bố mẹ hài lòng.
3. Hoạt động 3:Liên hệ thực tế
Mục tiêu: Giúp HS tự đánh giá bản thân về việc chăm chỉ học tập
Cách tiến hành:
a. Tự liên hệ: 
+ Em đã chăm chỉ học tập chưa? Hãy kể các việc làm cụ thể? Kết quả ra sao?
b. HS trao đổi theo cặp. HS liên hệ trước lớp.
c. Khen ngợi 1 số HS chăm chỉ, nhắc nhở 1 số HS chưa chăm chỉ.
4. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học. Về nhà xem lại bài.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tập đọc
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (tiết 1)
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiểm tra lấy điểm tập đọc.
2. Ôn lại bảng chữ cái.
3. Ôn tập các từ chỉ sự vật.
4. Đọc thêm các bài tập đọc tuần 1
II. Chuẩn bị:
- Phiếu viết tên các bài tập đọc, bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
Giới thiệu bài:Nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
1. Hoạt động 1:Kiểm tra tập đọc
- HS bốc thăm chọn bài tập đọc. HS đọc 1 đoạn trong bài.
- Trả lời câu hỏi. GV nhận xét cho điểm.
2. Hoạt động 2: Đọc thêm các bài tập đọc tuần 1
- Đọc thêm bài Ngày hôm qua đâu rồi ?
- GV đọc mẫu. 1 HS giỏi đọc lại.
- GV tổ chức cho HS đọc theo nhóm đôi.Các nhóm thi đọc. GV nhận xét.
3. Hoạt động 3:Ôn lại bảng chữ cái
Bài 2:
-1 HS đọc thuộc lòng bảng chữ cái
- HS tiếp nối nhau đọc-Đố nhau. Hai HS đọc lại.
4. Hoạt động 4:Ôn tập về các từ chỉ sự vật
Bài 3:
1 Hs đọc yêu cầu của bài tập.Cả lớp đọc thầm.
1 HS làm bảng phụ, cả lớp làm vào vở. GV chốt lời giải đúng
Bài 4:Tìm thêm các từ xếp vào bảng trên
HS làm bài vào vở-2 HS làm bảng phụ. HS đọc kết quả. GV nhận xét.
Chỉ người
Chỉ đồ vật
Chỉ con vật
Chỉ cây cối
Bạn bè, Hùng
Cô giáo, em bé, bà, ông, 
Bàn, ghế, bút, thước, mũ
xe đạp.
Thỏ,Mèo, chó, gà, vịt, heo,trâu,..
Chuối,ổi, cóc, mận,xoài
5. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học. Học thuộc lòng bảng chữ cái.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Toán
LÍT
I. Mục tiêu:
- Bước đầu làm quen với biểu tượng về dung tích. Biết ca 1 lít, chai 1 lít. 
- Biết lít là đơn vị đo dung tích. Biết đọc, viết tên gọi và kí hiêu của lít (l)
- Biết cộng, trừ các số đo theo đơn vị lít. Biết giải bài toán có liên quan đến đơn vị lít.
II. Chuẩn bị:
Bảng phụ, ca, chai 1 lít, nước ,bình nước, cốc
III. Các hoạt động dạy học: 
1. Hoạt động1: Kiểm tra bài cũ
HS làm bản con. 2 HS làm bảng lớp. GV nhận xét, cho điểm.
99 + 1, 64 + 36, 25 + 75, 48 + 52, 37 + 63
Giới thiệu bài: “Lít”
2. Hoạt động 2: 
- Lấy 2 cốc thuỷ tinh to nhỏ khác nhau. Lấy bình nước rót đầy 2 cốc nước đó.
- GV: Cốc nào chứa nhiều nước hơn? Cốc nào chứa ít nước hơn?
GV: Đây là cái ca 1 lít. Rót nước cho đầy ca, ta được 1 lít.
GV: Để đo sức chứa của một cái chai, cái ca, cái thùng,ta dùng đơn vị đo là lít.
- Lít viết tắt là l. HS đọc lại. HS viết 1 lít, 2 lít vào bảng con.
