Giáo án Bồi dưỡng thường xuyên tháng 10 Tiếng việt Lớp 5

doc9 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 132 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Bồi dưỡng thường xuyên tháng 10 Tiếng việt Lớp 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày học 1/10/2008
Bài 4 . nghĩa của từ và các lớp từ :
1. Nghĩa của từ :
	Là khái niệm về sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan được phản ánh vào trong ngôn ngữ, được ngôn ngữ hoá. Nói cách khác nghĩa của từ là cái sự vật, hoạt động, trạng thái, tính chất, số lượng... mà từ biểu thị.
VD: - bãi biển: bái cát rộng, bằng phẳng ở ven biển, sát mép nước.
 - tâm sự: thổ lộ tâm tư thầm kín của mình với người khác.
 - bát ngát: rộng và xa đến mức mắt nhìn như không thấy giới hạn.
2. Từ nhiều nghĩa :
	Là một từ nhưng có thể gọi tên nhiều sự vật, hiện tượng, biểu thị nhiều khái niệm (về sự vật, hiện tượng) trong thực tế khách quan. Các nghĩa trong từ nhiều nghĩa có mối quan hệ mật thiết với nhau.
	 Muốn hiểu rõ hơn khái niệm về từ nhiều nghĩa, ta có thể so sánh từ nhiều nghĩa với từ một nghĩa(là tên gọi của một sự vật, hiện tượng, biểu đạt một khái niệm )
VD: - xe đạp: chỉ loại xe người đi, có 2 hoặc 3 bánh, dùng sức người đạp cho quay bánh. Đó là nghĩa duy nhất và thông dụng của từ xe đạp. Vậy có thể nói từ xe đạp là từ một nghĩa.
 - Từ "ăn" có các nghĩa sau:
	+ ăn cơm :Tự cho vào cơ thể thức nuôi sống.
	+ăn cưới: Ăn uống nhân dịp xây dựng hôn nhân.
	+ ăn ảnh: Vẻ đẹp được tôn lên trong ảnh.
	+ ăn hoa hồng: Nhận lấy để hưởng.
	+Tàu ăn hàng: Tiếp nhận hàng để chuyên chở.
	+ Da ăn nắng: Hấp thụ cho thấm vào, nhiễm vào.
	+ Sơn ăn mặt: Làm huỷ hoại từng phần dần dần.
	+ Sông ăn ra biển: Lan ra hoặc hướng đến nơi nào đó.
Nghĩa đen
nghĩa bóng
Là nghĩa chính vốn có của từ.
VD: ăn cơm(nghĩa đen)
Là loại nghĩa được suy rộng ra từ nghĩa đen(hoạc nghĩa bóng này được hình thành từ nghĩa bóng khác), có mối liên hệ mật thiết với nghĩa đen.
VD: ăn cưới, sông ăn ra biển, sơn ăn mặt, ăn ảnh, ăn hoa hồng, tàu ăn hàng, da ăn nắng
( từ ăn mang nghĩa bóng)
3. Các lớp từ:
Từ cùng nghĩa 
Từ gần nghĩa 
Từ trái nghĩa
Từ cùng âm khác nghĩa
Là những từ khác nhau về âm thanh, chữ viết nhưng tương đồng về nghĩa (cùng nêu tên 1 sự vạt, hiện tượng, khái niệm...)có phân biệt với nhau về sắc thái, phong cách.
VD: chết- toi- qua đời- mất- hi sinh- băng hà...
Là những từ khác nhau về âm thanh, chữ viết nhưng có 
Nghĩa gần giống nhanhững.
VD:
- mô, đống, gò, cồn, đồi, núi... 
- vũng, ao, chuôm, đầm, hồ...
Là những từ khác nhau về âm thanh, chữ viết và có nghĩa đối lập nhau. Sự đối lập về nghĩa phải đặt trên một cơ sở chung nào đó.
