Đề thi trắc nghiệm Tổng hợp Lớp 4 - Năm học 2006-2007 - Trường Tiểu học Xuân Giang

doc12 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 394 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi trắc nghiệm Tổng hợp Lớp 4 - Năm học 2006-2007 - Trường Tiểu học Xuân Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Phòng GD Thọ Xuân
Trường Tiểu học Xuân Giang
Đề Thi trắc nghiệm khối lớp 4
Năm học: 06 - 07
( KT T hợp : Toán, T.Việt, Đạo đức, Khoa - Sử - Địa, Kỹ thuật, Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục)
Khoanh tròn vào chữ cái trước các câu trả lời đúng:
Câu 1: Cho 4 chữ số 0, 3, 5, 7. Hỏi có bao nhiêu số có 4 chữ số khác nhau lập từ 4 chữ số trên.
 A. 12 số B. 18 số. C. 24 số.
Câu 2: Cho 3 chữ số 1, 2, 3. Hỏi có tất cả bao nhiêu số có 3 chữ số lập ra từ các chữ số đã cho.
 A. 6 số B. 12 số C. 27 số 
Câu 3: Biểu thức sau có giá trị bằng bao nhiêu?
 ( 11 x 9 - 100 + 1) x ( 1 + 2 + 3 +... + 10)
 A. 55 B. 0 C. 50
Câu 4: Số 127650 chia hết cho những số nào?
 A. 2, 3 và 5 B. 2, 9 và 5 C. 2, 3, 5, 9
Câu 5: Để số sau 13a670 chia hết cho cả 2, 3, 5, 9 thì a phải là chữ số nào?
 A. 1 B. 9 C. 4 
Câu 6: Tích sau có mấy chữ số 0 ở tận cùng?
 1 x 2 x 3 x 4 x 5 x....... x 25 
 A. 4 chữ số B. 5 chữ số C. 6 chữ số
Câu 7: Dãy số sau có tận cùng là chữ số nào.
 2 x 12 x 22 x 32 x... x282 x 292.
 A. 2 B. 4 C. 6
Câu 8: Hình vẽ bên có bao nhiêu hình vuông. 
 A. 12 B. 15 C. 17 
Câu 9: Hình vẽ bên có bao nhiêu hình bình hành.
 A. 5 B. 11 C. 15
Câu 10: A. 216 : (X x 4) = 9 B. 216 : (X x 4) = 9 
 X x 4 = 216 : 9 216 : X : 4 = 9
 X x 4 = 24 216 : X = 9 x 4
 X = 24 : 4 216 : X = 36
 X = 6 X = 6
 C. 216 : (X x 4) = 9 D. 216 : (X x 4) = 9 
 216 : 4 : X = 9 216 : 4 : X = 9
 4 : X = 216 : 9 54 : X = 9
 4 : X = 24 X = 54 : 9
 X = 24 : 4 X = 6
 X = 6 
Câu 11: Bốn chúng tôi trồng cây ở vườn sinh nhật của lớp. Bạn Lý trồng 12 cây, bạn Huệ trồng 15 cây, bạn Hồng trồng 14 cây. Tôi trồng được số cây nhiều hơn số TBC của 4 chúng tôi là 4 cây. Hỏi tôi trồng được bao nhiêu cây?
 A. 15 cây B. 19 cây C. 18 cây
Câu 12: Mẹ sinh em Bình khi mẹ 24 tuổi. Đến năm 2000 tuổi em Bình và tuổi mẹ là 44 tuổi. Hỏi mẹ sinh em Bình vào năm nào?
 A. 1990 B. 1992 C. 1996
Câu 13: Những câu tục ngữ nào nói về ý chí, nghị lực?
