Đề thi trắc nghiệm môn Vật lý 10 - Cơ bản - Mã đề thi 169

doc4 trang | Chia sẻ: theanh.10 | Lượt xem: 1352 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi trắc nghiệm môn Vật lý 10 - Cơ bản - Mã đề thi 169, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐĂK NÔNG
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM 
MÔN VẬT LÝ 10 - CƠ BẢN
Thời gian làm bài: 60 phút; 
(40 câu trắc nghiệm)
Mã đề thi 169
Họ, tên thí sinh:..........................................................................
Số báo danh:...............................................................................
Câu 1: Một lực không đổi tác dụng vào vật có khối lượng m = 2kg làm vận tốc của vật tăng tốc từ 4 m/s đến 6 m/s trong thời gian 2s. Lực tác dụng vào vật có độ lớn
A. 12 N	B. 8 N	C. 10 N	D. 2 N
Câu 2: Một vật đang chuyển động thẳng với gia tốc a thì đột ngột các lực tác dụng vào vật mất hết. Sau đó vật sẽ :
A. chuyển động thẳng đều .
B. tiếp tục chuyển động thẳng với gia tốc a do quán tính .
C. không thể kết luận vì chưa biết vận tốc ban đầu của vật .
D. chuyển động thẳng đều hoặc chuyển động thẳng nhanh dần đều còn tùy thuộc vào vận tốc ban đầu của vật .
Câu 3: Công thức tính quãng đường đi được của chuyển động thẳng nhanh dần đều là 
A. x = xo+ (a và vo trái dấu ).	B. (a và vo trái dấu )
C. . x = xo+ (a và vo cùng dấu )	D. (a và vo cùng dấu )
Câu 4: Một vật có khối lượng m = 2kg đang đứng yên thì chịu tác dụng của lực F = 10N. Vận tốc của vật sau 2s chuyển động là :
A. 5 m/s	B. 10 m/s	C. 0,4 m/s	D. 2,5 m/s.
Câu 5: Quỹ đạo chuyển động của vật bị ném ngang có dạng là :
A. một nhánh parabol	B. một đường thẳng	C. một đường tròn	D. một đường cong
Câu 6: Hai vật m1, m2 (m1 = 2m2) được đồng thời thả rơi từ cùng một độ cao. Bỏ qua sức cản không khí. Khoảng thời gian rơi của m1, m2 lần lượt là t1 và t2. Khi đó, hệ thức thể hiện mối liên hệ giữa t1 và t2 là:
A. t1 = 2t2	B. t1 = t2	C. t1 = 	D. t1 = 4t2
Câu 7: Treo một vật vào đầu dưới của một lò xo có độ cứng k = 100N/m gắn cố định thì thấy lò xo dãn ra 5 cm. Trọng lượng của vật là
A. 0,05N	B. 50N	C. 5N	D. 500N .
Câu 8: Một viên bi nằm cân bằng trên mặt bàn nằm ngang thì dạng cân bằng của viên bi khi đó là
A. cân bằng bền nhưng sau một thời gian chuyển thành cân bằng phiếm định
B. cân bằng bền
C. cân bằng không bền
D. cân bằng phiếm định
Câu 9: Trong chuyển động thẳng chậm dần đều thì :
A. gia tốc tức thời giảm một cách đều đặn theo thời gian
B. quãng đường đi được biến thiên theo hàm số bậc nhất đối với thời gian
C. véctơ gia tốc cùng chiều với véctơ vận tốc
D. vận tốc tức thời giảm theo hàm số bậc nhất đối với thời gian
Câu 10: Một cánh quạt quay đều, trong một phút quay được 120 vòng. Chu kì, tần số của quạt là
A. 1s và 2 vòng/s	B. 1s và 120 vòng/s.	C. 0,5s và 2 vòng/s	D. 0,5s và 120 vòng/s
Câu 11: Mômen quán tính của một vật không phụ thuộc vào:
A. khối lượng của vật	B. hình dạng, kích thước của vật
C. tốc độ góc của vật	D. vị trí của trục quay
Câu 12: Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 5m. Bỏ qua lực cản không khí. Lấy g = 10m/s2. Thời gian để hòn bi chạm đất và vận tốc của vật lúc chạm đất là:
A. 2s; 10m/s	B. 1s; 10m/s	C. 2s; 20m/s	D. 1s; 5m/s
Câu 13: Hợp lực của hai lực song song cùng chiều luôn có :
A. phương song song với hai lực thành phần, độ lớn bằng hiệu độ lớn của hai lực thành phần
B. cùng chiều với hai lực thành phần
C. phương song song với hai lực thành phần, độ lớn bằng hai lực thành phần
D. phương song song với hai lực thành phần, độ lớn bằng tổng độ lớn của hai lực thành phần
Câu 14: Vị trí trọng tâm của vật rắn trùng với :
