Giáo án Các môn Lớp 1 - Tuần 30 - Năm học 2013-2014

doc21 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 114 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Các môn Lớp 1 - Tuần 30 - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 30
Thứ hai, ngày 31 tháng 3 năm 2014
Tập đọc
CHUYỆN Ở LỚP
I. Mục tiêu:
 -Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: ở lớp, đứng dậy, trêu, bôi bẩn, vuốt tóc.
 -Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.
 -Hiểu nội dung bài: Mẹ chỉ muốn nghe chuyện ở lớp bé đã ngoan như thế nào?
 -Trả lời câu hỏi 1, 2 (sgk).
 -Xác định giá trị, nhận thức về bản thân, lắng nghe tích cực, tư duy phê phán
II. Chuẩn bị:
 GV: Tranh
 HS:SGK 
III. Các hoạt động dạy học:	
 1.Ổn định: Hát
 2.Bài cũ:
 - Hôm qua em học tập đọc bài gì?
 -Hs đọc bài SGK kết hợp trả lời câu hỏi 
 +Lúc mới chào đời,chú công có bộ lông màu gì chúng đã biết làm những động tác gì?
 +Đọc nhửng câu văn tả vẻ đẹp của đuôi công trống sau hai ba năm?
 3.Bài mới
 * Hoạt động 1: Giới thiệu bài
 * Hoạt động 2: Hd hs luyện đọc
 -Gv đọc diễn cảm toàn bài 1 lần, hs đọc thầm
 -Hs dùng bút chì gạch chân những từ khó
 -Gv ghi những từ khó hs đã gạch lên bảng
 a. Luyện đọc tiếng từ khó:
 -Gv chỉ không thứ tự các âm vần, tiếng, từ trên bảng, hs đọc
 b. Luyện đọc câu:
 -Gv đọc mẫu lần 2, hs đọc thầm
 -Gv đọc 1 câu 2 lần, hết 1 câu gv hd hs đánh dấu câu 1 ngay chữ thứ nhất của câu
 -Tương tự đến hết bài
 -Hs đọc câu nối tiếp nhau
 c. Luyện đọc đoạn, bài:
 -Hs đọc đoạn, bài
 -Hs đọc cá nhân cả bài
 d. Ôn vần đã học:
 -Gọi hs đọc câu 1 trong sgk: Tìm tiếng trong bài có vần uôt viết ra bảng con
 -Gọi hs đọc tiếp câu 2 trong sgk: Tìm tiếng ngoài bài có vần uôt, uôc viết ra bảng con, hs đọc
 * Hoạt động 3: Nhận xét, dặn dò
 - Chuẩn bị học tiết 2
Tiết 2
 * Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung bài
 -Gv đọc mẫu lần 1, hs đọc thầm, gv hỏi:
 1. Bạn nhỏ kể cho mẹ nghe những chuyện gì ở lớp?
 2. Mẹ nói gì với bạn nhỏ?
 -Gv đọc lại toàn bài, hs đọc.
 * Hoạt động 2: Luyện nói
 -Hs đọc yêu cầu bài
 -Đề tài: hãy kể với cha mẹ, hôm nay ở lớp 3m đã ngoan thế nào?
 -Cách thực hiên: Hai nhóm mỗi nhóm 2 em, dựa theo tranh các em trong nhóm hỏi và trả lời các câu hỏi
 4.Củng cố:
 -Em vưà học tập đọ cbài gì?
 5. Dặn dò
 -Chuẩn bị: Mèo con đi học
@Rút kinh nghiệm:	
Toán
PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 100 (KHÔNG NHỚ)
I. Mục tiêu:
 -Biết đặt tính và làm tính trừ số có 2 chữ số (không nhớ) dạng 65 – 30, 36 – 4.
 -Củng cố kỹ năng tính nhẩm
 -GD hs yêu thích môn toán
II. Chuẩn bị:
 GV: que tính
 HS:Bộ đồ dùng học toán
III. Các hoạt động dạy học:	
 1.Ổn định: Hát
 2.Bài cũ:
 - Hôm qua em học toán bài gì?
 -Hs lên bảng làm tính 
 -HS làm vào bảng con 
 3.Bài mới 
 * Hoạt động 1: Giới thiệu bài
 * Hoạt động 2: 
 a. Giới thiệu cách làm tính dạng 65 - 30
 -Tiến hành tương tự như giới thiệu cách làm tính trừ 57 – 23 ở tiết 112.
 b. Giới thiệu cách làm tính trừ dạng 36 – 4
 -Tiến hành tương tự như giới thiệu cách làm tính trừ 57 – 23 ở tiết 112
 -Trường hợp này gv bỏ qua bước thao tác trên que tính và hướng dẫn đặt tính rồi tính
 * Hoạt động 3: Luyện tập
 Bài 1: Hs nêu nhiệm vụ
 -Hs làm bài, chữa bài
 Bài 2: Hs nêu nhiệm vụ
 -Muốn biết tính trừ đúng hay sai ta phải kiểm tra những gì?
