Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Tuần 9 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Nhâm

doc23 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 202 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Tuần 9 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Nhâm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 9
(27 / 10 / 2007 – 31 / 10 / 2007 )
Ngày
Môn
Bài dạy
Ghi chú
Hai
 27 / 10
Học vần
Toán
Đạo đức
Bài 35 : uôi, ươi 
Tiết 33:Luyện tập / 52
Lễ phép với anh chị,nhường nhịn em nhỏ(T1)
Ba
28 / 10
Toán
Học vần
Mĩ thuật
TNXH
Tiết 34: Luyện tập chung / 53
Bài 34 : ay, â-ây 
Xem tranh phong cảnh 
Hoạt động và nghỉ ngơi 
Tư
 29 / 10
Thể dục
Học vần
Toán
Đội hình, đội ngũ. TD rèn luyện TTCB
Bai 37 : Ôn tập 
Tiết 35: Kiểm tra giữa kì 1
*
Năm
30 / 11
Toán
Học vần
Thủ công
Tiết 36: Phép trừ trong phạm vi 3
Bài 38 : eo, ao 
Xé, dán hình cây đơn giản ( Tiết 2 )
*
Sáu
 31 / 11
Âm nhạc
Tập viết
Tập viết
HĐTT
ATGT
Ôn tập bài hát : Lý cây xanh
Tuần 7: xưa kia, mùa dưa , ngà voi.
Tuần 8: đồ chơi, tươi cười, ngày hội.
Sinh hoạt cuối tuần
Bài kiểm tra
Thứ hai, ngày 27 tháng10 năm 2008.
Học vần
Bài 35 : uôi, ươi
I. Mục tiêu:
HS biết đọc, viết được vần, tiếng , từ : uôi, ươi, nải chuối, múi bưởi
Đọc được câu ứng dụng: Buổi tối. Đố chữ.
Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: chuối, bưởi, vú sữa
Giảm yêu cầu luyện nói tăng rèn 2 kĩ năng đọc, viết.
II. Đồ dùng dạy học:
Bộ ghép chữ, bảng phụ, tranh , SGK, bảng con
Trò chơi : ghép hoa
III.Các hoạt động dạy học:
TIẾT 1
Hoạt động 1: Hát – KTBC
Đọc bảng quay - Đọc SGK - Viết bảng con - NX
Hoạt động 2: Giới thiệu bài
Hôm nay em học vần uôi, ươi – 2 HS – ghi
Học trước vần uôi – ghi – 2 HS
Hoạt động 2: Dạy vần uôi, ươi
 ëNhận diện vần uôi:
- uôi được tạo từ 3 con chữ: u-ô-i
- So sánh uôi với ôi (giống : i – khác: uô và o)
HS và GV cài vần: uôi – 2/3 lớp đánh vần – đọc trơn
Cô có tiếng : chuối - ghi - phân tích tiếng – đánh vần
GV và HS cài tiếng: chuối - Ghi - đánh vần - đọc trơn
GV giới thiệu tranh: nải chuối – ghi – HS đọc trơn từ
HS đọc cả bài.
HS viết bảng con : GV viết mẫu, hướng dẫn, tô bóng, HS viết bảng con
 ë Nhận diện vần ươi:
ươi được tạo từ ư , ơ và i
So sánh ươi và uôi – dạy tương tự - Thư giãn
 ë Luyện đọc từ ứng dụng:
GV ghi từ ứng dụng lên bảng – HS nhẩm đọc
HS tìm tiếng mang vần vừa học ? HS nêu - gạch chân – giảng: 
   tuổi thơ: độ tuổi còn non dại , thơ ngây
   tươi cười: vui vẻ, phấn khởi
   túi lưới: túi đan giống lưới đánh cá
HS đọc tiếng, từ – CL – GV đọc mẫu - NXTH.
TIẾT 2
Hoạt động 1: Luyện đọc
Kiểm tra đọc tiết 1: HS đọc bài trên bảngthứ tự và không thứ tự – 2/3 lớp.
HS đọc SGK – GV chỉ
 Quan sát tranh: Tranh vẽ gì? Muốn biết tranh vẽ gì em hãy đọc thầm câu ứng dụng – GV ghi - HS đọc nhẩm
- HS tìm tiếng mang vần vừa học? - gạch chân 
HS đọc tiếng, từ, câu – Hướng dẫn ngắt hơi – GV đọc mẫu – 2 HS đọc
Hoạt động 2: Luyện viết
GV viết mẫu – Hướng dẫn viết 
HS viết vào vở từng dòng – GV theo dõi
Lưu ý cách ngồi viết, cầm bút, cách nối nét, khoảng cách.
GV chấm 1 số vở. Nhận xét - Thư giãn
Hoạt động 3: Luyện nói
HS quan sát tranh, nêu chủ đề luyện nói: Chuối, bưởi, vú sữa
- Tranh vẽ những gì? 
- Em thích quả gì? Chuối chín có màu gì? Chuối còn sống có màu gì?