A. điểm đặt của trọng lực tác dụng lên vật.	B. tâm hình học của vật.
C. điểm bất kì trên vật.	D. điểm chính giữa vật.
Câu 15: Một vật ở bề mặt Trái Đất có khối lượng 60kg, sau đó đem vật này lên Mặt Trăng. Biết gia tốc trọng trường trên Mặt Trăng giảm 6 lần so với gia tốc trọng trường tại Mặt Đất. Khi đó, khối lượng của vật tại Mặt Trăng là
A. 60kg
B. 10kg
C. không xác định vì chưa biết gia tốc trọng trường tại Mặt Trăng
D. 360kg
Câu 16: Nếu một vật đang chuyển động có gia tốc mà lực tác dụng lên vật giảm đi thì vật sẽ thu được gia tốc :
A. không thay đổi	B. lớn hơn	C. nhỏ hơn	D. bằng 0.
Câu 17: Một ôtô đang chạy với vận tốc 10m/s trên đoạn đường thẳng thì người lái xe hãm phanh và ôtô chuyển động chậm dần đều. Cho tới khi dừng hẳn lại thì ôtô đã chạy thêm được 100m. Gia tốc chuyển động của ôtô là
A. 0,2 m/s2	B. – 0,5 m/s2	C. – 0,2 m/s2	D. 0,5 m/s2
Câu 18: Chuyển động rơi tự do không thoả mãn tính chất nào sau đây?
A. Chuyển động có tốc độ tăng đều theo thời gian
B. Gia tốc chuyển động là một hằng số
C. Hiệu quãng đường đi được trong những khoảng thời gian bằng nhau liên tiếp là không đổi
D. Chiều chuyển động luôn hướng từ trên xuống
Câu 19: Một vật chuyển động đều trên mặt phẳng nằm ngang, nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Không có lực tác dụng lên vật.	B. Cả ba kết luận trên đều đúng.
C. Lực tác dụng lên vật là cặp lực trực đối.	D. Lực tác dụng lên vật là cặp lực cân bằng.
Câu 20: Cùng một lúc từ hai địa điểm A và B cách nhau 100km có hai ôtô chuyển động thẳng đều chạy ngược chiều nhau. Vận tốc của ôtô chạy từ A và B lần lượt là 36km/h và 18km/h. Chọn gốc toạ độ tại A, trục toạ độ Ox trùng với AB, chiều dương hướng từ A đến B, chọn gốc thời gian là lúc 2 ôtô đồng thời qua Avà B; Phương trình mô tả đúng chuyển động của hai ôtô là
A. Ôtô đi từ A: xA = 36t ;Ôtô đi từ B: xB = 100 – 18t
B. Ôtô đi từ A: xA = 100 + 36t; Ôtô đi từ B: xB = 18t
C. Ôtô đi từ A: xA = 100 – 36t; Ôtô đi từ B: xB = –18t
D. Ôtô đi từ A: xA = 36t ;Ôtô đi từ B: xB = 100 + 18t
Câu 21: Một ngẫu lực gồm hai lực có tay đòn dài 20cm, độ lớn mỗi lực là 30N. Mômen ngẫu lực đối với trục vuông góc với mặt phẳng chứa ngẫu lực có giá trị là
A. 600N.m	B. 1,5N.m	C. 6N.m	D. 150N.m
Câu 22: Tác dụng của một lực lên một vật rắn là không đổi khi
A. giá của lực quay một góc 900
B. độ lớn của lực thay đổi ít
C. Lực đó trượt trên giá của nó
D. lực đó dịch chuyển sao cho phương của lực không đổi
Câu 23: Người ta sử dụng vòng bi trên bánh xe đạp để
