Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 22 - Năm học 2008-2009 - Phạm Thị Thanh Mai

doc22 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 252 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 22 - Năm học 2008-2009 - Phạm Thị Thanh Mai, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22
Thứ hai ngày 2 tháng 2 năm 2009
Tiết 1: Sinh hoạt tập thể
Chào cờ
Tiết 2+ 3: Tập đọc
Một trí khôn hơn trăm trí khôn
I. Mục tiêu
1- Rèn kỹ năng đọc thành tiếng
- Đọc trơn cả bài. Nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy giữa các cụm từ
- Biết phân biệt lời kể với lời nhân vật.
- Học sinh yếu biết đọc to, rõ ràng từng đoạn. 
2- Rèn kỹ năng đọc hiểu
- Hiểu được ý nghĩa của các từ mới: ngẫm, cuống quýt, đắn đo, coi thường, trốn đằng trời.
- Hiểu ý nghĩa của câu truyện: Khó khăn, hoạn nạn thử thách trí thông minh, sự bình tĩnh của mỗi người. Chớ kiêu căng, hợm mình, xem thường người khác.
II. Đồ dùng dạy học 
- Tranh minh hoạ SGK.
III. Phương pháp dạy học
- Hỏi đáp, thuyết trình
IV. Các hoạt động dạy học
Tiết 1
A. Kiểm tra bài cũ (3-5’)
- KT 2 học sinh đọc thuộc bài: Vè chim
- GV nhận xét, cho điểm.
B. Dạy học bài mới 
1. GTB (1-2’)
2. Luyện đọc đúng (37 - 40’)
- G đọc mẫu
- Hướng dẫn đọc kết hợp giải nghĩa từ.
( Mỗi lần HD đọc câu giáo viên đọc mẫu và yêu cầu học sinh đọc nối tiếp. Khi HD đọc đoạn, GV đọc mẫu và yêu cầu 4-5 học sinh N1,2 đọc, nhận xét, cho điểm.)
* Đoạn 1
- HD câu 1: Ngắt hơi sau tiếng thân.
- HD câu 2: Ngắt hơi sau dấu phẩy, dấu hai chấm, lên giọng cuối câu hỏi..
- Giải nghĩa : ngầm, coi thường – GV gt: 
+ ngầm: Kín đáo, không lộ ra ngoài.
+ coi thường: tỏ ý khinh.
- HD đọc đoạn 1: Đọc phân biệt lời kể với lời nhân vật. Lời Chồn đọc giọng hợm hĩnh, lời Gà Rừng đọc giọng khiêm tốn.
* Đoạn 2
- HD câu 2:Đọc đúng cuống quýt, nấp 
- Lời Gà Rừng: hơi hốt hoảng.
- Lời Chồn: buồn bã, thất vọng.
- Giải nghĩa: cuống quýt, chốn đằng trời (học sinh nêu)
- HD đọc đoạn 2: Ngắt hơi đúng dấu câu. Phân biệt lời nhân vật.
* Đoạn 3
- HD đọc đoạn 3: Ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu.
-Giảng từ: đắn đo, thình lình (GV nêu)
+ Đắn đo: cân nhắc xem lợi hay hại.
+ Thình lình: bất ngờ.
* Đoạn 4
- HD 2: Nhấn giọng một trí khôn, hơn cả trăm.
- HD đọc đoạn 4: Giọng đọc rõ ràng, phân biệt lời kể và lời Chồn. Lời Chồn đọc giọng khâm phục, chân thành.
* Học sinh đọc nối tiếp đoạn: 2 Lượt
* HD đọc cả bài: Ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu. Phân biệt giọng các nhân vật. Thay đổi giọng đọc phù hợp với từng đoạn chuyện.
- 2 học sinh N3 đọc cả bài.
- GV nhận xét, cho điểm.
Tiết 2
1. Luyện đọc tiếp 
- Đọc nối tiếp - cả bài 
- Gv nhận xét, cho điểm
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài (17 - 20')
* Học sinh đọc thầm đ1, CH1
-Tìm những câu nói thái độ của Chồn coi thường Gà Rừng?
- 3,4 học sinh nêu
* Học sinh đọc thầm đ2, CH 2
- Khi gặp nạn Chồn như thế nào? 
- Sợ hãi chẳng nghĩ ra điều gì.
* Học sinh đọc thầm đ3, CH 3
- Gà Rừng nghĩ ra mẹo gì để cả 2 thoát nạn?
- Gà Rừng là con vật như thế nào?
=> Gà Rừng rất thông minh.
- Thái độ của Chồn với Gà Rừng ra sao?
=> Tự thấy một trí khôn của bạn còn hơn cả trăm trí khôn của mình.
- Câu chuyện muốn nói lên điều gì?
=> GV nhận xét, nhấn mạnh lại:.. Không kiêu căng, coi thường người khác.