VD:
Nhạt ->mặn
 -> ngọt
Là những từ giống nhau về ngữ âm nhưng
 khác nhau về nghĩa(là 2 từ khác nhau 
hoàn toàn: chỉ về 2 sự vật, hiện tượng, khái 
niệm ...khác nhau nhưng ngẫu nhiên phát 
âm giống nhau)
 + đường: danh từ chỉ sự vật(đường quốc lộ)
 +đường: danh từ chỉ chất liệu(đường ăn) 
U	Chú ý: Trường hợp khó phân biệt giữa từ nhiều nghĩa và từ cùng âm khác nghĩa:
	- Là sự xuất hiện nhiều từ giống nhau về mặt âm thanh( chữ viết) trong văn bản.
 Sự khác nhau 
Từ nhiều nghĩa
Từ cùng âm khác nghĩa
Chỉ là một từ nhưng có nhiều nghĩa khác nhau(1 nghĩa đen và nhiều nghĩa bóng). Các nghĩa đều có sắc thái nghĩa giống nghĩa đen.
Là 2 hoặc nhiều từ khác nhau, có nghĩa hoàn toàn khác nhau(chỉ về 2 sự vật, hiện tượng, khái niệm ...khác nhau) chỉ ngẫu nhiên giống nhau về âm thanh(chữ viết)
Ngày học 8/10/2008
I. từ loại
1.Danh từ:
 a.Khái niệm: Là những từ chỉ về vật, người, cây cối...
 b.Cách xác định:
 Muốn biết một từ có phải là danh từ không ta thêm vào đằng trước nó những từ chỉ số lượng(1, 2, vài, dăm, những, các..) hoặc thêm vào đằng sau nó những từ chỉ trỏ (này, ấy, kia, đó..)
 c.Các loại danh từ: (2 loại) Danh từ chung và Danh từ riêng
1*Danh từ riêng:
 Là những danh từ chỉ tên riêng của người, sự vật.
 Cách viết hoa danh từ riêng:
 *. Viết hoa chữ cái đầu mỗi tiếng : Nguyễn Văn Hà, Thỏ, Rùa 
 Bắc Giang, Việt Nam... 
*.Viết hoa chữ cái đầu của tiếng đầu tiên trong từ: 
-Tên các tổ chức, đơn vị hành chính: Uỷ ban Nhân dân, Mặt trận Tổ quốc, Cách mạng...
- Tên nước ngoài: Lê-nin, Lu-i Pa-xtơ
2*Danh từ chung:(2 loại ) Danh từ cụ thể và Danh từ trừu tượng
Danh từ cụ thể
 Danh từ trừu tượng
Là những từ mà ta cảm nhận được bằng các giác quan (nhìn, ngửi, sờ, nghe, nếm)
Các loại danh từ cụ thể: 
* Chỉ người: ông, cô giáo, y tá, ... 
 * Chỉ vật: con vật: gà, lợn rừng...
 *Chỉ đồ vật: cốc, chén, dao, vô tuyến...
 * Chỉ cây cối: ổi, hồng, na, xoan... 
*Địa danh chung: huyện, xã, đất nước
*Tự nhiên: ao, hồ, sông, núi
* Xã hội: gia đình, nhà văn hoá, siêu thị.. 
*Chỉ vị trí: trên, dưới, trong, ngoài, trước, sau, phải, trái, xung quanh 
* Danh từ chỉ loại thể: con, cái, chiếc, quyển, cuốn, tấm, bức, cuộn...
* Chỉ đơn vị: tấn , tạ, mét, đồng, xu, cây, 
*Chỉ đơn vị quy ước phỏng chừng: đoạn mẩu,nắm, miếng, ngụm, đống, tốp, bọn, 
* DT trống nghĩa: sự, cuộc, nỗi, niềm, điều, cơn...
Là những danh từ mà ta không thể cảm nhận được bằng các giác quan mà phải cảm nhận được bằng sự suy nghĩ.
