Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Tuần 18 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Nhâm

doc21 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 207 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Tuần 18 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Nhâm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 18
29/12/08 – 03/01/09
Ngày
Môn
Bài dạy
Ghi chú
Hai
29 / 12
Học vần
Toán
Đạo đức
Bài 73 : it iêt
Tiết 69: Điểm, đoạn thẳng
Thực hành kĩ năng cuối HK1
Ba
30 / 12
Toán
Học vần
Mĩ thuật
TNXH
Tiết 70: độ dài đoạn thẳng
Bài 74 : uôt , ươt
Vẽ hình và màu vào hình vuông
Cuộc sống xung quanh
Tư
31/12
Thể dục
Học vần
Toán
Sơ kết học kì 1
Bài 75 : Ôn tập
Tiết 71: Thực hành đo độ dài
Năm
 1 / 1
Toán
Học vần
Thủ công
Tiết 72: Một chục – Tia số
Bài 76 : oc - ac
Gấp cái ví ( tiết 2)
NGHỈ TẾT DƯƠNG LỊCH
Sáu
 2/ 1
Âm nhạc
Học vần
SHTT
Tập biểu diễn các bài hát đã học
Ôn tập – KT HK1
Sinh hoạt cuối tuần
Thứ hai, ngày 29 tháng 12 năm 2008
HỌC VẦN
BÀI 73 : IT IÊT
MỤC TIÊU:
Đọc viết được : it, iêt, trái mít , chữ viết.
Đọc được từ, câu ứng dụng
 - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: em tô, vẽ, viết.
CHUẨN BỊ :
 -Tranh – SGK – bảng con - ĐDTV .
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 Khởi động : Hát và kiểm tra :
Đọc bảng quay - đọc SGK - viết bảng con - nhận xét .
 Hoạt động 1 : Giới thiệu bài
Hôm nay cô dạy vần it, iêt 2HS dọc – ghi .
Học trước vần it– ghi – 2HS đoc .
 Hoạt dộng 2 : Dạy vần 
Nhận diện vần :
it có âm nào ghép với âm nào?
So sánh itvà ut có gì giống và khác ?
GVđánh vần 2 lần – 3HS đánh vần .
HS + Gv cài it – 2/3 lớp` đánh vần – đọc trơn – phân tích – đánh vần tiếng 2lần – HS đọc
Cô có tiếng mít – ghi– 2HS đọc .
HS + GV cài chữ mít– 10 HS đánh vần – 3HS đọc trơn .
Giới thiệu trái mít- ghi – 2HS đọc . 
Đọc cả nội dung bài – HS – CL
Viết bảng : Muốn có vần it em viết như thế nào ? 
 GV hướng dẫn viết – tô bóng
 HS viết bảng con .
b)Nhận diện : iêt
iêt có âm nào ghép với âm nào ? 
So sánh iêt với it - Dạy tương tự.
c)Luyện đọc tiếng từ:
GV ghi từ : con vịt , đông nghịt , thời tiết , hiểu biết – HS nhẩm
HS tìm tiếng có mang vần – gạch .
HS đọc thứ tự và không thứ tự - giảng:
+ đông nghịt: quá đông, chiếm một khoảng rộng lớn.
+ thời tiết: trạng thái của khí hậu vào một lúc nào đó
+ hiểu biết: biết rõ, hiểu thấu.
 - 5HS đọc toàn bài – GV đọc mẫu – NXTH.	
.
TIẾT 2
 Hoạt động 3 : Luyện tập :
 Luyện đọc :
HS đọc thứ tự và không thứ tự - 2/3 lớp.
SGK – 5 HS đọc – GV chỉ
Nhìn qua trang bên , quan sát tranh vẽ gì? Cất SGK
Cô ghi câu – HS nhẩm.
Tìm chữ viết hoa? Tại sao?
Tìm tiếng có mang vần vừa học – gạch – đọc.
HS đọc tiếng, từ, cụm từ, câu. Thư giãn
 Luyện viết:
Cô treo bảng viết sẵn, hướng dẫn viết từng dòng.
HS viết vở TV – Thu chấm vở - NX.
 Luyện nói:
HS đọc chủ đề: Em tô , vẽ , viết- GV hỏi – HS trả lời:
 .Tranh vẽ gì?
 .Đặt tên từng bạn trong tranh.
 . Bạn đang làm gì?( Bạn gái đang viết, bạn áo xanh đang tô, bạn áo đỏ đang tô màu)
 GDTT: Khi viết vẽ , các em nên ngồi thẳng, mắt vừa tầm, không cúi, không nằm dài.
 Củng cố :
Đọc SGK – HS đọc – GV đọc mẫu – CL đọc.
Trò chơi: Tìm từ mới : mịt mù, thịt heo, hít thở, vừa khít, tạm biệt, Việt Nam, giết giặc, diệt dốt.NXTH.