3. Luyện đọc lại (5-7’)
- Giả chết
- 3, 4 học sinh nêu.
* Học sinh đọc thầm đ4, CH 4
- 3,4 học sinh nêu
- Thảo luận cặp 2’ trả lời.
- HD đọc phân vai: ngươì dẫn chuyện, Gà Rừng, Chồn, thợ săn.
- GV nhắc nhở học sinh chú ý đọc phân biệt lời kể chuyện với lời đối thoại của nhân vật như đã HD.
-GVcùng học sinh nhận xét, tuyên dương, bình cho CN, nhóm đọc hay nhất. 
- 1 Học sinh đọc cả bài.
- Học sinh thi đọc phân vai theo nhóm.
 C. Củng cố, dặn dò (4-6’)
- Chọn một tên khác cho câu chuyện?
- Nhận xét tiết học, dặn dò.
- Học sinh ghi bài.
Tiết 4: Toán
Tiết106: Kiểm tra .
I. Mục tiêu 
- Kiểm tra việc vận dụng các bảng nhân đã học vào làm tính và giải toán .
- Tính độ dài đường gấp khúc. 
II. Đề bài 
Bài 1: Tính 
3 x 5 + 17	5 x 6 + 27
4 x 9 + 46	2 x 7 + 36
Bài 2: Điền số thích hợp vào ô trống.
x...= 100 – 64
... x 7 = 9 + 26 
2 x 3 = 3 x ...
2 x 8 = 4 x ...
Bài 3: Một tuần lễ mẹ đi làm 5 ngày. 6 tuần lễ mẹ đi làm bao nhiêu ngày?
Bài 4: Vẽ 1 đường gấp khúc gồm 3 đoạn , đoạn 1 dài 3cm , đoạn 2 dài 5cm, Đoạn 3 dài 6cm .Tính độ dài đường gấp khúc em vừa vẽ.
III. Biểu điểm
Bài 1: 2 điểm . Mỗi phép tính đúng 1/2 điểm 
Bài 2: 2 điểm - Điền đúng mỗi ô trống 1/2 điểm 
Bài 3: 2 điểm T2 và ĐS . 1 điểm - LG = phép tính 2 điểm
Bài 4: 2 điểm : Vẽ được 1 điểm , tính được độ dài 1 điểm 
* 1 điểm trình bày 
Tiết 5: Đạo đức
 Biết nói lời yêu cầu đề nghị (tiết 2 )
I. Mục tiêu 
Học sinh biết:
- Cần nói lời đề nghị, yêu cầu phù hợp trong tình huống khác nhau. 
- Lời yêu cầu, đề nghị phù hợp thể hiện sự tự trọng và tôn trọng người khác. 
II. Tài liệu - phương tiện
- Vở bài tập Đạo đức 
III. Phương pháp dạy học
- Hỏi đáp, thuyết trình, trò chơi, nhóm
IV. Các hoạt động dạy học 
1. Hoạt động 1: Học sinh tự liên hệ (5-7’)
*Mục tiêu: Học sinh biết tự đánh giá việc sử dụng lời yêu cầu, đề nghị của bản thân. 
*Cách tiến hành: 
- Giáo viên: Những em nào đã biết nói lời yêu cầu đề nghị lịch sử khi cần được giúp đỡ? Hãy kể lại một vài trường hợp cụ thể.
- Học sinh tự liên hệ 
- Giáo viên khen những học sinh đã biết thực hiện tốt bài học 
2. Hoạt động 2: Đóng vai (15’)
*Mục tiêu: Học sinh thực hành nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự khi muốn người khác giúp. 
*Cách tiến hành: 
Giáo viên nêu tình huống - Học sinh đóng vai theo từng tình huống. 
TH1: Em muốn bố mẹ cho đi chơi 
TH2: Em muốn hỏi thăm chú công an đường đến nhà người thân 
TH3: Em muốn nhờ em bé lấy hộ chiếc bút 
- Học sinh thảo luận và đóng vai theo từng cặp 
- Giáo viên mời vài cặp lên đóng vai 
- Cả lớp thảo luận - nhận xét 
=> Kết luận: Khi cần đến sự giúp đỡ dù nhỏ của người khác em cần có lời nói và hành động cử chỉ phù hợp. 
3. Hoạt động 3: Trò chơi "Văn minh lịch sử"(13-15’)
*Mục tiêu: Học sinh thực hành nói lời đề nghị lịch sự và phân biệt giữa lời nói lịch sự và chưa lịch sự.
*Cách tiến hành: 
- Giáo viên phổ biến luật chơi "Cử 1 bạn lên bảng nói to lời yêu cầu đề nghị nào đó đối với cả lớp nếu lời nói lịch sự thì các bạn thực hiện theo còn không lịch sự thì cả lớp sẽ không thực hiện yêu cầu đó. 