Các loại danh từ trừu tượng: 
* DT Hán-Việt: đạo đức, niềm tin, hoà bình, nhà trường, triều đình...
* Ghép giữa DTtrống nghĩa và ĐT, TT : -sự sống, sự hi sinh, sự đớn đau...
- nỗi buồn, nỗi đau xót, nỗi
- niềm vui, niềm mong nhớ... - cơn giận, cơn nghiện... -cuộc đấu tranh, cuộc vui... 
2.Động từ:
a.Khái niệm: Là những từ chỉ về hoạt động trạng thái.
b.Cách xác định: Muốn biết một từ có phải là động từ không ta thêm vào đằng trước nó những từ chỉ mệnh lệnh(hãy, chớ, đừng..) , những từ chỉ sự hoàn thành(đã, đang, sẽ)hoặc thêm vào đằng sau nó những từ chỉ sự hoàn thành (xong, rồi..)
c.Các loại đông từ: (2 loại) 
1.Động từ nội động
2. Động từ ngoại động
Chỉ hoạt động không có tác động đến đối tượng khác.
Vd: hát, cười, ho, bay, ngủ..
Chỉ hoạt động có tác động đến đối tượng bên ngoài.
Vd: viết, chạỵ, gặt, ăn...
‚ Các trường hợp đặc biệt:
 Ư. ĐT chỉ phương hướng: ra, vào, lên, xuống, tới, lui...
 Ư. ĐT chỉ sự tồn tại: có, còn, mất, hết, sống, chết...
 Ư. ĐT chỉ sự tiếp thu: bị, được, phải, chịu...
 Ư. ĐT chỉ sự biến hoá: trở thành, biến thành, trở nên...
 Ư. ĐT chỉ ý chí: cần, muốn, dám, toan, định...
 Ư. ĐT chỉ vị trí: ở, 
 Ư. ĐT"là" trong câu giới thiệu:
 Vd: Nam là bạn của tôi.
3. Tính từ:
a. KN: Là những từ chỉ màu sắc, mùi vị, trạng thái, tính chất của sự vật hiện tượng.
b. Cách xác định: Muốn biết 1 từ có phải TT không ta thêm vào đằng trước hoặc sau nó những từ chỉ mức độ(rất, hơi, quá, lắm...) trừ TT tuyệt đối là bản thân nó đã chỉ mức độ tuyệt đối nên không đi kèm với các từ chỉ mức độ.
 VD: TT thường: to, béo, đẹp, tốt, tròn...
 TT tuyệt đối: vĩ đại, béo phì, lộng lẫy, nhân hậu, tròn xoe...
c. Các loại TT:
 TT chỉ tính chất:
 Ư. TT chỉ màu sắc: rực rỡ, óng ả...
 Ư. TT chỉ mùi vị: thoang thoảng, ngào ngạt...
 Ư. TT chỉ số lượng: ít, nhiều...
 Ư. TT chỉ hình dạng- kích thước: tròn, méo, dài, ngắn...
 Ư. TT chỉ dung lượng: đầy, vơi, đói, no, tràn trề...
 Ư. TT chỉ phẩm chất: tốt, trung thực, hư hỏng...
 TT chỉ trạng thái:
 Ư. TT chỉ mức độ: đặc, loãng, rắn, mềm, cứng, giòn, ỉu, nhão, nát...
 Ư. TT chỉ trạng thái: ồn ào, nhộn nhịp, yên lặng...
4. Đại từ : - Là những từ dùng thay thế DT
Đại từ xưng hô: 
 Dùng để thay thế cho DT khi nói năng.
Ngôi
Số ít
 Số nhiều
1: Người trực tiếp nói chuyện.
Tôi, tao, tớ, mình
Chúng tôi, chúng tao, chúng tớ, chúng mình...
2: Người trực tiếp nghe chuyện.
Bạn, cậu, anh, mày...
Các bạn, các cậu, các anh, chúng mày...
