Giáo án Sinh 9 - Tiết 15: ADN

doc2 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 737 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh 9 - Tiết 15: ADN, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 NS: 15/10/2008 ND:17/10/2008
 Chương III : AND Và GEN
 Tiết 15 : A D N
 A . Mục tiêu
 1- Kiến thức:
 - Phân tích được thành phần hoá học của AND, đặc biệt là tính đa dạng và tính
 đặc thù của nó.
 - Mô tả được cấu trúc không gian của AND theo mô hình của OátXơn và Críc
 2- Kỹ năng:
 - Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình. - Rèn kỹ năng hoạt động nhóm
 3- Thái độ: - Giáo dục ý thức học tập
 B. Phơng pháp: Nêu vấn đề + QS, vấn đáp tim tòi + thảo luận nhóm
 C. Đồ dùng cần chuẩn bị
 - Tranh cấu trúc không gian của phân tử ADN
 - Hộp mô hình AND phẳng. - Mô hình không gian của phân tử AND
 D. Tiến trình lên lớp :
 I. ổn định tổ chức:
 II. Kiểm tra: (không)
 III. Bài mới :
 - Kỳ trung gian NST có khả năng tự nhân đôi. Tại sao NST lại nhân đôi đượcà Tìm hiểu về ADN
 3- Tiến trình bài dạy:
 Hoạt động dạy học
 Nội dung bài học
Hoạt động1 : 
- Yêu cầu học sinh đọc kỹ thông tin SGK, cùng trao đổi nhóm để trả lời câu hỏi :
 + Thành phần cấu tạo của phân tử ADN ?
 + Cấu tạo đa phân của ADN được thể hiện thế nào ?
- Nếu coi mỗi nu là một chữ cái à có vô số từ câu
 + Vì sao ADN có tính đa dạng và đặc thù?
- Học sinh tiếp tục đọc thông tin để cho biết?
 + Tính đa dạng và đặc thù của AND có ý nghĩa gì?
 + AND có ở bộ phận nào trong tế bào?
 + Trong tế bào sinh dục, AND có đặc điểm thế nào?
- Gọi đại diện các nhóm trả lời, các nhóm khác theo dõi để nhận xét và bổ sung.
Hoạt động2:
- Yêu cầu học sinh đọc kỹ thông tin SGK, quan sát thật kỹ hình 15 và mô hình phân tử AND à Mô tả cấu trúc không gian của phân tử AND?
- Gọi học sinh lên bảng trình bày cấu trúc không gian của phân tử AND bằng mô hình hoặc tranh vẽ. Các học sinh khác theo dõi để nhận xét và bổ sung.
 - Từ mô hình AND. Các nhóm thảo luận để trả lời các câu hỏi sau:
+ Các loại nu nào giữa hai mạch liên kết với nhau thành từng cặp?
+ Các nu trong từng cặp liên kết với nhau bằng cách nào?
+ Giáo viên cho trình tự các nu trên một mạch đơn à yêu cầu học sinh lên xác định trình tự các nu trên mạch thứ hai
+ Em hiểu nguyên tắc bổ sung là gì ?
+ Nêu hệ quả của nguyên tắc bổ sung? ( Để đảm bảo cấu tạo trong nguyên tắc bổ sung, số lượng các nu của mỗi loại phải thế nào?)
- Gọi đại diện các nhóm trả lời từng câu
 hỏi. Các nhóm khác chú ý theo dõi để nhận xét và bổ sung.
1- Cấu tạo hoá học của phân tử ADN
- AND là hợp chất hữu cơ, thành phần
 gồm: C, H, O, N, P
- AND là đa phân tử mà đơn phân là
 các nu ( Gồm 4 loại A, T, G, X )
- Các nu liên kết với nhau theo chiều
 dọc của AND theo nhiều cách khác
 nhau à Tạo ra vô số loại ADN
- Phân tử ADN có cấu tạo đa dạng và đặc thù do số lượng, thành phần và trình tự xắp xếp của các nu
- Trong tế bào ADN tập trung ở nhân và
 dặc trưng cho loài
- Tính đa dạng và đặc thù của AND là
 cơ sở phân tử cho tính đa dạng và đặc
 thù của sinh vật
 2- Cấu trúc không gian của phân tử 
 ADN 
- Phân tử AND là chuỗi xoắn kép gồm
 hai mạch nu xoắn đều quanh một trục
 theo chiều từ trái sang phải
- Các nu giữa hai mạch liên kết với nhau từng cặp theo nguyên tắc bổ sung
 ( A- T, G - X )
- Các nu giữa hai mạch liên kết với nhau bằng các liên kết hiđrô 
 ( A - T = 2H, G - X = 3H )
- Mỗi vòng xoắn có đường kính 20 A,
 chiều cao 34 A, gồm 10 cặp nu
- Hệ quả của nguyên tắc bổ sung:
+ Do tính chất bổ sung của hai mạch
 nên khi biết trình tự các đơn phân của
 một mạch ta biết trình tự các đơn phân
 của mạch thứ hai.
+ Về tỷ lệ các đơn phân trong ADN 
 A = T
 G = X
 à A + G = T + X
 IV- Củng cố- đánh giá :
 - Tóm tắt nội dung toàn bài. - Gọi học sinh đọc kỹ kết luận chung
 - Gọi học sinh đọc mục em có biết. – Hướng dẫn trả lời câu hỏi:
 + Câu 2:
 - Tính đặc thù của ADN do số lượng, thành phần và trình tự xắp xếp của các Nuclêôtít
 - Tính đa dạng do cách xắp xếp của 4 loại nuclêôtít
 + Câu3: Hệ quả của nguyên tắc bổ sung
 - Do tính chất bổ sung của hai mạch. Khi biết trình tự các đơn phân của một
 mạch à biết trình tự các đơn phân của mạch còn lại
 - Về số lượng và tỷ lệ các loại:
 A = T , G = X , A + G = T + X
 + Câu 4: - Mạch 1 : - A- T- G- X- T- A- G- T- X- A- G-
 - Mạch 2 : - T- A- X- G- A- T- X- A- G- T- X-
 V- Dặn dò : - Học kĩ bài : Trả lời câu hỏi 1,2,3 ; làm bài tập 4,5,6 (sgk) ; Đọc mục em có biết
   - Đọc và tìm hiểu trước bài : (ADN và bản chất của gen) . 

File đính kèm:

  • doctiet15.doc
Đề thi liên quan