- Vú sữa chín có màu gì? (tím xanh)
- Bửơi có màu gì? ( xanh, vàng)
- Bưởi thường có vào mùa nào? (tết, hè)
GV: Các loại trái cây đều có nhiều sinh tố, ăn nhiều trái cây giúp cơ thể khỏe mạnh, chóng lớn nhưng trước khi ăn phải rửa sạch
 Củng cố, dặn dò:
HS đọc cả bài – GV chỉ bảng
Trò chơi:Thi tìm tiếng mới (hoặc ghép hoa): muối, ruồi, muỗi, đuôi, đười ươi, tưới cây, lưới cá, lười, lưỡi
Chuẩn bị: “ay, â, ây”
Rút kinh nghiệm:
Toán
Tiết 33: Luyện tập / 52
Mục tiêu:
Giúp HS củng cố về : Phép cộng một số vơi 0.
Bảng cộng và làm tính cộng trong phạm vi các số đã học. Tính chất của phép
Cộng (Khi đổi chỗ các số trong phép cộng, KQ không thay đổi)
Bài tập 4 : Bỏ bảng 2.
Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ
Trò chơi:Ai nhanh hơn, xe lửa.
Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Ổn định - KTBC 
Chuyền lá qua bài hát:
Đọc bảng quay :
1 + 0 = 2 + 0 = 5 + 0 =
0 + 1 = 0 + 2 = 1 + =
HS làm bảng lớp:
Điền số ?
4 =  + 2 2 +  = 2 
Hoạt động2: Luyện tập 
Bài 1 : Tính
HS nêu yêu cầu bài tập – HS làm SGK – Đọc nối tiếp – NX - Chốt
Bài 2: Tính
HS nêu yêu cầu bài tập
Trò chơi: hái quả, 2 nhóm thi đua -> chọn kết quả phép tính -HS nhận xét – Chốt: từng cặp tính giống điểm nào? Khác điểm nào? (vậy 1+2=3 thì 2+1=3) 
Bài 3 : >, <, =
 HS nêu yêu cầu bài tập.
HS làm bảng con // bảng lớp – NX - Chốt 
+ Bài 4: Viet kết quả phép cộng – Bỏ bảng 2
GV hướng dẫn cách làm, HS làm SGK – treo bảng phụ – chơi tiếp sức – NX - chốt
Củng cố, dặn dò:
Trò chơi: Mèo uống sữa (hoặc TC đúng sai)
HS chọn các phép tính có kết quả đúng: 4+0=0, 3+0=3, 1+4=5, 3+2=3
Chuẩn bị :Luyện tập chung
Rút kinh nghiệm:
Đạo đức
Lễ phép với anh chị, 
nhường nhịn em nhỏ ( Tiết 1 )
 Mục tiêu:
HS hiểu đối với anh chị cần lễ phép, đối với em nhỏ cần nhường nhịn. Có như vậy anh chị em mới hòa thuận , cha mẹ mới vui lòng.
HS biết cư xử lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ trong gia đình.
Đồ dùng dạy học:
Các tranh ảnh trong sách - Vở bài tập.
Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Ổn định – Hát
Tro chơi :Chiếc hộp bí mật– HS trả lời các câu hỏi:
Gia đình em có những ai? Mọi người làm nghề gì?
Em có bổn phận gì đối với người thân trong gia đình?
Em học hành như thế nào cho cha mẹ vui lòng?
Nhận xét, tuyên dương.
 Hoạt động 2: Bài mới
GV giới thiệu bài
HS quan sát tranh bài tập 1.
Học nhóm : đôi bạn
Hãy kể cho nhau nghe nội dung từng tranh (Trong tranh có những ai? Họ
đang làm gì? Em nhận xét gì về những việc làm của họ?) 
Đại diện nhóm ke, nhận xét.
GV chốt : Tr 1: Anh đưa cam cho em ăn,em nói: “cảm ơn” à Anh rất quan tâm đến em, em l64 phép vớ anh.
 Tr 2: Hai chị em cùngnhau chơi đồ hàng. Chị giúp em mặc áo búp bê. Hai chị em chơi với nhau rất hòa thuận, chị biết giúp đỡ em trong khi chơi.
 Vậy anh chị em trong gia đình phải làm gì? (thương yêu, hòa thuận nhau)
- Liên hệ thực tế: HS làm bài tập . Chọn câu đúng ghi bảng con:
Khi có quà bánh, em sẽ:
a/ Chia cho em một phần ít
b/ Ăn một mình
c/ Cho em phần nhiều. 
GV chốt ý, liên hệ.
Khi em đang chơi đồ chơi, em nhờ sửa lại đồ chơi, em sẽ:
a/ Bỏ đi làm việc khác
b/ Giúp em sửa lại đồ chơi và cùng chơi với em.
GV chốt ý, liên hệ, giáo dục HS biết vâng lời anh chị, nhường nhịn em nhỏ. 
Hoạt động 3: Thảo luận phân tích tình huống BT2
HS quan sát tranh bài tập 2, cho biết tranh vẽ những ai? Họ đang làm gì?