3. Hoạt động 3: Thực hành
*Biết cộng, trừ các số đo theo đơn vị lít.
Bài 1: Đọc, viết theo mẫu
- 1 HS đọc yêu cầu của bài . HS làm vào sách. GV nhận xét.
Bài 2: HS thực hiện trên bảng con
Bài 3: HS quan sát hình vẽ rồi trả lời
a.18L - 5L = 13L b. 10L - 2L = 8L 20L - 10L = 10L
*Biết giải bài toán có liên quan đến đơn vị lít.
Bài 4: 1 HS đọc đề bài.
- GV :Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì ? 1 HS nêu tóm tắt.
- 1 HS làm bảng phụ. Cả lớp làm vào vở. (Đáp số : 27L nước mắm)
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học. Xem lại bài.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tập đọc
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (tiết 2)
I. Mục đích yêu cầu:
1. Tiếp tục kểm tra lấy điểm tập đọc.
2. Ôn luyện cách đặt câu hỏi theo mẫu Ai là gì?
3. Ôn cách sắp xếp tên người theo thứ tự trong bảng chữ cái.
4. Đọc thêm các bài tập đọc tuần 2
II. Chuẩn bị:
- Phiếu viết tên các bài tập đọc
- Bảng phụ ghi bài 2
III. Các hoạt động dạy học:
Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
1. Hoạt động 1:Kiểm tra tập đọc
- HS bốc thăm chọn bài tập đọc. HS đọc 1 đoạn trong bàiTrả lòi câu hỏi. GV nhận xét cho điểm.
2. Hoạt động 2: Đọc thêm các bài tập đọc tuần 2
- Đọc thêm bài Mít làm thơ.
- GV đọc mẫu. 1 HS giỏi đọc lại.
- GV tổ chức cho HS đọc theo nhóm đôi.
- Các nhóm thi đọc. GV nhận xét.
3. Hoạt động 3: Ôn luyện cách đặt câu hỏi theo mẫu Ai là gì?
Bài 2: ( miệng)
- GV treo bảng phụ ghi bài 2.1 HS đọc yêu cầu của bài. 
- 2HS khá, giỏi đặt 2 câu theo mẫu. M: Bạn Lan là học sinh giỏi.
- HS tiếp nối nhau đọc 2 câu vừa đặt.
VD: Bạn Linh là học sinh giỏi nhất lớp.
4. Hoạt động 4: Ôn cách sắp xếp tên người theo thứ tự trong bảng chữ cái.
Bài 3: ( viết )
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.Cả lớp đọc thầm
- HS mở mục lục sách tuần 7, tuần 8 ghi lại tên riêng các nhân vật trong bài tập đọc.
- 2 HS làm bảng phụ, cả lớp làm vào vở. 
- GV chốt lời giải đúng. (An, Dũng , Khánh, Minh, Nam)
5. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học. Về nhà xem lại bài. Học thuộc lòng bảng chữ cái.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba, ngày 28 tháng 10 năm 2008
Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Rèn luyện kĩ năng làm tính, giải toán với các số đo theo đơn vị lít.
- Giảm bài 4
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học: 
1. Hoạt động1: Kiểm tra bài cũ
- HS làm bảng con. 3 HS làm bảng lớp. GV nhận xét, cho điểm.
7L + 8L = 3L + 7L + 4L = 12L + 9L = 7L + 12L + 2L =
Giới thiệu bài: “Luyện tập”
2. Hoạt động 2: Rèn luyện kĩ năng làm tính, giải toán với các số đo theo đơn vị lít.
*Rèn luyện kĩ năng làm tính.
Bài 1: 
- HS làm bài vào vở. GV nhận xét.
2L + 1L = 3L 15L + 5L = 10L 3L + 2L – 1L = 4L
16L + 5L= 21L 35L - 12L = 23L 16L – 4L + 15L = 27L
Bài 2: 
- GV quan sát tranh phần a trong sách.
