Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 11 - Năm học 2012-2013

doc19 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 364 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 11 - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần: 11 Thứ hai ngày 12 tháng 11 năm 2012
Toán
Tiết 51: Luyện tập
 A. Mục tiêu:
- Học thuộc và nêu nhanh công thức tính của bảng trừ có nhớ (11 trừ đi 1 số), vận dụng khi tính nhẩm, thực hiện phép trừ, giải toán có lời văn.
- Củng cố về tìm số hạng chưa biết, về bảng cộng có nhớ.
* Củng cố phép trừ có dạng 11 - 5; 31 - 5; 51 - 15.
B. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, Phấn màu.
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
I. Bài cũ:
 - Nêu bảng trừ 11 trừ đi 1 số?
 - GV nhận xét, cho điểm
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Nội dung:
 + Bài 1: GV chép từng phép tính lên bảng 
 - GV nhận xét, cho điểm
+ Bài 2: ( Cột 1,2) GV nêu yêu cầu, chép đề lên bảng
 - GV nhận xét, cho điểm.
+ Bài 3( a) : GV chép đề lên bảng
 - Nêu cách tìm số hạng chưa biết?
 - GV nhận xét, cho điểm.
+ Bài 4: GV nêu đề toán và nêu yêu cầu của bài 
- Hướng dẫn tóm tắt:
Có : 51 kg táo
Đã bán: 26 kg
Còn lại: kg táo?
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Củng cố, dặn dò:
 - GV nhận xét giờ học.
 - VN: làm bài tập ở VBT
2 HS nêu
 cả lớp nhận xét.
- HS tính nhẩm và nêu miệng
- HS làm bảng con.
4 HS lên bảng chữa bài.
- HS nêu cách đặt tính
- 3 HS lên bảng làm
- Cả lớp nhận xét.
- HS đọc yêu cầu của bài. 
- HS làm nháp
- 3 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp nhận xét.
- 1 HS đọc lại đề, tóm tắt và giải bài vào vở
 Cả lớp nhận xét, chữa bài
 Số kilôgam táo còn lại là:
 51 - 26 = 25 ( kg)
 Đáp số:25 kg
Chuẩn bị bài sau.
Tập đọc
Tiết 31 + 32: bà cháu
A. Mục tiêu:
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
 - Đọc trơn toàn bài. Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu câu.
 - Đọc phân biệt lời kể với lời nhân vật.
 2. Rèn kỹ năng đọc hiểu:
 - Hiểu các từ ngữ mới: rau cháo nuôi nhau, đầm ấm, màu nhiệm, hiếu thảo.
 - Nội dung: Ca ngợi tình cảm bà cháu quý giá hơn vàng, bạc, châu báu.
KNS: Xác định giá trị, tự nhận thức về bản thân,lắng nghe tích cực thể hiện sự cảm thông 
 * HS đọc lưu loát toàn bài và hiểu nội dung bài.
B. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
I. KTBC:
 - Kiểm tra bưu thiếp của HS viết ở nhà
 - Nhận xét, cho điểm.
II. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài học:
- GV nêu đầu bài
- GV ghi đầu bài
 2. Nội dung:
a. Luyện đọc:
* GV đọc mẫu toàn bài:
* HD luyện đọc + giải nghĩa từ:
- TN: làng, vất vả, giàu sang, nảy mầm, màu nhiệm.
- Chú ý các câu: 
 + Ba bà cháu rau cháo nuôi nhau, / tuy vất vả / nhưng cảnh nhà lúc nào cũng đầm ấm.
 + Hạt đào vừa gieo xuống đã nảy mầm, / ra lá, / đơm hoa, / kết bao nhiêu là trái vàng, / trái bạc.
- GT: đầm ấm, màu nhiệm
- GV giải nghĩa thêm các từ HS khó hiểu.
- GV nhận xét, sửa sai cho từng em
- Vài HS đọc ngoài bì thư người mình gửi.
- HS quan sát tranh bài học. Đọc tên bài học. 
- Lắng nghe
- Đọc từng câu: HS tiếp nối đọc từng câu.
- Đọc từng đoạn trước lớp: HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trước lớp
- HS đọc chú giải cuối bài
- Đọc từng đoạn trong nhóm
- Thi đọc giữa các nhóm ( ĐT, CN; từng đoạn, cả bài)
(Tiết 2)
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
c. Tìm hiểu bài:
- CH1: Trước khi gặp cô tiên, 3 bà cháu sống như thế nào?
- CH2: Cô tiên cho hạt đào và nói gì?
