Đề thi tuyển sinh lớp 10 – năm học 2003 – 2004 môn: Hóa học

pdf2 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 1212 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tuyển sinh lớp 10 – năm học 2003 – 2004 môn: Hóa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh 
Trường Phổ Thông Năng Khiếu 
***** 
ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 – Năm học 2003 – 2004 
Môn: HÓA HỌC (150 phút) 
Câu 1: Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế khí clo bằng cách cho MnO2 tác dụng với 
dung dịch HCl đậm đặc. 
a) Viết phương trình phản ứng xảy ra. 
b) Khí clo thu được có lẫn một ít hơi nước và khí HCl. Làm thế nào có được khí clo tinh 
khiết từ khí clo có lẫn hai tạp chất trên? (Chấp nhận rằng khí clo tan ít trong nước) 
Câu 2: Bổ túc chuỗi phản ứng sau (mỗi mũi tên ứng với một phản ứng): 
Fe → FeCl2 → Fe(NO3)2 → Fe(NO3)3 → Fe(OH)3 → Fe2O3 → Fe 
Câu 3: Hỗn hợp khí A gồm 2,5 lít hydro và 7,5 lít etan; Hỗn hợp khí B gồm 5,0 lít metan và 
5,0 lít etilen. Các thể tích khí được đo ở cùng nhiệt độ và áp suất. Hỏi hỗn hợp khí A hay 
hỗn hợp khí B nặng hơn? Giải thích? 
Câu 4: Phân tích nguyên tố của hợp chất hữu cơ có 4 đồng phân mạch hở (không có vòng) 
cho các kết quả sau: cacbon 64,81%, hydro: 13,6%, phần còn lại là oxy. Biết phân tử 
lượng của chúng là M = 74g/mol. Cả bốn đồng phân này đều cho phản ứng với natri kim 
loại, giải phóng khí hydro. Xác định CTCT của 4 đồng phân này? 
Câu 5: Một hỗn hợp X gồm Zn và Al dạng bột mịn được chia làm hai phần: phần A có khối 
lượng bằng một nửa phần B. Người ta tiến hành các thí nghiệm sau: 
- Thí nghiệm 1: cho phần A vào 0,6 lít dung dịch HCl 1 M, thu được 6,72 lít khí H2. 
- Thí nghiệm 2: cho phần B vào hỗn hợp gồm 1,5 lít dung dịch HCl 1 M và 1,0 lít dung 
dịch H2SO4 1 M, thu được 15,68 lít khí H2. 
a) Viết các phương trình biểu diễn các phản ứng xảy ra dưới dạng ion: 
M + nH+ Ỉ Mn+ + n/2 H2
b) Trong thí nghiệm 1, phần A đã phản ứng hết hay chưa? Giải thích. Câu hỏi tương tự 
cho phần B trong thí nghiệm 2. 
c) Biết rằng trong hỗn hợp X, số mol Zn gấp đôi số mol Al, tính khối lượng hỗn hợp X. 
d) Tính khối lượng muối khan thu được trong thí nghiệm 1, chấp nhận rằng kim loại 
mạnh phản ứng hết trước. 
e) Tính giới hạn trên và dưới của khối lượng muối khan thu được trong thí nghiệm 2. 
Biết rằng các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn, các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu 
chuẩn (đktc). 
Câu 6: Một bình kín có dung tích 4,48 lít chứa hỗn hợp khí gồm hydro và axetylen (ở 
đktc) và một ít bột niken. Nung nóng bình một thời gian, sau đó làm nguội trở về nhiệt độ 
ban đầu. 
- Nếu cho ¼ lượng khí sau phản ứng đi qua dung dịch bạc nitrat trong amoniac thấy tạo 
ra 0,6 gam kết tủa theo phản ứng: C2H2 + 2AgNO3 + 2NH3 Ỉ C2Ag2↓ + 2NH4NO3 
- Nếu cho ¼ lượng khí sau phản ứng đi qua nước Brom, thấy khối lượng dung dịch tăng 
lên 0,345 gam. 
- Nếu đốt cháy ¼ lượng khí sau phản ứng với lượng dư oxi thấy tạo thành 0,896 lít khí 
cacbonic ở đktc. 
Viết tất cả các phương trình phản ứng đã xảy ra và xác định thành phần phần trăm theo 
thể tích của các khí trước và sau phản ứng hydro hóa. 
HẾT 
Thí sinh không dùng bảng phân loại tuần hoàn. 
Cho H = 1, C = 12, O = 16, Al = 27, S = 32, Cl = 35,5, Zn = 65, Ag = 108. 

File đính kèm:

  • pdfhoank0304.pdf
Đề thi liên quan