Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 14 - Trần Thị Thanh Hảo

doc22 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 175 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 14 - Trần Thị Thanh Hảo, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày tháng năm 200 
Đạo đức
GIỮ GÌN TRƯỜNG LỚP SẠCH ĐẸP (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
- HS biết một số biểu hiện cụ thể của việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- Lí do vì sao cần giữ gìn trường lớp cạch đẹp.
- HS biết làm một số công việc cụ thể để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- HS có thái độ đồng tình với các việc làm đúng để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
II. Chuẩn bị:
- Tranh minh họa bài tập 1.
- Tiểu phẩm Bạn Hùng thật đáng khen.
- Vở bài tập đạo đức 2.
III. Các hoạt động dạy – học:
Khởi dộng: Cả lớp hát bài “ Em yêu trường em” .
Giới thiệu bài: Từ bài hát “ Em yêu trường em ” giáo viên nêu mục tiêu bài học.(ghi bảng tựa bài ).
1. Hoạt động 1: Tiểu phẩm Bạn Hùng thật đáng khen.
- Giáo viên dán tranh BT1 lên bảng (HS quan sát).
- Một số bạn lên đóng tiểu phẩm
- HS thảo luận để trả lời cho câu hỏi:“Bạn Hùng đặt hộp giấy không lên bàn để làm gì ? Vì sao bạn lại làm như vậy? ”.
- GV rút ra kết luận: Vứt giấy rác đúng nơi quy định là góp phần làm sạch trường lớp. 
2. Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ
- GV yêu cầu các nhóm nhìn tranh trong vở BT đạo đức 2 và thảo luận theo nhóm đôi các câu hỏi trong phiếu bài tập (Câu hỏi như SGV) + GV dán tranh.
- Một số nhóm lên trình bày nội dung từng tranh.
- Thảo luận lớp các câu hỏi như SGV.
- GV rút ra kết luận: Giữ gìn trường lớp sạch đẹp là bổn phận của mỗi HS, điều đó thể hiện lòng yêu trường, yêu lớp và giúp các em được sinh hoạt, học tập trong một môi trường trong lành.
3. Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến
- GV gọi HS đọc yêu cầu trong VBT đạo đức 2.HS thực hiện cá nhân trong VBT - 1 số HS trình bày ý kiến của mình.
- Làm việc cả lớp: HS nêu lí do vì sao chọn những ý kiến đó.
- GV rút ra kết luận + dán bảng, HS nhắc lại.
4. Củng cố - dặn dò:
- HS trả lời lại câu hỏi: Em đã làm gì để giữ gìn trường lớp sạch đẹp? Vì sao?
- Nhận xét tiết học, yêu cầu HS chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:.....................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tập đọc
CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA (Tiết 1)
I. Mục đích yêu cầu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trơn toàn bài. Nghỉ hơi hợp lí sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài.
- Biết đọc phân biệt giọng kể và giọng nhân vật (người cha, bốn người con).
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa của các từ mới và từ quan trọng: chia lẻ, hợp lại, đoàn kết, đùm bọc. 
- Hiểu ý nghĩa của truyện: Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh. Anh chị em trong nhà đoàn kết, thương yêu nhau.
II. Chuẩn bị:
- Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ
- 2 HS đọc lại bài tập đọc Quà của bố, trả lời câu hỏi về ý nghĩa truyện.
- GV nhận xét, cho điểm.
Giới thiệu chủ điểm mới và bài đọc
- HS xem tranh minh họa chủ điểm Anh em, tranh minh họa Câu chuyện bó đũa.
2. Hoạt động 2: Luyện đọc truyện
2.1. GV đọc mẫu toàn bài
2.2. GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
a. Đọc từng câu:
- HS đọc nối tiếp nhau từng câu.
- GV sửa lỗi phát âm cho HS: lúc nhỏ, lớn lên, lần lượt, bẻ gãy.
b. Đọc từng đoạn: (3 đoạn)
- HS đọc nối tiếp từng đoạn 
- Lưu ý HS cách đọc một số câu văn như trong SGV.