- CH3: Sau khi bà mất 2 anh em sống ra sao?
- CH4: Vì sao giàu có mà 2 anh em không thấy vui sướng?
- CH5: Câu chuyện kết thúc như thế nào?
* KL: GV tóm lại nội dung bài.
 d. Luyện đọc lại.
- GV nhận xét kết luận cá nhân, nhóm đọc hay
 3. Củng cố, dặn dò:
- Qua câu chuyện em hiểu điều gì?
 - GV nhận xét giờ học.
 - VN: Đọc lại chuyện .
- HS đọc thành tiếng, đọc thầm từng đoạn, cả bài .
- Trao đổi , thảo luận, tìm hiểu nội dung bài dưới sự hướng dẫn của GV.
+ 3 bà cháu sống rất nghèo khổ nhưng rất thương nhau.
+ Cô tiên cho hạt đào và dặn : khi bà chết, gieo hạt đào nên mộ , 2 anh em sẽ được sống hạnh phúc.
+ 2 anh em sống rất giàu sang.
+ vì hai anh em thương nhớ bà/ thấy thiếu tình thương của bà.
+ Bà được sống lại, ôm hai cháu vào lòng
- 2, 3 nhóm HS tự phân vai thi đọc lại toàn bộ câu truyện.
- Thi đọc toàn chuyện
- Cả lớp bình chọn cá nhân, nhóm đọc hay.
- Tình cảm bà cháu quý hơn vàng, bạc và mọi thứ trên đời
- Chuẩn bị cho tiết KC ngày hôm sau.
 Thứ ba ngày 13 tháng 11 năm 2012
Toán
Tiết52: 12 trừ đi một số: 12 - 8
A. Mục tiêu:
HS biết tự lập được bảng trừ có nhớ, dạng 12 - 8 ( nhờ que tính) và bước đầu học thuộc bảng trừ đó.
Biết vận dụng bảng trừ đã học để làm tính ( tính nhẩm và tính viết)
Củng cố tên gọi, thành phần của phép trừ
* Nắm được bảng trừ và học thuộc.
B. Đồ dùng dạy học: 1 bó 1 chục que tính và 2 que tính rời, bảng gài.
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
I. Bài cũ:
 - Gọi HS tính: 33 - 8, 61 - 17
- Nhận xét, cho điểm.
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài cách thực hiện phép trừ dạng 12 - 8 và lập bảng trừ
 - GV gắn que tính lên bảng ( như SGK)
 - GV hướng dẫn để tìm ra.
 12 - 8 = 4
Hướng dẫn đặt tính và tính dọc 
2. Thực hành:
 + Bài 1: GV nhắc lại yêu cầu của bài
 - GV ghi kết quả vào bảng
 Nhận xét kết quả của các phép tính
 - GV nhắc thêm về tính chất của phép cộng.
 + Bài 2: GV chép đề lên bảng
 + Bài 4: GV nêu yêu cầu của bài
Hướng dẫn tóm tắt:
Bìa đỏ : 6 quyển
Bìa xanh: quyển?	 12 quyển
3. Củng cố , dặn dò:
 - GV nhận xét giờ học.
 - VN: làm bài tập ở VBT
- 2 HS lên bảng tính, dưới lớp HS làm nháp.
Cả lớp nhận xét.
- HS thao tác trên que tính. 
- Còn lại 4 que tính.
Sau đó HS tự đặt tính rồi tính
 12
 - 8
 4
HS sử dụng que tính để lập bảng trừ.
HS đọc và học thuộc bảng trừ.
- 1 HS đọc yêu cầu của đề.
- HS nêu miệng kết quả.
- HS áp dụng làm bài tập 1 vào vở.
- HS tính bảng con, Vài HS lên bảng tính.
- Cả lớp nhận xét.
- 1 HS đọc lại đề, tóm tắt và giải bài vào vở
- 2 HS chữa bài: đọc kết quả
 - Cả lớp nhận xét, chữa bài
 Số quyển vở bìa xanh là:
 12 - 6 =6 ( quyển)
 Đáp số: 6 quyển)
 Cả lớp đọc đồng thanh lại bảng trừ.
- Học thuộc bảg trừ.
Kể Chuyện
Tiết 11: bà cháu
A. Mục tiêu:
 1. Rèn kỹ năng nói:
 - Dựa vào trí nhớ, tranh minh hoạ kể lại từng đoạn và toàn bộ câu truyện: Bà cháu.
 - Bước đầu biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung, kể tự nhiên.
