Đề và đáp án kiểm tra học kì I Các môn Khối 4 - Năm học 2012-2013

doc8 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 205 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề và đáp án kiểm tra học kì I Các môn Khối 4 - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I
 MÔN : TIẾNG VIỆT LỚP 4
 NĂM HỌC: 2012 - 2013
A. KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)
I. Đọc thành tiếng (5 điểm)
- Giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm rồi đọc thành tiếng.
- Học sinh đọc một đoạn khoảng 60 chữ trong các bài tập đọc sau:
 1. Thưa chuyện với mẹ	 (TV4, tập 1, trang 85)
2. Ông trạng thả diều	 (TV4, tập 1, trang 104)
3. Vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi	 (TV4, tập 1, trang 115)
4. Rất nhiều mặt trăng (TV4, tập 1, trang 163)
- Học sinh trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên yêu cầu.
 Chú ý: Tránh trường hợp 2 học sinh kiểm tra liên tiếp đọc một đoạn giống nhau.
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM - KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I
MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 - NĂM HỌC: 2010 – 2011
A. KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)
I. Đọc thành tiếng (5 điểm)
GV đánh giá, cho điểm dựa vào những yêu cầu sau: 
- Đọc đúng tiếng, đúng từ: 1 điểm.
( Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai 5 tiếng: 0 điểm)
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu hoặc cụm từ rõ nghĩa : 1 điểm.
( Không ngắt nghỉ hơi đúng ở 2 đến 3 chỗ: 0,5 điểm; không ngắt nghỉ hơi không đúng ở 4 chỗ trở lên: 0 điểm)
Giọng đọc bước đầu có biểu cảm: 1 điểm.
(Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm: 0,5 điểm; giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm: 0 điểm)
Tốc độ đọc đạt yêu cầu (80 tiếng/ phút): 1 điểm.
( Đọc quá 1 đến 2 phút: 0,5 diểm; đọc quá 2 phút: 0 điểm)
Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu: 1 điểm.
(Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm; không trả lời được hoặc trả lời sai ý: 0 điểm). 
Trường Tiểu học Thị trấn
Lớp 4...... 
Họ và tên :
KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
NĂM HỌC: 2012-2013
MÔN: Tiếng việt
Thời gian : ... phút
Ngày tháng năm 2012
II. Đọc hiểu:(5 điểm)
 Đọc thầm bài “Ông Trạng thả diều”(TV4- tập 1, trang 104 ) và làm các bài tập sau:
 Câu 1: Những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền?
 ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Câu 2: Nguyễn Hiền ham học và chịu khó học như thế nào?
 ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Câu 3: Vì sao chú bé Nguyễn Hiền được gọi là “Ông Trạng thả diều”?
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Câu 4: Tìm danh từ riêng và động từ có trong câu sau: “Lúc còn bé, Nguyễn Hiền biết làm diều để chơi”.
 a. Danh từ riêng:
Động từ: ..
 Câu 7:Chủ ngữ có trong câu “Có hôm, chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thời giờ chơidiều”là:
	....................................................................................................................................................
 II. Tập làm văn:(5 điểm) Hãy tả một đồ dùng học tập mà em yêu thích.
 ....................................................................................................
ĐÁP ÁN
 Câu 1: Những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền?
 Mới sáu tuổi đã có thể thuộc hai mươi trang sách trong một ngày.
 Câu 2: Nguyễn Hiền ham học và chịu khó học như thế nào?
 Không có bút viết thì lấy ngón tay,mảnh gạch vỡ để viết.
 Câu 3: Vì sao chú bé Nguyễn Hiền được gọi là “Ông Trạng thả diều”?
 Vì khi đỗ Trạng nguyên, Nguyễn Hiền vẫn là một chú bé ham thích chơi diều.
 Câu 4: Tìm danh từ riêng và động từ có trong câu sau: “Lúc còn bé, Nguyễn Hiền biết làm diều để chơi”.
Danh từ riêng: Nguyễn Hiền
Động từ: làm. chơi
 Câu 7:Chủ ngữ có trong câu “Có hôm, chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thời giờ chơidiều”là: chú
II. TẬP LÀM VĂN:(5 điểm)
Bài làm đạt các yêu cầu sau:
 Bài viết khoảng 12 câu trở lên, đầy đủ các phần của bài văn miêu tả đồ vật. Ý diễn đạt chặt chẽ, thể hiện rõ đặc điểm nổi bậc của đồ vật được tả. Câu văn gãy gọn ,đúng ngữ pháp, phù hợp ngữ nghĩa; dùng từ sát hợp, có hình ảnh gợi tả. Bài làm không mắc lỗi diễn đạt, chính tả.
