Giáo án Công nghệ lớp 8 - Tiết 38: Thực hành: Đèn ống huỳnh quang

doc3 trang | Chia sẻ: baobao21 | Lượt xem: 1440 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ lớp 8 - Tiết 38: Thực hành: Đèn ống huỳnh quang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thực hành: ĐÈN ỐNG HUỲNH QUANG
Tuần: 23 – Tiết: 38	
Ngày dạy: 23-01-2013 
I.	MỤC TIÊU.
 1. Kiến thức:
HOẠT ĐỘNG 1,4: - HS hiểu: Chức năng các bộ phận của đèn, qui trình cách lắp bộ đèn.
HOẠT ĐỘNG 2.3: - HS biết: Sơ đồ nguyên lý và nguyên tắc hoạt động của đèn huỳnh quang.
2. Kỹ năng: 
HS thực hiện được: Nhận biết các bộ phận của đèn huỳnh quang.
HS thực hiện thành thạo: Lắp bộ đèn huỳnh quang.
 3. Thái độ: 
Thói quen: Cẩn thận khi sử dụng các dụng cụ thực hành.
Tính cách: Biết sử dụng điện hợp lý, an toàn.
II. NỘI DỤNG HỌC TẬP: 
	- Lắp bộ đèn ống huỳnh quang.
III. CHUẨN BỊ:
 	+ Giáo viên: Bộ đeng huỳnh quang.
	+ Học sinh: THỰC HÀNH . ĐÈN HUỲNH QUANG
 	 Chú ý: Nội dung và trình tự thực hành và kẻ mẫu báo cáo thực hành (SGK/142)
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
 1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
8A1:...................................................................................................................................
8A2:...................................................................................................................................
	8A3:...................................................................................................................................
 2. Kiểm tra miệng:
	- Nêu cấu tạo và nguyên lí làm việc của đèn sợi đốt ? Vì sao sợi đốt là phần tử quan trọng của đèn?(10đ)
	*. Cấu tạo:
 	+ Sợi đốt: Có dạng lò xo xoắn làm bằng vônfram.
 	+ Bóng thuỷ tinh: Làm bằng thuỷ tinh chịu nhiệt, bên trong hút hết không khí và bơm khí trơ để tăng tuổi thọ cho sợi đốt. 
 	+ Đuôi đèn: Làm bằng đồng hoặc sắt tráng kẽm. Trên đuôi có 2 cực tiếp xúc.
 	*. Nguyên lý làm việc: Dòng điện chạy trong dây tóc làm dây tóc nóng ở nhiệt độ cao và phát sáng. Vì ở đây điện năng được biến đổi thành quang năng
	- Nêu cấu tạo và nguyên lí làm việc của đèn ống huỳnh quang? Vì sao người ta thường dùng đèn huỳnh quang để chiếu sáng nhà ở, lớp học, công sở, nhà máy,? (10đ)
 	*. Cấu tạo:
 	+ Ống thuỷ tinh: Có dạng hình ống, bên trongcó phủ một lớp bột huỳnh quang.
 	+ Điện cực: Làm bằng vônfram có dạng lò xo xoắn nằm ở 2 đầu đèn, mỗi điện cực có 2 chân tiếp điện đưa ra ngoài để nối nguồn điện. 
 	*. Nguyên lý làm việc: Sự phóng điện giữa 2 điện cực của đèn tạo ra tia tử ngoại tác dụng vào lớp bột huỳnh quang và phát sáng.
	*. Vì so với đèn sợi đốt thì đèn huỳnh quang hiệu suất phát quang cao hơn (tiết kiệm điện năng), ít tỏa nhiệt ra môi trường và tuổi thọ cao hơn.
 3. Tiến trình bài học:
HỌAT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
* Giới thiệu bài: (4’)
- GV: Chúng ta đã tìm hiểu về cấu tạo và nguyên lí làm việc của đèn ống huỳnh quang. Hôm nay chúng ta tiến hành thực hành về đèn ống huỳnh quang.
- GV: Chia nhóm 6 nhóm, cử một nhóm trưởng của mỗi nhóm lên nhận dụng cụ thực hành. Yêu cầu các nhóm trưởng kiểm tra chéo sự chuẩn bị giữa các nhóm.