RÚT KINH NGHIỆM :
TOÁN
ĐIỂM , ĐOẠN THẲNG.
MỤC TIÊU:
 Nhận biết được điểm đoạn thẳng
 Biết kẻ đoạn thẳng qua 2 điểm.
 Biết đọc tên các điểm đoạn thẳng.
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 Thước , bút chì .
CÁC HOẠT ĐỘNG DAY HỌC:
 Khởi động: Hát và kiêm tra:
 Bảng quay, viết bảng con , NX
 Hoạt động 1: Giới thiệu “ điểm, đoạn thẳng “
 -SGK: - Trên trang sách có điểm gì?( AB)
 - GV vẽ 2 chấm trên bảng – HS nhìn và nêu: Trên bảng có mấy điểm? Ta gọi là điểm gì?
 - GV lấy thước nối 2 điểm lại và nói” Nối điểm A với điểm B ta có đoạn thẳng AB” –GV ghi – HS đọc: “ đoạn thẳng AB”
 Hoạt động 2: giới thiệu cách vẽ đoạn thẳng
Giới thiệu dụng cụ để vẽ đoạn thẳng:
 - GV giới thiệu thước – HS lấy thước quan sát và dùng tay sờ mép xem thẳng chưa
Hướng dẫn HS vẽ đoạn thẳng
Bước 1:Chấm 1 điểm vào tờ giấy – đặt tên cho từng điểm.
Bước 2: Đặt mép thước qua điểm A và điểm B, tay trái giữ thước,tay phải cầm bút tựa vào mép thước và tì trên mặt giấy tại điểm A , cho đầu bút trượt nhẹ trên mặt giấy từ điểm A đến B
Bước 3: nhấc thước ra ta có đoạn thẳng AB.
HS vẽ vài đoạn thẳng tương tự
 Hoạt đông 3 :Thực hành:
 Bài 1:HS đọc các điểm và các đoạn thẳng ở SGK.
 Bài 2:GV vẽ điểm lên bảng, đại diện 4 tổ lên bảng nối từng cặp 2 điểm , sau đó đọc tên đoạn thẳng.
 Bài 3: HS nêu số đoạn thẳng và đọc tên từng đoạn thẳng trong mỗi hình vẽ.NXTH.
RÚT KINH NGHIỆM: 
ĐẠO ĐỨC
THỤC HÀNH KỸ NĂNG CUỐI HK1
MỤC TIÊU:
 Củng cố các bài đã học ở HK1
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 Khởi động: Hát và kiểm tra:
 -Khi ra vào lớp em cần phải xếp hàng như thế nào?
 - Trong giờ học em phải làm gì?
 - Giữ trật tự khi ra vào lớp và khi ngồi học có lợi gì?
 Hoạt động 1: Thảo luân đôi bạn:
Mỗi HS lấy ĐDHT ra giới thiệu với các bạn trong nhóm – hỏi:
Muốn giữ ĐD sạch đẹp bạn phải làm gì?
Thi “kiểm tra sách vở ai đẹp nhất” nêu lên cho cả lớp – GV ghi bảng tên bạn nào giữ đẹp – TD. 
 Hoạt động 2: Trắc nghiệm đúng sai
Là anh chị đối với em như thế nào? (Thương yêu nhường nhịn )
Là em đối với anh chị như thế nào? ( lễ phép ,vâng lời)
Mẹ có 2 quả ( cam to , quýt nhỏ) cho 2 chị em Lan
a)Lan ăn hết không cho em.
 b)Nhường cho em bé chọn trước.
 c) Lan chia cho em quả bé giữ lại mình quả to.
Hùng có chiếc ô tô điện tử , em mượn của Hùng
Hùng không cho em mượn ô tô
Đưa cho em mượn và để em tự chọn.
Cho em mượn và hướng dẫn em cách chơi, cách giữ gìn để không bị hỏng.
 Hoạt động 3:Thực hành chào cờ
Cả lớp thực hành chào cờ theo lệnh của tổ trưởng.
Từng tổ thực hành chào cờ- NX- Cho điểm – GV chốt.
 Hoạt động 4: Đàm thoại
Đi học đều và đúng giờ có lợi gì? ( nghe giảng đầy đủ)
Cần làm gì để đi học đúng giờ?( chuẩn bị quần áo , sách vở từ tối hôm trước, không thức khuya, nhờ bố mẹ gọi dậy hoặc để đồng hồ báo thức)
Chúng ta nghỉ học khi nào?
Nếu nghỉ học cần phải làm gì? GV chốt cả bài. NXTH
RÚT KINH NGHIỆM
Thứ ba, ngày 30 tháng l2 năm 2008
TOÁN
ĐỘ DÀI ĐOẠN THẲNG
MỤC TIÊU: Giúp HS:
 Có biểu tượng về “ dài hơn, ngắn hơn” từ đó có biểu tượng về độ dài đoạn thẳng thông qua đặc tính “dài ngắn” của chúng.