- Học sinh thực hiện trò chơi 
- Giáo viên nhận xét đánh giá. 
=> Kết luận: Biết nói lời yêu cầu đề nghị phù hợp trong giao tiếp hàng ngày là tự trọng là tôn trọng người khác. 
Thứ 3 ngày 3 tháng 2 năm 2009
Tiết 1: Hát
Đồng chí Huệ dạy
Tiết 2: Thể dục
ôn một số bài tậpđi theo vạch kẻ thẳng
Trò chơi: “ nhảy ô”
I. Mục tiêu
- Ôn 2 động tác đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông, đi theo vạch kẻ thẳng hai tay dang ngang. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác.
 - Trò chơi "Nhảy ô" yêu cầu biết cách chơi và tham gia trò chơi tương đối chủ động. 
II. Địa điểm phương tiện
- Sân trường 
- Còi, kẻ ô cho trò chơi, vạch kẻ thẳng để tập bài tập RLTTCB.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
Nội dung
Định lượng
Phương pháp
A. Phần mở đầu
- Gv phổ biến yêu cầu, nội dung giờ học.
- Xoay khớp cổ chân, đầu gối, hông.
- Chạy nhẹ nhàng theo 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên.
- Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu.
B. Phần cơ bản
- Đi theo vạch kể thẳng, hai tay chống hông
- Đi theo vạch kẻ thẳng, 2 tay dang ngang 
- Trò chơi: Nhảy ô
C. Phần kết thúc
- Học sinh thực hiện một số động tác hồi tĩnh.
- GV nhận xét giờ học
- Giao bài về nhà
1 - 2’
1 - 2’
1 lần
70-80 m
2-3’
 2-3 lần
(2x4 nhịp )
2-3 lần
7-8’
1 - 2’
1-2 ’
1-2’
- Lớp trưởng điều khiển 
 x x x x x x x x x x 
 x x x x x x x x x x
 Å x x x x x x x x x x
 Gv
- Cán sự điều khiển.
- Sau khởi động từ đội hình hàng ngang GV cho học sinh chuyển thành đội hình vòng tròn.
- Xen kẽ giữa các lần tập, GV cùng học sinh nhận xét, đánh giá. Mỗi đợt đi 3-6 học sinh . Đợt trước đi được một đoạn, tiếp đợt 2 và tiếp tục như vậy một cách liên tục cho đến hết. Đi hết vạch đích, các em quay vòng sang 2 phía đi thường về tập hợp ở cuối hàng để chờ tập đợt sau.
- Tiến hành tương tự.
- Gv nêu tên trò chơi, sau đó chia tổ để từng tổ tự quản lí dướ sự điều khiển của tổ trưởng, GV giúp đỡ. Sau 4-5’, GV cho thi giữa các tổ xem tổ nào ngảy đúng và nhanh nhất.
 - Gv điều khiển
Tiết 3: Toán
Tiết 107: Phép chia .
I. Mục tiêu 
Giúp HS: 
- Bước đầu nhận biết được phép chia trong mối quan hệ với phép nhân .
- Biết viết , đọc và tính kết quả của phép chia 
- Học sinh yếu bước đầu biết đọc, viết và tính kết quả của phép chia.
II. Đồ dùng dạy học 
Các mảnh bìa hình vuông bằng nhau .
III. Phương pháp dạy học
- Hỏi đáp, thuyết trình, thực hành, trực quan, nhóm
IV. Các hoạt động dạy học 
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3-5’)
Nhận xét bài kiểm tra của HS 
2. Hoạt động 2: Dạy bài mới (13-15’)
a. Nhắc lại phép nhân 
- Yêu cầu học sinh lấy 2 lần mỗi lần 3 ô vuông để tìm tổng số ô vuông 
(GV xem xét )
Mỗi phần có 3 ô vuông . Hỏi 2 phần có mấy ô vuông ?
- Viết phép tính tương ứng với bài toán ra bảng con .
b. Giới thiệu phép chia cho 2: 
- Cho học sinh hoạt động bằng tay với hình vuông:
+ Yêu cầu học sinh lấy phấn chia bảng thành 2 phần.
+ Lấy 6 ô vuông lần lượt chia đều vào 2 phần bảng cho đến hết.
+ Đếm số ô vuông mỗi phần (nêu miệng)
- Vậy 6 chia cho 2 bằng mấy?
- GV ghi : 6 chia 2 được viết 6 : 2 = 3 Dấu : gọi là dấu chia 
- HS đọc lại phép chia 6 : 2 = 3
c. Giới thiệu phép chia cho 3.
- Vẫn có 6 ô vuông , Em hãy chia mỗi phần 3 ô vuông. Hỏi có mấy phần ?
- Tương ứng với phép chia nào?