A. Một câu nhịn, chín câu lành. B. Lửa thử vàng, gian nan thử sức. 
	C. Của rề rề không bằng nghề trong tay. C. Nước lã mà vã nên hồ.
Câu 14: Nghĩa của từ “Nghị lực” là:
A. Làm việc liên tục, bền bỉ. B. Chắc chắn, bền vững, khó phá vỡ.
C. Sức mạnh tinh thần làm cho con người kiên quyết trong hành động, không lùi bước trước mọi khó khăn.
D. Có tình cảm rất chân tình và sâu sắc.
Câu 15: Đọc câu sau và cho biết dòng nào ở dưới ghi đúng vị ngữ của câu đó?
"Đồng bào ở đây đã biến đồi hoang thành ruộng bậc thang màu mỡ, thành đồng cỏ chăn nuôi và thành những rừng cây công nghiệp."
A. ở đây đã biến đồi hoang thành ruộng bậc thang màu mỡ, thành đồng cỏ chăn nuôi và thành những rừng cây công nghiệp.
B. đã biến đồi hoang thành ruộng bậc thang màu mỡ 
C. đã biến đồi hoang thành ruộng bậc thang màu mỡ, thành đồng cỏ chăn nuôi
D. đã biến đồi hoang thành ruộng bậc thang màu mỡ, thành đồng cỏ chăn nuôi và thành những rừng cây công nghiệp.
Câu 16: Câu nào dùng sai từ cùng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ trung thực:
A. Kì kiểm tra cuối năm, Nam đã gian dối trong khi làm bài.
B. Hoa đã chân thành nhận khuyết điểm trước lớp.
C. Bọn giặc rất xảo quyệt: chúng vờ nhử ta ở phía trước, vừa chuẩn bị đánh úp quân ta ở sau lưng.
D. Chúng tôi xin thật thà cảm ơn quý khán giả.
Câu 17: Trong các từ sau, từ ghép có nghĩa phân loại là:
A. Họ hàng B. Học tập
C. Hình vuông D. Hình học
Câu 18: Các từ sau, từ nào là danh từ:
A. Xanh B. Ngọt
C. Chạy D. Mẹ
Câu 19: Cho các từ sau, từ nào là từ láy:
A. Tươi tốt B. Nhỏ nhẹ
C. Mặt mũi D. Lập loè
Câu 20: Bố cục một lá thư gồm:
A. 2 phần B. 4 phần
C. 3 phần D. 5 phần
Câu 21: Câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” có ý khuyên em điều gì? Đánh dấu vào câu trả lời đúng nhất:
A. Đói thì sạch bụng
B. Dù có nghèo túng thiếu thốn cũng phải sống trong sạch giữ gìn phẩm chất đạo đức tốt đẹp.
C. Đói thì đói nhưng cũng phải giặt cho thơm.
D. Đói rách cũng phải ở sạch sẽ thơm tho, vệ sinh.
Câu 22: Câu nào dưới đây dùng biện pháp so sánh?
 A. Ba đi công tác B. Trời tối như mực
 C. Trong lúc chạy, quần áo cậu vướng vào gai tre rách toạc.
 D. Cậu đi như chạy qua sườn đồi cạnh nhà và bị bọn chó hoang đuổi.
Câu 23: Câu nào dưới đây dùng biện pháp nhân hoá?
 A. Cậu đi như chạy qua sườn đồi cạnh nhà và bị bọn chó hoang đuổi.
 B. Trong lúc chạy, quần áo cậu vướng vào gai tre rách toạc.
 C. Những chú nai hiền lành đã dắt cậu tránh được chỗ có thú dữ.
 D. Bác Hồ rất chăm rèn luyện thân thể.
Câu 24: Gạch chân các động từ trong mỗi câu nói của Yết Kiêu:
A.Thần chỉ xin một chiếc dùi sắt.
B. Để dùi thủng chiến thuyền của giặc, vì thần có thể lặn hàng giờ dưới nước.
C. Vì căm thù giặc và noi gương người xưa mà ông của thần tự học lấy.
Câu 25: Câu nào có chữ viết sai chính tả?