- Có mấy cốc nước ? Đọc số đo ghi trên cốc. (Có 3 cốc đựng lần lượt là 1l, 2l, 3l)
- Bài yêu cầu chúng ta làm gì ? (Tính số nước của 3 cốc )
- Ta phải làm thế nào để biết số nước trong 3 cốc? (Thực hiện phép tính 1l + 2l + 3l)
- Kết quả là bao nhiêu? (6l)
- Câu b, c thực hiện tương tự. HS làm vào bảng con. a.6l b.8l c.30l
*Giải toán với các số đo theo đơn vị lít.
Bài 3: 
- 1 HS đọc đề bài.Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì ? 
- Muốn biết thùng thứ 2 có bao nhiêu lít dầu ta làm thế nào? 
-1 HS nêu tóm tắt.1 HS làm bảng phụ. Cả lớp làm vào vở.
Bài giải 
Số lít dầu thùng thứ hai có là:
 16-2=14(l)
( Đáp số : 14 lít dầu)
Bài 4: Giảm
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học. Xem lại bài.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Chính tả
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (tiết 3)
I. Mục đích yêu cầu:
1. Tiếp tục kểm tra lấy điểm tập đọc.
2. Ôn tập về các từ chỉ hoạt động.
3. Đọc thêm các bài tập đọc tuần 3
II. Chuẩn bị:
- Phiếu viết tên các bài tập đọc
- Bảng phụ kẻ bài 2
III. Các hoạt động dạy học:
Giới thiệu bài:Nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
1. Hoạt động 1:Kiểm tra tập đọc
- HS bốc thăm chọn bài tập đọc. HS đọc 1 đoạn trong bài.
- Trả lòi câu hỏi. GV nhận xét cho điểm.
2. Hoạt động 2: Đọc thêm các bài tập đọc tuần 3
- Đọc thêm bài: “ Danh sách học sinh tổ 1, lớp 2 A.”
- GV đọc mẫu. 1 HS giỏi đọc lại.
- GV tổ chức cho HS đọc theo nhóm đôi.
- Các nhóm thi đọc. GV nhận xét.
3. Hoạt động 3: Ôn tập về các từ chỉ hoạt động.
Bài 2:
- Tìm những từ chỉ hoạt động của mỗi vật, mỗi người trong bài “ Làm việc thật là vui”GV giúp HS nắm yêu cầu của bài
- 1 HS làm bảng phụ, cả lớp làm bài theo 4 nhóm. GV chữa bài.
Bài 3:
Đặt câu về hoạt động của con vật, đồ vật, cây cối (viết)
- 1 HS đọc yêu cầu của bài, cả lớp đọc thầm.
- HS làm bài vào vở. Nhiều HS tiếp nối nhau đọc bài.Cả lớp, GV nhận xét.
VD: Mèo bắt chuột, bảo vệ đồ đạc, thóc lúa trong nhà.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.Ôn lại các bài học thuộc lòng .
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Tự nhiên xã hội
ĐỀ PHÒNG BỆNH GIUN
I. Mục tiêu:
- Giúp HS hiểu: Giun đũa thường sống ở ruột người và một số nơi trong cơ thể. Giun gây ra nhiều tác hại đối với sức khoẻ.
- Người ta thường bị nhiễm giun qua đường ăn, nuớc uống.
- Để đề phòng bệnh giun cần thực hiện 3 điều vệ sinh : ăn sạch, ở sạch, uống sạch.
II. Chuẩn bị: Tranh vẽ bệnh giun
III. Các hoạt động dạy học:
Khởi động: Hát bài con cò
Giới thiệu bài: “Đề phòng bệnh giun”
1. Hoạt động 1:Tìm hiểu về bệnh giun
Mục tiêu: Nhận ra triệu chứng của người bị nhiễm giun. HS biết nơi giun thường sống ở trong cơ thể người. Nêu được tác hại của bệnh giun.
Cách tiến hành:
- Các em có bao giờ bị đau bụng, ỉa chảy, ỉa ra giun hay chóng mặt chưa? 
- Cả lớp thảo luận: 
+ Giun thường sống ở đâu trong cơ thể? 
+ Giun ăn gì mà sống được trong cơ thể người?
+ Nêu tác hại của giun gây ra?