- Vậy 6 : 3 = mấy ?
d. Nêu nhận xét quan hệ giữa phép nhân và phép chia .
- Nhìn vào 3 phép tính 3 x 2 = 6
 6 : 3 = 2
 	 6 : 2 = 3	 
- Em có nhận xét gì?
=> GV chốt : Giữa phép nhân và phép chia có mối quan hệ chặt chẽ với nhau từ 1 phép nhân ta có thể lập được 2 phép chia tương ứng ...
3. Hoạt động 3: Thực hành (17’) 
Bài 1: B/c
HS nêu yêu cầu bài tập 
Đọc mẫu, phép tính mẫu. HS nêu phép tính mẫu dưới dạng lời
Các phần a,b,c...HS lần lượt làm bảng con 
=> Từ 1 phép nhân ta có thể viết được mấy phép chia ? Bằng cách nào?
Bài 2: SGK
- HS xác định yêu cầu 
- Làm bài tập. Đổi vở KT.
=>Chữa chốt : Dựa vào đâu em tìm được kết quả của phép chia ?
* Dự kiến sai lầm: Tìm kết quả phép chia còn sai do chưa biết vận dụng mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia để tìm kết quả nên khi hình thành kíên thức bài mới GV cần nhấn mạnh cho HS : Từ một phép nhân có thể viết thành 2 pt chia tương ứng.
4. Hoạt động 4: Củng cố dặn dò (3’)
- 1 em nêu phép nhân – em khác nêu ngay 2 phép chia tương ứng.
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy 
.................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 4: Chính tả( nghe viết )
Một trí khôn hơn trăm trí khôn
I. Mục tiêu 
- Nghe viết lại chính xác đoạn câu chuyện Một trí khôn hơn trăm trí khôn
- Luyện viết đúng và nhớ cách viết những chữ có âm đầu r/d/gi
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ để chữa BT3a.
III. Phương pháp dạy học
- Hỏi đáp, thuyết trình
IV. Các hoạt động chủ yếu
A. Kiểm tra bài cũ (2-3’)
- B/c: - viết 3 tiếng bắt đầu bằng tr
 - viết 3 tiếng bắt đầu bằng ch
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài (1-2')
2. Hướng dẫn nghe viết (8-10')
- G đọc bài viết 
- Học sinh đọc thầm bài chính tả.
- HD nhận xét chính tả: 
+ Tìm và đọc câu nói của người thợ săn? (2 học sinh nêu: “ Có mà trốn.trời”
+ Các câu nói ấy được đặt trong dấu gì? ( ngoặc kép)
- HD tập viết chữ ghi tiếng khó: buổi sáng, cuống quýt, reo lên
+ GV đọc , ghi bảng, hướng dẫn học sinh phân biệt rõ cách viết những chữ gạch chân.
+ Học sinh đọc, phân tích, viết bảng con.
3. HS viết bài vào vở (13-15')
- Hd tư thế ngồi viết, cầm bút.
- GV đọc cho học sinh viết bài.
- GV theo dõi, uốn nắn.
4. Chấm- chữa (5')
- GV đọc lại bài viết 1 lần - học sinh soát lỗi, chữa lỗi.
- Chấm bài : 7 -> 9 bài 
- GV nhận xét, tuyên dương học sinh viết đẹp.
5. Hướng dẫn làm bài tập chính tả (5-7')
Bài 2a: Vở
- H nêu yêu cầu 
- H làm BT
- GV chấm Đ/S, nhận xét, chốt lời giải đúng: reo, giằng, gieo
Bài 3a: SGK
- H nêu yêu cầu 
- Làm BT. Chữa trên bảng phụ, chốt lời giải đúng 
C. Củng cố - dặn dò (1-2')
- NX tiết học, dặn dò 
Tiết 5: Kể chuyện
Một trí khôn hơn trăm trí khôn
I. Mục tiêu
1. Rèn kĩ năng nói; 
- Đặt tên được cho từng đoạn câu chuyện.
- Kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện. Biết kể bằng lời của mình, kể tự nhiên, có giọng điệu, điệu bộ phù hợp.
 2. Rèn kỹ năng nghe: Lắng nghe bạn kể, biết nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.
- Học sinh yếu: Dưới sự HD của GV các em có thể kể được nội dung 1 đoạn câu chuyện. 
II. Đồ dùng dạy học 
Sách TV 2 tập 2
III. Phương pháp dạy học
- Hỏi đáp, thuyết trình, nhóm
IV. Các hoạt động dạy hoc 
A. Kiểm tra bài cũ (3-5’)
- Nhận xét, cho điểm.
- H kể nối tiếp câu chuyện: 
Chim sơn ca và bông cúc trắng.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài (1-2’)
2. Hướng dẫn kể (28-30’)
a. Đặt tên cho từng đoạn câu chuyện
- GV gợi ý: Tên mỗi đoạn của câu chuyện cần thể hiện được nội dung chính của đoạn.