 Tuỳ thực tế bài làm của học sinh, có thể ghi theo thang điểm: 5; 4,5; 4; 3,5; 3; 2.5; 2; 1,5; 1; 0,5.
Trường Tiểu học Thị trấn
Lớp 4...... 
Họ và tên :
KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
NĂM HỌC: 2012-2013
MÔN: Toán
Thời gian : ... phút
Ngày tháng năm 2012
Đặt tính rồi tính:
 115 248 + 2 816
 58972 – 42 858
 2 148 × 126
.
.
.
 : 29
 2) Tính giá trị của biểu thức
 4320 × 18 - 34 578
.....................................................................
.....................................................................
 715709 - 1988 : 14
.................................................................
.................................................................
 3)Tìm x
 x - 2068 = 504977
 ................................
.............
 1855 : x = 35
..
..
4) Người ta xếp đều những gói kẹo vào 25 hộp, mỗi hộp chứa 120 gói. Hỏi nếu chưa mỗi hộp 150 gói thì cần có bao nhiêu hộp để xép hết số kẹo đó?
 Tóm tắt:
......
....
....
...
...
 Bài giải
......
......
......
Một mảnh vườn hình chữ nhật có diện tích 1750m2. Có chiều rộng 25m.Tính chidài mảnh vườn đó.
Tóm tắt:
 Bài giải
.
Đáp án môn Toán
Lớp 4
1.Đặt tính rồi tính: 3 điểm
- Mỗi phép tính cộng , trừ làm đúng được 0,5 điểm.
- Mỗi phép tính nhân, chia làm đúng được 1 điểm
 Kết quả lần lượt là: 118064; 16114; 270648; 2315
 2) Tính giá trị của biểu thức (2 điểm). Mỗi phép tính đúng được 1 điểm
 4320 × 18 - 34 578
 = 77760 - 34578
 = 43182
 715709 - 1988 : 14
 = 715709 - 142
 = 715567
 3)(2 điểm) Mỗi phép tính Tìm x làm đúng được 1 điểm
 x - 2068 = 504977
 x = 504977 + 2068
 x = 507045
 1855 : x = 35
 x = 1855 : 35
 x = 53 
4) (2 điểm)
 Tóm tắt: (0,25điểm)
Mỗi hộp: 120 gói; Có: 25 hộp
Mỗi hộp: 150 gói
Cần: .... hộp? 
 Bài giải
Tổng số gói kêọ trong 25 hộp là: 
 120 × 25 = 3000(gói) 1điểm
Nếu đóng mỗi hộp 150 gói thì cần số hộp là: 3000 : 150 = 20 (hộp) 1,5 điểm
 Đáp số: 20 hộp (0,25điểm)
5. 1 điểm
 Bài giải
Chiều dài mảnh vườn hình chữ nhật đó là:
 1750 : 25 = 70(m)
 Đáp số: 70m
Trường Tiểu học Thị trấn
Lớp 4...... 
Họ và tên :
KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
NĂM HỌC: 2012-2013
MÔN: Khoa học
Thời gian : ... phút
Ngày tháng năm 2012
Câu 1: Quá trình lấy thức ăn, nước uống, không khí từ môi trường xung quanhđể tạo ra chất riêng cho cơ thể và thải ra những chất cặn bã ra môi trường được gọi chung là quá trình gì?
Câu 2: Khi thực hiện quá trình hô hấp, con người và động vật sẽ lấy và thải chất khí gì?
Câu 3: Nêu tính chất cơ bản của nước?
Câu 4: Cần ăn uống như thế nào để phòng tránh bệnh béo phì?
Câu 5: Cơ thể trẻ em chậm phát triển, kém thông minh, dễ bị bệnh bướu cổ là do thiếu chất nào?
ĐÁP ÁN
 Đúng mỗi ý ghi 0,5 điểm
Câu 1: Quá trình lấy thức ăn, nước uống, không khí từ môi trường xung quanhđể tạo ra chất riêng cho cơ thể và thải ra những chất cặn bã ra môi trường được gọi chung là quá trình trao đổi chất.