- GV tóm tắt ý chính: 
2. Hoạt động 2:Thảo luận nhóm về nguyên nhân lây nhiễm giun.
Mục tiêu: HS phát hiện ra nguyên nhân và cách trứng giun xâm nhập vào cơ thể người
Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm nhỏ
- Quan sát hình 1 và thảo luận:
+ Trứng giun và giun trong ruột người bị bệnh giun ra bên ngoài bằng cách nào?
+ Từ trong phân người bị bệnh giun, trứng giun có thể vào cơ thể người lành khác bằng những con đường nào? ( HS dựa vào sơ đồ trả lời)
Bước 2: Làm việc cả lớp
- GV cho cả lớp quan sát tranh. Một đại diện nhóm lên trình bày.
GV tóm tắt ý chính.
3. Hoạt động 3:Thảo luận cả lớp: Làm thế nào để đề phòng bệnh giun.
Mục tiêu: Kể ra được các biện pháp phòng tránh giun. Có ý thức rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, thường xuyên đi guốc, dép, ăn chín, uống sôi, giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh.
Cách tiến hành:
- HS nêu những cách để ngăn chặn trứng giun xâm nhập vào cơ thể. 
- HS phát biểu ý kiến.GV tóm tắt ý chính
Củng cố , dặn dò:
- Nhận xét tiết học. 
- Kể cho người thân nghe về nguyên nhân và cách đề phòng bệnh giun.
- Nhắc HS 6 tháng tẩy giun 1 lần theo chỉ dẫn của cán bộ y tế.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Kể chuyện
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (tiết 4)
I. Mục đích yêu cầu:
1. Tiếp tục kểm tra lấy điểm tập đọc.
2. Ôn luyện chính tả.
3. Đọc thêm các bài tập đọc tuần 4
II. Chuẩn bị:
- Phiếu viết tên các bài tập đọc.
- Vở viết chính tả.
III. Các hoạt động dạy học:
Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
1. Hoạt động 1:Kiểm tra tập đọc
- HS bốc thăm chọn bài tập đọc. 
- HS đọc 1 đoạn trong bài.
- Trả lời câu hỏi. GV nhận xét cho điểm.
2. Hoạt động 2: Đọc thêm các bài tập đọc tuần 4
- Đọc thêm bài: “ Mít làm thơ.”
- GV đọc mẫu. 1 HS giỏi đọc lại.
- GV tổ chức cho HS đọc theo nhóm đôi.
- Các nhóm thi đọc. GV nhận xét.
Hoạt động 2: Ôn luyện chính tả.
- GV đọc bài 1 lần.
- Giải nghĩa một số từ: sứ thần, Trung Hoa, Lương Thế Vinh.
- 2 HS đọc lại bài, cả lớp đọc thầm.
- GV hỏi nội dung: Ca ngợi trí thông minh của Lương Thế Vinh.
- GV phân tích các tiếng khó và cho hS đọc lại.
- HS viết từ khó:Trung Hoa, Lương Thế Vinh, đánh dấu, nặng
- GV đọc cho HS viết bài vào vở
- GV huớng dẫn HS sửa lỗi: đối chiếu với sách giáo khoa.
- Mỗi nhóm 2 em kiểm tra bài cho nhau.
- HS báo cáo kết quả bài viết và nêu cách khắc phục lỗi.
- GV chấm một số bài.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Ôn lại các bài học thuộc lòng .
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Thể dục
ÔN BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG.
 ĐIỂM SỐ 1-2, 1-2 THEO ĐỘI HÌNH HÀNG DỌC.
I. Mục tiêu:
- Ôn bài thể dục phát triển chung.
- Yêu cầu bước đầu hoàn thiện bài tập, động tác tương đối chính xác, đẹp
- Học điểm số 1-2, 1-2 theo đội hình hàng dọc.Yêu cầu biết và điểm số đúng, rõ ràng.
II. Địa điểm, phương tiện:
- Địa điểm:Sân trường vệ sinh, an toàn.
- Phương tiện: Còi, cờ
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp
1. Phần mở đầu:
- Nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu
cầu giờ học .
- Đứng tại chỗ, vỗ tay, hát.
- Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp
- Đi đều và hát.