 2. Rèn kỹ năng nghe :
 - Lắng nghe bạn kể, nhận xét đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời kể của bạn.
* Rèn kỹ năng nói, nghe và biết nhận xét lời bạn kể.
B. Đồ dùng dạy học:
 Tranh minh hoạ truyện.
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
I. Bài cũ: Kể lại chuyện: “Sáng kiến của bé Hà”.
 - Nhận xét, cho điểm.
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
 - GV nêu MĐ, YC của tiết học.
 2. Hướng dẫn kể chuyện:
a. Dựa theo tranh kể lại từng đoạn.
 - GV hướng dẫn kể mẫu đoạn 1 theo tranh 1:
+ Trong tranh có những nhân vật nào?
+ Ba bà cháu sống với nhau như thế nào?
+ Cô tiên nói gì?
 - KC trong nhóm
 - KC trước lớp
b. Kể lại toàn bộ câu chuyện
- GV khen ngợi HS kể tốt.
3. Củng cố, dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học.
 - VN:Tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe
- 2 HS kể
- Cả lớp nhận xét.
- 1 HS nhắc lại tên câu chuyện .
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
HS quan sát tranh trả lời câu hỏi
- 1, 2 HS khá kể mẫu kể lại đoạn 1, cả lớp nhận xét 
+ Ba bà cháu và cô tiên...
+ Ba bà cháu sống rất vất vả nhưng rất yêu thương nhau
+ Khi bà mất, gieo hạt đào lên mộ
- HS quan sát tranh trong SGK, nối tiếp tập kể đoạn từng đoạn trong nhóm.
- Đại diện nhóm thi kể trước lớp.
 Cả lớp nhận xét.
- 4 HS tiếp nối kể lại 4 đoạn của chuyện truyện.
- Cả lớp nhận xét.
- Cả lớp bình chọn những HS, nhóm HS kể chuyện hấp dẫn nhất.
Chuẩn bị bài sau.
Chính tả (tập chép)
Tiết 21: Bà cháu
A. Mục tiêu:
 1. Chép lại chính xác bài chính tả: Bà cháu
 2. Luyện tập làm đúng các bài tập phân biệt g / gh; s / x; ươn / ương.
 3. Giúp HS có thói quen rèn chữ, giữ vở.
 * Tập chép đúng bài chính tả: Bà cháu.
B. Đồ dùng dạy học:
 - Bảng lớp chép bài tập chép
 - Bảng phụ( nhóm) ghi nội dung bài tập 2,3a . - HS:VBT.
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
 I. Bài cũ: GV đọc: kiến, con công, công lao 
II. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài:
 2. Nội dung:
a. Hướng dẫn tập chép:
 * Chuẩn bị:
- GV đọc toàn bài chính tả.
- Tìm lời nói của hai anh em?
- Lời nói ấy được viết với dấu câu nào?
 - viết các tiếng khó: màu nhiệm, ruộng vườn
 * Tập chép:
- GV quan sát, nhắc nhở HS viết bài
 * Chấm chữa:
- GV đọc lại bài
b. HD làm BT chính tả:
+ Bài 2: GV giúp HS nắm yêu cầu của bài
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
+ Bài 3: GV yêu cầu làm phần a
 - GV nêu câu hỏi
 - GV nêu quy tắc chính tả.
+ Bài4: GV nêu yêu cầu
3. Củng cố, dặn dò.
 - GV nhận xét tiết học.
 - Khen ngợi HS viết đẹp.
 - Ghi nhớ quy tắc viết chính tả với g/gh
- 2 HS lên bảng viết. 
- Cả lớp viết bảng con.
- 2 HS đọc .
- HS nêu: Chúng cháu chỉ cần bà sống lại.
Đặt trong dấu ngoặc kép, sau dấu (:)
- HS viết bảng con các từ khó, dễ lẫn.
- HS chép bài vào vào vở.
- HS nhìn bảng, nghe GV đọc, soát lại bài, tự chữa bài ra lề vở.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Cả lớp làm vào bảng con. 2,3 HS làm bảng nhóm, đọc kết quả. Cả lớp chữa bài.
HS sửa bài cho đúng.
- 1 HS nêu yêu cầu của bài
- HS trả lời
- gh + i, e, ê 
- g + các chữ cái còn lại.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- HS làm vào bảng nhóm rồi chữa bài.
Cả lớp nhận xét, chữa bài vào VBT
Chuẩn bị bài sau.