A. Nụ cười rạng rở nở trên môi em gái tôi.
B. Khúc nhạc du dương đưa tôi vào giấc ngủ êm đềm.
C. Tiếng ve kêu ra rã.
D. Trên đỉnh núi có những phiếng đá già phẳng nhẵn như những chiếc ghế đất trời đã ban tặng cho du khách.
E. Sau nhiều năm xa quê, giờ trở về, nhìn thấy con sông đầu làng, tôi muốn giang tay ôm dòng nước sông để trở về với tuổi thơ.
G. Trước bản, rặng đào đã trút hết lá.
Câu 26: Đọc bài: “Ông trạng thả diều” (Tập đọc tuần 11 - lớp 4) cho biết:
 Những chi tiết nào cho thấy Nguyễn Hiền là cậu bé vừa chịu khó vừa ham học?
A. Vì nhà nghèo nên Hiền phải bỏ học.
B. Trong lúc chăn trâu, vẫn đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ dưới trời mưa gió.
C. Tối tối, mượn vở của bạn về học.
D Không có bút viết thì lấy ngón tay, mảnh gạch vỡ để viết.
E. Không có đèn thì lấy vỏ trứng thả đom đóm vào trong làm đèn.
G. Làm bài thi vào lá chuối khô và xin thầy chấm bài giúp.
H. Bài thi của Hiền luôn được thầy chấm điểm vượt xa điểm của các bạn.
Câu 27: Em bị cô giáo hiểu nhầm và phê bình, cách giải quyết đúng nhất là:
 A. Im lặng B. Gặp cô giáo giải thích rõ để cô hiểu
 C. Giận dỗi cô giáo D. Phản ứng gay gắt đối với cô và bỏ học
Câu 28: Hành động thể hiện sự vượt khó trong học tập là: 
A. Tự mình suy nghĩ, cố gắng làm bằng được
B. Mang bài đi hỏi người lớn ngay.
C. Bỏ bài khó, làm bài dễ.
D. Chép bài của người khác cho nhanh. 
Câu 29: Trong các ý kiến dưới đây, ý kiến nào em cho là đúng?
A. Trẻ em cần lắng nghe tôn trọng ý kiến người khác khi người khác bắt mình phải làm công việc gì đó.
B. Mọi ý kiến của trẻ em đều phải được thực hiện.
C. Trẻ em có quyền mong muốn có ý kiến riêng về các vấn đề liên quan đến trẻ em.
D. Trẻ em phải nghe và thực hiện các ý kiến của người lớn. 
Câu 30: Não có vai trò gì?
A. Điều khiển mọi hoạt động của cơ thể 
B. Giúp ta suy nghĩ và cảm xúc làm nên cá tính của chúng ta.
C. Phối hợp sự hoạt động của các cơ quan trong cơ thể một cách nhịp nhàng.
D. Thực hiện tất cả những việc trên.
Câu 31: Loài thú có đặc điểm gì chung?
A. Có xương sống C. Chân phân thành các đốt 
B. Có lông mao D. Cả 3 ý trên
Câu 32: Trạng thái nào dưới đây có lợi đối với cơ quan thần kinh:
 A. Căng thẳng C. Thư giãn, vui vẻ
 B. Sợ hãi D. Tức giận
Câu 33: Ai là vị vua nữ đầu tiên của nước ta?
A. Trưng Trắc B. Dương Vân Nga C. Triệu Thị Trinh D. Nguyên Phi ỷ Lan
Câu 34: Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 do ai lãnh đạo?
 	A. Hai Bà Trưng B. Đinh Bộ Lĩnh
C. Ngô Quyền D. Dương Đình Nghệ
Câu 35: Quân Tống sang xâm lược nước ta lần thứ nhất vào năm nào?
A. Năm 819 B. Năm 981 C. Năm 918 D. Năm 891
Câu 36: Con sông nào không chảy qua Tây Nguyên?