+ Một hôm, / ông đặt một bó đũa và một túi tiền trên bàn, rồi gọi các con, / cả trai, / gái, / dâu, / rể lại và bảo: //
+ Ai bẻ gãy được bó đũa này thì cha thưởng cho túi tiền.//
+ Người cha bèn cởi bó đũa ra, / rồi thong thả / bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng.//
+ Như thế là các con đều thấy rằng / chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. //
- HS đọc từng đoạn kết hợp giải nghĩa từ: va chạm, dâu, rể, đùm bọc, đoàn kết.
c. Đọc từng đoạn trong nhóm (nhóm đôi ).
d. Thi đọc giữa các nhóm.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:.....................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Toán
55 – 8, 56 – 7, 37 – 8, 68 – 9
I. Mục tiêu: 
- Biết thực hiện các phép tính trừ có nhớ (số bị trừ có hai chữ số, số trừ có một chữ số)
- Củng cố cách tìm số hạng chưa biết trong phép cộng.
- Củng cố cách vẽ hình theo mẫu.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ
- 4 HS lên bảng đặt tính: 15 – 8, 16 – 7, 17 – 8, 18 – 9.Cả lớp: 20 – 8.
- GV nhận xét, cho điểm	
Giới thiệu bài: “ 55-8, 56-7, 37-8, 68-9” 
2. Hoạt động 2: Tổ chức HS tự thực hiện các phép trừ 55-8, 56-7, 37-8, 68-9
- Yêu cầu HS thực hiện phép trừ 55-8. Sau đó HS nêu cách làm, chỉ đặt tính rồi tính.
 _ 55 · 5 không trừ được 8, lấy 15 trừ 8 bằng 7, viết 7, nhớ 1
	 8 · 5 trừ 1 bằng 4, viết 4.
 47
- Yêu cầu HS thực hiện các phép tính còn lại (Tương tự như trên )
 56 37 68
 - 7 - 8 - 9
 49 25 59
3. Hoạt động 3: Thực hành luyện tập
*Biết thực hiện các phép tính trừ có nhớ.
Bài 1: 
- HS tự làm bài vào vở. GV chấm 1 số bài.
Bài 2: 
- Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm thế nào ?
- HS tự làm vào vở.1 HS làm bảng phụ.GV chấm 1 số bài.
Bài 3: GV hướng dẫn HS cách vẽ hình theo mẫu.
- HS thực hiện vào vở.
- Nhận xét
4. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:.....................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tập đọc
CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA (Tiết 2)
I. Mục đích yêu cầu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trơn toàn bài. Nghỉ hơi hợp lí sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài.
- Biết đọc phân biệt giọng kể và giọng nhân vật (người cha, bốn người con).
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa của các từ mới và từ quan trọng: chia lẻ, hợp lại, đoàn kết, đùm bọc. 
- Hiểu ý nghĩa của truyện: Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh. Anh chị em trong nhà đoàn kết, thương yêu nhau.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu bài 
* Câu 1: Câu chuyện này có những nhân vật nào?
- Thấy các con không yêu thương nhau ông cụ làm gì?
* Câu 2: Tại sao bốn người con không ai bẻ gãy được bó đũa?
* Câu 3: Người cha bẻ gãy bó đũa bằng cách nào?
* Câu 4: Một chiếc đũa được ngầm so sánh với gì?
- Cả chiếc đũa được ngầm so sánh với gì ?	
* Câu 5: Người cha muốn khuyên các con điều gì?
GV: Người cha muốn dùng câu chuyện rất dễ hiểu về bó đũa để khuyên bảo các con, giúp các con thấm thía tác hại của sự chia rẽ, sức mạnh của đoàn kết
2. Hoạt động 2: Luyện đọc lại 
- HS thi đọc truyện theo các vai: ông cụ, bốn người con, người dẫn chuyện.
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm đọc hay.
3. Củng cố dặn – dò:
- GV cho HS đặt tên khác thể hiện ý nghĩa của câu chuyện.