Đạo đức
Tiết 11: Thực hành giữa học kì I
A:Muc tiêu:
 - Củng cố lại các kiến thức đã học từ đầu năm học
Thực hành làm một số việc có liên quan đến các nội dung đã học như gọn gàng, ngăn nắp, học tập sinh hoạt đúng giờ giấc, có ý thức chăm chỉ học tập
Học sinh có ý thức tự giác thực hiện các công việc nói trên.
B Tài liệu và phương tiện:
 GV: Chuấn bị nội dung cho HS thực hành
 HS: Giấy A4 
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ của Thầy HĐ của trò
giới thiệu:
GV nêu nội dung yêu cầu của giờ học
Nội dung:
a. Vệ sinh, kê dọn bàn ghế trong lớp: HS tiến hành làm
GV cho hs kê bàn ghế trong lớp học cho gọn gàng.
Quét dọn lớp học.
b. Lập thời gian biểu học tập và sinh hoạt cho cá nhân:
 GV nêu yêu cầu và hướng dẫn cách lập thời gian biểu HS lập ra giấy A4
 ( GV có thể kẻ sẵn biểu mẫu lên bảng)
GV quan sát và hướng dẫn HS làm Một vài HS đọc thời gian biểu
 của mình trước lớp.
GV nhận xét xem HS đã sắp xếp thời gian hợp lý chưa
Nếu đã hợp lý cho hs đem về nhà dán ở góc học tập và
nhớ thực hiện theo đúng thời gian biểu trên
Củng cố- dặn dò:
GV nhận xét giờ học
Nhắc nhở hs nhớ thực hiện theo đúng thời gian biểu
mình đã lập.
	Thứ tư ngày 14 tháng 11 năm 2012
Toán
Tiết 53: 32 - 8
A. Mục tiêu:	
- Biết vận dụng bảng trừ đã học để thực hiện các phép tính dạng 32 - 8 khi làm tính và giải toán.
- Củng cố cách tìm một số hạng khi biết tổng và số hạng kia.
- Giúp HS có thói quen tính nhẩm.
* HS biết thực hiện phép trừ có nhớ dạng 32 - 8
B. Đồ dùng dạy học:3 bó 1 chục que tính và 2 que tính rời, bảng gài.
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
I. Bài cũ:
 - Gọi HS đọc bảng trừ
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài cách thực hiện phép trừ dạng 32 - 8.
 - GV gắn que tính lên bảng ( như SGK)
 - GV hướng dẫn để tìm ra.
 32 - 8 = 24
Hướng dẫn đặt tính và tính dọc 
 - Đặt tính
 - Thực hiện phép trừ từ phải sang trái.
2. Thực hành:
+ Bài 1(dòng 1) GV nhắc lại yêu cầu của bài
 - GV ghi kết quả vào bảng
+ Bài 2( Phần a,b): GV chép đề lên bảng
 - GV nhận xét, cho điểm
+ Bài 4 (phần a): GV nêu yêu cầu của bài
 - Yêu cầu nêu lại cách tìm số hạng
3. Củng cố, dặn dò:
 - GV nhận xét giờ học.
 - VN: làm bài tập ở VBT
- 2 HS lên bảng đọc, cả lớp HS đọc đồng thanh 1 lượt.
Cả lớp nhận xét.
- HS thao tác trên que tính. 
- Còn lại 24 que tính.
Sau đó HS tự đặt tính rồi tính
 32
 - 8
 24
- 1 HS đọc yêu cầu của đề.
- HS làm bảng con và chữa bài
- 3 HS lên bảng tính. Cả lớp làm nháp.
- Cả lớp nhận xét.
- HS làm bài ra nháp
- 2 HS lên bảng chữa bài
a. x + 7 = 42
 x = 42 – 7
 x = 35
 GV và cả lớp nhận xét. 
Chuẩn bị bài sau.
Tập đọc
Tiết 33: Cây xoài của ông em
A. Mục tiêu:
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
 - Đọc trơn toàn bài. Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, các cụm từ. Giọng đọc:
tình cảm, nhẹ nhàng.
 2. Rèn kỹ năng đọc hiểu:
 - Hiểu các từ ngữ mới: lẫm chẫm, đu đưa, đậm đà, trảy
 - Hiểu nội dung: Miêu tả cây xoài của ông trồng và tình cảm thương nhớ, biết 
ơn của 2 mẹ con bạn nhỏ với người ông đã mất.
 3. Giúp HS có thái độ biết ơn ông bà.
 * Rèn kỹ năng đọc trơn, lưu loát toàn bài và hiểu nội dung bài.
B. Đồ dùng dạy học: 
 - Tranh minh hoạ bài đọc, quả xoài.