- 1 học sinh đọc yêu cầu 1.
- Đọc thầm đoạn 1, 2
- Nêu tên đoạn 1, 2 ( Mẫu)
- Trao đổi cặp đặt tên cho đoạn 3, 4 ( 2’)
- Học sinh nêu ý kiến.
- Học sinh khác nhận xét
- Gv nhận xét, chốt tên đoạn phù hợp: 
+ Đoạn 3: Trí khôn của Gà Rừng/ GR mới thật là khôn.
+ Đoạn 4: Gặp lại nhau/ Chồn hiểu ra rồi.
b. Kể lại từng đoạn và toàn bộ câu chuyện 
- 1 học sinh nêu yêu cầu bài
- HD: Phân biệt lời các nhân vật=> GV kể mẫu.
- lắng nghe
- kể nối tiếp từng đoạn theo nhóm 1 lần.
- Kể trước lớp, học sinh khác nhận xét.
- Thi kể lại toàn bộ câu chuyện (2-3 em )
- Thi kể phân vai.
- GV nhận xét, tuyên dương học sinh kể hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò (2-3’)
- Câu chuyện muốn khuyên các em điều gì? 
- Gv nhắc nhở học sinh trước TH nguy hiểm, vẫn phải bình tĩnh, xử trí linh hoạt. Rút kinh nghiệm của Chồn: Không kiêu căng, tự phụ, xem mình giỏi giang hơn bạn: Biết nhận ra sai làm của mình để sửa chữa, trở thành người khiêm tốn 
Thứ tư ngày 4 tháng 2 năm 2009
Tiết 1: Toán
Tiết 108: Bảng chia 2
I. Mục tiêu 
Giúp HS :
- Luyện bảng chia 2.
- Thực hành chia 2.
- Học sinh yếu bước đầu thuộc bảng chia 2 và vận dụng làm bài tập.
II. Đồ dùng dạy học 
Chuẩn bị các tấm bìa , mỗi tấm có 2 chấm tròn, bảng phụ 
III. Phương pháp dạy học
- Hỏi đáp, thuyết trình, nhóm, trực quan
IV. Các hoạt động dạy học 
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3-5’)
Gọi HS đọc bảng nhân 2
2. Hoạt động 2: Dạy bài mới ( 13-15’)
a. Giới thiệu phép chia 2 từ phép nhân 2 
GV gắn lên bảng 4 tấm bìa , mỗi tấm 2 chấm tròn . 
Hỏi: mỗi tấm có 2 chấm tròn, 4 chấm có bao nhiêu chấm tròn?
Nêu phép tính và kết quả bài toán ?
GV ghi 2 x 4 = 8
Có 8 chấm tròn , mỗi tấm có 2 chấm tròn . Hỏi có mấy tấm bìa ?
Nêu phép tính 8 : 2 = 4
=> GV chốt. Từ phép nhân 2 x 4 = 8 ta có phép chia 8 : 2 = 4
b. Lập bảng chia 2:
GV chia 2 em 1 nhóm . – Giao nhiệm vụ tự lập bảng chia 2 dựa vào bảng nhân 2 .
GS nêu kết quả làm được . – GV ghi bảng toàn bộ bảng chia 2
HS đọc bảng ghi nhớ bảng chia 2 
3. Hoạt động 3: Thực hành (17’)
Bài 1: SGK
- HS đọc thầm yêu cầu - 1 em đọc to yêu cầu 
- HS làm BT- đọc to kết quả 
=> Chốt : Sắp xếp lại theo T2 bảng chia 2?
 Dựa vào đâu em tìm được kết quả của bảng chia 2
Bài 2: Vở
- HS xác định yêu cầu của đề bài- 1 HS N1 đọc lại baì và phân tích đề. 
- Làm bài vào vở – 1 HS làm bảng phụ.
- Chữa: HS nhận xét bài trên bảng và đưa ra lời giải khác.
=> Chốt cách giải bài toán có lời văn
Bài 3: SGK
- HS xác định yêu cầu 
- Yêu cầu HS: Nối kết quả vào phép tính 
- 1 em lên bảng chữa bài 
- Đọc lại kết quả và phép tính.
=> Chốt : Vì sao em lại nối pt 12 : 2 với 6
* Dự kiến sai lầm: Lời giải, phép tính bài 2 còn sai nên cần HD cho HS phân tích đề toán trước khi làm.
4. Hoạt động 4: Củng cố , dặn dò (3’)
Đọc lại bảng chia 2:
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
Tiết 2: Tập đọc
Cò và cuốc
I. Mục tiêu
1. Đọc 
- Đọc trơn được cả bài. Ngắt nghỉ hơi đúng.
