Giáo án Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán Lớp 3 - Lê Thị Minh Tâm

doc85 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 365 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán Lớp 3 - Lê Thị Minh Tâm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI SOẠN TOÁN BỒI DƯỠNG LỚP 3
PHẦN I: HỌC HÈ
Buổi 1+2
SỐ VÀ CHỮ SỐ
I,Mục tiêu:
- Giúp hs hiểu khái niệm về số và chữ số.
- Đọc, viết , phân tích số.
- Giải một số bài toán đơn giản về số ; chữ số và dãy số.
II, Các hoạt động dạy học 
A)Các kiến thức cần ghi nhớ:
Để ghi các số người ta dùng mười kí hiệu (chữ số ) là:0,1,2,3,4,5,6,7,8,9. Các chữ số đều nhỏ hơn 10
 Số có một chữ số được ghi bởi một chữ số.Các số từ 0 đến 9 đều là số có một chữ số. Có 10 số có một chữ số.
 Số có hai chữ số là số được ghi bằng hai chữ số.Các số từ 10 đến 99 là số có hai chữ số. Có 90 số có hai chữ số.
 Hai số tự nhiên liên tiếp hơn(kém) nhau 1 đơn vị.
 Giữa hai số tự nhiên liên tiếp không còn số tự nhiên nào nữa.
 Số chẵn là các số có hàng đơn vị là;0,2,4,6,8. Hai số chẵn liên tiếp hơn kém nhau hai đơn vị.Giữa hai số chẵn có một số lẻ.
 Số lẻ là các số có hàng đơn vị là;1,3,5,7,9.Hai số lẻ liên tiếp hơn kém nhau hai đơn vị.Giữa hai số lẻ có một số chẵn.
Trong dãy số tự nhiên cứ một số chẵn lại đến một số lẻ rồi lại đến một số chẵn và cứ tiếp tục xen kẽ nhau như thế mãi.
Trong dãy số tự nhiên liên tiếp:
- Bắt đầu là số chẵn, kết thúc là số lẻ, thì số lượng số lẻ bằng số lượng số chẵn.
- Bắt đầu là số lẻ, kết thúc là số chẵn, thì số lượng số lẻ bằng số lượng số chẵn.
- Bắt đầu là số chẵn, kết thúc là số chẵn , thì số lượng số chẵn lớn hơn số lượng số lẻ là 1 số.
- Bắt đầu là số lẻ, kết thúc là số lẻ , thì số lượng số lẻ lớn hơn số lượng số chẵn là 1 số.
- Muốn tìm số lượng số tự nhiên liên tiếp, ta lấy số cuối trừ số đầu rồi cộng thêm 1.
B)Các bài luyện tập
Bài 1 - a,Số nhỏ nhất có một chữ số là số nào? Số lớn nhất có một chữ số là số nào?
 b,Số nhỏ nhất có hai chữ số là số nào? Số lớn nhất có hai chữ số là số nào?
Bài 2 Phân tích mỗi số sau thành(trăm) chục và đơn vị ( theo mẫu)
M : 27 = 20 + 7 = 2 x 10 + 7
35 ; 83 ; ab; 456 ; 327 :405 ; abc
Bài 3- a, Viết 6 số có hai chữ số thì phải dùng bao nhiêu chữ số ?
 b. Viết các số tự nhiên liên tiếp từ 1 đến 14 thì phải dùng bao nhiêu chữ số?
Bài 4) a, Có bao nhiêu số có hai chữ số mà ở mỗi số đều có chữ số 3?
	b.Có bao nhiêu số có hai chữ số mà ở mỗi số không có chữ số 6?
Bài 5)Từ 12 đến 72 có bao nhiêu số tự nhiên?
Bài giải
Cách 1) Số liền trước của số 12 là: 11.
Từ 1 đến 11 có 11 số
Từ 1 đến 72 có 72 số
Từ 12 đến 72 có số lượng số là:
72 – 11 = 61( số)
Đ/s: 61 số
Cách 2)	 Số cuối hơn số đầu là:
72 – 12 = 60 (số)
Vậy từ 12 đến 72 có số các số là :
+ 1 = 61 (số)
đ/s: 61 số
Bài 6) a.Từ 12 đến 47 có bao nhiêu số lẻ?
	b. Từ 15 đến 76 có bao nhiêu số chẵn?
	c. Từ 24 đến 48 có bao nhiêu số chẵn?
	d. Từ 17 đến 45 có bao nhiêu số lẻ?
HƯỚNG DẪN
Từ 12 đến 47 có bao nhiêu số lẻ?
- Từ 12 đến 47 có bao nhiêu số tự nhiên liên tiếp? Làm thế nào em biết? 
- Em có nhận xét gì về dãy số này? 
- Vậy số lượng số lẻ và số lượng số chẵn của dãy số này ra sao? 
- Có 36 số chia thành 2 loại: Số chẵn và số lẻ, mà số lượng số chẵn và số lượng số lẻ lại bằng nhau. Vậy mỗi loại có bao nhiêu số? Làm thế nào để tính được? 