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
 I .Bài cũ: GV gọi HS lên bảng
 GV nhận xét, cho điểm
II . Bài mới:
 1. Giới thiệu bài:
 2. Nội dung:
a. Luyện đọc:
* GV đọc mẫu toàn bài:
* HD luyện đọc + giải nghĩa từ
- GT: xoài cát, xôi nếp hương
- GV hướng dẫn HS đọc đúng các câu khó.
+ Mùa xoài nào, / mẹ em cũng chọn những quả chín vàng và to nhất / bày kên bàn thờ ông.//
b. Tìm hiểu bài:
- CH1: Những hành ảnh đẹp của cây xoài?
- CH2: Xoài cát có mùi vị, màu sắc như thế nào?
- CH3: Tại sao mẹ chọn những quả xoài ngon nhất bày lên bàn thờ ông?
- CH4:Tại sao bạn nhỏ cho rằng quả xoàingon nhất?
 - GV tóm tắt nội dung bài.
c. Luyện đọc lại:
- GV hướng dẫn HS thi đọc
3. Củng cố, dặn dò: 
 - Nêu nội dung bài?
 - Nhận xét giờ học.
 - Đọc lại nhiều lần bài học.
 - 2 HS đọc bài: Bà cháu
- Cả lớp nhận xét.
HS lắng nghe
- Đọc từng câu.HS tiếp nối đọc từng câu.
- Đọc từng đoạn trước lớp.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Thi đọc giữa các nhóm
- Cả lớp đọc đồng thanh.
+ Cuối đông hoa nở trắng, đầu hè quả sai lúc lỉu. Từng chùm quả to
+ Có mùi thơm dịu dàng, mùi vị đậm đà, màu sắc đẹp.
+ Để tưởng nhớ ông, biết ơn người trồng cây cho ta ăn quả.
+ Vì xoài cát vốn đã ngon lại gắn liền với kỉ niệm về người ông đã mất.
- HS thi đọc lại từng đoạn, cả bài văn.
- 2 HS nêu
Chuẩn bị bài sau.
Tập viết
Tiết 11: chữ hoa I
A. Mục tiêu:
 - Biết viết chữ cái I theo cỡ chữ vừa và nhỏ.
 - Viết đúng, sạch, đẹp cụm từ ứng dụng: ích nước lợi nhà.
 - Giúp HS có thói quen rèn chữ viết đẹp.
* HS viết được chữ I và cụm từ ứng dụng. 
B. Đồ dùng dạy học:
 - Mẫu chữ I, câu ứng dụng.
 - Vở Tập Viết (TV).
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
 I. Bài cũ: Kiểm tra vở viết ở nhà 
 - GV nhận xét
II. Bài mới :
1. Giới thiệu bài.
2. Nội dung:
 a. Hướng dẫn viết chữ hoa:
 * Quan sát và nhận xét chữ I:
- Nhận xét chữ mẫu:
- GV chỉ dẫn cách viết trên bìa chữ mẫu: 
- GV viết mẫu chữ I, nói lại cách viết.
* Viết bảng con:
Quan sát, uốn nắn HS
 b. Hướng dẫn viết câu ứng dụng:
* Giới thiệu câu ứng dụng
 - Nêu cách hiểu câu trên.
* Nhận xét chữ ứng dụng:
- Độ cao của các chữ cái?
- Nhắc về khoảng cách giữa các chữ cái, tiếng
* Viết chữ ích vào bảng con.
 - GV nhận xét, uốn nắn.
c. Viết vào vở tập viết
- GV yêu cầu viết theo trong vở.
- GV quan sát, giúp đỡ HS viết bài.
d. Chấm chữa:
 - GV chấm khoảng 5 bài
 - GV nêu nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò :
 - GV nhận xét giờ học.
- VN: Viết phần ở nhà.
- Kiểm tra chéo lẫn nhau.
Cao: 5 li, gồm 2 nét.
- HS lắng nghe và quan sát.
- HS tập viết 2, 3 lượt
- HS đọc câu ứng dụng.
+ Khuyên chúng ta nên làm những việc có ích cho đất nước, cho gia đình.
- HS nêu
- HS viết 2 lượt.
- HS viết vào vở
Chuẩn bị bài sau.
Thể Dục
 Tiết 21: Trò chơi : “ Bỏ khăn ”. Ôn bài thể dục.
(Đc Thu soạn và dạy ) 
Thứ năm ngày 15 tháng 11 năm 2012
Toán
 Tiết54 52 - 28
A. Mục tiêu:
Biết vận thực hiện các phép tính dạng 52 - 28 ( có nhớ) khi làm tính và giải toán.
