Giáo án Khoa học Lớp 5 - Bài 37: Dung dịch

doc7 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 389 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học Lớp 5 - Bài 37: Dung dịch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN LỚP 5 - PP " BTNB"
KHOA HỌC
     BÀI 37 : DUNG DỊCH
I. MỤC TIÊU: HS:
 - Nêu được một số ví dụ về dung dịch.
 - Biết tách các chất ra khỏi một số dung dịch bằng cách chưng cất.
II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC
 - Một ít đường, muối, nước sôi để nguội, nước nóng, nước mắm, dấm cốc, thìa sạch và khô (đủ dùng cho các nhóm)
 - Phiếu học tập 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. KTBC: Giờ trước các em học bài gì? 
1. Hỗn hợp là gì ? 
2 Nêu cách tách các chất ra khỏi hỗn hợp ? 
- HS-GV nhận xét.
B. Bài mới: 
 1. GTB: Trong một số trường hợp hỗn hợp còn có tên gọi khác . Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay .
 2. Bài mới
a) Hoạt động 1: Thực hành thí nghiệm 
? Các em đã được uống nước đường bao giờ chưa? 
Vậy nước đường và nước sôi có gì khác nhau?
Các con hãy thảo luận theo nhóm và ghi vào phiếu
 ( Trong thời gian 1 phút )
- 1 phút bắt đầu - HS làm , GV theo dõi các nhóm 
- Đã hết thời gian, cô mời các nhóm gắn kết quả lên bảng.
GV gọi các nhóm đọc kết quả của nhóm mình. 
? Có bạn nào có ý kiến thắc mắc gì không?
GV nói: Cô thấy lớp mình còn rất nhiều câu hỏi thắc mắc đấy.
? Vậy dựa vào đâu để chúng ta giải đáp được các câu hỏi trên? 
Theo các em cách nào tốt nhất ? 
GV nói: Vậy bây giờ chúng ta cùng đi làm thí nghiệm để chứng minh xem có đúng không nhé. 
Yêu cầu thực hiện : 
3 HS nối tiếp đọc các bước
Bước 1: Quan sát và nếm riêng từng chất. 
Bước 2: Rót nước vào cốc, dùng thìa nhỏ lấy đường cho vào cốc nước rồi khuấy đều. 
Bước 3: Rót dung dịch đường vào các cốc nhỏ cho từng thành viên trong nhóm nếm. 
- GV nhấn mạnh lại các bước 
-Yêu cầu ghi lại kết quả thực hành theo mẫu,nêu nhận xét, ghi vào báo cáo.
Cô chia lớp thành 4 nhóm, các nhóm để dụng cụ lên bàn mà các con đã chuẩn bị để cô kiểm tra .
 GV khen : Dụng cụ các con chuẩn bị tốt lắm ! ( tất cả các dụng cụ này đã được rửa sạch)
-GV quan sát nhắc nhở HS : Các con cùng làm thí nghiệm và mỗi nhóm cử 1 bạn ghi nhận xét vào phiếu 
- Thời gian thực hành làm thí nghiệm 3 phút.
 - 3 phút bắt đầu 
- 3 phút đã hết , GV yêu cầu các nhóm dán kết quả ?
- Nhận xét :
- Hỗn hợp mà các em vừa pha có tên là gì?
-Để tạo ra nước đường cần có mấy chất, là những chất nào ? Các chất đó ở thể nào ?
 GVKL : Hỗn hợp các con vừa tạo ra là Hỗn hợp chất lỏng với chất rắn bị hòa tan và phân bố đều
 ( GV bấm máy )
+ GV làm thí nghiệm : Hỗn hợp 2 chất lỏng 
- Cô có 2 chất : mắm và dấm
- Cho 2 HS nếm từng chất và hỏi có vị gì ?
- Bây giờ cô trộn 2 chất này vào với nhau và khuấy đều- cho HS nếm hỗn hợp đó, nêu nhận xét?
- Vì sao chúng vừa chua, vừa mặn ?
- Hỗn hợp cô vừa tạo ra gồm mấy chất ?
- Chúng ở thể nào?
GVKL : Vậy hỗn hợp vừa rồi là hỗn hợp chất lỏng với chất lỏng hòa tan vào nhau ( GV bấm máy )
 => Những hỗn hợp :
- Hỗn hợp chất lỏng với chất rắn bị hòa tan và phân bố đều
- Hỗn hợp chất lỏng với chất lỏng hòa tan vào nhau
 -> còn được gọi là dung dịch ( GV bấm máy ra đề bài : DUNG DỊCH)
Vậy dung dịch là gì? 
- GV gọi 2HS đọc kết luận
- Hãy so sánh dung dịch và hỗn hợp giống và khác nhau ở điểm nào ?