 . HS nêu nội dung từng tranh - nhận xét
HS sắm vai qua các tình huống:
 a/ Mẹ cho Vy 2 quả táo : 1 quả to, 1 quả nhỏ -> Vy sẽ cho em 1 quả.
 b/ Thịnh đang chơi đồ chơi -> em chạy đến mượn -> Thịnh sẽ làm gì?
- HS thực hiện – Nhận xét. 
Củng cố, dặn dò:
Về nha thực hiện những điều đã học.
Chuẩn bị: “ Lễ phép anh chị, nhường nhịn em nhỏ”( Tiết 2 )
Rút kinh nghiệm
Thư ba, ngày 28 tháng 10 năm 2008
Toán
Tiết 36: Luyện tập chung/53
Mục tiêu:
Giúp HS củng cố về phép tính cộng, làm tính cộng trong phạm vi các số đã học. Phép cộng một số với 0.
Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ
Trò chơi: Ai nhanh hơn.
Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Ổn định - KTBC 
HS đọc bảng cộng 3, 4, 5.
Bảng quay: 1+2=, 2+1=, 1+3=, 1+4=, 0+5=, 3+2=
Làm bảng con // bảng lớp
2 +  = 5 0 +  = 0 5 =  + 3 4 =  + 2 NX
Hoạt động2: Luyện tập chung 
- Giới thiệu – ghi tựa
Bài 1 : Tính
HS nêu yêu cầu - Hs làm bảng con // bảng lớp – NX – Chốt cách đặt tính.
Bài 2 : Tính
HS nêu yêu cầu bài tập - HS nêu cách tính bài toán 2 phép tính (làm mấy bước? Tính như thế nào?
HS làm vào vở - NX sửa bài – GV chốt
Bài 3 : >, <, =
HS nêu cách thực hiện
Thực hiện phép tính 2 vế
So sánh kết quả 2 vế
Điền dấu
Thi đua 2 nhóm, nhận xét – GV chốt cách so sánh
+ Bài 4 : Viết phép tính thích hợp
 a/ HS quan sát hình vẽ, nêu bài toán -> HS làm bảng con // 1 HS lên bảng – NX – Ai có phép tính khác? 
 b/ Dạy tương tự (có thể chia 2 dãy, mỗi dãy thực hiện 1 bài)
Củng cố, dặn dò: 4
- Trò chơi : đúng sai: 2+3=3, + 0 , 2+0=0, 3+1=4 NXTH
- Chuẩn bị : Luyện tập 4 
Rút kinh nghiệm: 
Học vần
Bài 36 : ay, â - ây 
I. Mục tiêu:
HS biết đọc, viết được vần, tiếng, từ: ay,â,ây, máy bay, nhảy dây
Đọc được câu ứng dụng: Giờ ra chơi. nhảy dây.
Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: chạy, bay, đi bộ, đi xe
Giảm yêu cầu luyện nói tăng rèn 2 kĩ năng đọc, viết.
II. Đồ dùng dạy học:
Bộ ghép chữ, bảng phụ, tranh , SGK, bảng con
Trò chơi : Thỏ ăn củ cải
III.Các hoạt động dạy học:
TIẾT 1
Hoạt động 1: Hát – KTBC
Đọc bảng quay - Đọc SGK - Viết bảng con - NX
Hoạt động 2: Giới thiệu bài
Hôm nay em học vần ay, â, ây – 2 HS – ghi
Học trước vần ay – ghi – 2 HS
Hoạt động 2: Dạy vần ay, â, ây
 ëNhận diện vần ay:
- ay được ghép từ những âm nào?
- So sánh ay với ai (giống : a – khác: y và i)
HS và GV cài vần: ay – 2/3 lớp đánh vần – đọc trơn
Cô có tiếng : bay - ghi - phân tích tiếng – đánh vần
GV và HS cài tiếng: bay - Ghi - đánh vần - đọc trơn
GV giới thiệu tranh: máy bay – ghi – HS đọc trơn từ
HS đọc cả bài.
HS viết bảng con : GV viết mẫu, hướng dẫn, tô bóng, HS viết bảng con
 ë Nhận diện vần ây:
- Học â, ây – â không đi một mình mà chỉ xuất hiện khi đi với chữ khác đ63 tao thành vần – ghi – HS đọc
ây được ghép với chữ nào?
So sánh ây và ay – dạy tương tự - Thư giãn
 ë Luyện đọc từ ứng dụng:
GV ghi từ ứng dụng lên bảng – HS nhẩm đọc
HS tìm tiếng mang vần vừa học ? HS nêu - gạch chân – giảng: 
   cối xay: cối gồm tảng đá tròn, tảng đá dưới cố định, tảng trên xoay được xung quanh một trục.
   vây cá: một bộ phận của loài cá dùng để bơi lội
HS đọc tiếng, từ – CL – GV đọc mẫu - NXTH.