A. Sông Đồng Nai B. Sông Ba 
C. Sông Sê rê pok D.Sông Cửu Long
Câu 37: Dân tộc nào không sống ở Hoàng Liên Sơn?
A. Xê đăng B. Thái C. Dao D. Hơ mông
Câu 38: Trái đất là:
A. Vệ tinh của mặt trời B. Hành tinh của mặt trời 
C. Hành tinh của mặt trăng D. Vệ tinh của mặt trăng.
Câu 39: Khâu thường là khâu như thế nào?
A. Các mũi khâu cách đều nhau ở hai mặt vải.
B. Các mũi khâu sít nhau.
C. Các mũi khâu ở hai mặt vải khác nhau.
D. Mũi khâu sau chồng lên một nửa mũi khâu trước.
Câu 40: Khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường được thực hiện theo mấy bước?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 41: Khâu lại mũi và nút chỉ cuối đường khâu để giữ cho đường khâu:
A. Không bị tuột chỉ. B. Đường khâu đẹp
C. Đường khâu có nút chỉ để đánh dấu. D. Thẳng và đẹp
Câu 42: Bài hát “Bạn ơi lắng nghe” của dân tộc nào?
A. Dân tộc Kinh B. Dân tộc Thái
C. Dân tộc Ba - na D. Dân tộc Xê - đăng.
Câu 43: Hình ảnh “Một bông hoa tươi rực rỡ” nằm trong bài hát nào?
A. Chúc mừng sinh nhật B. Con chim non
C. Bông hồng tặng cô D. Sắp đến tết rồi
Câu 44: Trường độ nốt đen gấp mấy lần nốt móc đơn?
A. 2 lần B. 3 lần C. 4 lần D. Bằng nhau
Câu 45: Bức tranh “Tiếng đàn bầu” (Tranh sơn dầu của hoạ sĩ Sỹ Tốt) muốn nói lên điều gì?
A. Tình cảm cao đẹp giữa thầy và trò.
B. Tình cảm thiêng liêng giữa cha và con.
C. Tình cảm thắm thiết giữa bộ đội và thiếu nhi.
D. Nội dung khác.
Câu 46: Bước vẽ nào sau đây không có trong một bài vẽ tranh đề tài:
A. Chọn các hình ảnh để vẽ tranh.
B. Sắp xếp hình ảnh chính, hình ảnh phụ cho cân đối.
C. Nhìn mẫu, chỉnh lại hình. 
 D. Vẽ màu theo ý thích.
Câu 47: Màu nào không thuộc nhóm các màu nóng ?
A. Đỏ B. Da cam C. Tím D. Vàng
Câu 48: Ngay khi tập thể dục xong, chúng ta làm gì:
A. Ngồi nghỉ B. Nằm nghỉ
C. Thả lỏng D. Chạy nhảy, vui chơi
Câu 49: Động tác thứ ba của bài thể dục phát triển chung lớp 4 là động tác nào?
A. Vươn thở B. Tay C. Chân D. Lườn
Câu 50: Trò chơi “ Chạy tiếp sức ném bóng vào rổ” Cách chơi như thế nào?
A. Ném xong không quay về mà đứng sau rổ bóng.
B. Ném bóng chạy lên sát rổ rồi bỏ bóng vào.
C. Chạy từ vạch xuất phát lên vạch ném, nhặt bóng để ném vào rổ.
D. Cách khác.
..............................................................................................................................
Đáp án: Mỗi câu trả lời đúng cho 2 điểm.