- Dặn HS về nhà xem trước yêu cầu của tiết. Kể chuyện.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Thứ ba ngày tháng năm 200 
Toán
65 – 38, 46 – 17, 57 – 28, 78 – 29
I. Mục tiêu: 
- Biết thực hiện các phép tính trừ có nhớ, trong đó số bị trừ có hai chữ số, số trừ cũng có hai chữ số.
- Biết thực hiện các phép trừ liên tiếp (tính giá trị biểu thức số) và giải toán có lời văn.
- Bỏ: Bài 2 cột 2
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ
- 3 HS lên bảng đặt tính: 65 – 8, 46 – 7, 57 – 8. Cả lớp: 78 - 9.
- GV nhận xét, ghi điểm.
Giới thiệu bài: 65 – 38, 46 – 17, 57 – 28, 78 – 29
2. Hoạt động 2: Tổ chức cho HS thực hiện các trừ của bài học
- Yêu cầu HS thực hiện phép trừ 65-38. Sau đó HS nêu cách làm, chỉ đặt tính rồi tính.
 65 · 5 không trừ được 8, lấy 15 trừ 8 bằng 7, viết 7, nhớ 1.
 - 38 · 3 thêm 1 bằng 4, 6 trừ 4 bằng 2, viết 2.
 27
- Yêu cầu HS thực hiện các phép tính còn lại vào bảng con.HS vừa viết vừa nói cách làm.
 46 57 78
 - 17 - 28 - 29
 29 29 49
3. Hoạt động 3: Thực hành luyện tập
Bài 1: 
- HS làm bảng con. GV nhận xét, cho điểm	
Bài 2: Giảm cột 2
HS làm bài vào vở.	
GV nhận xét, cho điểm.	
Bài 3:1 HS đọc đề bài.
- GV :Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì ? 1 HS nêu tóm tắt.
- 1 HS làm bảng phụ. Cả lớp làm vào vở.
4. Củng cố - dặn dò: Nhận xét tiết học. về nhà xem lại bài.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:.....................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Chính tả
CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA
I. Mục đích yêu cầu:	
 - Nghe viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài: “Câu chuyện bó đũa”.
 - Luyện tập viết đúng một số tiếng có âm, vần dễ lẫn: l/n, i/iê, ăt/ăc.
II. Chuẩn bị:
- Bút dạ và giấy viết nội dung BT (2) a,b hoặc c.
- Giấy viết nội dung BT (3) a,b hoặc c.
III. Các hoạt động dạy - học:
Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
1. Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ
- HS viết bảng con: luỹ, chảy, vải, nhãn. GV nhận xét, cho điểm.
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nghe viết.
1. Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc toàn bài chính tả một lượt.1, 2 HS đọc lại.
- GV giúp HS nhận xét:
+ Tìm lời người cha trong bài chính tả? (- Đúng. Như thế là các con đều thấy rằng.sức mạnh).
+ Lời người cha ghi sau dấu câu gì ? (sau dấu hai chấm và dấu gạch ngang đầu dòng)
+ Đọc lại câu văn có dấu phẩy và dấu chấm.
- HS nêu các tiếng khó, GV phân tích các tiếng khó. HS đọc lại.
- Học sinh viết bảng con: chia lẻ, đùm bọc, đoàn kết, sức mạnh.
c. GV đọc. Học sinh viết bài vào vở. GV theo dõi, uốn nắn.
2.3. Chấm, chữa bài : 
- HS đổi vở cho nhau soát lỗi, GV hướng dẫn HS soát lỗi.
- Chấm 5,7 bài, GV nêu nhận xét rút kinh nghiệm.
3. Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài (2): 2b
-1HS đọc yêu cầu.1HS lên làm bảng phụ, lớp làm vào vở. Chữa bài.
- Lên bảng, nên người, ăn no, lo lắng.
Bài (3): 3a.
-1HS đọc yêu cầu.1HS lên làm bảng phụ, lớp làm vào vở.GV chữa bài.
ông bà nội,lạnh,lạ.
4. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà tìm thêm những từ có âm đầu l/n, vần i/iê, ăt/ ăc.- Về nhà chép lại bài (nếu sai), sửa lỗi (nếu có).
Rút kinh nghiệm tiết dạy:.....................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tự nhiên và Xã hội
PHÒNG TRÁNH NGỘ ĐỘC KHI Ở NHÀ
I. Mục tiêu:
- Nhận biết một số thứ sử dụng trong gia đình có thể gây ngộ độc.
- Phát hiện được một số lí do khiến chúng ta có thể bị ngộ độc qua đường ăn, uống.
- Ý thức được những việc bản thân và người lớn trong gia đình có thể làm để phòng tránh ngộ độc cho mình và cho người khác.
- Biết cách ứng xử khi bản thân hoặc người nhà bị ngộ độc.
II. Chuẩn bị: Hình vẽ trong sách giáo khoa Một số vỏ hộp hoá chất, thuốc tẩy.
III. Hoạt động dạy – học:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- HS trả lời: Em phải làm gì để giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở ?.
Giới thiệu bài: “ Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà”
2. Hoạt động 2: Quan sát hình vẽ và thảo luận: những thứ có thể gây ngộ độc.
- Kể tên những thứ có thể gây ngộ độc qua đường ăn, uống.GV ghi bảng.
- GV hỏi: Trong những thứ kể trên thì thứ nào thường được cất giữ trong nhà.
+ Nhóm 1: Quan sát hình 1 và trả lời câu hỏi: Nếu bạn trong hình ăn bắp ngô thì điều gì có thể xảy ra ? Tại sao ?
+ Nhóm 2: Quan sát hình 2 và trả lời câu hỏi:Trên bàn có những thứ gì ? Nếu em bé lấy được lọ thuốc và ăn phải những viên thuốc vì tưởng đó là kẹo, thì điều gì có thể xảy ra ?
+ Nhóm 3: Quan sát hình 3 và trả lời câu hỏi: Nơi góc nhà đang để các thứ gì ?Nếu để lẫn lộn dầu hỏa, thuốc trừ sâu hay phân đạm với nước mắm, dầu ăn, thì điều gì có thể xảy ra với những người thân trong gia đình ?.
- Đại diện các nhóm lên cáo, các nhóm khác bổ sung. GV rút ra kết luận như SGV.
3. Hoạt động 3: Quan sát hình vẽ và thảo luận: cần làm gì để phòng tránh ngộ độc
+ Các nhóm quan sát tiếp các hình 4, 5, 6 trong SGK và trả lời câu hỏi:
+ Chỉ và nói mọi người đang làm gì ? Nêu tác dụng của việc làm đó ?
- Các nhóm báo cáo, nhóm khác bổ sung.Cho HS nói trước lớp về những thứ có thể gây ngộ độc và chúng hiện được cất giữ ở đâu trong nhà.
- GV rút ra kết luận như trong SGV.
4. Hoạt động 4: Đóng vai
+ Nhóm 1 và 2 sẽ tập cách xử lí khi bản thân mình bị ngộ độc.
+ Nhóm 3 và 4 sẽ tập cách xử lí khi một người thân trong gia đình bị ngộ độc. ( GV có thể đưa ra gợi ý như SGV).
- Các nhóm phân vai và đóng vai. HS lên đóng vai, lớp nhận xét để lựa chọn được cách ứng xử đúng. GV kết luận.
5. Củng cố - dặn dò: Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:.....................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Kể chuyện
CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA
I. Mục đích yêu cầu:
1. Rèn kĩ năng nói:
- Dựa vào trí nhớ, 5 tranh minh họa và gợi ý dưới tranh kể lại được từng đọan của câu chuyện với giọng kể tự nhiên, biết kết hợp giọng kể tự nhiên, biết kết hợp giọng kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.
2. Rèn kĩ năng nghe:
- Lắng nghe bạn kể chuyện, nhận xét, đánh giá đúng lời của bạn.
II. Chuẩn bị:
- Tranh minh họa của SGK.