 Biết so sánh độ dài 2 đoạn thẳng tùy ý bằmg 2 cách so sánh trực tiếp hoặc so sánh gián tiếp độ dài trung gian
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 Một vài cây bút, thước hoặc que tính dài ngắn khác nhau, màu sắc khác nhau.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 Khởi động: hát và kiểm tra:
 Đọc bảng quay, viết bảng con: . A . B .A________.B – NX.
 Hoạt động 1: Dạy biểu tượng “dài hơn, ngắn hơn” và so sánh trực tiếp độ dài 2 đoạn thẳng
 HS lấy bút chì và thước dài ngắn khác nhau , hỏi: 
 Muốn biết cái nào dài hơn, ngắn hơn em làm sao? 
 GV: Muốn biết dài ngắn , em chập 2 thước và viết sao cho có một đầu bằng nhau rồi nhìn đầu kia thì biết chiếc nào dài hơn.
 HS thực hành và nêu – so sánh
 SGK: HS quan sát hình vẽ và nêu
 Bài 1:HS quan sát và nêu miệng
 Chốt: Qua cách so sánh về biểu tượng dài hơn, ngắn hơn thì mỗi đoạn thẳng có độ dài nhất định.
 Hoạt động 2: So sánh gián tiếp độ dài 2 đoạn thẳng qua độ dài trung gian.
HS quan sát hình vẽ SGK hỏi:”có thể so sánh độ dài đoạn thẳng với độ dài gang tay được không?
GV vẽ đoạn thẳng trên bảng rồi đo bằng gang tay – HS quan sát rồi nêu đoạn thẳng nào dài hơn đoạn thẳng nào ngắn hơn – Vì sao em biết.
Hướng dẫn HS đặt ô vuông vào các đoạn thẳng rồi so sánh – GV chốt
 Hoạt động 3:Thực hành
 Bài 2: HS đếm số ô vuông đặt vào mỗi đoạn thẳng rồi ghi số vào mỗi đoạn thẳng tương ứng- HS so sánh đoạn thẳng nào dài nhất , ngắn nhất..
 Bài 3: HS nêu yêu cầu bài tập – làm bài-đếm số ô vuông rồi ghi vào băng giấy`- so sánh - xác định băng giấy dài nhất , ngắn nhất – tô màu vào băng giấy ngắn nhất.- NXTH.
RÚT KINH NGHIỆM:
HỌC VẦN
BÀI 74: UÔT ƯƠT
MỤC TIÊU:
Đọc viết được : uôt, ươt, chuột nhắc, lướt ván 
Đọc được từ, câu ứng dụng
Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Chơi cầu trượt. -
CHUẨN BỊ :
 -Tranh – SGK – bảng con - ĐDTV .
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 Khởi động : Hát và kiểm tra :
Đọc bảng quay - đọc SGK - viết bảng con - nhận xét .
 Hoạt động 1 : Giới thiệu bài
Hôm nay cô dạy vần uôt, ươt - 2HS dọc – ghi .
Học trước vần uôt – ghi – 2HS đoc .
 Hoạt dộng 2 : Dạy vần 
a)Nhận diện vần :
uôt có âm nào ghép với âm nào?
So sánh uôt và iêt có gì giống và khác ?
GVđánh vần 2 lần – 3HS đánh vần .
HS + Gv cài uôt – 2/3 lớp` đánh vần – đọc trơn – phân tích – đánh vần tiếng 2lần – HS đọc
Cô có tiếng chuột – ghi– 2HS đọc .
HS + GV cài chữ chuột – 10 HS đánh vần – 3HS đọc trơn .
Giới thiệu chuột nhắt - ghi – 2HS đọc . 
Đọc cả nội dung bài – HS – CL
Viết bảng : Muốn có vần uôt em viết như thế nào ? 
 GV hướng dẫn viết – tô bóng
 HS viết bảng con .
 b) Nhận diện ươt:
 - ươt có âm nào ghép với âm nào ? 
So sánh ươt với uôt - Dạy tương tự.
c)Luyện đọc tiếng từ:
GV ghi từ : trắng muốt, tuốt lúa , vượt lên, ẩm ướt – HS nhẩm
HS tìm tiếng có mang vần – gạch .
HS đọc thứ tự và không thứ tự - giảng:
* trắng muốt: trắng mịn màng, đẹp mắt.
* tuốt lúa: nắm vào cây lúa rồi vuốt mạnh theo chiều dọc cho lúa bám rời ra
* vượt lên: tiến nhanh hơn , lướt qua
* ẩm ướt: không khô ráo, ẩm và ướt.
 - 5HS đọc toàn bài – GV đọc mẫu – NXTH.	
.
TIẾT 2
 Hoạt động 3 : Luyện tập :
 Luyện đọc :
HS đọc thứ tự và không thứ tự - 2/3 lớp.