- Từ 12 đến 47 có 36 số tự nhiên liên tiếp.
- Em lấy 47 - 12 + 1 = 36( số)
- Đây là một dãy số tự nhiên liên tiếp bắt đầu là một số chẵn kết thúc là một số lẻ.
- số lượng số lẻ và số lượng số chẵn của dãy số này bằng nhau.
- Em lấy 36 : 2 = 18 số; như vậy có 18 số chẵn ; 18 số lẻ.
=> Vậy từ 12 dến 47 có 18 số lẻ.
 Các phần còn lại HD tương tự.
b. Từ 15 đến 76 có .....31......số chẵn.
c. Từ 24 đến 48 có 18 số chẵn.
d. Từ 17 đến 45 có 15 số lẻ
bài 6 : Trên bảng con có ghi phép tính: 6 + 8 + 6
Lan cầm bảng tính nhẩm được kết quả là 20 . Huệ cầm bảng tính nhẩm lại được kết quả là 26. Hỏi ai tính đúng?
Bài 7 – a) Những chữ số nào để xuôi ,để quay ngược lại vẫn có nghĩa ?
 b) Những số nào có một chữ sốđể xuôi , để quay ngược lại vẫn đúng như thế?
 c) Số nào có một chữ số để quay ngược lại thì là số nhỏ hơn số đó khi để xuôi?
 d)Viết tất cả các số có hai chữ số mà để xuôi , hay quay ngược lại vẫn có nghĩa ?
 e)Viết tất cả các số có ba chữ số mà để xuôi , hay quay ngược lại vẫn có nghĩa ?
Bài 7: Hòa viết 9 số có hai chữ số 1112131415..... liền nhau thành một số, hỏi:
Số đó có bao nhiêu chữ số? 
Hòa xóa đi 8 chữ số trong số đó thì số đó còn lại bao nhiêu chữ số?
b) Tương tự 
BTVN: Bài số 2 trang 5, bài 42 trang 9 ( Học giỏi toán 3)
Bài 3: Từ số 47 đến số 64 có bao nhiêu số chẵn ,bao nhiêu số lẻ?
Bài tập Tự luyện 
 SỐ - CHỮ SỐ 
Câu 1. Viết các số tự nhiên liên tiếp từ 1 đến 45 thì phải dùng bao nhiêu chữ số?
	a.81 chữ số b. 80 chữ số 
c. 79 chữ số d. 45 chữ số
Câu 2:Hãy điền số thích hợp vào chỗ .... nhé !
a. Giữa hai số lẻ 71 và 135 có .................số lẻ. 
c. Từ 15 đến 47 có ..................... số lẻ?
d. Từ 47 đến 175 có ..................... số chẵn.
e. Số chẵn lớn nhất có ba chữ số khác nhau là:.................
g. Số lẻ nhỏ nhất có ba chữ số khác nhau là................
Câu 3: Từ ba chữ số 5; 6 ;9 có thể lập được bao nhiêu số có ba chữ số khác nhau?
Từ ba chữ số 5; 6 ;9 có thể lập được .................số có ba chữ số khác nhau?
Câu 4:
 a. Có bao nhiêu số có hai chữ số khác nhau mà tổng hai chữ số đó bằng 10?
 Trả lời:Có .......................số có hai chữ số khác nhau mà tổng hai chữ số đó bằng 10. 
b.. Có bao nhiêu số có hai chữ số mà tổng hai chữ số đó bằng 9?
 Trả lời:Có .......................số có hai chữ số mà tổng hai chữ số đó bằng 9. 
.c. Có bao nhiêu số có hai chữ số mà tổng hai chữ số đó bằng 14?
 Trả lời:Có .......................số có hai chữ số mà tổng hai chữ số đó bằng 14. 
Buổi 3 PHÉP CỘNG
I)Mục tiêu:
Củng cố, bổ sung một số tính chất của phép cộng,thêm bớt trong phép cộng.
Vận dụng tính chất của phép cộng để tính nhẩm và giải một số bài toán liên quan.
II) Các HĐ dạy – học 
A, Các kiến thức cần ghi nhớ
a) Trong phép cộng 5 +7 = 12 thì 5,7 là các số hạng còn 12 là tổng. Mỗi số hạng bằng tổng trừ đi số hạng kia.Một tổng có thể có 2 hay nhiều số hạng.
b) – Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
Trong một tổng có nhiều số hạng, Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi tổng các số hạng đã biết.
 VD: 13 +15 + x = 62 
 x = 62 – ( 13 + 15) 
 x = 62 – 28
 x = 34
c) Khi đổi chỗ các số hạng thì tổng không thay đổi.
 VD: 5 + 7 = 7 + 5
 Hay a + b = b + a 
d) Khi cộng ba số hạng ta có thể 
+ Lấy số hạng thứ nhất cộng với tổng của hai số hạng còn lại.
 VD: 274 + 86 + 114 = 274 + ( 86 + 114) 
 = 274 + 200
 = 474
+ Hoặc lấy tổng hai số hạng đầu cộng với số hạng thứ ba.