3: Người được nói đến không có mặt trong cuộc trò chuyện.
Nó, hắn. y, thằng, đứa,bà ấy, ông ấy...
Chúng nó, bọn họ, các bạn ấy, họ...
 5. Số từ:
 a. Số đếm: Một, hai, ba, bốn...
 b. Số thứ tự: Thứ nhất, thứ nhì...thứ bét...
 6. Phó từ:
 Là những từ dùng đi kèm với các thực từ:
 Ư. Phó DT : Vài, dăm, những các, này, kia, ấy, đó, nọ...
 Ư. Phó ĐT : Xong, rồi, hãy, chớ, đừng, đã, đang, sẽ...
 Ư. Phó TT: Rất, hơi, quá, lắm...
 Ư. Phó đại từ: Đây, đó, nọ, kia, kìa, mỗi, chúng, bọn...
 Ư. Phó số từ: Thứ, mỗi...
 7. Quan hệ từ: (Từ nối)
 Là những từ dùng để nối các BPSS hoặc các vế câu ghép.
 * Và, thì, nên, với, là...
 * Nếu...thì...
 * Tuy ... nhưng...
 * Vì...nên...
 * Chẳng những...mà còn...
 * Càng...càng...
 8. Tình thái từ: (Từ cảm)
 Là những từ dùng để biểu lộ cảm xúc.
 Vd: á, ối, ới, chao ôi, hả, hử...
Sự khác nhau giữa từ loại và loại từ:
*Để phân chia từ tiếng Việt thành các từ loại ta dựa vào các tiêu chuẩn:
+ý nghĩa khái quát của từ.
+Khả năng kết hợp của từ với từ khác.
+Khả năng đảm nhiệm các chức vụ ngữ pháp của từ trong câu.
DT_ĐT_TT_Đại từ-ST_PT_QHT_TTT
*Để phân chia từ tiếng Việt thành các loại từ (hay để vạch ranh giới giữa các từ trong văn bản) ta dựa vào cơ sở kết cấu của từ(âm, vần, tiếng) và nghiã của từ: TĐ_TG_TL
Sự khác nhau giữa 
 DT
 ĐT
 TT
DT có thể đi kèm với các từ chỉ số lượng (1, 2, vài, dăm, những, các) hoặc từ chỉ trỏ(này, kia, ấy, đó)
DT thường đảm nhiệm chức vụ CN
ĐT có thể đi kèm với các từ chỉ , mệnh lệnh(hãy, chớ, đừng, ) hoặc từ chỉ sự hoàn thành(đã, đang, sẽ)
ĐT, TT thường đảm nhiệm chức vụ VN
TT có thể đi kèm với các từ chỉ mức độ(rất, hơi, quá,
lắm) (trừ TT tuyệt đối)
sự chuyển loại của từ:
Là những từ có khả năng đảm nhiệm được vai trò ngữ pháp của hai, ba từ loại.
Sự chuyển loại của từ đã làm cho tiếng nói dân tộc trở nên giàu có. Lúc nói và viết nếu biết vận dụng sáng tạo sự chuyển loại của từ sẽ tạo nên sự phong phú, uyển chuyển và sắc thái biểu cảm trong ngôn ngữ.
VD 1:
	-Cái nết đánh chết cái đẹp.
DT
	-Bông hoa hồng đẹp. (dùng như động từ)
 ĐT
-Một mùa xuân đẹp đã về.
 TT
VD 2:
	-Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.
VD 3:
	-Học tập là một việc phải làm suốt đời.
	-Chúng ta phải học tập tốt để trở thành con ngoan trò giỏi.
VD 5:
	-Khiêm tốn là một đức tính quý báu.
	-Chị ấy thông minh và khiêm tốn nên được bạn bè quý mến.
Ngày học 15/10/2008
II. Ngữ: 
 Là 1 cụm từ nhưng chưa biểu đạt ý trọn vẹn. 