SGK – 5 HS đọc – GV chỉ
Nhìn qua trang bên , quan sát tranh vẽ gì? Cất SGK
Cô ghi câu – HS nhẩm.
Tìm chữ viết hoa? Tại sao?
Tìm tiếng có mang vần vừa học – gạch – đọc.
HS đọc tiếng, từ, cụm từ, câu. Thư giãn
 Luyện viết:
Cô treo bảng viết sẵn, hướng dẫn viết từng dòng.
HS viết vở TV – Thu chấm vở - NX.
 Luyện nói:
HS đọc chủ đề: Chơi cầu trượt - GV hỏi – HS trả lời:
 .Tranh vẽ gì?
 . Qua tranh , nét mặt bạn như thế nào ? 
 . Khi chơi ,các bạn đã làm gì để không xô ngã nhau? 
 GDTT: 
 Củng cố :
Đọc SGK – HS đọc – GV đọc mẫu – CL đọc.
Trò chơi: Tìm từ mới : nuốt cơm, chạy suốt, đường ruột, tuột tay,rét mướt,lướt ván,lướt sóng, say khướt NXTH.
RÚT KINH NGHIỆM :
MĨ THUẬT
VẼ HÌNH VÀ MÀU VÀO HÌNH VUÔNG
MỤC TIÊU:
 Nhận biết được vài cách trang trí hình vuông đơn giản
 Biết vẽ tiếp họa tiết vào hình vuông và vẽ màu theo ý thích.
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 GV: Khăn vuông có trang trí,viên gạch hoa, vài bài mẫu trang trí hình vuông, một vài bài trang trí hình vuông của HS năm trước.
 HS : vở TV – màu vẽ
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 Khởi động: Hát và kiểm tra:
 Kiểm tra ĐDHT – chấm một số vở tập vẽ.
 Hoạt động 1: Giới thiệu cách trang trí hình vuông đơn giản 1,2,3,4 bài 18 vở TV
 Giới thiệu một số bài trang trí hình vuông.
 *Các hình vuông trang trí như thế nào?
 *Trang trí hình vuông có một hay nhiều cách?
 *Màu trang trí hình vuông giống hay khác?
 *Cách trang trí ở hình 1 và hình 2 như thế nào?( giống hay khác)
 *Cách trang trí ở hình 3 và hình 4 như thế nào?
 GV chốt:Các hình giống nhau trong hình vuông thì vẽ bằng nhau, tô màu giống nhau. Có thể vẽ màu như hình 1 và 2, như hình 3 và 4.
 Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ:
 GV nêu yêu cầu bài tâp
Vẽ tiếp hình các cánh hoa còn lại ở hình 5.
Chọn 2 màu để vẽ ( màu của 4 cánh hoa và màu nền)
Vẽ cùng 1 màu ở 4 cánh hoa trước – vẽ màu đều, không lan ra ngoài
 Hoạt động 3: Thực hành
GV theo dõi – giúp HS
Vẽ hình cánh hoa sao cho đều ( vẽ theo nét chấm- Vẽ cân đối theo đường trục
Vẽ màu theo ý thích ( màu cánh hoa là 1 màu – màu nền là 1 hoặc 2 màu như hình 1,2)
 Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá:
Về cách vẽ hình (cân đối)
Vẽ màu đều, tươi sáng
HS chọn bài vẽ ưa thích
Dặn dò: tìm tranh vẽ gà . NXTH.
RÚT KINH NGHIỆM:
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
CUỘC SỐNG XUNG QUANH T1
MỤC TIÊU:
 Quan sát và nói nét chính về hoạt động sinh sống của nhân dân địa phương
 HS có ý thức gắn bó yêu mến quê hương
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 SGK – BTTN – tranh cánh đồng lúa , thành phố ,đường xá.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 Khởi động: Hát và kiểm tra:
 Lớp học sạch đẹp giúp các em điều gì? ( khỏe mạnh, học tập tốt)
 Để lớp học sạch đẹp, mỗi HS phải làm gì?
 Hoạt động 1: giới thiệu bài
GV treo tranh cánh đồng lúa , hỏi:
*Bức tranh cho em biết cuộc sống ở đâu? ( nông thôn)
GV treo tranh cảnh TP – hỏi tương tự
Chúng ta cùng tìm hiểu cuộc sống đang diễn ra xung quanh ta. 
 Hoạt động 2: Tham quan hoạt động sinh sống của người dân
 Mục tiêu: HS tập quan sát thực tế các hoạt động đang diễn ra xung quanh mình
 B1:Giao HS nhận xét quan cảnh trên đường
Người qua lại đông hay vắng? – Họ đi bằng phương tiện gì?
Quan cảnh 2 bên đường có gì? ( nhà ở , cửa hàng , cơ quan , chợ, các cơ sở sản xuất, cây cối , có ruộng vườn không?)