*. Liên hệ kiến thức cũ: Nêu các nguyên tắc an toàn khi sử dụng điện ?
- HS: Kiểm tra thường xuyên đồ dùng điện.
 Lau tay khô trước khi sử dụng điện.
 Thực hiện tốt cách điện dây dẫn điện.
- GV: Gọi HS đọc nội dung và trình tự thực hành.
- HS: Làm theo yêu của GV.
*. HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu đèn huỳnh quang.(5’)
- GV: Yêu cầu HS đọc và giải thích ý nghĩa số liệu kĩ thuật ghi trên ống hùynh quang và ghi vào mục I của báo cáo thực hành.
- HS: Làm theo yêu cầu của GV.
- GV: Yêu cầu HS quan sát H40.1 (SGK/141) và vật mẫu. Liệt kê tên và chức năng của các bộ phận của đèn ống hùynh quang, chấn lưu và tắc te?
- HS: + Bóng thủy tinh: Mặt trong ống phủ lớp bột huỳnh quang (phát sáng), rút hết không khí bơm khí trơ vào.
 + Điện cực: Làm bằng vônfram có dạng lò xo xoắn được tráng một lớp BaO (phát ra điện tử).
 + Chấn lưu điện cảm: Gồm cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt kỹ thuật điện để làm mồi phóng điện.
 + Tắc te: Hai điện cực gần nhau trong đó có một điện cực động lưỡng kim để làm mồi phóng điện.
- GV: Yêu cầu HS ghi vào mục 2 của báo cáo thực hành.
*. HOẠT ĐỘNG 2: Quan sát tìm hiểu sơ đồ mạch điện của bộ đèn ống huỳnh quang. (5’)
- GV: Yêu cầu HS quan sát H40.1 và mẫu vật. Ghi kết quả tìm hiểu ghi vào mục 3 của báo cáo thực hành.
- GV: Cách nối các phần tử trong mạch điện như thế nào? 
- HS: Chấn lưu mắc nối tiếp còn tắc te thì mắc song song với đèn. Hai đầu dây của đèn được mắc vào nguồn điện.
*. HOẠT ĐỘNG 3: Quan sát sự mồi phóng điện và đèn phát sáng. (5’)
- GV: Đóng điện yêu cầu HS quan sát các hiện tượng sau: phóng điện trong tắc te, sáng đỏ trong tắc te, sau khi tắc te ngừng phóng điện quan sát thấy đèn sáng bình thường.
- HS: Ghi kết quả quan sát vào mục IV của báo cáo thực hành.
*. HOẠT ĐỘNG 4: Tổ chức ho HS thực hành. (15)
- GV: Yêu cầu HS tiến hành theo nhóm trong vòng 15 phút và hoàn thành báo cáo thực hành.
- HS: Làm theo yêu cầu của GV.
* GDMT: Để bảo vệ môi truờng ta phải làm gì trong quá trình thực hành ?
- HS: Tiến hành theo đúng trình, vệ sinh nơi làm thực hành không vứt rác bừa bãi góp phần bảo vệ môi trường xung quanh
- GV: Hiện nay chúng ta có nhiều lựa chọn để sử dụng đèn sao cho tiết kiệm, phù hợp nhất. Hiện nay người ta sử dụng đèn gì nhiều nhất? Vì sao?
- HS: Đèn huỳnh quang, vì tiết kiệm điện năng.
I. Chuẩn bị:
 (SGK/140)
II. Nội dung và trình tự thực hành:
- Giải thích ý nghĩa của các số liệu kỹ thuật ghi trên đèn ống huỳnh quang.
- Tìm hiểu cấu tạo và chức năng của các bộ phận đèn ống huỳnh quang, chấn lưu và tắc te.
- Tìm hiểu sơ đồ mạch điện.
- Quan sát sự mồi phóng điện và đèn phát sáng.
* Thực hành:
 4.	 Tổng kết:
	- Hướng dẫn HS tự đánh giá dựa theo mục tiêu bài học.
	- GV nhận xét giờ thực hành: + Thái độ.
 	 + Sự chuẩn bị.
 	 + Kết quả thực hành.
	- GV có thể thu một số bài thực hành để nhận xét.
 5. 	Hướng dẫn học tập:
Đối với bài học ở tiết học này: Học bài và tả lời câu hỏi trong SGK.
Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Chuẩn bị bài mới bài 41: ĐỒ DÙNG LOẠI ĐIỆN-NHIỆT: BÀN LÀ ĐIỆN
 	Chú ý: Cấu tạo và nguyên lí làm việc của bàn là điện.
V. PHỤ LỤC:

File đính kèm:

  • docTiet 38.doc