Đề và đáp án khảo sát học sinh giỏi Tiếng việt Lớp 3 - Năm học 2008-2009

doc6 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 372 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề và đáp án khảo sát học sinh giỏi Tiếng việt Lớp 3 - Năm học 2008-2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài khảo sát học sinh giỏi năm học 2008 – 2009
Môn tiếng việt lớp 3
Số báo danh
Trường tiểu học : ...
Số phách
Lớp 3 ...
Họ và tên : .....
Giám thị 1 : Giám thị 2 : ..
điểm
Môn tiếng việt lớp 3
Số phách
(Thời gian làm bài 60 phút)
Giám khảo 1: ..............................................................................
Giám khảo 2: .............................................................................. 
Phần1 Đọc thầm và làm bài trắc nghiệm. ( 4 điểm)
Đêm trong rừng
	Trăng cuối tháng vàng và nhọn như một chiếc lược ngà non đã ló ra khỏi đỉnh núi. Trời đầy sao. Gió lộng trên những ngọn cây cao nhưng trong rừng thì hoàn toàn yên tĩnh. Hoa lá, quả chín, những vạt nấm ẩm ướt và con suối chảy thầm dưới chân đua nhau toả mùi thơm. Những đốm sáng lân tinh trên gỗ và trên lá mục lấp lánh.
	Nhìn qua luồng sáng của những ngọn đèn người gác rừng, ta thấy rất rõ cái tấp nập thầm lặng của rừng đêm. Cầy cáo chạy nhao nhao dưới đất. Những con cheo cheo bé bỏng lông vàng mượt, xinh xắn như một lũ hoãng non, rón rén đi tìm măng. Đôi lúc lại thấy một vài con vật thanh mảnh nhảy vụt qua ánh đèn. Một mùi hương thơm ngào ngạt đọng ở lối đi, tưởng chừng chúng đã để lại trên đường những dấu chân thơm.
 Vũ Hùng
 - Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng.
1- Rừng đêm được miêu tả qua các sự vật nào?
A-	Trăng, sao, gió, hoa lá, ánh sáng.
B- 	Trăng, sao, gió, hoa quả, các con vật.
C- Trăng, sao, gió, hoa lá, quả chín, ánh trăng, các con vật, mùi thơm.
Học sinh không được viết vào khoảng này
2- Rừng đêm có những màu sắc gì?
A- 	Màu của hoa quả
B- Màu xanh của lá cây.
C- Màu vàng ngà của trăng và vàng mượt của những con cheo cheo. 
3 Bộ phận in đậm trong câu: “ Nhìn qua luồng sáng của những ngọn đèn người gác rừng, ta thấy rất rõ cái tấp nập thầm lặng của rừng đêm.” trả lời cho câu hỏi nào dưới đây ?
A- Vì sao?
B- ở đâu?
C- Khi nào ?
4- Vì sao tác giả viết: “Nhìn qua luồng sáng của những ngọn đèn người gác rừng, ta thấy rất rõ cái tấp nập thầm lặng của rừng đêm.” ?
A- 	Vì rừng đêm rất yên tĩnh.
B- 	Vì đêm trong rừng có những hoạt động của cây lá, các con thú.
C-	Cả hai ý trên
5- Vì sao có thể so sánh hương thơm trong rừng đêm như những dấu chân thơm?
A- 	Vì hoa lá, quả chín, những vạt nấm đua nhau toả mùi thơm.
B- 	Vì mùi hương trong rừng đêm ngào ngạt đọng lại ở các lối đi.
C-	Vì vạt nấm thơm mọc thành từng cụm ven đường đi.
6- Trong bài có mấy hình ảnh so sánh?
A- 	Một hình ảnh so sánh.
B- 	Hai hình ảnh so sánh.
C-	Ba hình ảnh so sánh.
Phần 2 Tự luận ( 15 điểm)
	“Mặt trời gác núi
	Bóng tối tan dần
	Anh Đóm chuyên cần
	Lên đèn đi gác
	Theo làn gió mát
	Đóm đi rất êm
 	Đi suốt một đêm
 	Lo cho người ngủ.”
	Võ Quảng
5- Sự vật nào trong khổ thơ trên được nhân hoá? Được nhân hoá bằng cách nào? Đọc bài thơ giúp em cảm nhận được điều gì?
II- (10 điểm)
Em hãy viết một đoạn văn ngắn kể về một buổi vui chơi của em cùng các bạn với trò chơi dân gian để lại trong em ấn tượng sâu sắc nhất.
 Hướng dẫn chấm khảo sát học sinh giỏi
Tiếng việt lớp 3
Phần 1: (6 điểm)
 Làm bài trắc nghiệm: 6 điểm
Mỗi ô điền đúng cho 1 điểm.
1: 	C	4: C	
2: 	C	5: B
3: 	A	6: B
Phần 2 Tự luận ( 14 điểm)
+ Cảm thụ: 4 điểm
Chỉ ra được sự vật được nhân hoá: Đom đóm : ( 0,5 điểm)
Nêu được các cách nhân hoá:
	Gọi con vật như người: Anh Đóm ( 0,5 điểm),
	Chỉ hoạt động như con người: đi gác, đi rất êm, lo cho người ngủ 1 điểm
	 Đom đóm có phẩm chất như con người: Chuyên cần  1 điểm
Nêu được cảm nhận con người và thiên nhiên gần gũi, gắn bó hòa quyện vào nhau cho 1điểm
Tập làm văn: 10 điểm
Yêu cầu 
-Giới thiệu được thời gian vui chơi: cho 0,5điểm
- Nêu được tên trò chơi: 	 cho 0,5 điểm
- Nêu được cách chơi: cho 1 điểm
- Kể được những người cùng tham gia chơi cho 1 điểm.
- Nêu được một số hoạt động chủ yếu của em cùng các bạn trong quá trình chơi:2 điểm.
- Nêu được không khí vui chơi của mọi người cho 1 điểm.
- Nêu được khung cảnh chung của khu vực vui chơi cho : 1 điểm
- Kết thúc trò chơi như thế nào? cho 1 điểm.
- Cảm nhận của em sau khi chơi cho 1 điểm
Xây dựng được kết cấu kể chuyện hấp dẫn cho 1 điểm.
Học sinh có thể lồng các nội dung trên khi kể. ở từng nội dung có chấm điểm diễn đạt, nếu sai lỗi diễn đạt ở từng nội dung trừ 0,5 điểm
Chấm xong cộng điểm toàn bài không làm tròn

File đính kèm:

  • docDe thi TiengViet lop3.doc