Đề và đáp án thi khảo sát đầu năm 2012-2013

doc2 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1693 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề và đáp án thi khảo sát đầu năm 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD &ĐT THANH OAI
 Đề và đáp án thi khảo sát đầu năm 2012-2013
ĐỀ BÀI:
Phần I (7điểm)
1.Chép lại bản dịch thơ bài thơ “ Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh theo SGKNV - Tập 2.
2. Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
3. “ Mặc dù phải chịu đựng hoàn cảnh thiếu thốn và khắc nghiệt như vậy nhưng với tâm hồn nghệ sĩ bay bổng tác giả vẫn cho người đọc thấy được một cuộc hội ngộ kì thú xúc động giữa người và trăng”
	Coi đây là câu mở đoạn cho một đoạn văn phân tích bài thơ “ Ngắm trăng”, em hãy viết tiếp một đoạn văn có độ dài khoảng 12 câu trong đó có sử dụng một lời dẫn trực tiếp, một câu phủ định ( Chỉ rõ lời dẫn trực tiếp và câu phủ định đó)
Phần II ( 3điểm)
(…) Nàng rót chén rượu đầy tiễn chồng mà rằng:
 Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong được đeo ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày trở về mang theo được hai chữ bình yên. Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến cho tiện thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lắng. Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét gửi người ải xa, trông liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình thương người đất thú! Dù có thư tín ngàn hàng, cũng sợ không có cánh hồng bay bổng.
Đoạn văn trên là lời nói của nhân vật nào, nói với ai, trong hoàn cảnh nào?
Đoạn thoại trên giúp em hiểu gì về tâm hồn nhân vật?
“ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ xuất hiện nhiều yếu tố kì ảo. Hãy cho biết tác giả muốn thể hiện điều gì khi đưa ra những yếu tố kì ảo đó?
ĐÁP ÁN:
Phần I.
Chép lại chính xác bản dịch thơ (1đ)
Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ: Tháng 8 năm 1942, HCM từ Pac Pó ( Cao Bằng) bí mật lên đường sang Trung Quốc tranh thủ sự viện trợ quốc tế cho cách mạng Việt Nam. Tại đây, Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt rồi bị giam tại tỉnh Quảng Tây. Trong những ngày đó, Người đã viết Nhật kí trong tù . Bài thơ “ Ngắm trăng” là một trong 133 bài của tập “ Nhật kí trong tù” (1đ)
Viết đoạn văn (5đ)
Yêu cầu: 
+ Hình thức: Trình bày đúng cách viết đoạn văn (0,5đ)
Đoạn văn được viết theo cách diễn dịch (0,5đ)
Có sử dụng lời dẫn trực tiếp và chỉ rõ lời dẫn trực tiếp đó. (0,5đ)
Có sử dụng một câu phủ định và chỉ rõ câu phủ định. (0,5đ)
+ Nội dung: Đảm bảo các ý cơ bản sau:
- Mặc dù người và trăng có song sắt nhà tù chắn ở giữa, song Người đã thả hồn ra ngoài song sắt nhà tù để tìm đến giao hòa với vầng trăng tự do đang tỏa rộng giữa trời. (0,5đ)
- Người tù ấy đã bất chấp và vượt lên sức đè nặng ghê gớm của ngục tù tàn bạo, bất chấp cái song sắt tàn bạo chắn trước mặt để lòng mình tự do say đắm ngắm trăng, “đối diện đàm tâm” với vầng trăng tri kỉ. Và vầng trăng ở đây cũng vượt qua song sắt nhà tù để tìm đến “ngắm nhà thơ”. Vậy là ở đây, chẳng những người chủ động tìm đến trăng sáng mà trăng cũng chủ động tìm đến ngắm người. (1đ)
- Hai câu thơ chữ Hán vừa có tiểu đối trong mỗi câu, vừa sánh đôi thành một cặp đối, đã làm nổi bật tình cảm song phương giữa người với trăng. Không chỉ người hướng tới cái đẹp của trăng mà trăng cũng phát hiện ra cái đẹp ở cõi người. (0,5đ)
- Phút giao cảm ấy khiến mọi đau thương, gian khổ, tăm tối của cuộc sống ngục tù,cả cái song sắt nhà tù kia như biến mất, tâm hồn con người trở nên thanh thản, nhẹ nhõm, thăng hoa: tù nhân thoắt biến thành thi nhân. Kết thúc bài thơ không còn tù ngục, không còn tù nhân chỉ có nhà thơ và vầng trăng tri kỉ, sự giao cảm diễn ra thật là mãnh liệt. (1đ)
Phần II 
1. 
- Đoạn thoại trên là lời của Vũ Nương(0,5đ)
- Nói với Trương Sinh khi tiễn Trương Sinh đi lính. (0,5đ)
2.
- Lời thoại trên cho thấy Vũ Nương là một người phụ nữ sống rất tình nghĩa, hết mực yêu thương chồng: không trông mong vinh hiển mà chỉ cầu cho chồng được bình an trở về ; cảm thông trước những nỗi vất vả, gian lao mà chồng sẽ phải chịu đựng; nàng còn bày tỏ nỗi lòng nhớ nhung khắc khoải của mình khi phải xa chồng. (1đ)
3. Ý nghĩa của các yếu tố kì ảo: (1đ)
- Thể hiện tính chất truyền kì của câu chuyện.
- Làm hoàn chỉnh thêm nét đẹp vốn có của nhân vật Vũ Nương : nặng tình, nặng nghĩa, quan tâm đến chồng con, khao khát được phục hồi danh dự.
- Tăng thêm ý nghĩa tố cáo hiện thực của xã hội.
- Tạo nên một kết thúc phần nào có hậu cho câu chuyện.
- Thế hiện ước mơ về lẽ công bằng ở đời của nhân dân.

File đính kèm:

  • docDE KHAO SAT DAU HOC KI I MON NGU VAN 9 20122013.doc