Cụm DT, cụm ĐT, cụm TT là những kiến thức rất quan trọng cần biết và vận dụng sáng tạo lúc nói và viết, nhằm mở rộng câu, tạo nên sự phong phú, đa dạng đẹp đẽ về ý tưởng và sắc thái biểu cảm của văn chương.
Ngữ danh từ
Ngữ động từ
Ngữ tính từ
Ngữ DT là tổ hợp gồm nhiều từ, trong đó có DT làm thành tố chính, định ngữ làm thành tố phụ sau, phụ ngữ chỉ lượng làm thành tố phụ trước.
VD 1:
Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng.
ồmột chàng dế thanh niên cường tráng là ngữ DT . Chàng dế là thành tó chính.Thanh niên cường tráng là ĐN làm thành tố phụ.
VD 2:
Trời thu xanh ngắt mấy từng cao.
ồ mấy từng cao là ngữ DT có:
mấy: phụ ngữ chỉ lượng làm thành tố đứng trước.
từng: là DT làm thành tố chính.
cao: ĐN làm thành tố phụ sau.
Ngữ ĐT là tổ hợp gồm nhiều từ, trong đó có ĐT làm thành tố chính, phần lớn bổ ngữ làm thành tố phụ sau, phụ ngữ làm thành tố phụ trước.
VD 1:
Hoa hồng toả hương thơm ngào ngạt.
ồ toả hương thơm ngào ngạt là ngữ ĐT có toả là ĐT làm thành tố chính
hương thơm ngào ngạt là BN làm thành tố phụ sau.
VD2:
Tôi đã làm xong bài tập.
ồ đã làm xong bài tập là ngữ ĐT có
+đã làphụ từ làm thành tố phụ trước.
+ làm là ĐT làm thành tố chính.
+ xong bài tập là BN làm thành tố phụ sau.
Ngữ TT là tổ hợp gồm nhiều từ, trong đó có TT làm thành tố chính, phần lớn bổ ngữ làm thành tố phụ sau, phụ ngữ làm thành tố phụ trước.
VD1:
Nắng mới vàng tươi rực rỡ.
ồ vàng tươi rực rỡ là ngữ TT có:
+ vàng tươi là TT làm thành tố chính.
+ rực rỡ là BN làm thành tố phụ sau.
VD2:
Khuôn mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng.
ồ vẫn tươi sáng là ngữ TT có:
+vẫn: là phụ từ làm thành tố phụ trước.
+ tươi sáng là BN làm thành tố phụ sau.
IiI. CấU TRúC CÂU:
A. Bộ phận chính:
1. Chủ ngữ
2. Vị ngữ
a. KN: Là bộ phận chính thứ nhất của câu. Nêu tên hoặc định danh người, sự vật , hiện tượng được nói đến trong câu(Là chủ thể tạo ra hoạt động, trạng thái, tính chất...)
b. Cấu tạo:
 Do 1 từ: 
 Tôi đi học.
 CN
 Do 1 ngữ :(thường là ngữ DT) 
 Chiếc áo hoa này rất đẹp.
 CN
 Do 1 cụm C-V:
 Con gà to ngon.
 C - V 
 CN
 c. Xét về từ loại: 
 CN thường là DT :
 Cô giáo chữa bài tập.
 CN có thể là ĐT:
 Học tập là niềm vui.
 CN có thể là TT:
 Thật thà là đức tính tốt. 
 CN có thể là đại từ:
 Tôi ăn cơm. 
d. Vị trí:
CN thường đứng trước VN nhưng có nhiều lúc CN đứng sau VN(hiện tượng đảo ngữ)
Róc rách tiếng suối chảy.
 VN CN
 Tìm CN ta đặt câu hỏi:
Ai( cái gì, con gì) + hoạt động, trạng thái, tính chất ?...
VD:
Ai chữa bài tập? (Cô giáo chữa bài tập.)
Con gì ăn cỏ? (Con bò ăn cỏ.)