 VD : 274 + 86 + 114 = (274 + 86 ) + 114
 = 360 + 114
 = 474
e) Trong một tổng có hai số hạng, nếu ta thêm vào số hạng này bao nhiêu đơn vị và bớt ở số hạng kia bấy nhiêu đơn vị thì tổng không thay đổi.
 VD 9 + 12 = ( 9 + 1) + ( 12 - 1) 
 = 10 + 11 
 = 21 
Người ta vận dụng tính chất này của phép cộng để cộng nhẩm. Khi cộng nhẩm ta làm tròn một số hạng.
B ) Bài tập vận dụng
Bài1, Tính nhanh;
146 + 285 +354 + 115 
257 + 126 + 374 +143
 1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 6 + 7 + 8 + 9 + 10
 1 + 3 + 5 + 7 + 9 + 11 + 13 + 15 + 17 + 19 
 11 + 137 +72 + 63 + 128 + 89
 Bài 2,Tính nhẩm theo mẫu 
Mẫu: 39 + 54 = ( 39 + 1) + ( 54 – 1) 
 = 40 + 53 
 = 93
19 + 47 e.180 +271
28 + 15 g. 459 +370
34 + 29 h. 615 +297
76 + 18 i. 315 + 623
Bài 3, Tìm y
17 + 19 + y = 80 – 8 
( y + 37 ) +19 = 65
Điền số thích hợp vào chỗ chấm.......
Câu 1: Tổng hai số là 56. Nếu bớt ở sô hạng thứ nhất 16 đơn vị và tăng số hạng thứ hai 9 đơn vị thì tổng mới là ................. 
Bµi 2) Tæng hai sè lµ 587. NÕu thªm vµo sè h¹ng thø nhÊt 32 ®¬n vÞ bít ë sè h¹ng thø hai 17 ®¬n vÞ th× tæng míi lµ ..............
Bài 3)Tổng hai số là 125, nếu tăng số hạng thứ nhất 41 đơn vị và giữ nguyên số hạng thứ hai thì tổng mới là ...............
Bài 3)Tổng hai số là 236, nếu giữ nguyên số hạng thứ nhất tăng số hạng thứ hai 14 đơn vị thì tổng mới là ...............
Chọn đáp án đúng:
Câu 1:Tổng hai số là 45, nếu tăng số hạng thứ nhất lên 12 đơn vị và tăng số hạng thứ hai lên 18 đơn vị thì tổng mới là: 
a.29
b.51
C.75
d. 77
Câu 2: Tổng hai số là 345, số hạng thứ hai lớn hơn 35. Nếu tăng số hạng thứ nhất 35 đơn vị và giảm số hạng thứ hai 35 đơn vị thì tổng mới là:
a.310
b.345
C.380
d.415
Câu 3.Tổng hai số là 45, nếu tăng số hạng thứ nhất lên 12 đơn vị và tăng số hạng thứ hai lên 18 đơn vị thì tổng mới là:
a. 29 b. 75 c. 51 d. 77
Câu 4:Tổng hai số là 678. Nếu tăng số hạng thứ nhất 56 đơn vị và giảm số hạng thứ hai39 đơn vị thì tổng mới là: 
a. 583 b. 661 c. 695 d. 773
 Buổi 4 LUYỆN TẬP
I,Mục tiêu:
- Giúp học sinh so sánh hai tổng.Vận dụng để giải bài toán liên quan như tìm x, điền dấu thích hợp vào ô trống.....
- Giải toán hợp về phép cộng.
II, Các HĐ dạy học
A, Lý thuyết:
Khi so sánh hai tổng
Nếu hai tổng có một số hạng bằng nhau,tổng nào lớn hơn thì số hạng còn lại lớn hơn; tổng nào nhỏ hơn thì số hạng còn lại nhỏ hơn.
VD: x + 15 < 3 + 15 
Ta thấy 15 = 15 mà x + 15 < 3 + 15 
 Nên x < 3( Hai tổng có một số hạng bằng nhau,tổng nào nhỏ hơn thì số hạng còn lại nhỏ hơn.) 
 Vậy x = 0 ; 1 ; 2 .
 - Nếu hai tổng có một số hạng bằng nhau,tổng nào có số hạng còn lại lớn hơn thì lớn hơn; tổng nào có số hạng còn lại nhỏ hơn thì nhỏ hơn.
VD: a + 18 a + 19 
Ta thấy a = a còn 18 < 19 
=> a + 18 < a + 19
B, Luyện tập
Bài 1, Tìm x
a. x + 17 < 5 + 17
b. x + 19 < 23
c. 19 < x + 17 < 22
 Bài 2, Điền dấu thích hợp vào ô trống và giải thích rõ lí do
a- a + 18 o a + 19; 
b- 156 + a67 o a76 + 156
c- 126 + b o b + 162; 
d- abc + bca o bca + abc
`	a + 25 a + 19 
 b + 16 19 + b
Bài 3) Em cao 125 cm , em thấp hơn anh 23 cm . Hỏi anh cao bao nhiêu xăng - ti - mét ? 
