Đề thi trạng nguyên nhỏ tuổi môn Tiếng việt Lớp 4

doc5 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 357 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi trạng nguyên nhỏ tuổi môn Tiếng việt Lớp 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đê thi trạng nguyên lớp 4
Bàn chân kỳ diệu
	Nguyễn Ngọc Kí liệt cả hai tay nhưng em rất ham học.
	Hàng ngày, khi chưa được nhận vào lớp, Kí thường cặp một mẩu gạch vào ngón chân và tập viết. Thấy Kí ham học, cô giáo đã nhận và dọn một chỗ ở góc lớp, trải chiếu cho em ngồi tập viết. Kí cặp cây bút vào ngón chân và tập viết vào trang giấy. Ôi! Biết bao nhiêu khó khăn. Cây bút như không chịu làm theo ý muốn của Kí. Bàn chân Kí giẫm lên trang giấy, cực quậy một lúc là nhàu nát cả. Mực bê bết. Mờy ngón chân mỏi nhừ. Cô giáo thay cây bút chì cho Kí. Kí nhận lại kiên nhẫn tập viết. Mờy ngón chân của Kí quắp lại, giữ cho cây bút chì đã khó rồi, còn điều khiển cho nó viết thành chữ càng khó hơn. Có lần Kí bị chuột rút, bàn chân co quắp lại, không duỗi ra được. Kí đau đến tái người, mặt mũi nhăn nhó, em quẳng bút chì vào xó nhà định thôi học. Nhưng được cô giáo Cương và các bạn an ủi, động viên, Kí lại quắp bút vào ngón chân và hì hục tập viết. Kí bền bỉ vượt mọi khó khăn. Dù trời nắng hay mưa, dù người mệt mỏi, ngón chân đau nhức ... Kí vẫn không nản lòng. Buổi học nào cũng vậy, trong góc lớp, trên mảnh chiếu nhỏ, Kí hì hục ttập viết hoài.
	Nhờ kiên trì luyện tập, Kí đã thành công. Em đã đuổi kịp các bạn, chữ viết ngày một đều hơn, đẹp hơn. Nguyễn Ngọc Kí đã hai lần được Bác Hồ gửi tặng huy hiệu của Người.
	(Theo Truyện đọc 3 (1995))
Câu 1: Dựa cào nội dung bài đọc, hãy khoanh vào những ý trả lời đúng nhất cho từng câu hỏi dưới đây:
Nguyễn Ngọc Kí có điểm nào trong các điểm sau khác với các bạn trong lớp:
Hay bị mỏi chân, mỏi tay.
Bị liệt cả hai tay nên phải tập viết bằng chân.
Hay bị chuột rút, chân co quắp đau đớn.
Cô giáo nhận Kí vì lý do nào dưới đây:
Vì cô giáo thương Kí.
Vì Kí ham học.
Vì cả hai lý do trên
Câu nào dưới đây nêu đúng ý nghĩa của từ kiên nhẫn?
Tỏ ra quyết tâm làm bằng được điều đã định.
Giữ vững, không thay đổi ý địn, ý chí để làm được việc gì đó đến cùng, mặc dù gặp khó khăn, trở ngại.
Có khả năng tiếp tục làm việc đã định một cách bền bỉ, không nản lòng mặc dù thời gian kéo dài và mất nhiều công sức
Kí đã thành công vì lý do nào sau đây?
Do Kí ham học.
Do được các bạn động viên.
Do Kí kiên trì luyện tập, có lòng học và được cô giáo cùng các bạn động viên.
Vì sao câu chuyện có tân là Bàn chân kì diệu?
Vì câu chuyện nói về bàn chân khác các bàn chân bình thường.
Vì câu chuyện nói về bàn chân của một người không bình thường.
Vì câu chuyện nói về bàn chân của một bạn tàn tật đã làm được những việc khó khăn tưởng như không thể làm được: Viết chữ
Dòng nào trong các dòng dưới đây chỉ gồm các từ láy có trong bài đọc?
Khó khăn, hì hục, cựa quậy, bê bết, nhăn nhó, an ủi, bền bỉ.
Hì hục, mặt mũi, bền bỉ, cực quậy, bê bết, nhăn nhó.
Co quắp, bê bết, bền bỉ, khó khăn, băn khoăn, lo lắng, hì hục.
Câu 2: Trong bài đọc có mấy danh từ riêng. Đó là những từ nào?
Câu 3. Từ nào dưới đây không phải từ láy:
	A. Sáng sủa	B. Sáng sớm	C. Sóng sánh	D. Sung sướng
Câu 4. Câu: “Mới sáng tinh mơ, chú gà trống nòi đã gáy vang trên cành ổi bên hồi nhà”. Có bộ phận trả lời câu hỏi “Làm gì” là:
bên hồi nhà.
Trên cành ổi bên trên hồi nhà.