III. Hoạt động dạy – học:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS kể lại câu chuyện Bông hoa niềm vui. GV nhận xét, cho điểm.
Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn kể chuyện 
2.1. Kể chuyện theo tranh
- Cho 1, 2 HS đọc yêu cầu của SGK.
- Cả lớp quan sát 5 bức tranh. Một học sinh khá giỏi nói vắn tắt nội dung tranh.
- 1 HS kể mẫu theo tranh 1	 
- Cho học sinh kể nối tiếp theo từng tranh.
- Kể theo nhóm: (HS quan sát tranh, đọc thầm từng gợi ý, nối tiếp nhau kể từng đoạn trước nhóm, hết lượt quay lại đoạn và thay người kể.
- Kể trước lớp: GV chỉ định hoặc từng nhóm cử người đại diện lên thi kể cả lớp nhận xét, đánh giá.
2.2. Phân vai kể lại câu chuyện:
- Các nhóm tự phân vai (ông cụ, người dẫn chuyện, 4 người con)
- Cả lớp nhận xét, góp ý.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học, rút ra ý nghĩa câu chuyện: Anh em trong nhà phải hòa thuận, yêu thương lẫn nhau.
- Về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe..
Rút kinh nghiệm tiết dạy:.....................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thể dục
TRÒ CHƠI “VÒNG TRÒN”
I. Mục tiêu:
- Học trò chơi:“ Vòng tròn”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi ở mức ban đầu.
II. Địa điểm, phương tiện:
- Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh an toàn nơi tập.
- Phương tiện: Còi, kẻ 3 vòng tròn đồng tâm có bán kính 3m, 3,5m, 4m. 
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp
1. Phần mở đầu:
- Ổn định lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học 
- Giậm chân tại chỗ, đếm theo nhịp.
-Đi dắt tay nhau, chuyển thành vòng tròn,quay mặt vào tâm, giãn cách để tập bài thể dục phát triển chung 
- Ôn bài thể dục phát triển chung 
2.Phần cơ bản:
- Học trò chơi : “Vòng tròn”
- Cho HS điểm số. 
+ Điểm số theo chu kì 1- 2
- Tập nhảy chuyển đội hình 
+ Theo khẩu lệnh HS nhảy chuyển đội hình. 
- Tập nhún chân hoặc bước tại chỗ, vỗ tay theo nhịp.
- Tập đi nhún chân, vỗ tay theo nhịp. 
- GV sửa động tác sai và hướng dẫn thêm về cách nhảy cho HS.
3.Phần kết thúc:
- Đi đều và hát 
- Cúi người thả lỏng	-GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét giờ học, giao bài tập về nhà.
 8 phút
 2’
 2’
 1’
6 – 8 lần
2 - 3 lần
5 – 6 lần
6 – 8 lần
7 phút
1’
2’
2’
2’
Nhận lớp 
====
====
====
====
5GV
HS chuyển thành đội hình vòng tròn. 
5GV
Kết thúc
====
====
====
====
 5GV
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Thứ tư, ngày tháng năm 200 
Âm nhạc:
ÔN TẬP BÀI HÁT: CHIẾN SĨ TÍ HON.
I. Mục tiêu:
- HS hát đúng giai điệu, thuộc lời ca.
- Tập trình diễn bài hát kết hợp vận động phụ họa.
- Bỏ:Tập đọc thơ theo âm hình tiết tấu bài hát Chiến sĩ tí hon.
II. Chuẩn bị:
- Tranh ảnh bộ đội duyệt binh trong ngày lễ.
- Nhạc cụ, máy nghe, băng nhạc.
- Sưu tầm một số bài thơ 5 chữ.
- Bảng phụ viết sẵn tiết tấu, bài thơ.
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- 4 HS hát lại bài Chiến sĩ tí hon. GV nhận xét.
- Khởi động: Cho HS chơi trò chơi “Chú gà trống”.
Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học.
2. Hoạt động 2: Ôn tập bài hát Chiến sĩ tí hon.
Mục tiêu: HS hát đúng giai điệu, thuộc lời ca.Tập trình diễn bài hát kết hợp vận động phụ họa
Cách tiến hành: 
- HS xem tranh.1, 2 HS hát trước lớp.