Người dân thường làm những công việc gì? ( buôn bán, công nhân ,thợ ..)
B2: HS đi tham quan ( nếu có điều kiện)
HS xếp hàng đi quanh khu vực trường đóng. GV cho dừng những điểm để HS quan sát và nói những gì các em thấy 
B3: Về lớp
 Hoạt động 3: Thảo luận về hoạt động sinh sống của nhân dân.
 Mục tiêu: Nói được những nét nổi bật về các công việc SX, buôn bán của nhân dân địa phương
 B1: Thảo luận nhóm đôi
HS nói với nhau về những gì em quan sát được
Quang cảnh trên đường như thế nào? –đông hay vắng? – đi lại bằng phương tiện gì?
Hai bên đường có gì? ( nhà cửa , cơ quan)
Người dân ở đây làm những việc gì?
B2: Đại diện HS trả lời – CL nhận xét
 Liên hệ thực tế:
 Bố em làm gì để có tiền nuôi sống gia đình? –GV chốt.
Củng cố: chơi đóng vai: Khách về thăm quê gặp 1 em bé , hỏi: “Bác đi xa lâu nay mới về. Cháu có thể kể cho bác biết về cuộc sống ở đây không? NXTH
RÚT KINH NGHIỆM:
aõb
Thứ tư, ngày 31 tháng 12 năm 2008
THỂ DỤC
SƠ KẾT HK1 – TRÒ CHƠI
MỤC TIÊU:
 Sơ kết học kì 1. Yêu cầu HS hệ thống được những kiến thức kĩ năng đã học- ưu , khuyết, hướng khắc phục.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nội dung
Thời lượng
Phương pháp
Phần mở đầu:
-Nhận lớp và phổ biến nội dung yêu cầu bài học
-Tập họp 4 hàng dọc
-Giậm chân tại chỗ,đếm theo nhịp
-Chạy nhẹ nhàng theo 1 hàng dọc
-Đi theo vòng tròn hít thở sâu
-Ôn một số động tác TDRLTTCB hoặc trò chơi
Phần cơ bản:
-Sơ kết HK1 – 
-HS làm mẫu các động tác
-Đánh giá KQ học tập của HS – tuyên dương tổ- CN – nhắc nhở chung một số tồn tại và hướng khắc phục trong HK2
-TC: chạy tiếp sức
Phần kết thúc:
-Đi thường theo nhịp – hát
-TC: Diệt các con vật có hại
-Giao bài tập về nhà - NXTH
 1 -2 ‘ 
 1 -2’ 
 2- 3’
 8 – 10’
 2 – 3’
 1 – 2’
Đội hình 4 hàng dọc
4 hàng dọc chuyển vòng tròn
Vòng tròn chuyển 4 hàng dọc
RÚT KINH NGHIÊM:
HỌC VẦN
BÀI 75 ÔN TẬP
MỤC TIÊU:
 Đọc viết một cách chắc chắn 14 chữ ghi vần vùa học từ bài 68 – 74
 Đọc đúng các từ ngữ và câu ứng dụng
 Nghe hiểu và kể lại theo tranh truyện kể: Chuột nhà và chuột đồng
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 Bảng ôn- SGK- ĐDTV – bảng con
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 Khởi động: hát và kiểm tra:
 Bảng quay – SGK – Viết bảng con – NX
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( SGK )
 HS quan sát tranh vẽ gì?(...ca hát)- hát có vần gì đã học – at gồm âm gì ghép với âm gì?- cất SGK.
 Hôm nay... ôn tập tất cả các vần có t ở cuối, trong đó có vần at- GV ghi ôn tập- 2HS đọc.
 Hoạt động 2: Thành lập bảng ôn.
 GV nêu yêu cầu – HS tự cài vần có âm t ở cuối – GV treo bảng ôn
 HS nêu – GV ghi như SGK
 Luyện đọc: GV chỉ từ cột dọc qua cột ngang
 Đọc không thứ tự- CN –CL – Thư giãn
 Hoạt động 3: Luyện đọc tiếng , từ
 GV ghi // HS đọc thầm: chót vót – bát ngát – Việt N am
 Luyện đọc tiếng, từ - CN – ĐT – giảng:
Chót vót: vật ở độ rất cao.
Bát ngát: rộng lớn, bao la
 HS đọc chốt bài – CN – ĐT
 Hoạt động 4: Luyện viết:
 GV viết mẫu – hướng dẫn cách viết
 HS viết bảng con.: chót vót , bát ngát.