 -Hs làm bài, 1 hs lên bảng sửa bài tập, hs nhận xét
 -Gv nêu câu hỏi để hs tập giải thích vì sao lại điền đúng sai vài ô trống
 Bài 3: Hs nêu nhiệm vụ
 -Gv hướng dẫn hs biết cách tính nhẩm theo đúng cách đã tính (kỹ thuật tính)
 -Hs làm bài, hs đọc chữa bài
 4.Củng cố:
 -Em vưà học toán bài gì?
 5. Dặn dò
 -Chuẩn bị: luyện tập
@Rút kinh nghiệm:	
Đạo Đức
BẢO VỆ HOA VÀ CÂY NƠI CÔNG CỘNG
I. Mục tiêu:
 -Cần bảo vệ hoa và cây nơi công cộng vì chúng có nhiều lợi ích như làm đẹp, làm cho không khí trong lành
 -Để bảo vệ hoa và cây nơi công cộng, các em trồng trồng cây tưới cây mà không được làm hại ,gây hư hỏng đến chúng như leo trèo, bẻ cành, hái hoa lá,dẫm đạp lên chúng
 -HS có thái độ tôn trọng yêu quý hoa và cây nơi công cộng
 -HS thực hiện được những qui định về bảo vệ hoa à cây nơi công cộng, biết chăm sóc, bảo vệ cây hoa, cây xanh
 -KN ra quyết định và giải quyết vấn đề trong tình huống để bảo vệ cây và hoa nơi công cộng
 -KN tư duy phê phán những hành vi phá hoại cây và hoa nơi công cộng
II. Chuẩn bị:
 GV: Tranh minh họa SGK
 HS: Vở bài tập đạo đức
III. Các hoạt động dạy học:	
 1.Ổn định: Hát
 2.Bài cũ:
-Tuần rồi em học đạo đức bài gì ?
	-Cần chào hỏi như thế nào?
	-Đọc câu tục ngữ trong bài?
 3. Bài mới:
 * Hoạt động 1: Quan sát hoa và cây ở sân trường, vườn trường
 -GV tổ chức cho hs quan sát khi tham quan cây hoa ở sân trường vườn trường
 -GV lần lượt nêu câu hỏi và hs trả lời 
 +Các em có biết những cây này, hoa này tên là gì không?
 +Các em có thích những cây hoa này không?Vì sao?
 +Đối với chúng , các em cần làm những việc gi2va2 không làm được những việc gì?
 -HS lần lượt trả lời câu hỏi
 -GV tổng kết 
 * Hoạt động 2: Liên hệ hực tế
 -HS tự liên hệ về một nơi công cộng nào đó mà các em biết có trồng hoa, cây
 +Nơi công cộng dó là gì?
 +Những cây, hoa được trồng ở đó có nhiều không, đẹp không?
 +Chúng có lợi ích gì?
 +Chúng có được bảo vệ tốt không?Vì sao?
 +Em có thể làm gì để góp phần bảo vệ chúng?
 -GV tổng kết
 * Hoạt động 3: Thảo luận cặp đôi theo bài tập 1
 - HS quan sát tranh BT1 và thảo luận
 +Các bạn đang làm gì?
 +Việc làm đó có lợi gì?
 +Các em có thể làm được như vậy không? Vì sao?
 -Từng cặp hs thảo luận
 -HS trình bày trước lớp
 _GV kết luận
 4. Củng cố:
 -Em vứa học đạo đức bài gì?
 5. Dặn dò
 -Chuẩn bị: Bảo vệ hoa và cây nơi công cộng (tt)
@Rút kinh nghiệm:	
Thứ ba, ngày 01 tháng 4 năm 2014
Chính tả
 CHUYỆN Ở LỚP
I. Mục tiêu:
 -Nhìn sách hoặc bảng, chép lại cho đúng khổ thơ cuối bài chuyện ở lớp khoảng 10 phút 
 -Điền đúng vần uôt hay uôt, chữ c hay k vào chỗ trống
 -Bài tập 2, 3 (sgk)
II. Chuẩn bị:
 GV: Tranh, 
 HS:Vở chính tả
III. Các hoạt động dạy học:	
 1.Ổn định: Hát
 2.Bài cũ:
 -Kì rồi em viết chính tả bài gì?
 -GV kiểm tra tập của hs viết sai về nhà viết lại
 3. Bài mới	
 * Hoạt động 1: Giới thiệu bài
 * Hoạt động 2: Hd hs tập chép
 -G v viết đoạn thơ cuối bài thơ lên bảng chính, hs đọc
 -Hs tìm những tiếng dễ viết sai viết ra bảng con, hs đọc
 -Hs nhìn bảng chép bài chính tả vào vở
 -gv hướng dẫn cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở cách viết đề bài vào giữa trang vở, chú ý viết hoa đầu câu.