Bài4) Tính nhẩm 
87 + 66
52 + 424
298 + 158
 Bài 5)Điền chữ số thích hợp vào dấu * trong phép tính sau:
 *4 * 8 *
 + 39 * * + * 
 5 * 3 6 * 8
Buổi 5 : PHÉP TRỪ
I)Mục tiêu:
Củng cố, bổ sung một số tính chất của phép trừ,thêm bớt trong phép trừ
Vận dụng tính chất của phép trừ để tính nhẩm và giải một số bài toán liên quan.
II) Các HĐ dạy – học 
A, Các kiến thức cần ghi nhớ
1, Khi số bị trừ được thêm hoặc bớt bao nhiêu đơn vị nhưng số trừ không thay đổi thì hiệu cũng được thêm hoặc bớt bấy nhiêu đơn vị.
	VD: 47 - 27 = 20
	 ( 47 + 2 ) - 27 = 49 - 27 = 22
	 ( 47 -5 )- 27 = 42 - 27 = 15
2,Khi số bị trừ và số trừ cùng được thêm (hoặc bớt) một số đơn vị như nhau thì hiệu không thay đổi.
	VD: 42 - 19 = 23
	 ( 42 + 1) - ( 19 + 1) = 43 - 20 = 23
	 ( 42 - 2 ) - ( 19- 2) = 40- 17 = 23
 Người ta vận dụng tính chất này của phép trừ để trừ nhẩm. Khi trừ nhẩm ta làm tròn số trừ .
VD: 64 - 37 = ( 64 + 3) - ( 37 + 3 )
 = 67 - 40 
 = 27 
3, Muốn trừ một số đi một tổng ta có thể lấy số đó trừ đi từng số hạng của tổng.
 VD: 53 - ( 13 + 8) = 53 - 13 - 8 
 = 40 - 8 
 = 32 
 Hoặc 53 - ( 13 + 8) = 53 - 8 - 13
 = 45 - 13 
 = 32 
4,Muốn trừ một số đi một hiệu, ta có thể lấy số đó cộng với số trừ rồi trừ đi số bị trừ.
VD: 52 - ( 13 - 8) = 52 - 5 = 47 52 - ( 13 - 8) = 53 + 8 - 13 
 = 60 - 13 = 47
B, Luyện tập
Bài 1)Tính nhẩm:( theo mẫu)
Mẫu: 453 - 257 = ( 453 + 43) - ( 257 + 43)
 = 496 - 300
 = 196
 78 - 42 99 - 36 185 - 64 279 - 55 
 173 - 47 681 - 96 573 - 89 453 - 257
Bài 2)Tính nhanh:
147 - (26 + 47) c, 815 - 23 - 77 
453 - ( 18 + 23) d, 678 - 35 – 43
Giải
147 – ( 26 + 47) b. 453 - ( 18 + 23) 
 = 147 - 47 - 26 = 453 - 23 - 18 
 = 100 - 26 = 430 - 18 
 = 74 = 412
 c, 815 - 23 - 77 d, 678 - 35 - 43
 = 815 - ( 23 + 77) = 678 - ( 35 + 43) 
 = 815 - 100 = 678 - 78
 = 715 = 600
Bài 3)Hai số có hiệu là 86. Nếu tăng số bị trừ lên 26 đơn vị thì hiệu mới là bao nhiêu?
Giải
 Nếu tăng số bị trừ lên 26 đơn vị thì hiệu sẽ tăng thêm 26 đơn vị . Vậy hiệu mới bằng: 
+ 26 = 112
 đ/s : 112
Bài 3)Trong một phép trừ, số bị trừ lớn hơn hiệu là 15 . Tìm số trừ.(bài 139 Toán bồi dưỡng)
Giải
Ta thấy : Số trừ = Số bị trừ - Hiệu
Mà số bị trừ lớn hơn hiệu là 15 => Số trừ là 15
Bài 4)Trong một phép trừ,tổng của số trừ và hiệu bằng 97. Tìm số bị trừ.(bài 140 Toán bồi dưỡng)
Giải
Ta thấy : Số bị trừ = hiệu + số trừ
Mà tổng của số trừ và hiệu bằng 97 => Số bị trừ là 97.
Bài 5) Trong một phép trừ, tổng của số bị trừ, số trừ và hiệu là 18.Tìm số bị trừ.(bài 145 Toán bồi dưỡng)
Giải
Ta có: Số bị trừ + số trừ + hiệu = 18 
Mà số bị trừ = số trừ + hiệu 
=> Số bị trừ + số bị trừ = 18
Vậy số bị trừ của phép trừ đó là:
 18 : 2 = 9 
đ/s : 9
Bài 5)Điền số thích hợp vào ô trống , biết rằng tổng của ba số trong ba ô liền nhau là 147.