TIẾT 2
Hoạt động 1: Luyện đọc
Kiểm tra đọc tiết 1: HS đọc bài trên bảngthứ tự và không thứ tự – 2/3 lớp.
HS đọc SGK – GV chỉ
 Quan sát tranh: Tranh vẽ gì? Muốn biết tranh vẽ gì em hãy đọc thầm câu ứng dụng – GV ghi - HS đọc nhẩm
- HS tìm tiếng mang vần vừa học? - gạch chân 
HS đọc tiếng, từ, câu – Hướng dẫn ngắt hơi – GV đọc mẫu – 2 HS đọc
Hoạt động 2: Luyện viết
GV viết mẫu – Hướng dẫn viết 
HS viết vào vở từng dòng – GV theo dõi
Lưu ý cách ngồi viết, cầm bút, cách nối nét, khoảng cách.
GV chấm 1 số vở. Nhận xét - Thư giãn
Hoạt động 3: Luyện nói
HS quan sát tranh, nêu chủ đề luyện nói: chạy, bay, đi bộ, đi xe
- Tranh vẽ những gì? HS nêu từng hoạt động trong tranh
- Khi nào thì em chạy? (thể dục, chạy điền kinh)
- Khi nào thì phải đi máy bay? (đi xa từ nơi này đến nơi khác)
- Hằng ngày em đi học bằng gì? (đi xe, đi bộ)
- Bố mẹ em đi làm bằng gì? 
- GDTT: Để đi từ nơi này đến nơi khác, người ta dùng nhiều phương tiện như đi xe, đi bộ, may bay . Giữ đúng luật giao thông
 Củng cố, dặn dò:
HS đọc cả bài – GV chỉ bảng
Trò chơi:Thi tìm tiếng mới (hoặc Thỏ ăn củ cải): xay lúa, bàn tay, thay áo, máy may, xây nhà, bây giờ, đi đây, Tây Thi, trời mây, tờ giấy, cái cày, đu quay, cái bẫy, ngày mai.
Chuẩn bị: “ôn tập”
Rút kinh nghiệm:
Mĩ thuật
Xem tranh phong cảnh
Mục tiêu:
Giúp HS biết được tranh phong cảnh, mô tả được những hình vẽ và màu sắc trong tranh 
Yêu mến cảnh đep quê hương.
Đồ dùng dạy học:
Tranh, ảnh phong cảnh ( cảnh biển, cảnh đồng ruộng, phố phường,) 
Tranh phong cảnh của thiếu nhi và tranh ở vở vẽ.
Một số tranh phong cảnh của HS năm trước.
Vở tập vẽ 1.
Các hoạt động dạy hoc:
Hoạt động 1: Ổn định – Hát
Chuyền hoa qua bài hát.
GV chấm một số vở vẽ “ Vẽ hình chữ nhật, hình vuông” - Nhận xét. 
Hoạt động 2: Bài mới.
Giới thiệu tranh phong cảnh
HS quan sát tranh – nhận xét
  Tranh phong cảnh thường vẽ gì? ( nhà, cây, đường, ao, hồ, biển, thuyền) 
Có thể vẽ thêm người, con vật -> cho bức tranh thêm sinh động.
HS quan sát tranh: Đêm hội
Tranh vẽ gì? (Vẽ ngôi nhà cao, thấp, mái ngói màu đỏ. Phía trước là cây.
Có các chùm pháo hoa nhiều màu trên bầu trời)
Màu sắc của tranh như thế nào? (nhiều màu tươi sáng, đẹp)
Cái gì có màu vàng, tím , xanh? (pháo hoa). Màu đỏ? (ngói). Màu xanh?
(lá cây). Bầu trời màu thẫm làm nổi bật màu pháo hoa và các mái nhà.
   Em có nhận xét gì về tranh Đêm hội? ( đẹp, màu sắc tươi vui) - GV chốt ý
HS quan sát tranh Chiều về
Tranh vẽ cảnh vào ban ngày hay ban đêm? (ngày)
Tranh vẽ cảnh ở đâu? (nông thôn có nhà ngói, có cây dừa, có đàn trâu)
Vì sao bạn đặt tên tranh là Chiều về? (bầu trời về chiều được vẽ bằng
màu da cam, đàn trâu đang về chuồng) 
Màu sắc của tranh như thế nào? (tươi vui vì có màu đỏ của mái ngói,
vàng của tường, xanh của lá cây) - Gv chốt ý
Chuẩn bị”Vẽ quả dạng tròn”
Rút kinh nghiệm:
Tự nhiên và Xã hội
Hoạt động và nghỉ ngơi
Mục tiêu: 
Giúp HS biết :
Kể ngững hoạt động mà em yêu thích
Nói về sự cần thiết phải nghỉ ngơi, giải trí.
Biết đi, đứng và ngồi học đúng tư thế.
Có ý thức tự giác thực hiện những điều đã học vào cuộc sống hàng ngày 
Đồ dùng dạy học:
Tranh sách giáo khoa
Vở bài tập
Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động 1: Ổn định – KTBC
Chuyền bướm qua bài hát – HS trả lời câu hỏi:
Để cơ thể mau lớn, khỏe mạnh em ăn uống như thế nào?