Vận dụng phép trừ đã học vào làm tính và giải toán.
Giúp HS có thói quen tính nhẩm nhanh.
 * HS biết thực hiện phép trừ có nhớ dạng 52 - 28.
C. Đồ dùng dạy học:
 - 5 bó 1 chục que tính và 2 que tính rời, bảng gài.
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
I. Bài cũ: - Gọi HS lên bảng tính:
 22 - 8, 52 - 8
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài cách thực hiện phép trừ dạng 52 - 28
 - GV gắn que tính lên bảng ( như SGK)
 - GV hướng dẫn để tìm ra.
 52 - 28 = 24
 - Hướng dẫn đặt tính và tính dọc 
 - Đặt tính và tính
2. Thực hành:
+ Bài 1: GV nhắc lại yêu cầu của bài
 - GV ghi kết quả lên bảng
+ Bài 2: GV chép đề lên bảng
+ Bài 3: GV nêu yêu cầu
 - Hướng dẫn tóm tắt: 
 Đội Hai : 92 cây.
 Đội Một ít hơn: 38 cây
 Đội Một :cây?
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
3. Củng cố, dặn dò:
 - GV nhận xét giờ học.
 - VN: làm bài tập ở VBT
- 2 HS lên bảng tính, cả lớp làm bảng con.
Cả lớp nhận xét.
HS thao tác trên que tính. 
Còn lại 24 que tính.
Sau đó HS tự đặt tính rồi tính
 52
 - 28
 24
- 1 HS đọc yêu cầu của đề.
- HS làm bài: HS tính bảng con, vài HS lên bảng tính.
- Cả lớp nhận xét.
- 1 HS đọc lại yêu cầu đề. HS làm nháp
- 3 HS chữa bài
- Cả lớp nhận xét.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào vở.
1 HS lên bảng chữa bài.
 Đội 1 trồng được số cây là:
 92 - 38 = 54 (cây)
 Đáp số: 54 cây
Cả lớp nhận xét, chữa bài
 Chuẩn bị bài sau.
Chính tả (nghe viết)
Tiết 22: Cây xoài của ông em
A. Mục tiêu:
Nghe - viết chính xác, trình bày đúng bài: “Cây xoài của ông em”
 Làm đúng các bài tập phân biệt g / gh; s / x; ươn / ương.
 Giúp HS có thói quen rèn chữ giữ vở.
 * Nghe - viết đúng bài chính tả.
B. Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ viết quy tắc chính tả c / k ( k + i, e, ê), bảng nhóm.
 - HS: VBT.
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
I. KTBC:
 - viết 2 tiếng bắt đầu bằng g / gh?
 - GV nhận xét, chấm điểm.
II. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài:
 2. Nội dung:
a. Hướng dẫn nghe - viết:
 * Chuẩn bị:
 - GV đọc toàn bài chính tả.
 - Cây xoài cát có gì đẹp?
 - Tập viết từ khó trong bài: cây xoài, trồng, xoài cát, lẫm chẫm, cuối.
* HS viết bài : 
 - GV đọc chính tả
 - GV chấm 5 bài, nêu nhận xét.
b. HD làm BT chính tả:
 + Bài 2: GV yêu cầu làm bài tập 
 - GV mở bảng phụ ghi sẵn bài như SGK
 - GV giới thiệu các từ trong bảng viết đúng, sửa chữa bài cho HS
- GV nêu quy tắc viết với g / gh
+ Bài 3: GV nêu yêu cầu làm 3 a.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
VD: nhà sạch, bát sạch
Cây xanh, lá cũng xanh
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Khen những HS viết bài tiến bộ.
 - Ghi nhớ quy tắc viết chính tả g/gh
- 2 HS lên bảng viết.
- Cả lớp viết bảng con.
- 2 HS đọc lại
- HS nêu:
- HS viết vào bảng con những chữ dễ sai
- HS viết bài vào vở.
- HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở
- 1 HS đọc yêu cầu của đề.
- HS đọc ghi nhớ.
- HS làm bảng con, giơ bảng.
- Vài HS đọc lại.
- 1 HS đọc đề .
- 1 HS đọc bài làm mẫu, HS làm VBT
- HS làm bảng nhóm và chữa bài.
- HS chữa bài vào vở
Xem lại bài và sửa lỗi trong bài.