Câu 1: B
Câu 2: C
Câu 3: B
Câu 4: A
Câu 5: A
Câu 6: C
Câu 7: A
Câu 8: C
Câu 9: C
Câu 10: A, B, D
Câu 11: B
Câu 12: A
Câu 13: B, D
Câu 14: C
Câu 15: D
Câu 16: D
Câu 17: C
Câu 18: D
Câu 19: D
Câu 20: C
Câu 21: B
Câu 22: B
Câu 23: C
Câu 24: 
Câu 25: A, C, E
Câu 26: B, C, D, E, G
Câu 27: B
Câu 28: A
Câu 29: C
Câu 30: D
Câu 31: D
Câu 32: C
Câu 33: A
Câu 34: C
Câu 35: B
Câu 36: D
Câu 37: A
Câu 38: B
Câu 39: A
Câu 40: C
Câu 41: A
Câu 42: C
Câu 43: A
Câu 44: A
Câu 45: C
Câu 46: C
Câu 47: C
Câu 48: C
Câu 49: C
Câu 50: C
Câu 24: Xin, dùi, tự, căm thù.
 Phòng GD Thọ Xuân
Trường Tiểu học Xuân Giang
Đề Thi trắc nghiệm khối lớp 5
Năm học: 06 - 07
( KT T.hợp : Toán, T.Việt, Đạo đức, Khoa - Sử - Địa, Kỹ thuật, Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục)
Khoanh tròn vào chữ cái trước các câu trả lời đúng:
	Câu 1: Cho dãy số sau 1, 2, 3, 6, 12, 24... số tiếp theo của dãy số là số nào?
A. 36 B. 30 	 C. 26 D. 48
Câu 2: Hãy tìm phân số thập phân nằm giữa hai phân số: và 
A. B. C. D. Không có phân số đó.
Câu 3: Nếu m = 3,7 thì giá trị biểu thức: 5,63 + m x 4,2 là:
A. 21,17 B. 20,17 C. 21,27 D. 31,17
Câu 4: Nếu giá trị biểu thức: ( n + 0,3) x 2,1 = 8,4 thì giá trị của n là:
A. 4,3 B. 3,7 C. 8,1 D. 39,7
Câu 5: Giá trị của biểu thức 0,75 x + 0,1 x 2,5 x4 là:
A. 1 B. 2 C.3 D. 4
Câu 6: Tổng của 4 số là 100. Số trung bình cộng của 3 số đầu là 22,3. Hỏi số còn lại là bao nhiêu:
A. 77,7 B. 44,1 C.33,1 D. 34,1
Câu 7: Tìm x biết : (x+1)+(x+4)+(x+7)+(x+10)+...+(x+28) = 155
 A. 0 B. C. 1 D. Đ/s khác
Câu 8: Lớp 5A có 38 học sinh. Biết số học sinh nữ bằng số học sinh nam. Tính số học sinh nữ của lớp?
A. 18 B. 20 C. 24 D. Đ/s khác 
Câu 9: Cho độ dài đường chéo của hình vuông là 12 cm.
 Hãy tính diện tích hình tròn?
 A. 113,04 cm2 B. 36 cm2
 C. 144cm2 D. 56,52cm2
Câu 10: Diện tích miếng bìa có kích thước theo hình vẽ bên là:
A. 225cm2 B. 252cm2 
C. 144cm2 D. 141cm2 
Câu 11: Tuổi con trai bằng tuổi mẹ, tuổi con gái bằng tuổi mẹ. Tổng số tuổi hai con là 18. Tính tuổi mẹ?
A. 36 B. 40 C. 42 D. Đ/s khác
Câu 12: 3 người thợ trong 5 ngày làm được 75 cái ghế. Hỏi 5 người thợ trong 7 ngày làm được bao nhiêu cái ghế? Biết năng suất mỗi người thợ như nhau?
A. 150 B. 165 C. 175 D. 180
Câu 13: ở nước ta triều đại nào tổ chức nhiều khoa thi có nhiều tiến sĩ và trạng nguyên nhất? Chọn câu trả lời đúng .
 A. Triều đại nhà Lý. B. Triều đại nhà Trần. 
 C. Triều đại nhà Lê. D. Triều đại nhà Nguyễn.
Câu 14: Trong bài thơ " Bài ca về đất" khổ thơ nào có ý nghĩa: Cần giữ cho trái đất bình yên.
