Giáo án Công nghệ 8 - Tiết 8 - Bài 11: Biểu diễn ren

doc4 trang | Chia sẻ: baobao21 | Lượt xem: 1510 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 8 - Tiết 8 - Bài 11: Biểu diễn ren, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 8 Bài 11: Biểu diễn ren.
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Nhận dạng được ren trên bản vẽ.
- Biết được quy ước vẽ ren.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng đọc bản vẽ chi tiết có ren.
3. Thái độ:
- Rèn tính cẩn thận, tư duy linh hoạt, trí tuởng tuợng phong phú.
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên:
Thuớc, phấn, bóng đèn, đinh ốc, lọ mực có nắp vặn bằng ren.
Một số mô hình chi tiết có ren bằng kim loại, gỗ, nhựa.
Máy chiếu đa vật thể, tranh vẽ.
2. Học sinh: Ôn lại bài cũ.
III.Tiến trình bài giảng.
ổn định tổ chức.
Bài mới.
HĐ1: Giới thiệu:GV đưa ra một số chi tiết có ren. Ren là kết cấu đuợc dùng rất rộng rãi trong kĩ thuật cũng như trong đời sống hàng ngày. Ren dùng để lắp ghép các chi tiết với nhau như bulông , ốc vít Để hiểu rõ và sâu hơn về ren cũng như quy uớc vẽ ren chúng ta cùng nghiên cứu bài ngày hôm nay.
HĐ2: Tìm hiểu chi tiết có ren.
Hoạt động của GV
H/đ của HS
Nội dung
I. Chi tiết có ren
GV chiếu hình dạng một số vật thể, chi tiết có ren lên màn hình máy chiếu.
? Kể tên một số chi tiết có ren trên màn hình?
? ở chi tiết có ren thì ren có tác dụng gì?
- GV chốt lại kiến thức và lấy thêm ví dụ.
- Quan sát H11.1 và vận dụng thực tế ị trả lời .
Lắp ghép các chi tiết lại với nhau.
Ghi vở.
I. Chi tiết có ren.
- Chi tiết có ren: bulông, đai ốc...
- Công dụng: 
+ Ghép nối các chi tiết.
+ Dùng để chịu lực.
HĐ3: Tìm hiểu về quy ước vẽ ren.
Hoạt động của GV
H/đ của HS
Nội dung
II. Quy ước vẽ ren
Theo em, hình dạng của ren dơn giản hay phức tạp? 
Vậy có nên vẽ ren giống như thât không? 
Tại sao phải quy uớc vẽ ren?
1. Ren ngoài (Ren trục)
GV chiếu hình vẽ 11.2 và 11.3 lên màn hình.
Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: Ren ngoài là gì?
Yêu cầu học sinh hoạt động cá nhán đọc SGK, quan sát mẫu vật chỉ rõ: 
Chân ren
Đỉnh ren
Giới hạn ren
Vòng đỉnh ren
Vòng chân ren
GV gọi 1 học sinh lên bảng chỉ trên hình vẽ.
Yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân điền vào dấu () 
GV gọi từng học sinh trả lời.
GV nhận xét và chốt lại kiến thức về đỉnh ren, chân ren, giới hạn ren.
GV vẽ H11.3 lên bảng và yêu cầu HS vẽ vào vở. (GV hướng dẫn cách vẽ )
2. Ren trong (ren lỗ)
GV chiếu hình vẽ 11.4 và 11.5 lên màn hình.
Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: Ren trong là gì?
Yêu cầu học sinh hoạt động cá nhán đọc SGK, quan sát mẫu vật chỉ rõ: 
Chân ren
Đỉnh ren
Giới hạn ren
Vòng đỉnh ren
Vòng chân ren
GV gọi 1 học sinh lên bảng chỉ trên hình vẽ.
Yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân điền vào dấu () 
GV gọi từng học sinh trả lời.
GV nhận xét và chốt lại kiến thức về đỉnh ren, chân ren, giới hạn ren.
GV vẽ H11.5 lên bảng và yêu cầu HS vẽ vào vở. (GV hướng dẫn cách vẽ )
Ren có kết cấu phức tạp với nhiều hình dạng khác nhau nên để đơn giản hoá việc vẽ ren người ta quy ước cách vẽ ren.
Quan sát 
Trả lời câu hỏi PHT.
HS trả lời
- Vẽ hình vào vở.
Quan sát 
Trả lời câu hỏi PHT.
HS chỉ trên hình vẽ
- Ghi bài.
- Vẽ hình vào vở.
II. Quy ước vẽ ren
1. Ren ngoài (Ren trục)
- Là ren được hình thành bên ngoài củ chi tiết.
- Quy ước:
+ Đường đỉnh ren: nét liền đậm.
+ Đường chân ren:nét liền mảnh.
+ Đường giới han ren: nét liền đậm
+ Vòng đỉnh ren: kín, né liền đậm.
+ Vòng chân ren: hở, nét liền mảnh.
2. Ren trong (ren lỗ)
- Là ren được hình thành bên trong của chi tiết.
- Quy ước:
+ Đường đỉnh ren: nét liền đậm.
+ Đường chân ren:nét liền mảnh.
+ Đường giới han ren: nét liền đậm
+ Vòng đỉnh ren: kín, né liền đậm.
+ Vòng chân ren: hở, nét liền mảnh.
HĐ4: Tìm hiểu ren bị che khuất.
Hoạt động của GV
H/đ của HS
Nội dung
3.Ren bị che khuất
GV giới thiệu thế nào là ren bị che khuất.
GV chiếu H11.6
? Ren bị che khuất được vẽ như thế nào?
GV chốt lại kiến thức 
GV yêu cầu HS vẽ H11.6 vào vở.
Củng cố
Các loại ren khác nhau nhưng đuợc vẽ giống nhau, vậy chúng giống nhau ở đặc điểm gì?
Sự khác nhau trong quy ước vẽ ren trục và ren lỗ?
Đọc “có thể em chưa biết “
Quan sát hình vẽ và trả lời.
- Ghi bài.
- Vẽ hình.
Đuờng đỉnh ren và đuờng giới hạn ren vẽ bằng nét liền đậm.
Đuờng chân ren vẽ bằng nét liền mảnh và vòng tròn chân ren chỉ có 3/4 vòng.
Với ren trục, nét liền đậm đỉnh ren ở phía ngoài, nét liền mảnh chân ren ở phía trong, còn đối với ren lỗ thì ngược lại.
3.Ren bị che khuất
- Quy ước: Đường đỉnh ren, đường chân ren, đường giới hạn ren được vẽ bằng nét đứt.
HĐ5: Dặn dò:
GV đặt câu hỏi tổng kết bài.
 - GV giới thiệu cách đọc kí hiệu ren.
Làm bài tập SGK tr37 và kẻ bảng 9.1 ra giấy.

File đính kèm:

  • docbieu dien ren.doc