 -Hs chép xong chuẩn bị bút chì sửa bài, gv đọc thong thả từng chữ 
 -Hs soát lại, gv dừng lại những chữ khó viết đánh vần lại tiếng đó, hd các em gạch chân chữ viết sai sửa bên lề vở
 -Gv chữa lên bảng những lỗi phổ biến, gv chấm điểm 1 số tập
 * Hoạt động 3: Hd hs làm bài tập chính tả
 Bài số 2: Điền vần uôc hay uôt
 -Hs đọc thầm yêu cầu bài
 -Gv treo bảng phụ đã viết sẳn nội dung bài tập, hs lên bảng thi làm bài tập
 -Cả lớp làm bài bằng bút chì vào vở, từng hs đọc lại bài đã hoàn thành, cả lớp gv nhận xét.
 -Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng
 Bài 3: Điền chữ c hay k
 -Cả lớp đọc thầm yêu cầu bài
 -Gv bảng phụ đã viết sẳn nội dung bài tập
 -2, 3 hs lên chơi trò tiếp sức, cả lớp làm bài bằng bút chì vào vở
 -Mỗi nhóm đọc kết quả bài làm, cả lớp và gv nhận xét
 -Cả lớp sửa bài tập theo lời giải đúng.
 4.Củng cố:
 -Em vưà viết chính tả bài gì?
 5. Dặn dò
 -Chuẩn bị: Mèo con đi học
Tập viết
TÔ CHỮ HOA O, Ô, Ơ, P
I. Mục tiêu:
 -Tô được chữ hoa O, Ô, Ơ, P
 -Viết đúng các vần: Uôc, uôt, ưu, ươu; Các từ ngữ: Chải chuốt, thuộc bài, con cừu ốc bươu kiểu chữ viết thường, cỡ chữ theo vở tập viết 1, tập 2 (Mỗi từ ngữ viết được ít nhất 1 lần).
 -Rèn hs viết cẩn thận và đều nét
II. Chuẩn bị:
 GV: Mẫu chữ hoa
 HS:Vở tập viết
III. Các hoạt động dạy học:	
 1.Ổn định: Hát
 2.Bài cũ:
 -Tuàn rồi em viết các từ gì ?
 -Hs lên bảng viết lại các từ 
 -HS viết vào bảng con
 3.Bài mới:
 * Hoạt động 1: Giới thiệu bài
 * Hoạt động 2: Hd tô chữ hoa
 -Hd hs quan sát và nhận xét chữ O, Ô, Ơ, P
 -Gv lần lượt hướng dẫn cách tô các chữ hoa O, Ô, Ơ, P
 -Hs quan sát trên bảng phụ. Gv dùng que chỉ cách đưa bút theo các nét chữ
 -Gv viết mẫu lên bảng, hs nhắc lại cách viết các nét của mỗi chữ
 * Hoạt động 3: Hd viết vần từ
 -Hs quan sát, đọc các vần, từ
 -Hs viết bảng con vần, từ
 * Hoạt động 4: Hs viết vào vở
 -Hs tập tô các chữ hoa, tập viết các vần, từ ngữ
 -Gv quan sát, tư thế ngồi viết
 -Gv chấm 1 số bài
 4. Củng cố:
 -Em vưà viết tập viết bài gì?
 5. Dặn dò
 -Chuẩn bị: R Q
@Rút kinh nghiệm:	
Toán
 LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
 -Biết đặt tính, làm tính trừ, tính nhẩm các số trong phạm vi 100 (không nhớ)
 -Rèn kỹ năng tính nhẩm với các phép tính đơn giản.
 -GD hs yêu thích môn toán
II. Chuẩn bị:
 GV: que tính
 HS:Bộ đồ dùng học toán
III. Các hoạt động dạy học:	
 1.Ổn định: Hát
 2.Bài cũ:
 - Hôm qua em học toán bài gì?
 -Hs lên bảng làm tính 
 -HS làm vào bảng con 
 3.Bài mới 
 * Hoạt động 1: Giới thiệu bài
 * Hoạt động 2: Hd hs làm bài tập
 Bài 1: Hs nêu nhiệm vụ
 -Hs làm bài, 2 hs lên bảng chữa bài, hs nhận xét, gv nhận xét
 Bài 2: Hs nêu nhiệm vụ
 -Hs làm bài, tính nhẩm theo đúng kỹ thuật tính
 -3 hs đọc chữa bài, hs nhận xét, gv nhận xét
 -Gv hỏi: Tìm kết quả của các phép tính 65 -5, 70 – 30, 94 – 3 như thế nào?
 -Hs nêu kỹ thuật tính nhẩm của 3 phép tính trên
 Bài 3: Hs nêu yêu cầu
 -Gv hd thực hiện phép tính ở vế trái rồi thực hiện ở vế phải, sau đó mới so sánh kết quả và điền dấu thích hợp
 -Hs làm bài, 2 hs lên chữa bài, hs nhận xét, gv nhận xét.
 Bài 4: Hs đọc đề toán, nêu tóm tắt rồi tự giải bài giải
 -Hs làm bài, 1 hs đọc bài giải, hs nhận xét.