- HS nhận xét, GV nhận xét sửa sai nếu có.
- HS hát tập thể.
- Luyện hát theo tổ, nhóm.
- Hát kết hợp gõ phách đệm ( vỗ tay).
- Đứng hát, kết hợp giậm chân tại chỗ, vung tay nhịp nhàng.
- Tập trình diễn bài hát trước lớp. HS, GV nhận xét khuyến khích.
3. Hoạt động 3: Tập đọc thơ theo tiết tấu (bỏ)
4. Hoạt động 4: Trò chơi
- GV giới thiệu cách chơi: Thay lời bài hát bằng những tiếng tượng trưng cho tiếng đàn, tiếng kèn, tiếng trống và kết hợp làm động tác.
- GV hát và làm mẫu. Cho HS thực hiện.
5. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà thực hiện lại bài hôm nay.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Toán
 LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Củng cố về 15, 16, 17, 18 trừ đi một số và kĩ thuật thực hiện phép trừ có nhớ.
- Củng cố về giải bài toán và thực hành xếp hình.
- Giảm: Bài 5
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Giới thiệu bài: Luyện tập
1. Hoạt động 1: Thực hành
*Củng cố về 15, 16, 17, 18 trừ đi một số và kĩ thuật thực hiện phép trừ có nhớ. 
Bài 1: Tính nhẩm	
- HS thi tiếp sức theo nhóm. GV nhận xét.
Bài 2: Tính nhẩm
- HS làm trên bảng con. GV nhận xét
15 – 5 - 1= 9 16 – 6 – 3 = 7 17 – 7 – 2 = 8
15 - 6 = 9 16 – 9 = 7 17 – 9 = 8
- GV giúp HS nhận ra 15 – 5 – 1 cũng bằng 15 – 6 bằng cách so sánh kết quả 2 phép tính. Các phép tính khác tương tự.
Bài 3: Đặt tính rồi tính
a. 35 72 b. 81 50
 - 7 -36 - 9 - 17
 28 36 72 33
* Củng cố về giải bài toán.
Bài 4: 
- 1 HS đọc đề bài. GV :Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì ? 1 HS nêu tóm tắt.
- 1 HS làm bảng phụ. Cả lớp làm vào vở.
 Bài giải
Số lít sữa bò chị vắt được là:
50 - 18 = 32 ( L)
Đáp số : 32 L sữa bò 
Bài 5: Giảm
2. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.Yêu cầu HS chuẩn bị bài tiếp theo.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
	.............................................................................................................................. 
Luyện từ và câu
TỪ NGỮ VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH. CÂU KIỂU AI LÀM GÌ ?
DẤU CHẤM, DẤU CHẤM HỎI.
I. Mục đích, yêu cầu:
- Mở rộng vốn từ về tình cảm gia đình.
- Rèn kĩ năng đặt câu theo mẫu Ai làm gì ?.
- Rèn kĩ năng sử dụng dấu chấm, dấu chấm hỏi.
II. Chuẩn bị:
- Bút dạ, giấy viết nội dung bài tập 2, 3.
III. Các hoạt động dạy- học:
 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- 2 HS kể tên những việc em đã làm ở nhà giúp mẹ.
- 1HS trả lời câu hỏi: Những câu bạn mình vừa nêu trả lời cho câu hỏi nào?
Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Hoạt động 2: Mở rộng vốn từ về tình cảm gia đình.
Bài 1:
- Mỗi HS tìm 3 từ nói về tình cảm thương yêu giữa anh chị em (làm vào nháp)
- 1 HS lên bảng làm bảng phụ.
- GV chốt lời giải đúng: nhường nhịn, đùm bọc, chăm lo, chăm chút, yêu thương, yêu quý
3. Hoạt động 3: Rèn kĩ năng đặt câu theo mẫu Ai làm gì ?.
Bài 2 
- 1 HS đọc yêu cầu của bài. Lớp đọc thầm.HS làm bài theo nhóm, các nhóm trình bày.