- Đọc giọng vui, nhẹ nhàng.
- Học sinh yếu: Yêu cầu đọc to, rõ ràng.
2. Hiểu
- Hiểu ý nghĩa các từ mới : cuốc, thảnh thơi, trắng phau phau.
- Hiểu ý nghĩa: Phải lao động vất vả mới có lúc thảnh thơi, sung sướng.
II. Đồ dùng dạy học 
- Tranh minh hoạ bài TĐ - SGK.
III. Phương pháp dạy học
- Hỏi đáp, thuyết trình, nhóm, trực quan
IV. Các hoạt động dạy học 
A. KTBC (3-5')
- 2 H đọc bài: Một trí khôn hơn trăm trí khôn
- Gv nhận xét, cho điểm.
B. Dạy học bài mới 
1. GTB (1-2')
Qua tranh minh hoạ
2. Luyện đọc (15-17')
- G đọc mẫu. HD học sinh chia đoạn ( Học sinh dùng bút chì đánh dấu)
- HD đọc + giải nghĩa từ.
 ( Mỗi lần HD đọc câu giáo viên đọc mẫu và yêu cầu học sinh đọc nối tiếp. Khi HD đọc đoạn, GV đọc mẫu và yêu cầu 4-5 học sinh N1,2 đọc, nhận xét, cho điểm.)
* Đoạn 1: Từ đầu đến hở chị?
- Câu 1: Đọc đúng từ lội ruộng
- Câu 2: Ngắt hơi sau dấu phẩy, dấu hai chấm, lời Cuốc đọc lên giọng cuối câu hỏi, giọng ngây thơ.
- Câu 3: Lời Cò đọc giọng dịu dàng, vui vẻ.
- Giải nghĩa từ: Cuốc ( Loài chim nhỏ sống ở bụi cây gần nước, chỉ bay là là mặt đất, thường kêu “cuốc.. cuốc.. )
* Đoạn 2: phần còn lại
- HD câu 1: Đọc đúng trắng phau phau, đập dờn.
- HD câu 2, 3: Ngắt hơi sau tiếng bùn, nhấn giọng vất vả lội bùn, thảnh thơi bay lên. 
- Giảng từ: trắng phau phau, thảnh thơi ( học sinh nêu )
* Đọc nối tiếp đoạn: 2 lượt
* HD giọng đọc toàn bài : giọng vui, nhẹ nhàng
- 2 H3 đọc cả bài .
- Gv nhận xét, cho điểm.
3. Tìm hiểu bài (10-12')
* Đọc thầm bài
- Thấy Cò lội ruộng, Cuốc hỏi thể nào?
- Vì sao Cuốc hỏi như vậy?
- Cò trả lời Cuốc thế nào?
- Câu trả lời của Cò chứa đựng một lời khuyên, lời khuyên ấy là gì?
=> Gv nhận xét, chốt câu trả lời đúng: 
Khi lao động không ngại vất vả, khó khăn. Phải lao động vất vả mới có lúc được thảnh thơi.
4. luyện đọc lại (5-7’)
- HD học sinh đọc phân vai: người dẫn truyện, Cò, Cuốc.
- GV cùng học sinh nhận xét, bình chọn cá nhân, nhóm đọc tốt nhất.
C. Củng cố, dặn dò (4-6’)
- Em thích loài chim nào? Vì sao?
=> Gv nhắc lại lời khuyên của câu chuyện.
- 1 học sinh đọc CH1
- 2-3 học sinh nêu
- Vì Cuốc nghĩ rằng: áo Cò trắng phau phau, Cò thường bay dập àơn như múa trên trời cao, chẳng lẽ có lúc lại phải lội bùn bắt tép bẩn thỉu, khó nhọc như vậy.
- 3 học sinh nêu.
- Nhiều học sinh nêu ý mình.
- 1 học sinh đọc lại cả bài.
- Học sinh đọc phân vai trong nhóm 3 
(1 lần.)
- 2, 3 nhóm thi đọc phân vai trước lớp, học sinh khác nhận xét.
Tiết 3: Tập Viết
Chữ hoa: s
 I. Mục tiêu
- Biết viết chữ cái hoa S cỡ vừa và nhỏ.
- Biết viết ứng dụng câu: Sáo tắm thì mưa cỡ nhỏ. Yêu cầu chữ viết đúng mẫu, đều nét, nối chữ đúng qui định.
II. Đồ dùng dạy học 
- Chữ mẫu S
- Vở tập viết mẫu
III. Phương pháp dạy học
- Hỏi đáp, thuyết trình, trực quan
IV. Các hoạt động dạy hoc
A. Kiểm tra bài cũ ( 3-5’)
- GV kiểm tra lớp viết lại chữ R
- Học sinh viết bảng con
- GV nhận xét
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài (1-2’)
2. Hướng dẫn viết chữ hoa (5’)
* Chữ hoa S
- Chữ hoa S cao mấy dòng? Rộng mấy ô?