A. Khổ thứ nhất B. Khổ thứ hai C. Khổ thứ ba
Câu 15: Ghi vào chỗ trống một chi tiết trong truyện: "Những con sếu bằng giấy"
( TV5 - T1 trang 36) khiến em xúc động.
 Biết chuyện......................................................................................động viên bạn
 Xa- da- cô chết................................................................................bằng giấy
 HSTP.................................................................................................sát hại.
Câu 16: Đọc câu sau rồi điền vào chỗ trống theo yều cầu.
 Nam, Hà, Hoà đều là học sinh trường Tiểu học Xuân Giang.
A. Các từ là danh từ riêng: .......................................................................................
B. Các từ là danh từ chung:.......................................................................................
Câu 17: Nối các mục ở cột A với các mục ở cột B sao cho phù hợp
A
B
1- Câu văn thuộc kiểu câu Ai- là gì? có danh từ làm CN, có danh từ làm một bộ phận VN
2- Câu văn trong kiểu câu Ai- làm gì? có đại từ làm CN trong câu?
3 - Câu văn trong kiểu câu Ai- là gì? có danh từ làm CN trong câu?
a- Giữa mùa hè nóng nực, cháu bé nằm trong chiếc thuyền nhỏ hẹp, người đầy mụn mủ, mùi hôi tanh bốc lên nồng nặc.
b- Hải Thượng Lãn Ông là một người thầy thuốc giàu lòng nhân ái, không màng danh lợi.
c- Ông đã ân cần chăm sóc đứa bé suốt một tháng trời và chữa khỏi bệnh cho nó.
Câu 18: Viết đoạn văn ngắn khoảng 5-> 7 câu tả người bạn của em đang vui chơi và ghi lại các DT- ĐT- TT- QHT có trong đoạn văn vào chỗ trống dưới đoạn văn.
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
A. Các danh từ: .......................................................................................................................................
B. Các động từ: .......................................................................................................................................
C. Các tính từ: .........................................................................................................................................
D. Các quan hệ từ: .................................................................................................................................
Câu 19: Những từ nào viết đúng chính tả:
 A. củ xâm B. ngoại sâm C. liễu rũ mặt hồ 
 D. rũ rượi E. rủ nhau G. trân thành
Câu 20: Bài văn quang cảnh làng mạc ngày mùa thuộc loại văn nào?
A. Văn tả cây cối B. Văn tả người C. Văn tả cảnh
Câu 21: Hình ảnh nỗi bật trong bài thơ" Hạt gạo làng ta" là câu thơ nào? Qua câu thơ đó, tác giả muốn nói lên điều gì? 
Câu 22: “Đêm đêm tiếng thậm tiếng thình
 Cối gạo đầy cả nghĩa tình nước non”
 Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong câu thơ :
 “Đêm đêm tiếng thậm tiếng thình” ?
A. Hoán dụ B. So sánh ngầm C. Nhân hoá D. Chơi chữ 
Câu 23: Câu thơ: "Dân dâng một quả xôi đầy
 Bánh chưng mấy cặp, bánh giầy mấy đôi” 
 Có mấy từ ghép?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 24: Từ nào viết đúng chính tả:
A. sữa xe đạp B. chân trọng C. xuây dựng D. ngã nhào 
Câu 25: Những thành ngữ nào dưới đây không nói về tính trung thực?
A. Trăm hoa đua nở. B. Treo đầu dê bán thịt chó.
C. Đường đi hay tối, nói dối hay cùng. D. Thật thà là cha quỷ quái.
Câu 26: Em hãy viết một đoạn văn tả lại một cảnh đẹp của quê hương mà em thích.
Câu 27: Trong những ngày dưới đây, ngày nào dành cho trẻ em?