Câu 2: Khi thực hiện quá trình hô hấp, con người và động vật sẽ: Lấy ô-xi, thải khí các-bô-níc.
Câu 3: Nước có các tính chất cơ bản sau:
- Trong suốt.
- Không mùi, không màu, không vị.
- Hoà tan được một số chất.
Câu 4: Cần ăn uống như thế nào để phòng tránh bệnh béo phì?
- Ăn uống hợp lí, rèn thói quen ăn điều độ,ăn chậm nhai kĩ. Năng rèn luyện, vận động, đi bộ và tập thể dục thể thao.
Câu 6: Cơ thể trẻ em chậm phát triển, kém thông minh, dễ bị bệnh bướu cổ là do thiếu chất I-ốt
Trường Tiểu học Tiên An
Lớp:
Họ và tên:
KIỂM TRA CUỐI KÌ I
 Năm học: 2009-2010
 Môn:Lịch sử& Địa lí Lớp 4
GT
GK
Điểm
Thời gian làm bài 40 phút (không kể thời gian phát đề)
I. Phần lịch sử: (10 điểm)
Câu 1: Nêu nguyên nhân Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa:
Câu 2: Đinh Bộ Lĩnh có công gì?
Câu 3: Nguyên nhân dẫn đến thắng lợi cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ hai năm 1075-1077 .
Câu 4: Nhà Trần thành lập trong hoàn cảnh nào?
Câu 8: Vì sao Lý Thái Tổ chọn vùmg đất Đại La làm kinh đô?
II. Phần địa lí:(10 điểm)
Câu 1: Nêu tên một số dân tộc ít người sống ở Hoàng Liên Sơn 
Câu 2: Tây Nguyên có địa hình như thế nào?
Câu 3: Đồng bằng Bắc Bộ được bồi đắp bởi phù sa của những con sông nào?
Câu 4: Những làng nghề thủ công tryền thống ở đồng bằng Bắc Bộ là:
Câu 5: Vì sao đồng bằng Bắc Bộ trở thành vựa lúa lớn thớ hai cả nước ?
ĐÁP ÁN
I. Phần lịch sử :(10 điểm)
Câu 1: Nêu nguyên nhân Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa: (1,5điểm)
Hai Bà Trưng nổi dậy khởi nghĩa để đền nợ nước, trả thù nhà.
Câu 2: Đinh Bộ Lĩnh có công gì? (1điểm)
Dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước
Câu 3: Nguyên nhân thắng lợi cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ hai năm 1075-1077 .
- Do quân dân ta rất dũng cảm. Lí Thường Kiệt là một tướng tài (Chủ động tấn công sang đất Tống, lập phòng tuyến sông Như Nguyệt) (2 điểm)
Câu 4: Nhà Trần thành lập trong hoàn cảnh Lí Chiêu Hoàng lên ngôi lúc 7 tuổi họ Trần tìm cách để Lí Chiêu Hoàng lấy Trần cảnh, rồi buộc nhường ngôi cho chồng, vào năm 1226. Nhà Trần được thành lập (3 điểm)
Câu 5: Lý Thái Tổ chọn vùmg đất Đại La làm kinh đô vì: Đại La là trung tâm của đất nước, Đất rộng bằng phẳng, màu mỡ. (2,5 điểm)
II. Phần địa lí:(10 điểm)
 Câu 1: 1 điểm
 Câu 2, câu 3 mỗi câu trả lời đúng được 1,5 điểm.
 Câu 4, câu 5 mỗi câu trả lời đúng được 3 điểm 
 Câu 1: Một số dân tộc ít người sống ở Hoàng Liên Sơn là:
 Dao, Mông, Thái. b
 Câu 2: Tây Nguyên có địa hình :
 Gồm các cao nguyên xếp tầng cao, thấp khác nhau.
Câu 3: Đồng bằng Bắc Bộ được bồi đắp bởi phù sa của những con sông:
- Sông Hồng và sông Thái Bình
Câu 4: Những làng nghề thủ công tryền thống ở đồng bằng Bắc Bộ là:
Gốm Bát Tràng, chiếu cói Kim Sơn, đệt lụa Vạn Phúc
Câu 5: Vì có đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, người dân có kinh nghiệm sản xuất.

File đính kèm:

  • docde kt TV,T, KH, S+Đ L4 2012-2013.doc