92
18
Giải
Ta có: Tổng của ô thứ 3, ô thứ 4 và ô thứ 5 bằng 147. Vậy số điền vào ô thứ 4 là:
 147 - ( 92 + 18) = 37 
Tổng của ô thứ 1, ô thứ 2 và ô thứ 3 bằng 147. Vậy số điền vào ô thứ 1 là:
 147 - ( 92 + 37) = 18 
Tổng của ô thứ 3, ô thứ 4 và ô thứ 5 bằng 147. Vậy số điền vào ô thứ 5 là:
 147 - ( 18 + 37) = 92
Ta có phần đầu của băng ô như sau:
18
92
37
18
92
Ta thấy: Hai ô bất kì cách nhau hai ô thì điền số giống nhau.
	+Ô 1 ; 4 ; 7 ;10 điền số 18
	+ Ô 2 ; 5 ; 8 điền số 92
	+ Ô 3 ; 6 ; 9 điền số 37
 Ta có băng ô đầy đủ như sau:
18
92
37
18
92
37
18
92
37
18
BTVN:Bài 81; 82;83;86 a; Toán bồi dưỡng
Luyện tập thêm
Hãy điền số thích hợp vào chỗ .... nhé !
Câu 1 : Hiệu hai số bằng 56, nếu số bị trừ giảm 6 đơn vị và số trừ tăng 12 đơn vị thì hiệu mới là : ..............
Câu2: Hiệu hai số là 356. Nếu tăng số trừ 36 đơn vị và giảm số bị trừ 28 đơn vị thì hiệu mới là ........................
Câu 3: Hiệu hai số là 564. Nếu tăng số bị trừ 96 đơn vị và giảm số trừ đi 54 đơn vị thì hiệu mới là :......................
Câu 4: Hiệu hai số là 78. nếu thêm vào số bị trừ 15 đơn vị và bớt ở số trừ đi 6 đơn vị thì hiệu mới là ....................
Câu 1:Hiệu hai số là 45, nếu tăng số bị trừ 24 đơn vị và tăng số trừ 8 đơn vị thì hiệu mới là:..............
Câu 2:Hiệu hai số là 56, số trừ lớn hơn 10. Nếu giảm số bị trừ 25 đơn vị và giảm số trừ 10 đơn vị thì hiệu mới là ........................
Bµi 1) HiÖu hai sè lµ 245. NÕu thªm vµo sè bÞ trõ 46 ®¬n vÞ , bít ë sè trõ ®i 54 ®¬n vÞ th× hiÖu míi lµ ........... 
Bài 4) Hiệu hai số bằng 56, số trừ lớn hơn 24. Nếu giảm số trừ 24 đơn vị và tăng số bị trừ 6 đơn vị thì hiệu mới là..................
Chọn đáp án đúng:
Câu 3Hiệu hai số là 190, nếu tăng số bị trừ 25 đơn vị và giảm số trừ 45 đơn vị thì hiệu mới là:
a.120
b.170
c.260
d.210
Câu 4:Hiệu hai số là 64, số trừ lớn hơn 16. Nếu tăng số bị trừ 16 đơn vị và giảm số trừ 16 đơn vị thì hiệu mới là:
a.32
b.48
c.80
d.96
Câu 5 : Hiệu hai số là 68, nếu giảm số bị trừ 34 đơn vị và tăng số trừ 8 đơn vị thì hiêu mới là: 
a.26
b.42
C.94
d.110
Câu 6: Hiệu hai số là 145. Nếu giữ nguyên số trừ và tăng số bị trừ 48 đơn vị thì hiệu mới là: 
a.97
b.107
C.183
d.193
Câu 7. Hiệu hai số là 68, nếu giảm số bị trừ 34 đơn vị và tăng số trừ 8 đơn vị thì hiêu mới là:
a. 26 b. 94 c. 42 d. 110
...............................................................
Buổi 6 LUYỆN TẬP 
I,Mục tiêu:
- Giúp học sinh so sánh hai hiệu .Vận dụng để giải bài toán liên quan như tìm x, điền dấu thích hợp vào ô trống.....
- Giải toán hợp về phép trừ.
II, Các HĐ dạy học
A, Lý thuyết:
Khi so sánh hai hiệu
- Nếu hai hiệu có số bị trừ bằng nhau, hiệu nào có số trừ bé hơn thì lớn hơn ; hiệu nào có số trừ lớn hơn thì bé hơn.
VD 54 - 3 > 54 - 4 ( Trừ đi ít thì còn nhiều; trừ đinhiều thì còn ít)
 - Nếu hai hiệu có số trừ bằng nhau hiệu nào lớn hơn thì số bị trừ lớn hơn.
 VD 65 - 37 < 96 - 37
B. BÀI TẬP
Bài 1.Không tính giá trị biểu thức, hãy điền dấu thích hợp vào ô trống và giải thích rõ lí do.
	a. 95 - 62 95 – 60 c. 25 – x 37 – x 
	b. 76 - 18 82 - 18 d. x – 78 x - 87 
Giải 
a. 95 - 62 95 - 60
Ta thấy 95 = 95 còn 62 > 60
95 - 62 < 95 - 60 ( Hai hiệu có số bị trừ bằng
nhau; hiệu nào có số trừ lớn hơn thì nhỏ hơn)
b. 76 - 18 82 - 18.