đã gáy vang trên cành ổi bên trên hồi nhà.
Câu 5. Từ láy “ xanh xao” dùng để miêu tả màu sắc của đối tượng nào?
	A. da người	B. lá cây non	C. da trời	D. lá cây già
B/ Phần tự luận
Câu 1: Gạch dưới các danh từ chỉ khái niệm trong số các danh từ được in đậm trong đoạn văn sau:
	Một Điểm nổi bật trong đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh là lòng thương người ... Chính vì thấy nước mất, nhà tan ... mà Người đã ra đi học tập kinh nghiệm cách mạng để về giúp đồng bào
Câu 2: Cho đoạn văn:
	Ngàn vạn lá gạo múa lên, reo lên. Chúng chao anh em của chúng lên đường: từng loạt, từng loạt một, những bông gạo bay tung vào gió, trắng xoá như tuyết mịn, tới tấp toả đi khắp hướng. Cây gạo rất thảo, rất hiền, cứ đứng đó mà hát lên trong gió, góp vố bốn phương kết quả dòng nhựa của mình.
Vũ Tú Nam.
Những Sự vật nào được so sánh và nhân hoá trong đoạn văn trên. Tác giả đã thể hiện nghệ thuật đó bằng cách nào?
So sánh
Nhân hoá
- Sự vật
- Từ ngữ nghệ thật
Em thích hình ảnh nào nhất? Vì sao
đê thi trạng nguyên lớp 3
	Đọc thầm đoạn văn sau:
	Lúc ở chiến khu, Bác Hồ nuôi một con chó, một con mèo và một con khỉ. Thông thường thi ba loài đó vốn chẳng ưa nhau. Không biết Bác dạy thế nào mà chúng lại quấn quýt nhau, không hề trêu chọc hay cắn nhau bao giờ.
	Một lần chuyển nhà đến nơi ở mới, bao giờ con khỉ cũng nhảy phốc lên ngồi trên lưng con chó. Hễ chó đi chậm, khỉ cấu tai chó giật giật. Chó chạy sải thì khỉ gò lưng như phi ngựa. Chó chạy thong thả, khỉ buông thõng hai tay, ngồi ngúc nga ngúc ngắc. Ai trông cũng phải phì cười. Con mèo đen có đốm trắng thì ngao ngao lững thững chạy theo.
	Riêng con khỉ thì rất nghịch nên các anh bảo vệ thường phải cột dây. Khi Bác ăn cơm, Bác mở dây và cho chó ăn. Bữa nọ, Bác vừa quay lưng ngó ra sân, nó bèn bốc chộm cơm của Bác và ngồi yên, giấu nắm cơm trong tay, vờ như không có chuyện gì xảy ra. Tôi nhìn thấy vội kêu lên: “ Sao mày bốc cơm của Bác?”. Con khỉ vội lom khom chạy đi, vừa chạy vừa quay lại như sự Bác giận. Bác chỉ mỉm cười, nụ cười rất hiền lành.
	Theo Diệp Minh Châu
* Dựa vạo nội dung đoạn văn trên, em hãy khoanh trònn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho từng câu hỏi dưới đây:
1. Các con vật được Bác Hồ nuôi có quan hệ với nhau như thế nào?
	A. Không ưa nhau.
	B. Rất ghét nhau.
	C. Gắn bó với nhau.
2. Chi tiết nào cho thấy Bác có tấm lòng rộng lượng?
	A. Bác dạy các con vật biết gắn bó với nhau.
	B. Bác mở dây cho con khỉ mỗi khi cho nó ăn cơm.
	C. Khi biết con khỉ bốc trộm cơm, Bác chỉ mỉm cười
3. Câu “ Con khỉ vội lom khom chạy đi, vừa chạy vừa quay lại như sợ Bác giận” thuộc kiểu câu nào em đã học?
	A. Ai là gì?
	B. Ai làm gì?
	C. Ai thế nào?
4. Dòng nào dưới đây nêu đúng và đủ các từ chỉ hoạt động trong câu “ Hễ chó đi chậm, khỉ cấu hai tai chó giật giật”
	A. đi, chậm, giật giật.
	B. đi, chậm, cấu.
	C. đi, cấu, giật giật
5. Từ nào dưới đây có thể thay thế cho ưa trong câu “Thông thường thi ba loài đó vốn chẳng ưa nhau” ?
	A. quý.
	B. Mến.
	C. thích
6. Dòng nào dưới đây là thành ngữ nói về sự xích mích, không hoà thuận, thấy nhau là cãi cọ.
	A. Như mèo với chuột.
	B. Như chó với mèo.
	C. Như chó với khỉ
7. Đầu đề nào dưới đây phù hợp với đoạn văn?
	A. Bác Hồ rất yêu loài vật.
	B. Bác Hồ rất thương loài vật.
	C. Bác Hồ rất quý loài vật

File đính kèm:

  • docPHAM TUYEN DE THI TNNT MON TV LOP4.doc