 * Hoạt động 3: Trò chơi: Ai nhanh ai khéo
 -Gv hướng dẫn hs chơi trò chơi
 4.Củng cố:
 -Em vưà toán bài gì?
 5. Dặn dò
 -Chuẩn bị: các ngày trong tuần lễ
@Rút kinh nghiệm:	
Thứ tư, ngày 02 tháng 4 năm 2014
Tập đọc
 MÈO CON ĐI HỌC
I. Mục tiêu:
 -Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: buồn bực, kiếm cớ, cái đuôi, cừu
 -Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.
 -Hiểu nội dung bài: Mèo con lười học kiếm cớ nghỉ ở nhà, Cừu dọa cắt đuôi khiến Mèo sợ phải đi học.
 -Trả lời câu hỏi 1, 2 (sgk).
 -Xác định giá trị, tự nhận thức bản thân, tư duy phê phán, kiểm soát cảm xúc
II. Chuẩn bị:
 GV: Tranh
 HS:SGK 
III. Các hoạt động dạy học:	
 1.Ổn định: Hát
 2.Bài cũ:
 - Hôm qua em học tập đọc bài gì?
 -Hs đọc bài SGK kết hợp trả lời câu hỏi 
 +Bạn nhỏ kể cho mẹ nghe những chuyện gì ở lớp?
 +Mẹ nói gì với bạn nhỏ?
 3.Bài mới
 * Hoạt động 1: Giới thiệu bài
 * Hoạt động 2: Hd hs luyện đọc
 -Gv đọc diễn cảm toàn bài 1 lần, hs đọc thầm
 -Hs dùng bút chì gạch chân những từ khó
 -Gv ghi những từ khó hs đã gạch lên bảng
 a. Luyện đọc tiếng từ khó:
 -Gv chỉ không thứ tự các âm vần, tiếng, từ trên bảng, hs đọc
 b. Luyện đọc câu:
Gv đọc mẫu lần 2, hs đọc thầm
 -Gv đọc 1 câu 2 lần, hết 1 câu gv hd hs đánh dấu câu 1 ngay chữ thứ nhất của câu
 -Tương tự đến hết bài
 -Hs đọc câu nối tiếp nhau
 c. Luyện đọc đoạn, bài:
 -Hs đọc đoạn, bài
 -Hs đọc cá nhân cả bài
 d. Ôn vần đã học:
 -Gọi hs đọc câu 1 trong sgk: Tìm tiếng trong bài có vần ưu viết ra bảng con
 -Gọi hs đọc tiếp câu 2 trong sgk: Tìm tiếng ngoài bài có vần ưu, ươu viết ra bảng con, hs đọc
 -Gọi hs đọc câu 3 sgk: Hs đặt câu có vần ưu, ươu
 * Hoạt động 3: Nhận xét, dặn dò
 Chuẩn bị học tiết 2
Tiết 2
 * Hoạt động 1: tìm hiểu nội dung bài
 -Gv đọc mẫu lần 1, hs đọc thầm, gv hỏi:
 1. Mèo kiếm cớ gì để trốn học?
 2. Cừu nói gì khiến Mèo vội xin đi học ngay?
 -Gv đọc lại toàn bài, hs đọc.
 * Hoạt động 2: luyện nói
 -Hs đọc yêu cầu bài
 -Chia nhóm luyện nói theo đề tài: vì sao bạn thích đi học?
 * Hoạt động 3: học thuộc lòng bài thơ
 -Thực hiện theo trình tự: cho hs đọc thuộc 1, 2 khổ thơ đầu trước lớp
 -Gv nhắc nhở: các em có nên bắt chước mèo không? Vì sao?
 4.Củng cố:
 -Em vưà học tập đọcbài gì?
 5. Dặn dò
 -Chuẩn bị:Người bạn tốt
@Rút kinh nghiệm:	
ÂM NHẠC
Ôn tập bài hát đi tới trường
I. Mục tiêu:
-Biết hát theo giai điệu và thuộc lời ca.
-Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ đơn giản
II. Chuẩn bị:
	- Đàn, máy nghe và băng nhạc.
	- Nhạc cụ gõ (song loan, thanh phách, trống nhỏ).
	- Một vài động tác vận động phụ họa.
III. Các hoạt động dạy học:	
 1.Ổn định: Hát
 2.Bài cũ:
 Kết hợp kiểm tra trong quá trình ôn hát.
*Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Đi tới trường.
- Cho HS nghe giai điệu bài hát, hỏi HS nhận biết tên bài hát đã học, tác giả sáng tác bài hát.
- Hướng dẫn học sinh ôn lại bài hát. Yêu cầu HS hát thuộc lời, đúng giai điệu, tiết tấu bài hát. Chú ý nhắc HS hát đúng những tiếng láy (GV hát mẫu lại).
+ Cho HS đồng thanh, từng dãy, nhóm, cá nhân.
+ Cho HS luyện hát nối tiếp từng câu.