Hãy kể các thức ăn cung cấp chất dinh dưỡng?
HS làm bảng con . Hằng ngày em nên ăn:
 a/ Hai bữa : sáng, chiều tối
 b/ Ăn bất kỳ khi đói
 c/ Ba bữa chính : sáng, trưa, chiều tối
GV nhận xét, tuyên dương.
 Hoạt động 2 : Bài mới
GV giới thiệu bài
GV:Hãy kể các hoạt động hoặc trò chơi mà em chơi hang ngày?
Học nhóm : đôi bạn
Đại diện nhóm kể, GV ghi tên TC lên bảng – TC nào có lợi, TC nào có hại cho sức khỏe? - nhận xét. 
GV chốt ý: Những TC có lợi cho sức khỏe như đá cầu, đá bóng, nhảy dây, là những trò chơi có lợi cho sức khỏe, làm cho đôi chân khỏe, nhanh nhẹn, khéo léo. Tránh chơi giữa trưa nắng sẽ gây bệnh.
Hoạt động 3: SGK
Mục tiêu: Hiểu được nghỉ ngơi rất cần thiết cho sức khỏe
HS mở SGK – quan sát các hình trang 20,21 - Học nhóm : Đôi bạn 
   Bạn nhỏ đang làm gì?
Nêu tác dụng của từng việc làm đó? 
 - Đại diện nhóm kể - nhận xét.
Khi làm việc nhiều hoặc hoạt động quá sức thì cơ thể sẽ như thế nào? (mệt mỏi)
Lúc đó em cần phải làm gì? (nghỉ ngơi)
Nếu không nghỉ ngơi đúng lúc sẽ có hại gì? (hại cho sức khỏe)
GV chốt ý: Khi làm việc nhiều và tiến hành quá sức chúng ta cần nghỉ ngơi , nhưng nếu nghỉ ngơi không đúng lúc, không đúng cách sẽ có hại cho sức khỏe. Vậy thế nào là nghỉ ngơi hợp lí? (đi chơi , giải trí, thư giãn, tắm biển)
Hoạt động 4: Đôi bạn quan sát
Mục tiêu: Nhận biết các tư thế đúng sai trong hoạt động hằng ngày
 - HS quan sát hình 2/21
Học nhóm : Đôi bạn
Hãy chỉ các bạn đi, đứng, ngồi đúng tư thế? 
- Đại diện nhóm lên chỉ và nêu nội dung, diễn lại tư thế của các bạn trong từng hình – CL nhận xét tư thế nào đúng (sai)? Vì sao? Nên học tập tư thế nào? Tránh tư thế nào? HS nào đóng vai nói cảm giác của mình sau khi thực hiện động tác.
 GV chốt ý, liên hệ: Nên chú ý tư thế đúng khi ngồi học, lúc đi đứng trong các hoạt động hằng ngày. Nhất là những em như: . Sửa lại tư thế ngồi đúng hoặc dáng đi giữ thẳng không vẹo – Cần chú ý khắc phục 
Củng cố, dặn dò:
Khi ngồi học, em phải:
a/ Ngồi thẳng lưng, mắt cách xa mặt bàn
b/ Ngồi áp xuống mặt bàn
c/ Ngồi nghiêng một bên
Hs chọn câu đúng, ghi vào bảng con.
Thực hiện những điều đã học.
Xem bài : Ôn tập
Rút kinh nghiệm:
Thứ tư, ngày 29 tháng 10 năm 2008.
Thể dục
Đội hình đội ngũ. Thể dục rèn luyện tư thế cơ bản
I Mục tiêu:
Ôn tập 1 số kĩ năng đội hình, đội ngũ.
Ôn tư thế đứng cơ bản, đứng đưa hai tay ra trước.
Học đứng đưa hai tay dang ngang, đưa hai tay lên cao chếch chữ v.
II Địa điểm – Phương tiện:
Địa điểm : Sân trường
Phương tiện : Còi
 III Nội dung – phương pháp : 
Nôi dung
Thời lượng
Phương pháp
1/ Phần mở đầu :
GV ổn định và tập hợp lớp .
HS tập hợp 4 hàng dọc, giãn hàng, khởi động.
Phổ biến nội dung tiết học 
Cả lớp vỗ tay, hát
Giậm chân tại chỗ theo nhip 
Hs đi thành vòng tròn : vỗ tay, hát
TC: Diệt các con vật có hại
2/ Phần cơ bản : 
Ôn tư thế đứng cơ bản
Ôn đứng đưa hai tay ra trước.
Học đứng đưa hai tay dang ngang, hai tay lên cao chếch hình chữ v.
Tập phối hợp.
Ôn tập họp hàng dọc, dóng hàng, đứng nghiêm, nghỉ, quay phải, trái
3/ Phần kết thúc :
Trò chơi : Mèo đuổi chuột, diệt các con vật có hại.
Gv nhận xét giờ học.