- Cao 5 dòng, rộng 3 ô rưỡi
- Chữ hoa S gồm mấy nét?
- Phần đầu của chữ S gần giống với phần đầu chữ nào?
- 1 nét 
- Giống chữ L
- GV chỉ vào chữ mẫu miêu tả lại nét.
- GV hướng dẫn qui trình viết: 
ĐB trên ĐK 6, viết nét cong dưới , lượn từ dưới lên trên giống chữ hoa l, DB trên ĐK6. Sau đó đổi chiều, viết tiếp nét móc ngược trái, cuối nét móc lượn vào trong, DB trên ĐK 2.
- Quan sát
- GV viết mẫu 1 chữ S
- Học sinh viết bảng con
- GV nhận xét, uốn nắn
3.Hướng dẫn viết ứng dụng (5-7’)
* Sáo
- Yêu cầu học sinh nhận xét độ cao các chữ cái.
- 2 học sinh nhận xét.
- Gv hướng dẫn viết chữ Sáo chú ý HD khoảng cách giữa chữ hoa S và chữ cái a.
- Quan sát
*Sáo tắm thì mưa
- 1 học sinh đọc
- GV giải thích: hễ thấy sáo tắm thì trời sắp mưa
- H. Cụm từ được viết bằng mấy tiếng?
- 2 học sinh nêu
- Yêu cầu học sinh nhận xét độ cao các chữ cái, cách đặt dấu thanh?
- 2 học sinh nhận xét
- GV hướng dẫn viết
- Quan sát
- Học sinh viết bảng con
chữ: Sáo
- GV nhận xét, uốn nắn
4. Hướng dẫn viết vở (15-17’)
- 1 học sinh nêu yêu cầu bài viết
- Cho học sinh quan sát vở mẫu
- Quan sát
- HD tư thế ngồi viết, cầm bút, nhắc nhở học sinh viết chữ đúng mẫu.
- Học sinh viết bài
- GV quan sát, uốn nắn
5. Chấm, chữa (5’)
- Gv chấm 8 - 10 bài => nhận xét.
C. Củng cố, dặn dò (2-3’)
Tiết 4: Thủ công
Gấp, cắt, dán phong bì (tiết 2)
I. Mục tiêu
- Học sinh biết gấp, cắt, dánphong bì.
- Học sinh có hứng thú làm thiếp chúc mừng để sử dụng.
II.Đồ dùng dạy học
- Hình mẫu: phong bì, mẫu thiếp chúc mừng ở bài trước.
- Qui trình gấp, cắt, dán phong bì.
- Giấy thủ công, kéo, hồ dán, bút chì, thước kẻ.
III. Phương pháp dạy học
- Hỏi đáp, trực quan, thực hành
IV. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. ổn định tổ chức( 1-2’)
2. Kiểm tra đồ dùng(1-2’)
3. Học sinh thực hành gấp, cắt, dán phong bì (30’)
- Yêu cầu học sinh nhắc lại quy trình gấp, cắt, dán phong bì 
Bước 1: Gấp phong bì 
Bước 2: Cắt phong bì 
Bước 3: Dán phong bì
- GV treo quy trình HD gấp, cắt, dán phong bì cho HS quan sát.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành: Nhắc học sinh dán cho thẳng, miết phẳng, cân đối. 
- Đánh giá sản phẩm của học sinh 
4. Nhận xét, dặn dò (2-3’)
- Nhận xét về tinh thần học tập của học sinh 
- Dặn dò giờ sau mang giấy màu, kéo, hồ dán. 
- 1Học sinh 
- Học sinh thực hành
Thứ 5 ngày 5 tháng 2 năm 2009
Tiết 1: Mĩ thuật
Đồng chí Phượng dạy
Tiết 2: Thể dục
đi kiễng gót, hai tay chông hông. Trò chơi: “ nhảy ô”
I. Mục tiêu
- Ôn một số bài tập RLTTCB, học đi kiễng gót, hai tay chống hông. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng.
- Tiếp tục học trò chơi “Nhảy ô”. Yêu cầu nắm vững cách chơi và tham gia trò chơi tương đối chủ động, nhanh nhẹn.
II. Địa điểm phương tiện
- Sân trường
- Còi, chuẩn bị đường kẻ thẳng, kẻ ô cho TC.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
Nội dung
Định lượng
Phơng pháp
A. Phần mở đầu
- Gv phổ biến yêu cầu, nội dung giờ học.
- Chạy nhẹ nhàng thành một hàng dọc trên địa hình ntự nhiên ở sân trường.
- Đi theo vòng tròn và hít sâu.
- Xoay khớp cố chân, xoay khớp đầu gối.