Ta thấy 18 = 18 còn 76 < 82 
76 - 18 < 82 - 18 ( Hai hiệu có số trừ bằng nhau 
hiệu nào có số bị trừ lớn hơn thì lớn hơn.)
Phần c, d tương tự
Bài 2.Tìm hai số tự nhiên liên tiếp có tổng là 17.
Hướng dẫn
Hỏi: - Hai số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị? ( 1 đơn vị)
 - Hiệu của hai số cần tìm là mấy ? ( 1 đơn vị)
 - Vẽ sơ đồ biểu diễn hai số .
Số lớn
 1 đơn vị 17 đơn vị
Số bé
Nếu bớt ở số lớn đi 1 đơn vị thì tổng hai số thay đổi ra sao?( Tổng hai số cũng bớt di 1 đơn vị.)
Lúc đó tổng là bao nhiêu?( tổng là: 17 – 1 = 16)
Khi đó số lớn và số bé như thế nào với nhau? ( Số lớn và số bé bằng nhau.)
Hai số bằng nhau có tổng là 16; ta có thể tìm được giá trị của một số không? Tìm bằng cách nào?
	- Lấy 16 chia cho 2.
Số vừa tìm được là số lớn hay số bé?( số bé)
16 đơn vị chính bằng hai lần số bé.
Biết số bé, em tự tìm số lớn.
GIẢI
Hai số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau 1 đơn vị
=> hiệu của hai số cần tìm là 1
Theo đề bài ra ta có sơ đồ:
Số lớn
Số bé
 1 đơn vị 17 đơn vị
Hai lần số bé là:
17 - 1 = 16
 Số bé là:
 16 : 2 = 8 
 Số lớn cần tìm là:
 8 + 1 = 9
 Đ/S: 8 và 9
Buổi 7: LUYỆN TẬP CHUNG
I, Mục tiêu 
 - Củng cố luyện tập về số chữ số, tính chất cơ bản của phép cộng, phép trừ.
 - Làm quen với dạng bài tập trắc nghiệm.
II, Lên lớp
A, Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng cho mỗi bài tập sau:
Bài 1: Từ 25 đến 143 có bao nhiêu số ?
 a. 143 số b. 119 số c. 118 số
Bài 2: Viết các số tự nhiên liên tiếp từ 1 đến 25 thì phải dùng bao nhiêu chữ số?
 a. 25 chữ số b. 41 chữ số c. 24 chữ số 
Bài 3; Có bao nhiêu số có hai chữ số mà ở mỗi số không có chữ số 5 ?
 a.18 số c.90 số c. 72 số
Bài 4; Từ các chữ số 2; 4 ; 6 ;7 ta lập được tất cả bao nhiêu số có hai chữ số khác nhau?
 a. 12 số b.16 số c.10 số
B, Làm các bài tập sau:
 Bài 1. Tính nhẩm:
 459 + 370 615 + 297 
 192 - 98 274 - 197
Bài 2.Tính nhanh 
 a. 48 + 57 + 58 b. 147 – ( 26 + 47 )
 c. 856 - 33 - 67 d. 385 - ( 24 + 61)
Bài 3. Tìm x, biết
 a. 99 < x + 97 < 102 b. x + 17 < 23 
 c. 18 - x > 15 d. 76 - x > 76 - 3
Bài 4. Tìm hai số có tổng là 19 và có hiệu là 5.
Bài 5. Để đánh số trang của một quyển sách dày 45 trang thì phải dùng bao nhiêu chữ số? 
Bài 5,Tổng của hai số là số lớn nhất có hai chữ số. Số hạng thứ hai là số lẻ nhỏ nhất có hai chữ số. Tìm số lớn.
Buổi 8: KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HSG THÁNG 8
MÔN TOÁN (Thời gian 60 phút)
I, Trắc nghiệm
A, Khoanh vào chữ cái đặt trước đáp số hoặc câu trả lời đúng cho mỗi bài tập sau:
Bài 1(1,5điểm) Từ 12 đến 123 có bao nhiêu số tự nhiên ?
 a. 112 số b. 111 số c. 118 số
Bài 2(1,5điểm) Viết các số tự nhiên liên tiếp từ 1 đến 34 thì phải dùng bao nhiêu chữ số?
 a. 34 chữ số b. 59 chữ số c. 60 chữ số 
Bài 3(1,5điểm) Có bao nhiêu số có hai chữ số mà ở mỗi số không có chữ số 2 ?
 a.18 số c.90 số c. 72 số
Bài 4(1điểm) Từ các chữ số 2; 3 ; 4 ; 5 ta lập được tất cả bao nhiêu số có hai chữ số khác nhau?
 a. 12 số b.16 số c.10 số
Bài 5(1điểm) Khi cùng thêm( hoặc cùng bớt) ở cả số bị trừ và số trừ đi một số đơn vị như nhau thì hiệu của hai số thay đổi ra sao?
Hiệu hai số cùng thêm hoặc cùng bớt đi bấy nhiêu đơn vị.
Hiệu của hai số không thay đổi.
Hiệu hai số cùng bớt đi bấy nhiêu đơn vị.