7’
23’
5’
Đội hình 4 hàng dọc
Đội hình 4 hàng ngang
Đội hình 4 hàng dọc
Rút kinh nghiệm:
.
Học vần
Bài 37 : Ôn tập 
Mục tiêu :
HS đọc, viết một cách chắc chắn các vần vừa học.
Đọc đúng từ và đoạn thơ ứng dụng.
Nghe, hiểu và kể lại theo tranh truyện kể .
Giảm nhẹ yêu cầu kể chuyện tăng rèn 2 kĩ năng đọc, viết.
Đồ dùng dạy học:
Bộ ghép chữ, bảng phụ, tranh cây khế
Trò chơi: Ghép hoa.
III Các hoạt động dạy học:
TIẾT 1
Hoạt động 1: Ổn định – KTBC
Đọc bảng quay - Đọc SGK - Viết bảng con - NX
Hoạt động 2: Ôn tập
Vần ai (ay) gồm có âm gì ghép với âm gì?
Ai va ay khác ở điểm nào? – TC: tai nghe(2) – Bàn tay (2) – giải thích
Vừa qua ta đã học những vần có i – y ở cưối à ôn tập – ghi tựa – HS đọc
- HS cài - HS nêu các vần đã học trong tuần 
GV ghi theo thứ tự bảng ôn
Cá nhân, nhóm, cả lớp đọc.
GV chỉ bảng – HS đọc âm ở cột dọc, âm ở cột ngang – HS chỉ và đọc âm
GV ghép mẫu âm ở cột dọc với âm cột ngang à tạo thành vần 
HS đọc trơn vần.
Hoạt động 3: Luyện tập thực hành
GV ghi các từ ứng dụng – HS nhẩm đọc
Tìm tiếng mang vần vừa ôn?
HS đọc tiếng, từ.
HS đọc cả bài.
Luyện viết các từ ứng dụng
HS viết vào bảng con: tuổi thơ, mây bay. Lưu ý dấu thanh, nét nối
 - Nhận xét.
TIẾT 2
1) Hoạt động 1: Luyện đọc
 HS đọc vần và từ trên bảng – CL 
HS quan sát tranh. Tranh vẽ gì? HS đọc khổ thơ ứng dụng.
Tìm tiếng mang vần vừa ôn? HS gạch chân 
HS luyện đọc tiếng, từ, câu.
2) Hoạt động 2: Luyện viết
GV viết mẫu - HS viết vào vở từng dòng – GV theo dõi
Lưu ý cách ngồi viết, cầm bút
GV chấm 1 số vở. Nhận xét
3) Hoạt động 3:Kể chuyện : Cay khế
HS quan sát các tranh SGK
GV kể lần 1 – HS nghe
GV kể lần 2 – Kết hợp tranh
Học nhóm: Đôi bạn
HS kể nội dung mỗi tranh:
 åtranh 1: Người anh lấy vợ . Trái to ngọt
 åtranh 2: Một hôm có  châu báu
 åtranh 3: Người em theo đại bàng  giàu có
 åtranh 4: Sau khi nghe chuyện  ăn khế
 åtranh 5: Người anh  xuống biển
HS kể toàn bài
GV chốt ý , giáo dục tình cảm HS.
Gv nêu ý nghĩa truyện: Sống ở đời không nên tham lam.
Củng cố, dặn dò:
HS đọc cả bài.
Trò chơi: Ghép hoa. HS tìm các tiếng mang vần vừa ôn.
Chuẩn bị : “ eo, ao”
Rút kinh nghiệm:
Toán
Tiết 35: Kiểm tra định kì giữa kì 1
ĐỀ THAM KHẢO:
GV đính – HS ghi số (1đ)
 4 hình tròn 10 bông hoa
 5 hình vuông 9 tam giác
2) Xếp các số sau: 7,3,9,1,5 theo thư tự : (2 đ)
 a/ từ bé đến lớn
 b/ từ lớn đến bé
3) Điền dấu ><= (4 đ)
 3 . 5 10 . 8
 6 . 9 6 . 4
 7 . 5 + 0 1 + 2 . 3
 3 . 1 + 1 2 + 2 . 0 + 5
4) Đặt tính rồi tính: (1đ)
 2+2 3+0
 1+4 2+3
5) GV đính 3 bông hoa và 2 bông hoa . HS làm phép tính (1 đ)
6) Có .. hình vuông (1 đ)
Thứ năm, ngày 30 tháng 10 năm 2008.
Toán
Tiết 36: Phép trừ trong phạm vi 3
Mục tiêu:
Giúp HS có khái niệm ban đầu về phép phép trừ và mối quan hệ giưa phép cộng và phép trừ - Biết làm tính trừ trong phạm vi 3.
Đồ dùng dạy học:
Bộ đồ dùng học toán - Bảng phụ – 2 táo – 3 cam, 3 que tính – chấm tròn
Trò chơi: Hái quả. Ai nhanh hơn.