Chuẩn 
bị bài sau: Mẹ
Luyện từ và câu
Tiết 11: Từ ngữ về đồ dùng và công việc trong nhà
A. Mục tiêu: 
 - Mở rộng và hệ thống hoá vốn liên quan đến đồ dùng và công việc trong gia đình.
- Làm được các bài tập liên quan đến bài học.
- Giáo dục HS biết làm các công việc nhỏ trong gia đình.
* HS nắm được những từ ngữ và công việc trong nhà.
B. Đồ dùng dạy học:
 GV:Bảng nhóm làm bài tập. Tranh minh hoạ BT1 trong SGK
 HS: VBT
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
 I Bài cũ:
 - Kiểm tra vở bài tập của HS
 - GV nhận xét.
II. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài:
 2. Hướng dẫn làm BT:
 + Bài1: (miệng)
- GV treo tranh, nêu yêu cầu của bài.
 - GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
VD:
+ 1 bát to để đựng thức ăn
+ 1 cái thìa để xúc thức ăn
+ 1 cái chảo có tay cầm để rán, xào thức ăn
+ 1 ghế tựa để ngồi
+
+ Bài 2: Nêu yêu cầu của bài tập
- Những việc bạn nhỏ làm là gì?
- Những việc nào bạn nhỏ muốn nhờ ông?
- Bạn nhỏ trong bài có gì đáng yêu và ngộ nghĩnh?
- GV nhận xét chốt lại lời giải đúng.
+ Những việc bạn nhỏ giúp ông: đun nước, rút rạ
+ Những việc bạn nhỏ nhờ ông giúp: xách siêu nước, ôm rạ, đập lửa, thổi khói.
3. Củng cố, dặn dò:
 - GV nhận xét giờ học.
 - VN: Tìm thêm các từ chỉ đồ dùng và các việc trong gia đình.
HS kiểm tra vở chéo nhau. 
HS lấy vở ghi đầu bài.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- HS quan sát tranh, HS làm bảng nhóm .
- Các nhóm lên trình bày kết quả của nhóm mình.
- Cả lớp nhận xét 
- 1HS đọc lại bài.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài và nội dung bài thơ: Thỏ thẻ.
- Cả lớp đọc thầm lại bài thơ
- HS suy nghĩ và điền vào vở BT
- HS phát biểu ý kiến.
- Cả lớp nhận xét.
- Vài HS nêu lại các từ trên.
Chuẩn bị bài sau.
Tự nhiên và xã hội
Tiết 11: Gia đình
A. Mục tiêu:
 Sau bài học HS có thể:
- Biết được các công việc thường ngày của từng người trong gia đình.
- Có ý thức giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà tuỳ theo sức của mình.
- Yêu quý và kính trọng những người thân trong gia đình.
KNS: Kĩ năng tự nhận thức bản thân: Tự nhận thức vị trí của mình trong gia đình. Kĩ năng làm chủ bản thân và kĩ năng hợp tác: Đảm nhận trách nhiệm và hợp tác khi tham gia công việc trong gia đình, lựa chọn công việc phù hợp với lứa tuổi. Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua tham gia các hoạt động học tập.
* HS nắm được một số việc nhà và có ý thức giúp đỡ cha mẹ.
B. Đồ dùng dạy học:
 GV: Tranh vẽ trong SGK (tr 24 - 25)
 HS : Vở BT 
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
 I. Kiểm tra bài cũ:
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- GV cho HS hát bài : Cả nhà thương nhau.
2. Nội dung:
a. HĐ1: Làm việc với SGK và nhóm nhỏ.
+ Bước 1: Làm việc theo nhóm nhỏ:
GV hướng dẫn HS quan sát hình1, 2, 3, 4, 5 SGK và tập đặt câu hỏi.
+ Bước 2: Làm việc cả lớp.
- GV nhận xét, chốt kết luận.
b. HĐ2: Nói về công việc thường ngày của những người thân trong gia đình mình
 + Bước 1: GV yêu cầu nhớ lại những công việc thường ngày của gia đình mình.
+ Bước 2: Trao đổi nhóm nhỏ
+ Bước 3: Trao đổi với cả lớp.
- GV ghi các công việc HS nêu lên bảng
- GV đặt câu hỏi:
+ Điều gì xảy ra nếu các thành viên trong gia đình không hoàn thành trách nhiệm của mình?
- GV phân tích về trách nhiệm và bổn phận của mỗi người trong gia đình để xây dựng gia đình vui vẻ, hoà thuận.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học, khen ngợi HS học có ý thức.
 Thực hiện những điều đã học khi ở nhà.
- Cả lớp hát cùng vỗ tay.