+ Cho HS hát và vỗ tay theo đệm phách, theo tiết tấu lời ca (sử dụng thêm nhạc cụ gõ).
 *Hoạt động 2: Hát kết hợp phụ hoạ và biểu diễn.
- Hướng dẫn HS hát kết hợp vận động phụ hoạ.
Chân bước tại chỗ như dậm chân tại chỗ, tay đánh đều. Thực hiện động tác này ở câu 1, 2, 3. Câu 4 tay đưa lên sau tai như đang lắng nghe, chân nhún, nghiêng đầu sang trái, phải theo nhịp. Câu 5 vỗ tay 3 tiếng theo phách, sau đó mở tay ra ở phách cuối.
- Sau khi tập xong, GV cho HS vận động vài lần để HS nhớ và thực hiện động tác đều đặn, nhịp nhàng hơn.
- Mời HS lên biểu diễn trước lớp (hát kết hợp vận động phụ hoạ hoặc hát kết hợp gõ đệm bằng nhạc cụ gõ).
- GV nhận xét.
4. Củng cố – Dặn dò:
- Kết thúc tiết học, GV có thể đệm đàn cùng hát lại với HS bài hát đã học (hoặc mở băng mẫu để HS hát và vận động theo nhạc).
- Nhận xét (khen cá nhân và những nhóm biểu diễn tốt, nhắc nhở những nhóm chưa đạt cần cố gắng hơn). Dặn HS về ôn bài hát đã học
@Rút kinh nghiệm:	
Toán
CÁC NGÀY TRONG TUẦN LỄ
I. Mục tiêu:
 -Biết tuần lễ có 7 ngày, biết tên các ngày trong tuần lễ.
 -Biết đọc thứ, ngày, tháng trên tờ lịch bóc hằng ngày
 -GD hs yêu thích môn toán
II. Chuẩn bị:
 GV: 	tờ lịch
 HS:Bộ đồ dùng học toán
III. Các hoạt động dạy học:	
 1.Ổn định: Hát
 2.Bài cũ:
 - Hôm qua em học toán bài gì?
 -Hs lên bảng làm tính 
 -HS làm vào bảng con 
 3.Bài mới 
 * Hoạt động 1: Giới thiệu bài
 * Hoạt động 2: Gv giới thiệu cho hs quyển lịch bóc hằng ngày
 -Gv treo quyển lịch lên bảng và chỉ vào tờ lịch hôm nay và hỏi: hôm nay là thứ mấy?
 -Hs nhắc lại: Hôm nay là thứ tư
 * Hoạt động 3: Giới thiệu về tuần lễ
 -Gv cho hs đọc hình vẽ trong sgk giới thiệu tên các ngày trong tuần: Chủ nhật, thứ hai, thứ ba... thứ bảy và nói: Đó là các ngày trong tuần lễ.
 -Gv nhấn mạnh: 1 tuần lễ có 7 ngày là: Chủ nhật, thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu, thứ bảy.
 * Hoạt động 4: Giới thiệu về ngày tháng
 -Gv chỉ vào tờ lịch của ngày hôm nay và hỏi: hôm nay là ngày bao nhiêu?
 -Hs nhắc lại: hôm nay là ngày 7 tháng 4
 * Hoạt động 5: Luyện tập
 Bài 1: Hs nhắc lại tên các ngày trong tuần lễ
 -Gv hỏi: trong 1 tuần lễ em phải đi học vào những ngày nào? Và được nghỉ ngày nào?
 -Hs làm bài, gv hỏi: Một tuần lễ em đi học mấy ngày? Nghỉ mấy ngày? Em thích nhất ngày nào trong tuần?
 Bài 2: Hs nêu yêu cầu
 -Gv cho hs xem tờ lịch của ngày hôm nay, gv hỏi để hd hs:
 -Hôm nay là thứ mấy?
 -Hôm nay là ngày bao nhiêu? Tháng mấy?
 -Hs làm bài vào vở
 -Gv chú ý các thuật ngữ: Ngày mai, hôm qua để hs dễ dàng làm bài
 -1 hs đọc bài làm của mình
 Bài 3: Hs nêu yêu cầu
 -Gv cho hs đọc thời khóa biểu của lớp
 -Hs viết thời khóa biểu vào vở
 4.Củng cố:
 -Em vưà toán bài gì?
 5. Dặn dò
 -Chuẩn bị: Cộng trừ không nhớ trong phạm vi 100
@Rút kinh nghiệm:	
Mĩ thuật
XEM TRANH THIẾU NHI VỀ ĐỀ TÀI SINH HOẠT
I.Mục tiêu:
 -HS làm quen, tiếp xúc với tranh vẽ của thiếu nhi.
 -Biết cách quan sát,mô tả hình ảnh và màu sắc trên tranh.Chỉ ra bức tranh mình thích nhất.
HS khéo khá,giỏi: Có cảm nhận ban đầu về nội dung vàvẻ đẹp của bức tranh sinh hoạt 
-Rèn khả năng quan sát của học sinh.