Các hoạt động dạy học:
1)Hoạt động 1: Ổn định – KTBC
- Bảng quay: 2+35, 2+2.5, 5+0=, 0+4=, 1+3= ., 3+2= . 
- Làm bảng con// bảng lớp:
 . 3 + 1 + 1 = 2 + 0 + 3 = NX
2)Hoạt động2: Bài mới
GV giới thiệu bài
Hướng dẫn phép trừ 2 – 1 = 
GV đính hình 2 quả táo trên bảng, HS quan sát
Có mấy quả táo? Bớt đi mấy quả táo? Còn lại mấy quả táo?
Vậy 2 bớt 1 còn lại mấy?
GV : Bớt đi làm phép tính trừ . GV giới thiệu dấu -
HS, GV cài bảng : 2 – 1 = 1 -> HS đọc – GV ghi bảng
Hướng dẫn 3 – 1 =, 3 – 2 = , tương tự với cam và que tính.
GV đính chấm tròn như SGK – HS nêu phép tính (2+1=3 hoặc 1+2=3). Tự chấm tròn và các phép cộng này , ai lập được phép tính trừ? – HS làm bảng con 
(3-1=2, 3-2=1) – ghi bảng – HS đọc
HS đọc thuộc bảng trừ. 
3)Hoạt động 3 : Luyện tập thực hành
Bài 1 : Tính
HS nêu yêu cầu bài tập - HS làm SGK – nêu nói tiếp – NX - chốt
Bài 2 : Tính
GV hướng dẫn cách tính hàng dọc - HS làm bảng con // bảng lớp - NX
Bài 3 : Viết phép tính thích hợp
HS quan sát hình vẽ, nêu đề toán, ghi phép tính vào vở // 1 HS lên bảng – Ai có phép tính khác? - NX
Củng cố, dặn dò:
HS đọc bảng trừ 3 - Chuẩn bị : Luyện tập
Rút kinh nghiệm:
Học vần
Bài 38 : eo, ao 
I. Mục tiêu:
HS biết đọc, viết được vần, tiếng , từ eo, ao, chú mèo, ngôi sao
Đọc được câu ứng dụng: Suối chảy rì rào
Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Gió, mây, mưa, bão lũ
II. Đồ dùng dạy học:
Bộ ghép chữ, bảng phụ, tranh mèo
Trò chơi : Dê ăn lá
III.Các hoạt động dạy học:
TIẾT 1
Hoạt động 1: Hát – KTBC
Đọc bảng quay - Đọc SGK - Viết bảng con - NX
Hoạt động 2: Giới thiệu bài
Hôm nay em học vần eo, ao – 2 HS – ghi
Học trước vần eo – ghi – 2 HS
Hoạt động 2: Dạy vần eo, ao
 ëNhận diện vần eo:
- eo được ghép từ những âm nào?
- So sánh eo với e (giống : e – khác: o)
HS và GV cài vần: eo – 2/3 lớp đánh vần – đọc trơn
Cô có tiếng : mèo - ghi - phân tích tiếng – đánh vần
GV và HS cài tiếng: mèo - Ghi - đánh vần - đọc trơn
GV giới thiệu tranh: con mèo – ghi – HS đọc trơn từ
HS đọc cả bài.
HS viết bảng con : GV viết mẫu, hướng dẫn, tô bóng, HS viết bảng con
 ë Nhận diện vần ây:
ao được ghép với các chữ nào?
So sánh ao và eo – dạy tương tự - Thư giãn
 ë Luyện đọc từ ứng dụng:
GV ghi từ ứng dụng lên bảng – HS nhẩm đọc
HS tìm tiếng mang vần vừa học ? HS nêu - gạch chân – giảng: 
   leo trèo: leo và trèo
- HS đọc tiếng, từ – CL – GV đọc mẫu - NXTH.
TIẾT 2
Hoạt động 1: Luyện đọc
Kiểm tra đọc tiết 1: HS đọc bài trên bảngthứ tự và không thứ tự – 2/3 lớp.
HS đọc SGK – GV chỉ
 Quan sát tranh: Tranh vẽ gì? Muốn biết tranh vẽ gì em hãy đọc thầm câu ứng dụng – GV ghi - HS đọc nhẩm
- HS tìm tiếng mang vần vừa học? - gạch chân 
HS đọc tiếng, từ, câu – Hướng dẫn ngắt hơi – GV đọc mẫu – 2 HS đọc
Hoạt động 2: Luyện viết
GV viết mẫu – Hướng dẫn viết 
HS viết vào vở từng dòng – GV theo dõi
Lưu ý cách ngồi viết, cầm bút, cách nối nét, khoảng cách.
GV chấm 1 số vở. Nhận xét - Thư giãn
Hoạt động 3: Luyện nói
HS quan sát tranh, nêu chủ đề luyện nói: Gió, mây, mưa , bão, lũ
- Tranh vẽ những cảnh gì? (diều đang no gió – mây bay – mây đen và mưa – bão làm đổ cây cối – lũ làm ngập nhà)
- Nhờ có gì mà cánh diều bay cao vút? (Gió nâng cánh diều bay cao vút)
- Tóc em bay là do đâu? (gió thổi tóc em bay bay)
- Khi trời nóng nực em thích có gì?