TIẾT 2
 Hoạt động 3: Luỵện tập:
 a)Luyện đọc:
 - HS đọc các vần trong bảng ôn – CN
 - Đ ọc SGK – 6 HS
 - Quan sát tranh bên và trả lời câu hỏi – tranh vẽ gì?- ghi đoạn thơ- HS đọc thầm
 - Tìm tiếng có vần ôn- GV giới thiệu bài thơ
 - HS đọc tiếng ,từ, câu – CN
 - GV đọc mẫu - ĐT- Thư giãn
 b)Luyện viết:
 Hướng dẫn viết từng dòng – chấm 1 số bài – NX
 c)Kể chuyện: Chuột nhà và chuột đồng
 - GV kể kết hợp tranh 2lần
 - Chia nhóm kể (4 – 8 HS /1 nhóm) –GV gọi ý:
 * Chuột nhà về quê thăm ai? Gặp chuột đồng nó hỏi gì?
 * Tối đầu tiên chuột nhà phản công như thế nào? Tại sao chuột nhà hớt hải quay lại?
 * Chúng nó đến kho thực phẩm thì chuyện gì xảy ra?
 * Chuột đồng thu xếp về nhà và nói gì?
 - Ý nghĩa: Biết yêu quý những gì do chính tay mình làm ra
 Củng cố:
 HS đọc lại bảng ôn – GV chỉ - ĐT – NXTH. 
RÚT KINH NGHIỆM:
TOÁN
THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI
MỤC TIÊU:
 Biết so sánh một số đồ vật quen thuộc như: bàn HS , bảng đen, quyển vở, hộp bút,chiều dài, chiều rộng lớp học bằng những đơn vị đo “chưa chuẩn” như: gang tay, bước chân, thước kẻ, que tính, que diêm.
 Nhận biết bước chân , gang tay của 2 người khác nhau. Từ đó có biểu tượng về sự “sai lệch” “tính xấp xỉ”hay “sự ước lượng”trong quá trình đo các độ dài bằng những đơn vị đo “chưa chuẩn”
 Bước đầu thấy sự cần thiết phải có đơn vị đo “chuẩn” để đo độ dài.
CHUẨN BỊ:
 Thước kẻ, que tính, SGK
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 Khởi động: Hát và kiểm tra:
 HS lấy 2 thước khác nhau đo – Cái nào dài, ngắn?
 Vẽ 2 đoạn thẳng HS so sánh đoạn nào dài ngắn? NX
 Hoạt động 1: Giới thiệu độ dài “gang tay”
 -GV: Gang tay là độ dài tính từ đầu ngón tay cái đến đầu ngón tay giữa
 -HS:Chấm 1 điểm nơi đầu ngón tay cái và 1 điểm nơi đầu ngón tay giữa – nối 2 điểm đó, ta có đoạn thẳng AB- nói “độ dài gang tay của em bằng độ dài đoạn thẳng AB”
 Hoạt động 2: Hướng dẫn cách đo độ dài bằng gang tay
 -HS đo cạnh bảng bằng gang tay
 -GV làm mẫu vã hướng dẫn cách đo
 -HS thực hành đo.
 Hoạt động 3: Hướng dẫn cách đo dộ dài bằng bước chân
Đo chiều dài của bục giảng bằng bước chân
GV làm mẫu và hướng dẫn
HS thực hành đo
 Hoạt động 4: Thực hành
Đo độ dài bằng gang tay
GV vẽ đoạn thẳng HS đo rồi nêu kết quả
Đo độ dài bằng bước chân
Đo độ dài bằng que tính (bàn, bảng, sợi dây... nêu kết quả
 Trò chơi: So độ dài bước chân của em và của GV bằng phấn – bước chân ai dài hơn. NXTH. 
 RÚT KINH NGHIỆM:
..
Thứ năm , ngày 1 tháng 1 năm 2009
TOÁN
MỘT CHỤC – TIA SỐ
MỤC TIÊU:
 Nhận biết 10 đơn vị còn gọi là 1 chục
 Biết đọc và ghi số trên tia số
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 Bó chục que tính- SGK – bảng con
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 Khởi động: Hát và kiểm bài cũ
 Hoạt động 1: Nhận biết 10 đơn vị là 1 chục
HS đếm que tính từ 1 đến 10
10 que tính còn gọi là mấy chục que tính?
HS đếm quả - 10 quả còn gọi là mấy chục quả?
10 đơn vị còn gọi là mấy chục?
GV ghi: 10 đơn vị = 1 chục
1 chục bằng bao nhiêu đơn vị?
 Hoạt động 2: Giới thiệu tia số
GV vẽ tia số rồi giới thiệu:” Đây là tia số. Trên tia số có 1 điểm gốc là O, các vạch đều nhau, mỗi vạch ghi 1 số theo thứ tự tăng dần”
Tia số dùng để so sánh số
 Hoạt động 3: Thực hành
 Bài 1: HS đọc yêu cầu – CL làm SGK// 5 HS lên bảng – NX
 Bài 2: HS đọc yêu cầu - CL làm SGK // 1 HS lên bảng – NX
 Bài 3: HS đọc yêu cầu – CL làm vở - chấm 1 số vở - NX
 Hoạt động 4: Củng cố:
 2 HS thi đua điền vào tia số. NXTH.
RÚT KINH NGHIỆM:
HỌC VẦN
BÀI 76: OC AC
MỤC TIÊU:
Đọc viết được : Oc , ac , con sóc , bác sĩ.