2. Phần cơ bản :
- Điểm số 1-2, 1-2 theo đội hình hàng dọc.
- Ôn bài thể dục phát triển chung.
+ Lần 1:cả lớp tập
+ Lần 2:chia tổ tập
-Trò chơi “ Nhanh lên bạn ơi”
3. Phần kết thúc: 
- Cúi người thả lỏng.
- Cúi lắc người thả lỏng.
- Nhảy thả lỏng.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- Nhận xét giờ học, giao bài về nhà.
7’
2’
2’
2’
1’
21’
7’
8’
2x8 nhịp
6’
7’
1’
1’
2’
2’
1’
====
====
====
====
5GV
GV điều khiển
==========
==========
==========
==========
5GV
====
====
====
====
5GV
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Thứ tư, ngày 29 tháng 10 năm 2008
Âm nhạc
CHÚC MỪNG SINH NHẬT 
I. Mục tiêu:
- Hát đúng giai điệu và thuộc lời ca, đặc biệt chú ý những chỗ nửa cung trong bài.
- Biết một bài hát của nước Anh.
II. Chuẩn bị:
- Tập hát của lớp 2
- Bản đồ thế giới.
- Nhạc cụ quen dùng
- Đàn
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- 3 HS hát 1 trong 3 bài hát “Xoè hoa”, “Múa vui”, “Thật là hay”, kết hợp vận động phụ hoạ. GV nhận xét.
2. Hoạt động 2: Dạy bài hát “Chúc mừng sinh nhật”
a) Giới thiệu bài hát: 
b) Dạy hát
- GV cho HS nghe hát mẫu: GV hát diễn cảm, tốc độ vừa phải, âm thanh gọn gàng. Có thể kết hợp vừa hát vừa đệm đàn.
- Hướng dẫn HS đọc lời ca
- Dạy hát từng câu (theo lối móc xích).
- HS phát âm gọn gàng thể hiện tính chất vui tươi.
- HS hát theo dãy, bàn, cá nhân.Cả lớp hát lại bài hát.
3. Hoạt động 3: Hát kết hợp gõ đệm. 
- Hát kết hợp vỗ tay theo phách. 
- Hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu lời ca..
- Thay đổi từng nhóm hoặc dãy bàn, một bên hát, một bên gõ hoặc vỗ tay theo phách.
- GV chia lớp thành 2 dãy: một dãy hát, một dãy gõ đệm, sau đó đổi ngược lại. 
- GV tổ chức cho HS hát đối đáp.
- 3, 4 HS hát trước lớp. GV nhận xét.
*GV tổ chức cho HS cầm hoa tặng nhau.
4. Củng cố, dặn dò:
- HS cả lớp hát lại 1 lần, vừa hát vừa vỗ tay đệm theo phách, tiết tấu lời ca.
- 3, 4 HS thi hát lại bài hát. GV nhận xét.
- Nhận xét tiết học. Tập hát ở nhà.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
- Kĩ năng tính cộng, kể cả cộng các số đo với đơn vị là kg hoặc lít.
- Giải bài toán tìm tổng 2 số. Làm quen với dạng bài tập trắc nghiệm có 4 lựa chọn.
- Giảm bài 3 cột 5, 6
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học: 
1. Hoạt động1: Kiểm tra bài cũ
HS làm bảng con. 2 HS làm bảng lớp. GV nhận xét, cho điểm.
2l + 1l , 15l - 5l + 4l ,16l - 4l + 5l , 35l - 12l
Giới thiệu bài: “Luyện tập”
2. Hoạt động 2: Thực hành
* Kĩ năng tính cộng, kể cả cộng các số đo với đơn vị là kg hoặc lít.
Bài 1: HS làm theo nhóm, tiếp sức (4 đội)
Bài 2: 
- Có mấy bao gạo. Đọc số ghi trên từng bao gạo. (2 bao, 25 kg, 20 kg)
- Bài yêu cầu chúng ta tìm gì? (Tính số kg gạo trong hai bao)
- Ta phải làm thế nào để biết số kg gạo trong cả hai bao? 