A. Ngày 01/06 B. Ngày 08/03 C. Ngày 06/01 D. Ngày 01/05
Câu 28: ý kiến em cho là đúng là:
A. Nữ giới phải phục tùng nam giới.
B. Con trai bao giờ cũng giỏi hơn con gái.
C. Chỉ nên cho con trai đi học, con gái phải ở nhà lao động giúp đỡ gia đình.
D. Trẻ em trai và trẻ em gái có quyền được đối xử bình đẳng.
Câu 29: Em tán thành với ý kiến nào dưới đây?
A. Chỉ trẻ em các nước giàu mới có quyền được sống trong hoà bình.
B. Chỉ nhà nước và quân đội mới có trách nhiệm bảo vệ hoà bình.
C. Những người tiến bộ trên thế giới đều đấu tranh cho hoà bình.
D. Chiến tranh mang lại cuộc sống hạnh phúc cho con người.
Câu 30: Quá trình tinh trùng kết hợp với trứng được gọi là:
A. Hợp tử B. Phôi C. Bào thai D. Sự thụ tinh
Câu 31: úp một cốc thuỷ tinh lên cây nến đang cháy, cây nến cháy yếu dần rồi tắt hẳn. Hãy chọn lời giải thích mà bạn thấy đúng:
A. Khi úp cốc lên, không khí trong cốc bị hết nên nến tắt.
B. Khi nến cháy, khí ô-xi bị mất đi, khi ta úp cốc không có thêm không khí để cung cấp khí ô-xi nên nến tắt.
C. Khi nến cháy, khí các-bô-níc bị mất đi, khi ta úp cốc không có thêm không khí để cung cấp khí các-bô-níc nên nến tắt.
D. Cách giải thích khác.
Câu 32: Bộ phận nào của cây có chức năng hấp thụ khí các-bô-níc và thải ra khí ô-xi trong quá trình quang hợp đồng thời có chức năng hấp thụ khí ô-xi và thải ra khí các-bô-níc trong quá trình hô hấp?
A. Lá B. Thân C. Cành D. Rễ
Câu 33: Nói đến phong trào Cần Vương là nói đến vị vua nào?
A. Lê Lợi B. Trần Nhân Tông C. Hàm Nghi D. Lý Thái Tổ
Câu 34: Kinh đô Thăng Long ra đời vào thời :
A. Văn Lang - Âu Lạc B. Nhà Lý C. Nhà Ngô D. Nhà Đinh 
Câu 35: Ông mất ngày 08 - 03 âm lịch năm 1005. Trước khi làm vua ông giữ chức Thập đạo tướng quân. Quê ông ở xã Xuân Lập - Thọ Xuân - Thanh Hoá. Ông là ai?
A. Lê Lợi B. Hồ Quý Ly C. Lê Hoàn D. Triệu ẩu 
Câu 36: Bán đảo Đông Dương gồm những nước nào?
A. Việt Nam , Mi - an - ma, Trung Quốc.
B. Việt Nam, Lào, Cam - pu - chia.
 .C. Lào, Việt Nam, Trung Quốc.
D. Việt Nam, Thái Lan, Cam - pu - chia.
Câu 37: Nước ta có: 
A. 52 dân tộc B. 54 dân tộc C. 53 dân tộc D. 55 dân tộc
Câu 38: Trong các con sông sau đây, sông nào không nằm ở vùng núi phía Bắc?
A. Sông Hồng B. Sông Đà C. Sông Lô D. Sông Cửu Long
Câu 39: Thêu chữ V dùng để:
A. May quần áo B. Trang trí đồ gốm
C. Vá quần áo rách D. Trang trí khăn tay, viền cổ áo
Câu 40: Mục đích của việc rửa dùng cụ nấu ăn và ăn uống ngay sau bữa ăn.
A. Làm sạch và giữ vệ sinh dùng cụ nấu ăn và ăn uống.
B. Bảo quản dùng cụ nấu ăn và ăn uống bằng kim loại.
C. Cả hai ý trên.
Câu 41: Em hãy kể tên những công việc có thể giúp đỡ gia đình trước và sau bữa ăn.