- Dựa vào bài trên bảng phụ giúp HS chữa bài
VD: Anh khuyên bảo em.
 Chị em giúp đỡ nhau.
4. Hoạt động 4: Rèn kĩ năng sử dụng dấu chấm, dấu chấm hỏi.
Bài 3 
- 1HS nêu yêu cầu của bài, lớp đọc thầm.
- 1 HS làm bảng phụ. Lớp làm vào vở. GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
- Cho 2, 3 HS đọc lại câu chuyện vui. 
- HS trả lời câu hỏi: Câu chuyện này buồn cười ở chỗ nào ?( Cô bé chưa biết viết xin mẹ giấy để viết thư cho một bạn gái cũng chưa biết đọc. )
5. Củng cố - dặn dò: GV nhận xét tiết học.Yêu cầu HS chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:.....................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thủ công
GẤP CẮT DÁN HÌNH TRÒN (tiết 2)
I. Mục tiêu:
- HS biết gấp, cắt, dán hình tròn.
- HS thực hành gấp, cắt dán được hình tròn và dán vào vở.
- HS có hứng thú với giờ học thủ công.
II. Chuẩn bị:
- Quy trình gấp, cắt, dán hình tròn.
- Giấy thủ công, giấy màu, kéo, hồ dán
- Hình tròn mẫu.
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Hoạt động 1:Học sinh thực hiện gấp, cắt, dán hình tròn
Mục tiêu:HS thực hành gấp, cắt dán được hình tròn và dán vào vở.HS có hứng thú với giờ học thủ công.
Cách tiến hành:
- 1, 2 HS nhắc lại qui trình gấp, cắt, dán hình tròn ở tiết học trước.
- GV nhắc lại quy trình gấp, cắt dán hình tròn.
- Bước 1: Gấp hình tròn
+ Cắt một hình vuông có cạnh là 6 ô
+ Gấp tư hình vuông theo đường chéo được hình 2a và điểm O là điểm giữa của đường chéo. Gấp đôi hình 2a để lấy đường dấu giữa và mở ra được hình 2b.
+ Gấp hình 2b theo đường dấu gấp sao cho 2 cạnh bên sát vào đường dấu giữa được hình 3
- Bước 2: Cắt hình tròn
+ Từ hình 3 lật ra mặt sau được hình 4, dùng bút chì đánh dấu đường CD và cắt ngang phần CD mở ra được hình 5a.
+ Từ hình 5a cắt sửa đường cong được hình 6 ( hình tròn)
Bước 3 : Dán hình tròn
+ Dán hình tròn vào vở hoặc tờ giấy khác màu làm nền.
- HS thực hành theo nhóm, GV nhận xét.
- HS thực hành trình bày sản phẩm theo nhóm.
- GV gợi ý cho HS một số cách trình bày sản phẩm: làm bông hoa, chùm bóng bay
- Đánh giá sản phẩm của HS.
2. Hoạt động 2: Nhận xét - dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn mang: giấy thủ công, giấy trắng, bút chì, thước kẻ, kéo hồ dán để học bài “Gấp, cắt, dán biển báo giao thông chỉ lối đi thuận chiều và biển báo cấm xe đi ngược chiều.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Thứ năm, ngày tháng năm 200 
Tập đọc
NHẮN TIN
I. Mục đích yêu cầu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trơn hai mẩu tin nhắn. Ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. Giọng đọc thân mật.
2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu: 
- Hiểu nội dung các mẩu tin nhắn.
II. Chuẩn bị:
- Một số mẩu giấy nhỏ đủ cho cả lớp tập viết tin nhắn.
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- 2 HS đọc nối tiếp nhau Câu chuyện bó đũa, trả lời câu hỏi: Vì sao bốn người con không ai bẻ được bó đũa ? Câu chuyện khuyên em điều gì ?
Giới thiệu bài: “Nhắn Tin”.

File đính kèm:

  • doctuan 14.doc
Đề thi liên quan