(Thực hiện phép tính 20 kg +25 kg)
- Kết quả là bao nhiêu ? ( 25 kg + 20 kg = 45 kg )
- HS làm bảng con: 45 kg. Câu còn lại thực hiện tương tự: 45 l
* Giải bài toán tìm tổng 2 số. 
Bài 3: 
-HS đọc yêu cầu của bài. 1 HS làm bảng phụ. Cả lớp làm vào vở.
* Giải bài toán có lời văn
Bài 4:
 1 HS đọc đề bài.
- GV :Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì ? Muốn biết cả hai lần bán bao nhiêu gạo ta làm thế nào? 1 HS nêu tóm tắt.1 HS làm bảng phụ. Cả lớp làm vào vở.
* Làm quen với dạng bài tập trắc nghiệm có 4 lựa chọn
Bài 5: HS quan sát hình vẽ, chọn kết quả, điền vào bảng con: C.3 kg
3. Củng cố, dặn dò:
Nhận xét tiết học. Xem lại bài.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Luyện từ và câu
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (tiết 6)
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng.
2. Ôn luyện cách nói lời cảm ơn, xin lỗi.
3. Ôn luyện cách sử dụng dấu chấm, dấu phẩy.
4. Đọc thêm các bài tập đọc tuần 6.
II. Chuẩn bị:
- Phiếu viết tên các bài tập đọc có yêu cầu đọc thuộc lòng.
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
Giới thiệu bài:Nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
1. Hoạt động 1:Kiểm tra học thuộc lòng.
- HS bốc thăm chọn bài tập đọc có yêu cầu đọc thuộc lòng. HS đọc bài.
- Trả lời câu hỏi. GV nhận xét cho điểm.
2. Hoạt động 2: Đọc thêm các bài tập đọc tuần 6
- Đọc thêm bài : Mua kính. GV đọc mẫu. 1 HS giỏi đọc lại.
- GV tổ chức cho HS đọc theo nhóm đôi. Các nhóm thi đọc. GV nhận xét.
3. Hoạt động 3: Ôn luyện cách nói lời cảm ơn, xin lỗi.
Bài 2:
- HS đọc yêu cầu của bài tập. HS ghi ra nháp những lời cảm ơn, xin lỗi. GV nhận xét.
VD:
Câu a :Cảm ơn bạn đã giúp mình.
Câu b: Xin lỗi bạn nhé !
Câu c: Tớ xin lỗi vì không đúng hẹn.
Câu d: Cảm ơn bác, cháu sẽ cố gắng hơn nữa.
- HS nêu các câu tìm được. Cả lớp nhận xét. GV ghi các câu hay lên bảng.
4. Hoạt động 4: Ôn luyện cách sử dụng dấu chấm, dấu phẩy.
Bài 3: 
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.Cả lớp đọc thầm.1 HS làm bảng phụ, cả lớp làm vào vở.
- 2 HS đọc lại truyện vui khi đã điền đúng dấu chấm, dấu phẩy. GV chốt lời giải đúng:
5. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học. Ôn lại các bài học thuộc lòng.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thủ công
GẤP THUYỀN PHẲNG ĐÁY CÓ MUI (tiết 1)
I. Mục tiêu:
- Học sinh biết vận dụng cách gấp thuyền phẳng đáy không mui để gấp thuyền phẳng đáy có mui.
- HS gấp được thuyền phẳng đáy có mui.
- Học sinh hứng thú và yêu thích gấp hình.
II. Chuẩn bị:
-Mẫu gấp thuyền phẳng đáy có mui bằng giấy, Quy trình gấp.
-Giấy gấp thủ công (A4), bút màu, hồ dán, kéo
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát và nhận xét mẫu.
- Cho HS quan sát mẫu gấp thuyền phẳng đáy có mui, đặt câu hỏi về màu sắc, hình dáng , hai bên mạn thuyền, đáy thuyền.
- Cho HS quan sát, so sánh thuyền phẳng đáy không mui và thuyền phẳng phẳng đáy có mui, rút ra nhận xét.Rút ra kết luận: tương tự nhau, chỉ khác ở bước tạo mũi thuyền.