Bài 6(1,5điểm) Trường hợp nào thì tổng hai số không thay đổi?
a. Tổng hai số không thay đổi khi cả hai số hạng cùng tăng thêm một số đơn vị như nhau.
b.Tổng hai số không thay đổi khi cả hai số hạng cùng giảm đi một số đơn vị như nhau.
c. Tổng hai số không thay đổi khi số hạng này tăng thêm bao nhiêu đơn vị còn số hạng kia giảm đi đúng bấy nhiêu đơn vị.
B.LÀM CÁC BÀI TẬP SAU
Bài 1. ( 4 điểm)Tính nhanh 
 a. 48 + 157 + 52 b. 357 – ( 26 + 57 )
 c. 856 - 55 - 45 d. 385 - ( 24 + 61)
Bài 2.(3 điểm) Tìm x, biết 
 a. x + 13 15 - 3
Bài 3(4 điểm). Tìm hai số có tổng là 15 và có hiệu là 3.
Bài 4.( 1điểm) Cho các số 123 ; 74 ; 197 và các dấu + ; - ; = hãy lập các phép tính đúng.
ĐỀ BÀI
A,TRẮC NGHIỆM
Câu I) Khoanh vào chữ cái đặt trước đáp số hoặc câu trả lời đúng cho mỗi bài tập sau:
Bài 1(1điểm) Từ 12 đến 123 có bao nhiêu số tự nhiên ?
a. 112 số b. 111 số c. 118 số
Bài2(1điểm) Viết các số tự nhiên liên tiếp từ 1 đến 34 thì phải dùng bao nhiêu chữ số?
a. 34 chữ số b. 59 chữ số c. 60 chữ số
Bài 3(1điểm) Có bao nhiêu số có hai chữ số mà ở mỗi số không có chữ số 2 ?
a.18 số c.90 số c. 72 số
Bài 4(1điểm) Từ các chữ số 2; 3 ; 4 ; 5 ta lập được tất cả bao nhiêu số có hai chữ số khác nhau?
a. 12 số b.16 số c.10 số
Câu II)Điền đáp số vào chỗ chấm :
Bài 1) Hiệu hai số là 245. Nếu thêm vào số bị trừ 46 đơn vị , bớt ở số trừ đi 54 đơn vị thì hiệu mới là ........... 
Bài 2) Tổng hai số là 587. Nếu thêm vào số hạng thứ nhất 32 đơn vị bớt ở số hạng thứ hai 17 đơn vị thì tổng mới là ..............
Bài 3)Tổng hai số là 125, nếu tăng số hạng thứ nhất 41 đơn vị và giữ nguyờn số hạng thứ hai thỡ tổng mới là ...............
Bài 4) Hiệu hai số bằng 56, số trừ lớn hơn 24. Nếu giảm số trừ 24 đơn vị và tăng số bị trừ 6 đơn vị thỡ hiệu mới là..................
B.LÀM CÁC BÀI TẬP SAU
Bài 1. ( 4 điểm)Tính nhanh 
 a. 48 + 157 + 52 b. 357 – ( 26 + 57 )
 c. 856 - 55 - 45 d. 385 - ( 24 + 61)
Bài 2.(2 điểm) Tìm x, biết 
 a. x + 13 15 - 3
Bài 3(4 điểm). An và Nam câu được 15 con cá. Biết Nam câu được nhiều hơn An 3 con cá. Hỏi mỗi bạn câu được bao nhiêu con cá?
Câu 4) Hình vẽ bên có bao nhiêu tam giác, bao nhiêu tứ giác?
PHẦN II : HỌC THEO TUẦN
Tuần 1: PHÉP NHÂN
I,Mục tiêu:
 + Giúp HS ôn tập củng cố, bổ sung về phép nhân.
 +Vận dụng các tính chất của phép nhân để giải toán.
II, Các HĐ dạy – học
A, Các kiến thức cần ghi nhớ:
- Phép cộng các số hạng bằng nhau là phép nhân, trong đó một thừa số là là số hạng của phép cộng còn thừa số kia là số các số hạng của phép cộng đó.
	VD: 13 + 13 + 13 + 13 = 13 x 4
- Khi ta đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi.
	VD: 2 x 3 = 3 x 2
- Muốn nhân một tích có ba thừa số ta có thể nhân số thứ nhất với tích của số thứ hai và số thứ ba hoặc nhân tích của thừa số thứ nhất và số thứ hai với thừa số thứ ba.
	VD: 2 x 4 x 5 = ( 2 x 5) x 4
 = 10 x 4
 = 40
 Hoặc 2 x 4 x 5 = 2 x ( 4 x 5 ) 
 = 2 x 20
 = 40
- Bất kì số nào nhân với 1cũng bằng chính số đó.
	VD: 32 x 1 = 1 x 32 = 32
 Hay a x 1 = 1 x a = a
- Bất kì số nào nhân với 0 cũng bằng 0
 VD: 18 x 0 = 0 hay a x 0 = 0
- Muốn nhân một số với 10 ; 100 ... ta chỉ việc viết thêm vào bên phải số đó 1 hoặc 2 chữ số 0.