-Trước bữa ăn: ...........................................................................................................
- Sau bữa ăn: .............................................................................................................
Câu 42: Đàn bầu có mấy dây: 
 A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 43: Bài hát “Bắc kim thang” là:
A.Bài hát dân ca đồng bằng Bắc Bộ B. Bài hát dân ca đồng bằng Nam Bộ
C. Bài hát dân ca Trung bộ D. Bài hát của đồng bào dân tộc thiểu số
Câu 44: Bài hát Cò lả là:
A.Bài hát dân ca đồng bằng Bắc Bộ B. Bài hát dân ca đồng bằng Nam Bộ
C. Bài hát dân ca Trung bộ D. Bài hát của đồng bào dân tộc thiểu số
Câu 45: Khi phác khung hình để vẽ khối cầu ta phải phác khung hình gì?
A. Hình chữ nhật nằm ngang B. Hình chữ nhật đứng
C. Hình vuông D. Lựa chọn khác
Câu 46: Bức tranh “Gà mái” (Tranh dân gian Đông Hồ) nói lên mong ước gì của người nông dân?
A. Mọi người trong gia đình luôn luôn khoẻ mạnh. B. Gia đình giàu sang phú quý.
C. Gia đình sum họp, đầm ấm no đủ. D. Lựa chọn khác.
Câu 47: Trong các cặp màu sau cặp nào không phải là cặp màu bổ túc:
A. Đỏ - xanh lục B. Tím - vàng
C. Tím - xanh lục D. Xanh lam - da cam
Câu 48: Bài thể dục phát triển chung lớp 5 gồm có:
A. 6 động tác B. 7 động tác C. 8 động tác D. 9 động tác 
Câu 49: Khi tập động tác vươn thở (Bài thể dục phát triển chung lớp 5), tư thế chuẩn bị là:
A. Nghiêm B. Nghỉ C. Hai chân rộng bằng vai D. Hai tay đưa lên cao
Câu 50: Khi điểm số trong đội hình hàng dọc thì phải:
A. Quay mặt sang trái B. Quay mặt sang phải
C. Quay mặt ra phía sau D. Không quay mặt 
Đáp án: Mỗi câu trả lời đúng cho 2 điểm.
Câu 1: D
Câu 2: A
Câu 3: A
Câu 4: B
Câu 5: B
Câu 6: B
Câu 7: C
Câu 8: A
Câu 9: B
Câu 10: B
Câu 11: A
Câu 12: C
Câu 13: C
Câu 14: C
Câu 15: 
Câu 16: 
Câu 17: 
Câu 18:tự viết 
Câu 19: D, E
Câu 20: C
Câu 21: 
Câu 22: D
Câu 23: B
Câu 24: B
Câu 25: A
Câu 26: tự viết
Câu 27: A
Câu 28: B
Câu 29: C
Câu 30: D
Câu 31: B
Câu 32: A
Câu 33: C
Câu 34: B
Câu 35: C
Câu 36: B
Câu 37: B
Câu 38: D
Câu 39: D
Câu 40: C
Câu 41: tự kể
Câu 42: A
Câu 43: B
Câu 44: A
Câu 45: C
Câu 46: C
Câu 47: C
Câu 48: C
Câu 49: C
Câu 50: B
Câu 15: Theo SGK TV5
Câu 16: A. Các từ là danh từ riêng: Nam, Hà, Hoà, TH Xuân Giang
 B. Các từ là danh từ chung: Học sinh, trường .
Câu 17: 1-> c ; 2->b ; 3-> a
Câu 21: ( Hạt vàng làng ta- giá trị vô cùng cao quí của hạt gạo)

File đính kèm:

  • docDE THI HSG huyen Tho Xuan24XGiang06 07doc.doc