Đọc được từ, câu ứng dụng
Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Vừa vui vừa học
CHUẨN BỊ :
 -Tranh – SGK – bảng con - ĐDTV .
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 Khởi động : Hát và kiểm tra :
Đọc bảng quay - đọc SGK - viết bảng con - nhận xét .
 Hoạt động 1 : Giới thiệu bài
Hôm nay cô dạy vần oc, ac - 2HS dọc – ghi .
Học trước vần oc – ghi – 2HS đoc .
 Hoạt dộng 2 : Dạy vần 
a)Nhận diện vần :
Oc có âm nào ghép với âm nào?
So sánh oc và ot có gì giống và khác ?
GVđánh vần 2 lần – 3HS đánh vần .
HS + Gv cài oc – 2/3 lớp` đánh vần – đọc trơn – phân tích – đánh vần tiếng 2lần – HS đọc
Cô có tiếng sóc – ghi– 2HS đọc .
HS + GV cài chữ sóc – 10 HS đánh vần – 3HS đọc trơn .
Giới thiệu tranh con sóc- ghi – 2HS đọc . 
Đọc cả nội dung bài – HS – CL
Viết bảng : Muốn có vần oc em viết như thế nào ? 
 GV hướng dẫn viết – tô bóng
 HS viết bảng con .
 b) Nhận diện ac:
 - ac có âm nào ghép với âm nào ? 
So sánh ac với oc - Dạy tương tự.
c)Luyện đọc tiếng từ:
GV ghi từ : hạt thóc , con cóc, bản nhạc, con vạc – HS nhẩm
HS tìm tiếng có mang vần – gạch .
HS đọc thứ tự và không thứ tự - giảng:
* bản nhạc : bản ghi nốt và lời nhạc
 - 5HS đọc toàn bài – GV đọc mẫu – NXTH.	
.
TIẾT 2
 Hoạt động 3 : Luyện tập :
 Luyện đọc :
HS đọc thứ tự và không thứ tự - 2/3 lớp.
SGK – 5 HS đọc – GV chỉ
Nhìn qua trang bên , quan sát tranh vẽ gì? – giảng - Cất SGK
Cô ghi câu – HS nhẩm.
Tìm chữ viết hoa? Tại sao?
Tìm tiếng có mang vần vừa học – gạch – đọc.
HS đọc tiếng, từ, cụm từ, câu. Thư giãn
 Luyện viết:
Cô treo bảng viết sẵn, hướng dẫn viết từng dòng.
HS viết vở TV – Thu chấm vở - NX.
 Luyện nói:
HS đọc chủ đề: Vừa vui vừa học - GV hỏi – HS trả lời:
*Tranh vẽ gì?
 *Bạn hãy kể những trò chơi được học ở trên lớp?
 *Trong các tiết học em có được xem tranh không?
 *Các bức tranh đó như thế nào?
 *Cách học như thế có vui không? GDTT
 Củng cố :
Đọc SGK – HS đọc – GV đọc mẫu – CL đọc.
Trò chơi: Điền vần: viên ngọc, bản nhạc, nóc nhà, thác chảy . Đại diện 2 nhóm thi làm nhanh và đúng
RÚT KINH NGHIỆM :
THỦ CÔNG
GẤP CÁI VÍ (T 2)
MỤC TIÊU: 
 HS gấp được cái ví bằng giấy
CHUẨN BỊ:
 Vở thủ công, giấy màu, hồ, ví mẫu
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 Khởi động: Hát và kiểm tra đồ dùng HS
 Hoạt động 1: Thực hành
 -GV nhắc qui trình gấp ví ở t1
Lấy đường dấu giữa ( để dọc giấy ,mặt màu úp xuống. Khi gấp phải từ dưới lên, 2 mép giấy khít nhau.
Gấp 2 mép ví ( gấp đều, phẳng 2 mép ví miết nhẹ tay cho thẳng)
Gấp túi ví – Chú ý:
 -Khi gấp tiếp 2 mép ví vào trong , 2 mép ví phải sát đường dấu giữa, không gấp lệch, không gấp chồng lên nhau.
 -Khi lật ra sau để giấy nằm ngang, gấp 2 phần ngoài vào. Chú ý gấp đều, không để bên to bên nhỏ, cân đối với chiều dài, chiều ngang của ví.
 -Gấp hoàn tất cái ví – trang trí bên ngoài cho đẹp
 -GV giúp đỡ HS còn lúng túng.