B. Phần cơ bản
- Đi theo vạch kẻ thẳng, hai tay chống hông.
- Đi theo vạch kẻ thẳng , hai tay dang ngang.
- Đi kiễng gót, hai tay chống hông
- Thi đi kiếng gót, hai tay chống hông.
- Trò chơi: nhảy ô
C. Phần kết thúc
- Cúi ngời thả lỏng
- Nhảy thả lỏng.
- Rung đùi
- GV nhận xét giờ học, dặn dò
1 - 2’
70-80m
1-2’
1-2’
2 lần
(10m)
1-2 lần
(10m)
3-4 lần
1 lần
6-8’
5 - 6 lần
5 - 6 lần
30s
2 – 3’
- Lớp trưởng điều khiển 
 x x x x x x x x x x 
 x x x x x x x x x x
 Å x x x x x x x x x x
 Gv
- GV điều khiển
- GV điều khiển
- Cho học sinh tập đi theo nhiều đợt, mỗi đợt đi 3-6 em, đợt trước đi được một đoạn, cho đợt 2 đi tiếp luôn như vậy cho đến hết. Đén đích, vòng sang hai bên, đi thường về tập hợp ở cuối hàng chờ lần tập tiếp theo. Xen kẽ giữa các lần tập, GV cùng học sinh nhận xét, đánh giá, uốn nắn động tác.
- Gv nhận xét, khen thưởng.
- Từng học sinh lần lượt nhảy chụm chân từ vạch xuất phát và ô số 1, sau đó nhảy tách hai chân ( chân trái vào ô số 2, chân phải vào ô số 3 ), nhảy chụm chân vào ô số 4đến ô số 10 nhảy quay người lại.. Số 2 bật nhảy như số 1 và cứ làm như vậy đội nào bật nhảy xong trước là thắng.
- Gv điều khiển
Tiết 3: Luyện từ và câu
Từ ngữ về loài chim . dấu chấm, dấu phẩy 
I. Mục tiêu 
- Mở rộng vốn từ về chim chóc: Biết thêm tên một số loài chim, một số thành ngữ về loài chim.
- Luyện tập sử dụng dấu chấm, dấu phẩy.
- Học sinh yếu bước đầu biết nói tên các loài chim. 
II. Đồ dùng dạy học 
- G: Bảng phụ ghi bài 1
- H: VBT
III. Phương pháp dạy học
- Hỏi đáp, thuyết trình, trực quan
IV. Các hoạt động dạy học 
A. KTBC (2-3’)
- 2 Học sinh hỏi đáp với cụm từ: ở đâu?
B. Dạy bài mới 
1. GTB (1-2’)
2. Hướng dẫn bài tập (28-30’)
Bài 1: Miệng (10’)
- Đọc yêu cầu 
- 1 học sinh đọc tên 7 loài chim trong ngoặc đơn.
- Học sinh quan sát tranh, trao đổi theo cặp, nói đúng tên từng loài chim. GV đến từng bàn theo dõi.
- Nhiều học sinh nối tiếp nhau phát biểu ý kiến=> Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
1. chào mào 2. sẻ 3. cò 4. đại bàng 5. vẹt 6. sáo sậu 7. cú mèo.
Bài 2: VBT (8-10')
- H đọc yêu cầu 
- Học sinh làm VBT
- 1 học sinh lên bảng làm bảng phụ=> GV chữa chốt lại lời giải đúng.
- GV cùng học sinh giải thích thành ngữ:
Đen như quạ (đen, xấu)
Hôi như cú (người rất hôi )
Nhanh như cắt (rất nhanh nhẹn, lanh lợi )
Nói như vẹt (chỉ lặp lại những điều người khác nói mà không hiểu)
Hót như khiếu (Nói nhiều với giọng tâng bốc, không thật thà )
- 2 học sinh đọc lại lời giải trên bảng
Bài 3: Vở (10')
- Đọc thầm yêu cầu
- Bài yêu cầu gì? (Chép lại đoạn văn cho đúng chính tả sau khi thay ô trống bằng dấu chấm, dấu phẩy )
- Học sinh làm vở, một học sinh làm bảng phụ.
- Chữa bài: Học sinh đọc miệng bài đã làm ( ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu )
C. Củng cố, dặn dò (4-5’)
- NX tiết học, dặn dò.
Tiết 4: Toán
Tiết 109: Một phần hai
I. Mục tiêu 
- Giúp HS nhận biết “ Một phần hai “ biết đọc và viết 1/2”
- Học sinh yếu bước đầu nhận biết một phần hai, biết đọc, viết 1/2.
II. Đồ dùng dạy học 
Các mảnh giấy hoặc bìa hình vuông , hình tròn ,hình tam giác đều.
III. Phương pháp dạy học

File đính kèm:

  • doctuan 22.doc
Đề thi liên quan