Đề thi trạng nguyên nhỏ tuổi Tiếng việt Lớp 5 - Năm học 2013-2014 - Trường Tiểu học Quang Yên

doc3 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 257 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi trạng nguyên nhỏ tuổi Tiếng việt Lớp 5 - Năm học 2013-2014 - Trường Tiểu học Quang Yên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT SÔNG LÔ
TRƯỜNG TH QUANG YÊN
ĐỀ THI TRẠNG NGUYÊN NHỎ TUỔI
Môn Tiếng Việt - Lớp 5
(Thời gia làm bài: 40 phút)
	Họ và tên:................................................Lớp .......... 
	Số báo danh:...........
PHẦN 1: PHẦN THI TRẮC NGHIỆM
	Đọc bài văn sau:
Quần đảo Trường Sa
	Cách Bà Rịa khoảng năm trăm cây số về phía đông - nam bờ biển, đã mọc lên một chùm đảo san hô nhiều màu. Đó là quần đảo Trường Sa, mảnh đất xa xôi nhất của Tổ quốc ta.
	Quần đảo gồm nhiều đảo nhỏ, đứng theo hình vòng cung. Mỗi đảo là một bông hoa san hô rực rỡ góp thành một lẵng hoa giữa mặt biển Đông xanh mênh mông.
	Từ lâu, Trường Sa đã là mảnh đất gần gụi với ông cha ta. Đảo Nam Yết và Sơn Ca có giống dừa đá, trái nhỏ nhưng dày cùi, cây lực lưỡng, cao vút. Trên đảo còn có những cây bàng quả vuông bốn cạnh, to bằng nửa chiếc bi đông, nặng bốn năm lạng, khi chín vỏ ngả màu da cam. Gốc bàng to, đường kính chừng hai mét, xoè một tán lá rộng. Tán bàng là một cái nón che bóng mát cho những hòn đảo nhiều nắng này. Bàng và dừa đều đã cao tuổi, người lên đảo trồng cây chắc chắn phải từ rất xa xưa.
	Một buổi sáng đào công sự, lưỡi xẻng của anh chiến sĩ xúc lên một mảnh đồ gốm có nét hoa văn màu nâu và xanh, hình đuôi rồng. Anh chiến sĩ quả quyết rằng những nét hoa văn này y như hao văn trên hũ rượu thờ ở đình làng anh. Nhiều thế hệ người Việt Nam đã đặt chân lên đây, khi tìm báu vật, khi trồng cây để xanh tươi mãi cho tới hôm nay.
 Hà Đình Cẩn
 Trích "Quần đảo san hô"
 	Hãy chọn câu trả lời đúng nhất bằng cách khoanh vào đáp án A, B, C trong các câu hỏi sau.
Câu 1: Chọn tên gọi khác cho bài văn này:
A. Bãi san hô.
B. Dừa đá .
C. Mảnh đất thân yêu của Tổ quốc ta.
Câu 2: Quần đảo Trường Sa có gì đặc biệt?
A. Gồm nhiều đảo nhỏ, nằm sát nhau, đảo nào cũng đẹp.
B. Gồm nhiều đảo nhỏ xếp theo hình vòng cung, đảo nào cũng có màu sắc đẹp.
B. Đảo Nam Yết và Sơn Ca là có màu sắc đẹp.
Câu 3: Chi tiết nào trong bài cho biết cha ông ta đã lên đảo từ xa xưa?
A. Dừa và bàng đều đã cao tuổi, cho nhiều quả.
B. Cha ông ta đã ra đảo trồng cây và tìm báu vật.
C. Trên đảo có mảnh gốm giống đồ gốm thờ ở đình làng anh chiến sĩ, dừa và bàng trồng trên đảo đều đã cao tuổi.
Câu 4: Nhóm nào sau đây chỉ gồm các từ láy?
A. lực lưỡng, rực rỡ, gần gụi, xa xưa, quả quyết, mênh mông.
B. xa xôi, bờ biển, gần gụi, lực lưỡng, quả quyết, rực rỡ, mênh mông.
C. xa xôi, lực lưỡng, gần gụi, mênh mông, quả quyết, rực rỡ.
Câu 5: Dấu phẩy trong câu văn sau "Trên đảo còn có những cây bàng quả vuông bốn cạnh, to bằng nửa chiếc bi đông, nặng bốn năm lạng, khi chín vỏ ngả màu da cam" có tác dụng gì? 
A. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.
B. Ngăn cách bộ phận trạng ngữ với bộ phận chủ ngữ, vị ngữ.
C. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ.
Câu 6. Từ "đá" trong cụm từ "giống dừa đá" và từ "đá" trong từ "đá cuội" có quan hệ như thế nào?
A. Là hai từ đồng nghĩa.
B. Là hai từ đồng âm.
C. Là một từ nhiều nghĩa.
PHẦN 2: PHẦN THI TỰ LUẬN
Câu 1. Gạch chân bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ (nếu có) trong câu văn sau:
	- Cách Bà Rịa khoảng năm trăm cây số về phía đông - nam bờ biển, đã mọc lên một chùm đảo san hô nhiều màu.
Câu 2. Đặt một câu trong đó có câu tục ngữ "Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn".
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 3. Trong bài thơ "Đất nước" của nhà thơ Nguyễn Đình Thi có câu:
"Trời xanh đây là của chúng ta
 Núi rừng đây là của chúng ta"
	Theo em, nhà thơ muốn nhắn nhủ thế hệ trẻ chúng ta điều gì qua ý hai câu thơ trên?

File đính kèm:

  • docDE THI HSG CAP HUYEN NH 1314.doc