Đề và đáp án kiểm tra cuối học kì II Tiếng việt Lớp 4 - Năm học 2009-2010

doc3 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 245 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề và đáp án kiểm tra cuối học kì II Tiếng việt Lớp 4 - Năm học 2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường :
Giám thị 1
Giám thị 2
KTĐK- CUỐI KÌ 2
Họ tên :
NĂM HỌC 2009- 2010
Lớp :
MÔN :ĐỌC THẦM
SBD :
SỐ MẬT MÃ :
 Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm)
1. Đọc thầm bài: 
ĐI XE NGỰA
	Chiếc xe cùng con ngựa Cú của anh Hoàng đưa tôi từ chợ quận trở về. Anh là con của chú Tư Khởi, người cùng xóm, nhà ở đầu cầu sắt. Nhà anh có hai có ngựa, con Ô với con Cú. Con Ô cao lớn, chạy buổi sáng chở được nhiều khách và khi cần vượt qua xe khác để đón khách, anh chỉ ra roi đánh gió một cái tróc là nó chồm lên, cất cao bốn vó, sải dài, và khi tiếng kèn anh bóp tò te tò te, thì nó qua mặt chiếc trước rồi. Còn con Cú, nhỏ hơn, vừa thấp lại vừa ngắn, lông vàng như lửa. Nó chạy buổi chiều ít khách, nó sải thua con Ô, nhung nước chạy kiệu rất bền. Cái tiếng vó của nó gõ xuống mặt đường lóc cóc, đều đều thật dễ thương. Tôi thích nó hơn con Ô, vì tôi có thể trèo lên lưng nó mà nó không đá. Mỗi lần về thăm nhà, tôi thường đi xe của anh. Anh cho tôi đi nhờ, không lấy tiền. Thỉnh thoảng đến những đoạn đường vắng, anh trao cả dây cương cho tôi Cầm được dây cương, giựt giựt cho nó chồm lên, thú lắm.
 	Theo NGUYỄN QUANG SÁNG
1/ Ý chính của bài văn là gì?
a. Nói về hai con ngựa kéo xe khách.
b. Nói về một chuyến đi xe ngựa.
c. Nói về cái thú đi xe ngựa.
2/ Câu “Cái tiếng vó của nó gõ xuống mặt đường lóc cóc, đều đều thật dễ thương.” Miêu tả đặc điểm con ngựa nào?
a. Con ngựa Ô.
b. Con ngựa Cú.
c. Cả hai con.
3/ Vì sao tác giả thích con ngựa Cú hơn con ngựa Ô?
a. Vì nó chở được nhiều khách.
b. Vì nước chạy kiệu của nó rất bền.
c. Vì có thể treo lên lưng nó mà nó không đá.
4/ Vì sao tác giả rất thích thú khi đi xe ngựa của aanh Hoàng?
a. Vì anh Hoàng là người hàng xóm, cho đi nhờ không lấy tiền.
b. Vì tác giả yêu thích hai con ngựa, lại cầm được dây cương điều khiển.
c. Cả hai ý trên.
5/ Câu “Thình thoảng đến những đoạn đường vắng, anh trao cả dây cương cho tôi.” Thuộc kiểu câu gì?
a. Câu kể
b. Câu khiến
c. Câu hỏi
6/ Chủ ngữ trong câu: “Cái tiếng vó của nó gõ xuống mặt đường lóc cóc, đều đều, thật dễ thương.’’ là những từ ngữ nào?
a. Cái tiếng vó của nó
b. Cái tiếng vó của nó gõ xuống mặt đường
c. Cái tiếng vó của nó gõ xuống mặt đường lóc cóc, đều đều
7/ Câu “Còn con Cú, nhỏ hơn, vừa thấp lại vừa ngắn,lông vàng như lửa.” có mấy tình từ ?
a. Hai tính từ (Đó là:)
b. Ba tính từ (Đó là:..)
c. Bốn tính từ (Đó là:)
8/ Bài này có mấy danh từ riêng?
a. Hai danh từ riêng (Đó là ..)
b. Ba danh từ riêng (Đó là  ..)
c.Bốn danh từ riêng (Đó là  ...)
9/ Điền từ còn thiếu vào chỗ trống cho thích hợp :
Để nói rõ thời gian sự việc diễn ra trong câu , ta có thể thêm -----------
------------------------------------------------------------------------------------------ 
------------------------------------------------------------------------------------------
 -------------------------------------------------------------------------------------------
 -------------------------------------------------------------------------------------------
	 --------------------------------------------------------------------------------------------
 ---------------------------------------------------------------------------------------------
 ----------------------------------------------------------------------------------------------	
10 / Đặt câu có trạng ngữ chỉ mục đích ở đầu câu :
	 -----------------------------------------------------------------------------------------------
	 -----------------------------------------------------------------------------------------------
ĐÁP ÁN THI CUỐI HỌC KỲ 2
KHỐI LỚP 4 
I. TIẾNG VIẾT
1. ĐỌC
Mỗi câu chọn đúng đạt 0,5 đ
CÂU
1
2
3
4
5
6
CHỌN ĐÚNG
C
A
A
C
A
B
Câu 7: (1đ) HS chọn câu C (0,5đ) Kể đủ 4 tính từ: nhỏ, thấp, ngắn, vàng)
Câu 8: (1 điểm) HS chọn câu C (0,5đ). Kể 4 danh từ riêng: Cú, Hoàng, Tư Khởi, Ô)
2. VIẾT
I/- Chính tả: 5 điểm
- Bài viết không sai chính tả, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ. (5 điểm)
- Cứ sai 1 lỗi chính tả thông thường (phụ âm, đầu, vần, dấu thanh) trừ 0,5 điểm.
- Chữ viết không rõ ràng, không đúng độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày bẩn tuỳ mức độ có thể trừ toàn bài đến 1 điểm.
II/- Tập làm văn: 5 điểm.
1/ Hình thức: 1 điểm.
- Chữ viết rõ ràng, sạch sẽ: 0,25 điểm.
- Bài viết có đủ các phần: mở bài, thân bài và kết bài: 0, 5 điểm.
- Không sai quá 5 lỗi chính tả: 0,25 điểm.
2/ Nội dung: 4 điểm.
- Học sinh viết được phần mở bài (trực tiếp hoặc gián tiếp): 0,75 điểm.
- Học sinh viết được thân bài, miêu tả có trình tự bao quát đến chi tiết, tả được những đặc điểm tiêu biểu nổi bật của con vật theo yêu cầu(2,5 điểm).
- Hoc sinh viết được phần kết bài (mở rộng hoặc không mở rộng): 0,75 điểm.
Lưu ý đối với phần thân bài:
- Đoạn viết rõ ràng, mạch lạc, sinh động, dùng từ có sự chọn lọc, có những ý văn hay thể hiện rõ đặc điểm của con vật, tình cảm của người đối với con vật thì được 2,5 điểm.
- Đoạn viết rõ ràng, mạch lạc, dùng từ chính xác, biết sử dụng các kiểu câu chính xác, sinh động thì được 2 điểm.
- Đoạn viết tương đối rõ ràng, mạch lạc, dùng từ khá chính xác thì được 1,5 điểm.
- Đoạn viết không đúng trọng tâm, dùng từ thiếu chính xác, viết câu không đúng ngữ pháp.. và bài văn mẫu: 0 đ

File đính kèm:

  • docDE THI CHKII DOC THAM.doc