HS quan sát và tập đặt câu hỏi . 
HS làm việc trong nhómtheo gợi ý của GV
- Đại diện nhóm lên trình bày trước lớp.
HS làm bài ở VBT
- HS suy nghĩ.
- Từng HS kể với các bạn bên cạnh mình.
- HS nêu.
- Vài HS nêu
Chuẩn bị bài sau.
Thứ sáu ngày 16 tháng 11 năm 2012
Toán
Tiết55: luyện tập
A. Mục tiêu:
- Học thuộc và nêu nhanh công thức tính của bảng trừ có nhớ (12 trừ đi 1 số).
- Củng cố và rèn kĩ năng cộng trừ có nhớ dạng tính viết.
- Củng cố về tìm số hạng chưa biết, vận dụng khi tính nhẩm, thực hiện phép trừ, giải toán có lời văn
* Củng cố kỹ năng thực hiện phép trừ, tìm số hạng chưa biết.
B. Đồ dùng dạy học:
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
I. Bài cũ:
 - Nêu bảng trừ 12 trừ đi 1 số?
 - GV nhận xét, cho điểm
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Nội dung:
 + Bài 1: GV chép từng phép tính lên bảng .
 GV nhận xét.
 + Bài 2: GV nêu yêu cầu, chép đề lên bảng
 GV nhận xét, cho điểm.
+ Bài 3: GV chép đề lên bảng
- Nêu cách tìm số hạng chưa biết?
 - GV nhận xét, cho điểm.
+ Bài 4: GV nêu đề toán và nêu yêu cầu của bài 
- GV nhận xét, cho điểm.
+ Bài 5: GV nêu yêu cầu HS quan sát
- Yêu cầu HS nêu từng hình cụ 
3. Củng cố, dặn dò:
 - GV nhận xét giờ học.
 - VN: làm bài tập ở VBT
2 HS nêu
 cả lớp nhận xét.
- HS tính nhẩm và nêu miệng
- HS làm bảng con.
4 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp nhận xét.
- HS đọc yêu cầu của bài. 
- HS làm nháp
2 HS lên bảng chữa bài.
a. x + 18 = 52 27 + x = 82
 x = 52 - 18 x = 82 - 27
 x = 34 x = 55
- Cả lớp nhận xét.
- 1 HS đọc lại đề, tóm tắt và giải bài vào vở:
 Số gà còn lại là:
 42 - 18 = 24 (con)
 Đáp số: 24 con
- HS chữa bài trên bảng.
- HS quan sát SGK và trả lời
Khoanh vào D: Có 10 hình tam giác.
Chuẩn bị bài sau.
Tập làm văn
Tiết 11: Chia buồn, an ủi
A. Mục tiêu:
 1.Rèn kỹ năng nghe và nói:Biết nói lời chia buồn, an ủi.
 2. Rèn kỹ năng viết: biết viết bưu thiếp thăm hỏi.
 3. Giúp HS biết quan tâm tới người thân.
KNS: GD HS thể hiện sụ cảm thông .Cởi mở, tự tin trong giao tiếp, biết lắng nghe ý kiến người khác, tự nhận thức về bản thân.
 * HS biết nói lời chia buồn, an ủi.
B. Đồ dùng dạy học:
 GV: Tranh minh hoạ BT1.
 HS: Mỗi HS một bưu thiếp để viết. VBT
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 Hoạt động của GV Hoạt động của HS
I. Bài cũ: 
 - GV kiểm tra vở BT của HS
 - Đọc bài tập 2 tiết 10
 - GV nhận xét.
II. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài:
 2. Hướng dẫn làm BT:
 + Bài 1: (miệng)
 - GV giúp HS nắm vững yêu cầu của đề và hướng dẫn HS thực hiện: Cần nói lời hỏi thăm thể hiện sự quan tâm và tình cảm yêu thương
VD: Bà ơi, bà cứ nghỉ ngơi. Cháu sẽ giúp bà làm mọi việc
- GV nhận xét. 
+ Bài 2( miệng): 
- GV nhận xét, góp ý.
VD: Bà đừng tiếc bà nhé! Ngày mai cháu với bà sẽ trồng một cây khác
+ Bài 3: ( viết)
- GV yêu cầu đọc lại bài Bưu thiếp, nhắc HS cách viết : Cần viết lời thăm hỏi ông bà ngắn gọn, thể hiện thái độ quan tâm, lo lắng.
- Chấm điểm 1 số bài làm tốt.
3. Củng cố, dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học .
 - 

File đính kèm:

  • docGA2 tuan11.doc