- Mở dần mẫu gấp cho đến khi trở lại là tờ giấy hình chữ nhật. Sau đó gấp lại theo nếp gấp để được thuyền mẫu ban đầu. Giúp cho HS sơ bộ biết cách gấp thuyền phẳng đáy có mui.
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn mẫu.
- GV yêu cầu HS quan sát tranh quy trình gấp thuyền phẳng đáy có mui.
- Bước 1: Gấp tạo mui thuyền
Đặt ngang tờ giấy màu hình chữ nhật lên bàn, mặt kẻ ô ở trên. Gấp 2 đầu tờ giấy vào khoảng 2 - 3 ô như hình 1 sẽ được hình 2, miết dọc theo hai đường mới gấp cho phẳng.
Các bước gấp tiếp theo tương tự như gấp thuyền phẳng đáy không mui.
- Bước 2: Gấp các nếp gấp cách đều nhau. 
Gấp đôi tờ giấy theo đường dấu gấp hình 2 được hình 3.
Gấp đôi mặt trước của hình 3 được hình 4
Lật hình 4 ra mặt sau, gấp đôi như mặt trước được hình 5.
- Bước 3: Gấp tạo thân và mũi thuyền.
Gấp theo đường dấu gấp của hình 5 sao cho cạnh ngắn trùng với cạnh dài được hình 6.
Tương tự gấp theo đường dấu gấp của hình 6 được hình 7.
Lật hình 7 ra mặt sau, gấp 2 lần giống như hình 5, hình 6 được hình 8.
Gấp theo đường dấu gấp của hình 8 được hình 9.
Lật hình 9 ra mặt sau, gấp giống như mặt trước được hình 10.
- Bước 4: Tạo thuyền phẳng đáy có mui.
- 2 HS lên thao tác các bước gấp cho cả lớp quan sát
- 1, 2 HS nhận xét thao tác gấp của bạn.Nhắc HS miết mạnh đường gấp cho phẳng.
- Cho HS gấp thuyền phẳng đáy có mui bằng giấy nháp.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học . Gấp thuyền phẳng đáy có mui ở nhà.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ năm, ngày 30 tháng 10 năm 2008
Tập đọc
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (tiết 5)
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng.
2. Ôn luyện trả lời câu hỏi theo tranh và tổ chức câu thành bài.
3. Đọc thêm các bài tập đọc tuần 5
II. Chuẩn bị:
- Phiếu viết tên các bài tập đọc.
- Tranh minh hoạ trong sách.
III. Các hoạt động dạy học:
Giới thiệu bài:Nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
1. Hoạt động 1:Kiểm tra học thuộc lòng.
- HS bốc thăm chọn bài tập đọc. HS đọc 1 đoạn trong bài.
- Trả lời câu hỏi. GV nhận xét cho điểm.
2. Hoạt động 2: Đọc thêm các bài tập đọc tuần 5
- Đọc thêm bài Cái trống trường em.
- GV đọc mẫu. 1 HS giỏi đọc lại.
- GV tổ chức cho HS đọc theo nhóm đôi.
- Các nhóm thi đọc. GV nhận xét.
3. Hoạt động 3: Ôn luyện trả lời câu hỏi theo tranh và tổ chức câu thành bài.
- GV nêu yêu cầu của bài: Để làm tốt bài tập này, em phải chú ý điều gì?
Phải quan sát kĩ từng tranh trong sách giáo khoa, đọc câu hỏi dưới tranh, suy nghĩ trả lời được câu hỏi.
- HS trả lời từng câu hỏi, GV nhận xét.
- Tranh 1: 
+ Hằng ngày, ai đưa Tuấn đến trường?
- Tranh 2: 
+ Vì sao hôm nay mẹ không đưa Tuấn đi học?
-Tranh 3: 
+Tuấn làm gì để giúp mẹ?
-Tranh 4: 
+Tuấn đến trường bằng cách nào?
-HS tập kể trong nhóm, các nhóm thi kể chuyện.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học. Ôn lại các bài học thuộc lòng .
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	.............................

File đính kèm:

  • doctuan 9.doc