II. Đồ dùng dạy – học:
 - GV:Một số tranh thiếu nhi vẽ cảnh sinh hoạt với các nôi dung chủ đề khác nhau
 (tranh vẽ cảnh sinh hoạt gia đình, các hoạt động bảo vệ môi trường, cảnh hoạt 
 động trong các ngày iễ hội..vv.) .Tranh trong vở tập vẽ 1
 -HS:Sưu tầm tranh vẽ thiếu nhi về đề tài sinh hoạt. Vở tập vẽ 1
III. hoạt động dạy –học:
Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ:
-Kiểm một số tập HS
-Nhận xét
3. Bài mới:
Hoạt động 1:Giới thiêụtranh:
Giới thiêụ một số tranh để HS nhận ra:
+Cảnh sinh hoạt gia đình(bữa cơm, học bài,xem ti vi)
+Cành sinh hoạt ở phố phường,làng xóm(dọn vệ sinh,làm đường)
+Cảnh sinh hoạt trong ngày lễ hội(đấu vậy ,đua thuyền ,chọi gà chọi trâu)
+Cành sinh hoạt ở sân trường trong giờ ra chơi(kéo co,nhảy dây chơi bi)
Hoạt động 2:Hướng dẫn HS xem tranh:
Gi ới thiệu tranh và gợi ý để HS nhận ra:
+Đề tài của tranh
+Các hình ảnh trong tranh
+Sắp xếp các hình ảnhtrong tranh
+Màu sắc trong tranh
Dành thời gian cho HS suy nghĩ mới trả lời
+Hình dàng động tác của các bức hình vẽ
+Hình ảnh chính thể hiện nôi dung của bức tranh và hình ảnh phụ hỗ trợ làm rõ nôi dung bức tranh .
+Em cho biết cảnh đó ở đâu ?
+ Những màu chính được vẽ trong tranh
+Em thích nhất màu nào trong bức tranh của bạn?
-GV bổ sung
Tóm tắt và kết luận:
Những bức tranh vừa xem là tranh đẹp.Muốn hiều biết và thưởng thức được tranh chúng ta cần quan sát để đưa ra nhận xét của mình về bức tranh đó.
Nhân xét đánh giá:
4. Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét tiết học
- tuyên dương những HS có ý kiến nhận xét tranh rõ
-Nhận xét tiết học
-Tâp nhận xét tranh
-Chuẩn bị bài sau
@Rút kinh nghiệm:	
Thứ năm, ngày 03 tháng 4 năm 2014
Tập đọc
NGƯỜI BẠN TỐT
I. Mục tiêu:
 -Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: Bút chì, liền đưa, sửa lại, ngay ngắn, ngượng nghịu
 -Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
 -Hiểu nội dung bài: Nụ và Hà là những người bạn tốt, luôn giúp đỡ bạn rất hồn nhiên và chân thành
 -Trả lời câu hỏi 1, 2 (sgk).
 -Xác định giá trị, tự nhận thức về bản thân, hợp tác, ra quyết định, phản hồi, lắng nghe tích cực
II. Chuẩn bị:
 GV: Tranh
 HS:SGK 
III. Các hoạt động dạy học:	
 1.Ổn định: Hát
 2.Bài cũ:
 - Hôm qua em học tập đọc bài gì?
 -Hs đọc bài SGK kết hợp trả lời câu hỏi 
 +Mèo kiếm cớ gì để trốn học?
 +Cừu nói gì khiến Mèo vội xin đi học ngay?
 3.Bài mới
 * Hoạt động 1: Giới thiệu bài
 * Hoạt động 2: Hd hs luyện đọc
 -Gv đọc diễn cảm toàn bài 1 lần, hs đọc thầm
 -Hs dùng bút chì gạch chân những từ khó
 -Gv ghi những từ khó hs đã gạch lên bảng
 a. Luyện đọc tiếng từ khó:
 -Gv chỉ không thứ tự các âm vần, tiếng, từ trên bảng, hs đọc
 b. Luyện đọc câu:
 -Gv đọc mẫu lần 2, hs đọc thầm
 -Gv đọc 1 câu 2 lần, hết 1 câu gv hd hs đánh dấu câu 1 ngay chữ thứ nhất của câu
 -Tương tự đến hết bài
 -Hs đọc câu nối tiếp nhau
 c. Luyện đọc đoạn, bài:
 -Hs đọc đoạn, bài
 -Hs đọc cá nhân cả bài
 d. Ôn vần đã học:
 -Gọi hs đọc câu 1 trong sgk: Tìm tiếng trong bài có vần uc, ut viết ra bảng con
 -Gọi hs đọc tiếp câu 2 trong sgk: Nói câu chứa tiếng có chứa vần uc, ut
 * Hoạt động 3: Nhận xét, dặn dò
 -Chuẩn bị học tiết 2
Tiết 2
 * Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung bài
 -Gv đọc mẫu lần 1, hs đọc thầm, gv hỏi:
 1.Hà hỏi mượn bút ai đã giúp Hà?