VD 5 x 10 = 50
x 100 = 500
B, Vận dụng thực hành
Bài 1: Viết mỗi tổng sau thành tích
+ 14 + 14 + 14 + 14 = 
a + a + a + a + a + a = 
7 + 7 + 7 + ...........+ 7 + 7=
 có b số hạng là 7
Bài 2 :Không tính tổng hãy điền dấu thích hợp vào ô vuông 
a. 5 + 5 + 5 + 5 + 5 + 5 6 + 6 + 6 + 6 + 6 + 6
b. 7 + 7 + 7 + 7 + 7 4 + 4 + 4 + 4 + 4 + 4 + 4
c. 9 + 9 + 9 + 9 5 + 5 + 5 + 5 + 5 + 5 + 5 + 5 + 5
Trình bày
Mẫu: a. 5 + 5 + 5 + 5 + 5 + 5 6 + 6 + 6 + 6 + 6 + 6
 5 x 6 6 x 6
Ta thấy 6 = 6 còn 5 5 x 6 < 6 x 6
 Vậy . 5 + 5 + 5 + 5 + 5 + 5 < 6 + 6 + 6 + 6 + 6 + 6
Kết luận: Hai tích có một thừa số bằng nhau, tích nào có thừa số còn lại bé hơn thì bé hơn; tích nào có thừa số còn lại lớn hơn thì lớn hơn.
Bài 3, Tính nhanh
	a.( 4 x 5 - 20) x ( 1 + 2 + 3 + 4 +.................+ 18 + 19 + 20)
	b. ( 2 + 4 + 6 + ...........+ 18 + 20) x ( 36 – 4 x 9)
*Phép nhân có thừa số 0.
Bài 4,Viết mỗi số sau thành tích có hai thừa số.
Mẫu : 12 = 12 x 1 = 6 x 2 = 3 x 4
	a.15 = c. 25 = 
	b. 24 = d. 24 =
Bài 5: a. Tìm hai số có tích bằng 24 và có tổng bằng 11
c.Tìm số có hai chữ số biết tích các chữ số bằng 24 và tổng các chữ số bằng 11.
Giải
Phân tích 24 thành tích của hai số ta có:
 24 = 24 x 1 = 12 x 2 = 3 x 8 = 6 x 4 
 Xét tổng của các cặp số trên ta thấy:
 24 + 1 = 25 ( loại)
 12 + 2 = 14 ( loại)
 6 + 4 = 10 ( loại)
 3 + 8 = 11( chọn)
Vậy hai số thoả mãn yêu cầu của đầu bài là: 3 và 8
 Đáp số: 3 và 8.
Các chữ số đều nhỏ hơn 10
 Phân tích 24 thành tích của các cặp chữ số ta có:
 24 = 4 x 6 = 3 x 8 
Xét tổng của các cặp chữ số trên ta thấy:
 4 + 6 = 10( loại)
 3 + 8 = 11( chọn)
=> Số cần tìm được viết bởi hai chữ số 3 và 8. Vậy các số thoả mãn yêu cầu của đề bài là: 38 và 83.
 Đáp số: 38 và 83.
BTVN: 1, Không tính giá trị hãy điền dấu thích hợp vào chỗ trống:
4 x 7 7 x 3
6 + 6 + 6 +......+ 6 + 6 a + a + a + a + a + a
 Có a số hạng là 6
c. 13 x 12 x
d. 21 3 21 + 21 + 21 + 21
Tuần 2: MỘT SỐ TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA PHÉP NHÂN
I, Mục tiêu
	- Củng cố, cung cấp cho HS một số tính chất cơ bản của phép nhân.
	- áp dụng tính chất của phép nhân để giải toán so sánh hai tích; nhân một số với một tổng; một số với một tích.
II,Lên lớp:
 1, Giới thiệu tính chất nhân một số với một tích.
	VD: Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức sau:
 3 x 2 x 2 và 3 x 4
Ta có : 
 3 x 2 x 2 còn 3 x 4 = 12
 = 6 x 2 
 = 12 
12 = 12 => 3 x 2 x 2 = 3 x 4 = 6 x 2 ( 2 x 2 = 4; 2 x 3 = 6)
KL:Muốn nhân một tích có 3 thừa sốta có thể nhân tích của thừa số thứ nhất và thừa số thứ hai với số thứ ba; hoặc nhân thừa số thừa số thứ nhất với tích của thừa số thứ hai và số thứ ba.
 a x b x c = ( a x b) x c = a x ( b x c)
Vận dụng:
*Bài 1: Tính theo mẫu để không phải thực hiện phép nhân ngoài bảng.
 Mẫu : 9 x 2 x 3 = 9 x( 2 x 3)
 = 9 x 6
 = 54
a. 4 x 5 x 2 b. 7 x 2 x 4 c. 2 x 8 x 3 
Bài 2:Không tính tích hãy chứng tỏ hai cặp tích sau bằng nhau:
 a. 10 x 4 và 5 x 8 b. 9 x 4

File đính kèm:

  • docGiao an boi duong HSG lop ba.doc