Cái gì rất đẹp? (Cái áo rất đẹp.)
a. KN: Là bộ phận chính thứ 2 của câu.
 Nói rõ CN làm gì, là gì, như thế nào, có hoạt động, trạng thái, tính chất gì ?... 
b. Cấu tạo:
Do 1 từ: 
 Trời nắng.
 VN
Do 1 ngữ :(thường là ngữ ĐT, ngữ TT)
 Bộ đội ta tiến vào Thủ đô.
 VN
 Bức tranh đẹp mê hồn.
 VN 
Do 1 cụm C-V:
 Tổ quốc tôi núi sông diễm lệ. 
 C V
 VN 
 c. Xét về từ loại: 
 VN thường là ĐT :
 Mai đi học
VN thường là TT :
Bông hoa này đẹp.
VN có thể là đại từ:
Hai đứa cứ mày tao với nhau.
VN có thể là DT:
Nó chẳng rượu chè bao giờ.
e. Cách xác định:
 Tìm bộ phận chính của câu là bộ phận quan trọng nhất trong câu không thể bỏ đi được.
Tìm VN ta đặt câu hỏi:
CN + làm sao, như thế nào, làm gì ?
VD:
Cô giáo làm sao?
Con bò làm gì?
Cái áo như thế nào?
B. Bộ phận phụ: Trạng ngữ:
a. KN: Là bộ phận phụ của câu bổ sung ý nghĩa cho cả cụm chủ vị.
	Thường đứng đầu câu có khi đứng giữa và cuối câu.
	Ngăn cách với câu bởi dấu phẩy.
	Có thể do 1 từ, 1 ngữ hoặc 1 cụm C-V tạo thành.
VD: Mai, em đi học.
 TN
	Vì ốm, em nghỉ học.	
	 TN
	Như bom nổ, tiếng sấm xé rách màn đêm.
	 TN
b. Các loại TN:
_ TN chỉ thời gian: Trả lời cho câu hỏi: C-V+ lúc nào?
	VD: Chiều nay, chúng em học ngữ pháp.
_ TN chỉ địa điểm: : Trả lời cho câu hỏi: C-V+ ở đâu?
	Trong khoảng không bao la, tiếng chim chiền chiện vút cao.
_ TN chỉ mục đích: : Trả lời cho câu hỏi: C-V+ để làm gì?
VD: Vì xây dựng chủ nghĩa xã hội, nước ta đã thực hiện cải cách đất nước.
_ TN chỉ nguyên nhân: : Trả lời cho câu hỏi: Vì sao + C-V?
	VD: Vì xem phim , Nam đã bỏ bài tập.
_ TN chỉ sự nhượng bộ: Trả lời cho câu hỏi: C-V+ đù thế nào?
	VD: Dù mưa, em vẫn đi học.
_ TN chỉ sự so sánh: Trả lời cho câu hỏi: C-V thế nào?
	VD: So với tôi, bạn Mai học giỏi hơn nhiều.
_ TN chỉ giả thiết: Trả lời cho câu hỏi: C-V + nếu thế nào?
	VD: Nếu mưa, tôi sẽ nghỉ học.
_ TN chỉ cách thức: Trả lời cho câu hỏi: C-V + như thế nào?
	VD: Với máy vi tính, công việc của chúng ta sẽ giải quyết 1 cách mau chóng.
_ TN chỉ trạng thái- tình hình: Trả lời cho câu hỏi: C-V + thế nào?	VD: Cô giáo nhìn học sinh, trìu mến.
Ngày học 22/10/2008
iV. Câu: 
	Diễn đạt ý trọn vẹn. Đầu câu viết hoa, cuối câu có dấu chấm( nghỉ hơi ở cuối câu)
Các loại câu:
A. câu đơn: (3 kiểu câu)
Kiểu câu
Đặc điểm
Ví dụ
1.Câu đơn bình thường
- Có đủ và xác định được CN và VN.