 2. Bạn nào giúp Cúc sửa lại dây đeo?
 -Em hiểu thế nào là người bạn tốt?
 -Gv đọc lại toàn bài, hs đọc.
 * Hoạt động 2: Luyện nói
 -Đề tài: Kể về người bạn tốt của em
 -Gv cho hs từng bàn trao đổi nhau, kể với nhau về người bạn tốt. Gợi ý lời kể dựa theo tranh sgk
 4.Củng cố:
 -Em vưà học tập đọcbài gì?
 5. Dặn dò
 -Chuẩn bị:Ngưỡng cửa
@Rút kinh nghiệm:	
Thủ công
Cắt dán hàng rào đơn giản
I. Mục tiêu:
- Học sinh biết cách cắt các nan giấy.
- Học sinh cắt được các nan giấy và dán thành hàng rào.
II. Chuẩn bị:
- GV : Các nan giấy và hàng rào mẫu.
- HS : Giấy màu,giấy vở,dụng cụ thủ công.
III. Các hoạt động dạy học:	
 1.Ổn định: Hát
 2.Bài cũ:
Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh,nhận xét . Học sinh đặt đồ dùng học tập lên bàn.
 3. Bài mới :
* Hoạt động 1 : Giới thiệu bài.
 Mục tiêu : Cho học sinh quan sát và nhận xét hình mẫu.
 Giáo viên treo hình mẫu lên bảng và hướng dẫn học sinh quan sát,hỏi : Hàng rào có mấy nan giấy? Mấy nan đứng? Mấy nan ngang?
Khoảng cách của mấy nan đứng mấy ô? 
Giữa các nan ngang mấy ô? 
Nan đứng dài? 
Nan ngang dài?
* Hoạt động 2 : Hướng dẫn kẻ,cắt các nan giấy.
 Mục tiêu : Học sinh biết kẻ,cắt các nan trên giấy trắng.Lật trái tờ giấy trắng có kẻ ô,kẻ theo các đường kẻ để có 2 đường thẳng cách đều nhau.
 Giáo viên hướng dẫn kẻ 4 nan giấy đứng dài 6 ô,rộng 1 ô và 2 nan ngang dài 9 ô,rộng 1 ô.Giáo viên thao tác chậm để học sinh quan sát.
* Hoạt động 3 : Học sinh thực hành.
 Mục tiêu : Học sinh kẻ,cắt nan giấy theo các bước.
 - Kẻ 4 đoạn thẳng cách đều 1 ô,dài 6 ô theo đường kẻ của tờ giấy màu làm nan đứng.
 - Kẻ tiếp 2 đoạn thẳng cách đều 1 ô,dài 9 ô làm nan ngang.
 Thực hành cắt các nan giấy rời khỏi tờ giấy màu.Trong lúc học sinh thực hiện bài làm,giáo 
viên quan sát học sinh yếu,giúp đỡ học s inh yếu hoàn thành nhiệm vụ.
 4. Củng cố – Dặn dò :
 Cho học sinh nhắc lại cách kẻ cắt hàng rào đơn giản.
Chuẩn bị đồ dùng học tập cho tiết sau.
 5. Nhận xét :
 - Thái độ học tập,sự chuẩn bị đồ dùng học tập.
- Kỹ năng thực hành.
- Chuẩn bị giấy màu,đồ dùng học tập để tiết 2 thực hành trên giấy màu.
@Rút kinh nghiệm:	
Toán
CỘNG TRỪ KHÔNG NHỚ TRONG PHẠM VI 100
I. Mục tiêu:
 -Biết cộng, trừ các số có 2 chữ số không nhớ
 -Cộng, trừ nhẩm; nhận biết bước đầu về mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ
 -Giải được bài toán có lời văn trong phạm vi các phép tính đã học
II. Chuẩn bị:
 GV: que tính
 HS:Bộ đồ dùng học toán
III. Các hoạt động dạy học:	
 1.Ổn định: Hát
 2.Bài cũ:
 - Hôm qua em học toán bài gì?
 -Hs lên bảng làm tính 
 -HS làm vào bảng con 
 3.Bài mới 
 * Hoạt động 1: Giới thiệu bài
 * Hoạt động 2: Luyện tập
 Bài 1: Hs nêu nhiệm vụ
 -Hs làm bài, 3 hs lên bảng mỗi em làm 1 cột, hs nhận xét
 -Gv giúp hs bước đầu nhận ra mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ, gv hỏi: 
 -Em hãy nhận xét về các số trong 3 bài toán này?
 -Vị trí của chúng trong các phép tính thì sao?
 -Gv chốt: đây là mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ
 Bài 2: Hs nêu mhiệm vu
 -Gv hướng dẫn hs nhận ra các phép tính ở mỗi cột trong bài tập 2 cũng có dạng tương tự các phép tính cột thứ ba của bài tập 1.
 -Sau khi đặt tính ta chỉ cần ta chỉ cần thực hiện 1 phép tính đầu tiên và dựa vào đó viết ngay kết quả của phép tính sau.