 Hoạt động 2: Trình bày sản phẩm
Chọn vài sản phẩm đẹp – Tuyên dương
HS dán sản phẩm vào vở
Nhận xét dặn dò:
+ Thái độ học tập: sự chuẩn bị của HS về mức độ,về kĩ năng gấp ( nếp gấp thẳng, phẳng , đẹp)
+ Chuẩn bị 1 tờ giấy màu ,1 tờ giấy vở để học bài “ gấp mũ ca lô”- NXTH
RÚT KINH NGHIỆM:
Thứ sáu, ngày 2 tháng l năm 2009
ÂM NHẠC
TẬP BIỂU DIỄN
MỤC TIÊU:
 HS mạnh dạn tham gia biểu diễn các bài hát trước lớp.
 Qua trò chơi âm nhạc giúp HS phát triển khả năng nghe và nhạy cảm với tiết tấu trong âm nhạc.
CHUẨN BỊ:
 Song loan, thanh phách đệm các bài hát.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 Hoạt động 1: biểu diễn
CN hoặc nhóm biểu diễn trước lớp các bài hát đã học kết hợp vận động phụ họa
Từng nhóm thi đua và chọn ra nhóm khá nhất biểu dương
 Hoạt động 2:Trò chơi
TC1:“Tiếng hát ở đâu”? Đoán tên và bao nhiêu người hát
+ 1 em nhắm mắt – 1 hoặc nhiều em hát 1 câu
+ Em nhắm mắt chỉ tay xem tiếng hát phát ra ở hướng nào, nói được tên bạn hát, nói được 1 hay nhiều người hát
TC2: Hát và gõ đối đáp
+GV chọn bài hát, phân chia câu hát, CL hát câu thứ nhất, gần hết câu GV đưa tay ra hiệu ngừng hát. GV gõ tiết tấu lời ca câu thứ hai, rồi vẫy tay hát câu thứ ba GV gõ tiết tấu câu bốn. – hát lần 1- lấn 2
+ Chia 2 nhóm: nhóm A hát, nhóm B gõ rồi đổi bên. NXTH.
RÚT KINH NGHIỆM:
.
HỌC VẦN
ÔN TẬP – KIỂM TRA HK1
MỤC TIÊU:
 Hs phân biệt c – k, ng- ngh, g- gh khi ghép vần.
 Đọc ,viết được các tiếng từ có các âm đầu vần đó – Làm được bài tập.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 Khởi động:
 Bảng quay- đọc SGK- viết bảng con- NX
 Hoạt đông 1 : Ôn tập
 GV nêu yêu cầu- HS ghi bảng con từ có các âm c-k, ng-,ngh, g- gh ở đầu
 HS đưa bảng – GV ghi bảng lớp
 HS luyện đọc
 GV: k,ngh,gh chỉ ghép với e,ê,i.
 GV ghi 1 câu hoặc đoạn văn (thơ) ứng dụng :( Sáng thứ hai, cả trường chúng em đều làm lễ chào cờ, mọi người ai cũng đứng nghiêm trang, mắt hướng nhìn Quốc kì và hát to bài Quốc ca. Chúng em đã ghi nhớ và thuộc lòng bài Quốc ca.)
 Hoạt động 2:Làm bài tập:
 -Điền ng- ngh: ngày công, ngân hàng, nghệ nhân, nghiêm trang
 -Điền g, gh: gai góc , ghi nhớ, ghe chài
 -Điền c, k : kiến càng, kiên định, kiêu sa, cái cuốc.
 HSlàm vở - thu chấm vở - NX
 Hoạt đông 3 : củng cố:
 Thi đua tìm tiếng, từ - NXTH
TIẾT 2
 Hoạt động 4: Luỵện đọc:
 -GV ghi các từ có âm vần đã học
 -HS đọc nhằm kiểm tra mức độ đọc của HS – NX – cho điểm. NXTH.
RÚT KINH NGHIỆM:
SINH HOẠT CUỐI TUẦN
MỤC TIÊU:
 Kiểm điểm sinh hoạt tuần 18 để khắc phục, sửa chữa những tồn tại, nêu gương những HS tiến bộ
 Hoạt động tuần 19
CÁC HOẠT ĐỘNG:
 Hoạt động 1: Kiểm điểm sinh hoạt tuần 18:
Hát
Tổ trưởng nêu tên ,lỗi vi phạm của HS trong tổ
Lớp trưởng bổ sung
GV tổng kết nhắc nhở những HS vi phạm 
Tuyên dương các HS tốt
Chuyêncần:
Tác phong:
Trật tự:
Vệ sinh:..
Mua hàng trước cổng:
 Hoạt động 2: Phương hướng tuần 19
Nhắc HS thực hiện tốt các mặt hoạt đông trên.
Thường xuyên giúp đỡ HS yếu.
Thực hiện chương trình tuần 19 
BAN GIÁM HIỆU DUYỆT

File đính kèm:

  • doctuan 18.doc
Đề thi liên quan