- Có 4 loại: + CN-VN.
 + CN1, CN2...VN.
 + CN-..VN1, VN2.
 + CN1, CN2....VN1, VN2.
-Anh bộ đội đứng gác.
-Tớ và Hà là đôi bạn thân.
-Vui múa dẻo, hát hay.
Ba và tôi sẽ đi bơi và đi câu.
2. Câu rút gọn
- Có 1 hay 2 bộ phận chính của câu được lược bỏ mà nội dung thông báo vẫn đầy đủ.
- Câu rút gọn giúp cho việc diễn đạt ngắn gọn hơn. Khi trò chuyện với người trên CRG phải có hô ngữ đi kèm.
- Có thể khôi phục bộ phận đó để viết thành câu đầy đủ.
- Lớp nào lao động chiều nay?
- Lớp 5a.( Rút gọn VN)
- Cháu ơi, bưu điện ở đâu?
- Thưa bác, ở bên phải cách đây 100 m ạ!
( Thưa bác, bưu điện ở bên phải cách đây 100 m ạ!)
3. Câu đặc biệt
- Chỉ do 1 từ , ngữ tạo thành. không xác định đâu là CN, đâu là VN của câu nhưng vẫn diễn đạt ý trọn vẹn.
- Không khôi phục lại như câu rút gọn.
- Dùng để nêu lên:
 + Cảm xúc
 + Hiện tượng
 + Nhận xét, đánh giá
 + Mốc lịch sử
-Đẹp quá đi!
-Sắp mưa!
-Nhà Hoà. Buổi tối.
-Ngày 2 tháng 9 năm 1945.
B. Câu ghép:
KN: +Câu ghép gồm 2 hay nhiều vế câu có quan hệ về ý ghép lại với nhau.
 +Mỗi vế câu đều có đủ CN, VN và diễn đạt ý trọn vẹn.
 +Các vế câu ngăn cách với nhau bằng dấu câu( dấu phẩy, dấu hai chấm) hoặc bằng từ chỉ quan hệ(và, nên, nhưng...)
Các kiểu câu ghép:
1. Câu ghép đẳng lập
2. Câu ghép chính phụ
KN: 
 - Gồm từ 2 vế câu trở lên ghép lại. Các vế bình đẳng nhau: diễn đạt ý độc lập không phụ thuộc vào nhau
 -Mỗi vế câu là 1 câu đơn nối với nhau bởi dấu câu(dấu phẩy, dấu hai chấm) hoặc bằng từ chỉ quan hệ(và, nên, nhưng...)
VD:
Chim hót vang trời và hoa ban nở 
 trắng rừng
 Vế1 Vế2
KN:
- Gồm 2 vế câu ghép lại. 
Hai vế diễn đạt ý phụ thuộc vào nhau có 1vế mang ý chính còn 1 vế mang ý phụ.
- Mỗi vế câu là 1 câu đơn, 2 vế nối với nhau bởi cặp từ chỉ quan hệ. Vế phụ đi kèm từ chỉ quan hệ phụ thuộc(vì, do, tại bởi, nếu, tuy, để...) còn vế chính đi kèm từ chỉ quan hệ tương ứng(nên, cho, thì, nhưng, mà...)
ýnghĩa các cặp từ:
+ Chỉ nguyên nhân - kết quả:
 Vì(do, tại, bởi)...nên( cho nên, mà )...
+ Điều kiện, giả thiết- kết quả;
 Nếu(giá, hễ)...thì...
+ Chỉ sự nhượng bộ- tăng tiến:
 Tuy (dù, mặc dù, thà)...nhưng (mà, nhưng mà)...
 Càng...càng...
+ Chỉ mục đích:
 Để...thì...
VD:
Dù ai nói ngả nói nghiêng,
 Vế 1 (phụ)
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
 Vế2(chính)

File đính kèm:

  • docTu hoc BDTX.doc