 -Hs làm bài, 2 hs lên bảng làm bài tập, hs nhận xét, gv nhận xét
 Bài 3: Hs đọc đề toán, viết tóm tắt
 -Hs đọc đề toán trong sgk, gv giải thích: dấu ngoặc của phần tóm tắt trong sách cũng chính là câu hỏi của bài toán.
 -Hs làm bài, 1 hs lên bảng chữa bài, hs nhận xét
 Bài 4: Hs đọc bài toán viết tóm tắt sau đó đối chiếu so sánh, cách viết tóm tắt trong sgk để rút kinh nghiệm 
 -Hs giải và trình bày bài giải vào vơ
 4.Củng cố:
 -Em vưà toán bài gì?
 5. Dặn dò
 -Chuẩn bị: Luyện tập
@Rút kinh nghiệm:	
Thứ sáu, ngày 5 tháng 4 năm 2013
Tự nhiên xã hội
TRỜI MƯA, TRỜI NẮNG
I. Mục tiêu:
 - 1. Kiến thức: Giúp cho HS nhận biết dấu hiệu của trời nắng, trời mưa.
 - 2. Kỹ năng: Sử dụng vốn từ riêng của mình để mô tả bầu trời và những đám mây khi trời nắng, trời mưa.
 - 3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ sức khoẻ khi đi dưới trời nắng trời mưa.
II. Chuẩn bị:
 GV: Tranh SGK
 HS:vở bài tập TNXH
III. Các hoạt động dạy học:	
 1.Ổn định: Hát
 2.Bài cũ:
 - Tuần rồi em học TNXH bài gì?
 -Nói tên các loại hoa mà em biết? 
 3.Bài mới
 -Giới thiệu bài mới: Trời nắng, trời mưa
 * Hoạt động 1: Quan sát tranh 
 - Mục tiêu: Nhận biết dấu hiệu trời nắng, trời mưa.
 -Cách tiến hành
 -Cho HS quan sát tranh về trời nắng, trời mưa.
 - GV cho HS lấy tranh ảnh mà HS mang theo để riêng tranh trời nắng, trời mưa.
 - GV cho quan sát theo dõi sửa sai.
 - Cho đại diện 1 số nhóm lên trình bày. Lớp cùng GV nhận xét tuyên dương.
 GV kết luận: 
 + Khi trời nắng, bầu trời trong xanh có mây trăng, mặt trời, sáng chói.
 + Khi trời mưa có nhiều giọt mưa rơi bầu trời phủ đầy mây xóm nên không nhìn thấy mặt trời, nước mưa làm ướt đường phố, cỏ cây và mọi vật ở ngoài trời.
 - Củng cố lại nội dung các tranh mà HS mang đến.
 - Lớp theo dõi, nhận xét.
 * Hoạt động 2: Quan sát tranh
 Mục tiêu: HS có ý thức bảo vệ sức khoẻ khi trời nắng, trời mưa.
 Cách tiến hành
 - gv cho hs lật sgk, hỏi và trả lời sgk.
 - Tại sao khi đi dưới trời nắng bạn phải đội nón, mũ?
 - Để không bị ướt khi đi dưới trời mưa bạn phải làm gì?
 - GV quan sát, hướng dẫn những nhóm chưa biết.
 - Đại diện 1 số nhóm lên trình bày: 1 em hỏi, 1 em trả lời. Lớp theo dõi, tuyên dương.
 Kết luận: Đi dưới trời nắng phải đội mũ, nón để không bị nhức đầu, sổ mũi. Đi dưới trời mưa nhớ đội ô dù để tránh bị ướt.
* Hoạt động 3: Chơi trò: Trời nắng – trời mưa
 Mục tiêu : HS nắm được dấu hiệu trời nắng, trời mưa .
 -Cách tiến hành
 - GV hướng dẫn chơi – 1 số tấm bìa vẽ dấu hiệu hay chữ (trời nắng, trời mưa cách chơi như SGK)
 * Hoạt động 4 : Hoạt động nối tiếp
 Mục tiêu : HS nắm được nội dung bài học 
 Cách tiến hành
 GV nêu câu hỏi
 - Vừa rồi các con học bài gì?
 - Khi trời nắng bầu trời như thế nào?
 - Khi trời mưa bầu trời ra sao? 
 GD : Khi đi dưới trời nắng các con cần đội mũ , mặc áo mưa hay che ô du
 4.Củng cố:
 -Em vưà học TNXH bài gì?
 5. Dặn dò
 -Chuẩn bị:Thực hành: Quan sát bầu trời
@Rút kinh nghiệm:	
Chính tả
MÈO CON ĐI HỌC
I. Mục tiêu:
 -Nhìn sách hoặc bảng, chép lại cho đúng 6 dòng đầu bài thơ Mèo con đi học: 24 chữ trong khoảng 10 -15 phút 
 -Đ

File đính kèm:

  • docgiao an tuan 30 lop 1.doc