- Trước khi mưa to em thấy có gì trên bầu trời ? (mây đen)
- Khi gặp mưa em phải làm sao?
- Em có thấy bão và lũ bao giờ chưa? Thấy ở đâu?
- Khi có bão và lũ thì cây cối , nhà cửa như thế nào?
GV: Bão và lũ rất dữ tợn, phá hoại mùa màng, nhà cửa và sinh mạng của con người. Đồng bằng sông Cửu Long thường bị ngập lũ, lũ lớn làm ngập nhà cửa , hoa màu . Khi nóng cần có gió, khi mưa cần phải .
 Củng cố, dặn dò:
HS đọc cả bài – GV chỉ bảng
Trò chơi:Thi tìm tiếng mới (hoặc Dê ăn lá): leo trèo, nheo nhéo, héo khô, gấu béo, gầy teo, bao giờ, đồng dao, lao xao, nhao nhao.
- Chuẩn bị :” au, âu”
Rút kinh nghiệm:
Thủ công
Xé, dán hình cây đơn giản ( Tiết 2 )
I Mục tiêu:
HS nắm cách xé, dán hình cây đơn giản
Xé được hình tán cây, thân cây.
Dán hình cân đối.
II Đồ dùng dạy học:
Hình mẫu, qui trình xé hình cây.
Vở, giấy màu, hồ
III Các hoạt động dạy học:
1) Hoạt động 1: Ổn định – KTBC
GV cho HS nêu các bo phận của cây.
HS nêu các bước kẻ các hình của cây.
2) Hoạt động 2: Thực hành
GV giới thiệu bài
HS quan sát hình cây đơn giản
GV hướng dẫn HS nêu cách kẻ hình thân cây, tán lá .
Kẻ hình tán lá cây: hình vuông cạnh 6 ô, lần lượt xé 4 góc để tạo hình tròn, chữ nhật dài 8 ô, rộng 6 ô, xé điều chỉnh thành tán lá.
Kẻ hình chữ nhật dài 6 ô, rộng 1 ô, xé tạo thân cây
Xé các cạnh của hình ra khỏi tờ giấy
Hoạt động 3: HS thực hành, GV theo dõi.
 - GV tuyên dương các bài xét đẹp:
   Các đường xé tương đối thẳng, ít răng cưa
   Hình xé gần giống mẫu, dán đều không nhăn.
 - Chuẩn bị: “Xé , dán hình ngôi nhà ( tiết 1 )”
Rút kinh nghiệm:
Thứ sáu, ngày 31 tháng 10 năm 2008.
Âm nhạc
 Ôn : Lý cây xanh (tiết 2) 
I Mục tiêu:
HS thuộc lời ca, hát đúng giai điệu.
Tập biểu diễn hát kết hợp vận động phụ hoạ.
Tập nói theo âm thanh hình tiết tấu bài hát Lý cây xanh
II Chuẩn bị:
Thanh phách, song loan
Các động tác múa biểu diễn	
III Các hoạt động dạy học:
1) Hoạt động 1: Ổn định - KTBC
HS hát : Lý cây xanh.
Nhận xét
2) Hoạt động 2: Ôn tập
GV cho HS hát cả bài.
Cả lớp hát kết hợp gõ theo phách, theo tiết tấu
Mỗi nhóm thực hiện.
GV hướng dẫn 1 số động tác múa phụ hoạ lời bài hát
Cả lớp vừa hát, vừa múa
Nhóm, cá nhân biểu diễn
3 Hoạt động 3: Tập nói thư theo tiết tấu
 ./’ ./ ./ ./ ‘/ ./’ ./ ./ ./ ‘/
 - Tập nói theo tiết tấu trên bằng chính lời bài ca Lí cây xanh
 - Nói theo tiết tấu vào các câu thơ của nhà thơ Trần Đăng Khoa:
 Vừa đi vừa nhảy Hay nghịch hay tếu
 Là anh sáo xinh Là cậu chìa vôi
 Hay nói linh tinh Hay chao đớp mồi
 Là con liêu điếu Là con chèo bẻo
 - Vừa đọc vừa gõ theo nhịp 2 bài Chú bé loắt choắt
Củng cố, dặn dò:
HS hát kết hợp gõ theo phách, tiết tấu
Cá nhân biểu diễn. Tuyên dương
Chuẩn bị: Ôn 2 bài hát
Rút kinh nghiệm:
Tập viết
Tuần 7: xưa kia, ngà voi, mùa dưa 
I Mục tiêu:
HS viết đúng cỡ chữ, viết đúng tiếng từ, đúng khoảng cách,đúng độ cao, độ rộng, khoảng cách các chữ ,cách nối nét, đặt dấu thanh đúng vị trí
II Chuẩn bị:
Bảng viết mẫu

File đính kèm:

  • doctuan 9.doc