Liên hệ: 
? Kể tên một số dung dịch mà em biết?
- Ở nhà em đã pha dung dịch bao giờ chưa?
- Dung dịch em pha có tên là gì ?
* GV: Khi pha dung dịch em cần chú ý : chuẩn bị các dụng cụ sạch, đảm bảo vệ sinh và an toàn.
Chuyển ý: Vừa rồi các em đã biết cách tạo ra 1 dung dịch từ các chất. Các chất đó có tách ra khỏi dung dịch hay không? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp hoạt động 2 nhé !
b) Hoạt động 2: Tách các chất ra khỏi dung dịch
+ GV cho HS quan sát từng dụng cụ thí nghiệm: 
Tấm kính, cốc, thìa (sạch, khô.)
Muối.
Nước sôi.
+ GV làm thí nghiệm:
Cho 1 thìa muối vào cốc 
Rót nước sôi vào cốc.
Khuấy đều cho muối tan.
? Vậy cô được dung dịch gì? 
- Dung dịch này có vị gì ? ( cho HS nếm thử ) 
 ? Nhìn vào cốc nước ta thấy hiện tượng gì?
GV nói: Cô đậy tấm kính lên miệng cốc và để khoảng 1 phút các con hãy quan sát
GV nói: Bây giờ đã hết thời gian 1 phút, cô bỏ tấm kính ra ( mang tấm kính đó xuống từng bàn cho HS quan sát) và hỏi:
? Trên tấm kính có hiện tượng gì?
? Tại sao nước lại đọng trên mặt tấm kính?
? Em đoán xem nước trên mặt tấm kính có vị mặn như nước ở trong cốc hay không ? ( GV bấm máy )
? Để kiểm nghiệm lại câu trả lời của bạn, con hãy nếm thử để kiểm tra? GV rót ra thìa cho 2 HS nếm.
GVKL: Qua phần thí nghiệm vừa rồi các giọt nước ở trên đĩa không có vị mặn như nước muối ở trong cốc.
- Nếu như ta cung cấp nhiệt độ liên tục để cho cốc nước bay hơi hết thì lượng muối sẽ còn lại trong cốc.Như vậy ta tách được nước và muối ra khỏi dung dịch nước muối. 
GV nói: Đó chính là cách chưng cất. 
 Liên hệ :Trong cuộc sống hàng ngày,người ta thường sử dụng cách chưng cất để làm gì?
- GV giới thiệu : Nước cất dùng trong y tế... người ta đã sử dụng phương pháp chưng cất để tạo ra nước cất này đấy.
. Sau đây cô xin giới thiệu mô hình tách các chất trong dung dịch bằng cách chưng cất.
(GV vừa nói vừa chỉ mô hình): Đun nóng dung dịch muối, nước sẽ bốc hơi. Hơi nước được dẫn qua ống làm lạnh. Gặp lạnh, hơi nước đọng lại thành nước. Còn muối thì ở lại nồi đun.
? Vậy muốn tách các chất trong dung dịch ta có thể sử dụng cách nào?
? Vậy qua bài học hôm nay em hiểu thế nào là dung dịch? (Bật ra KL 1)
? Ta có thể tách các chất trong dung dịch bằng cách nào ? (Bật ra KL 2)
GV nói: Đây chính là nội dung bài học. cô mời em đọc . (Bật ra 2 KL )
Chuyển ý: Vận dụng kiến thức bài học hôm nay cô cùng các em sẽ tham gia một trò chơi có tên : Đố bạn.
+ Yêu cầu trò chơi: Cô đưa ra những câu hỏi, nhiệm vụ của các bạn sẽ lựa chọn đáp án đúng nhất. Sau khi cô nêu ra câu hỏi các con được suy nghĩ 10 giây. Bạn nào có câu trả lời sẽ giơ tay. Ai trả lời đúng sẽ nhận được 1 phần quà. Nếu câu trả lời sai thì quyền trả lời thuộc về các bạn khác .......
- Cả lớp chúng ta cùng suy nghĩ nhé.
- Ở trò chơi này có 2 câu hỏi, mỗi câu đều có 4 đáp án. Con hãy chọn 1 đáp án đúng nhất. Mỗi bạn sẽ trả lời 1 câu.
- Cô mời 2 bạn tham gia chơi
- Cô mời con...
- Sau khi HS đưa ra câu trả lời, GV cho HS khác nhận xét sau đó GV nói :" Bạn xứng đáng nhận được 1 phần quà"
+ Câu tiếp theo- Cô mời con 
- GV khen và nói " Phần quà này đã thuộc về con "
- Cả lớp chúc mừng 2 bạn 
Vừa rồi các con nắm bài rất tốt, bây giờ cô trò ta cùng tham quan những ruộng muối của người dân vùng biển Phan Thiết . Người ta dẫn nước biển vào các ô ruộng và dưới tác động của ánh nắng mặt trời, sau 1 thời gian nước bốc hơi còn lại là muối.
 Và đây là muối sau khi thu hoạch, muối này được đưa vào các nhà máy làm sạch , đóng gói rồi chuyển đi các nơi đấy.
 Các con thấy để làm ra những hạt muối mà chúng ta ăn hàng ngày phải mất rất nhiều công đoạn. Do vậy chúng ta cần sử dụng muối tiết kiệm nhé!
 3. Củng cố - Dặn dò
? Tiết học vừa rồi chúng ta đã tìm hiểu về gì ?
- 1 HS nhắc lại nội dung bài.
- Dặn HS: VN học bài và chuẩn bị bài sau
 Sự biến đổi hóa học.
- Hỗn hợp
- Hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau có thể tạo thành một hỗn hợp. Trong hỗn hợp, mỗi chất giữ nguyên tính chất của nó. 
- Có thể tách các chất ra khỏi hỗn hợp bằng cách :
+ Sàng sảy
+ Lọc
+ Làm lắng
- Ở nhà các em đã được uống nước đường rồi.
- HS thảo luận ghi phiếu
Nhóm 1: - Cốc nước chưa pha đường không có vị.      
 - Cốc nước chưa pha đường có vị ngọt. 
 - Không nhìn thấy đường trong cốc 
Nhóm 2: 
Nhóm 3: 
- Vì sao nước đường có vị ngọt?
- Vì sao ta không nhìn thấy đường trong cốc?
- Đường đã đi đâu rồi?
HS1 - Dựa vào quan sát thực tế và thực hành làm thí nghiệm.
HS2- Thực hành làm thí nghiệm .
*Thực hành làm thí nghiệm
- HS thực hành làm thí nghiệm.
- Các nhóm dán kết quả trên bảng 
- Hỗn hợp nước đường.
- Để tạo ra nước đường cần hai chất là nước và đường
- Nước ở thể lỏng , đường ở thể rắn và hòa tan trong nước.
- HS nhắc lại 
- Mắm có vị mặn
- Dấm có vị chua
- Hỗn hợp mắm và dấm vừa mặn , vừa chua.
- Vì chúng hòa tan vào nhau.
- Hỗn hợp cô vừa tạo ra gồm 2 chất.
- Chúng đều ở thể lỏng và hòa tan vào nhau.
- HS nhắc lại
- Hỗn hợp chất lỏng với chất rắn bị hòa tan và phân bố đều hoặc hỗn hợp chất lỏng với chất lỏng hòa tan vào nhau được gọi là dung dịch.
- 2 HS đọc .
+ Giống nhau : đều tạo ra từ 2 chất trở lên. 
+ Khác nhau : Dung dịch phải có ít nhất 1 chất lỏng và chất còn lại phải hòa tan trong chất lỏng đó
- Dung dịch nước và xà phòng.
- Dung dịch nước và muối.
- Dung dịch nước mắm và mì chính.......
- Rồi ạ !
- HS lắng nghe
- HS theo dõi.
- HS quan sát thí nghiệm.
- Dung dịch nước muối.
- Có vị mặn
- Nước đang bốc hơi.
- HS quan sát
- Có những hạt nước nhỏ ...
- Vì hơi nước bốc lên gặp lạnh và ngưng tụ lại trên mặt kính.
- Mặn.
- Không có vị gì.
- 2 HS nếm: Không có vị gì.
- Trong cuộc sống hàng ngày,người ta thường sử dụng cách chưng cất để làm nước cất và làm rượu.
- HS quan sát
- HS quan sát nước cất 
- HS quan sát mô hình....
- Chưng cất.
- Hỗn hợp chất lỏng với chất rắn bị hòa tan và phân bố đều hoặc hỗn hợp chất lỏng với chất lỏng hào tan vào nhau được gọi là dung dịch.
- Ta có thể tách các chất trong dung dịch bằng cách chưng cất.
- 2 HS đọc.
- HS nghe
- HS nghe và phát biểu.
- HS đọc câu hỏi 1 và chọn đáp án C
Câu 1: Để sản xuất ra nước cất dùng trong y tế người ta sử dụng phương pháp nào?
 A. Lọc.	 B. Lắng.
 C Chưng cất D. Phơi nắng.
- HS đọc câu hỏi 2 và chọn đáp án D
Câu 2: Để sản xuất ra muối từ nước biển người ta sử dụng phương pháp nào?
 A. Lọc.	 B. Lắng.
 C.Chưng cất D. Phơi nắng.
- HS quan sát
- Dung dịch.
- 1 HS đọc nội dung.

File đính kèm:

  • docGiao an Dung Dich.doc