A. chuyển ma sát nghỉ về ma sát lăn	B. chuyển ma sát trượt về ma sát lăn
C. chuyển ma sát lăn về ma sát nghỉ	D. chuyển ma sát lăn về ma sát trượt
Câu 24: Dùng hai tay để ép hai đầu của một lò xo có độ cứng 100N/m thì thấy lò xo bị ngắn đi so với chiều dài tự nhiên là 4cm. Lực ép tại mỗi điểm lên bàn tay là:
A. 2N	B. 200N	C. 400N	D. 4N
Câu 25: Một người đi xe đạp lên dốc, lực ở nơi tiếp xúc giữa bánh xe và mặt đường là
A. lực ma sát nghỉ	B. Lực ma sát lăn
C. lực ma sát trượt .	D. lực ma sát lăn hoặc lực ma sát trượt
Câu 26: Một vệ tinh nhân tạo bay quanh trái đất ở độ cao 800km so với Trái Đất theo quỹ đạo tròn. Chu kì quay của vệ tinh là 314 phút. Lấy bán kính Trái Đất là 6400km. Vận tốc dài của vệ tinh có giá trị
A. 2,4 km/s	B. 7,9 km/s	C. 40 m/s	D. 14,4 km/s
Câu 27: Các giọt mưa rơi đều thẳng đứng. Một xe lửa đang chạy thẳng đều theo phương ngang với vận tốcm/s. Các giọt mưa rơi bám vào cửa kính và chạy dọc theo cửa kính theo hướng hợp góc α với phương thẳng đứng. Vận tốc của của giọt mưa đối với mặt đường là 30m/s. Góc α có giá trị là:
A. 600	B. 150	C. 450	D. 300
Câu 28: Từ độ cao h = 80m, người ta ném một vật theo phương ngang với vận tốc v0 = 20m/s. Lấy g = 10m/s2. Bỏ qua sức cản không khí. Tầm ném xa của vật là
A. 1600m	B. 4m	C. 800m	D. 80m
Câu 29: Một vật sẽ đứng yên khi chịu tác dụng của :
A. hai lực bằng nhau về độ lớn	B. hai lực cân bằng.
C. hai lực cùng phương, cùng độ lớn	D. lực và phản lực
Câu 30: Cho hai lực đồng quy có độ lớn lần lượt là 150N, 200N. Góc hợp bởi giữa hai lực là 1800. Khi đó, độ lớn lực tống hợp là
A. 350N	B. 250N.	C. 50N	D. 175N
Câu 31: Mức vững vàng của cân bằng phụ thuộc vào:
A. độ cao của trọng tâm, diện tích mặt chân đế .
B. độ cao của trọng tâm, diện tích mặt chân đế, khối lượng của vật .
C. diện tích mặt chân đế .
D. độ cao trọng tâm .
Câu 32: Phương trình chuyển động của một chất điểm dọc theo trục Ox có dạng : x = 4t – 10 
x(km) , t (giờ). Quãng đường chất điểm đi được sau 2 h là : 
A. 2km	B. 8km .	C. - 2km	D. -8 km
Câu 33: Hệ hai lực được coi là ngẫu lực nếu hai lực đó cùng tác dụng vào một vật và có
A. cùng phương, cùng chiều và có độ lớn bằng nhau
B. cùng phương và ngược chiều
C. cùng phương, khác giá, ngược chiều và có độ lớn bằng nhau
D. cùng phương và cùng chiều
Câu 34: Cho hai lực đồng quy có độ lớn lần lượt là 60N, 80N. Biết độ lớn của lực tổng hợp bằng 100N. Khi đó, góc hợp bởi hai véctơ lực là :
A. 1800	B. 900	C. 1200	D. 00
Câu 35: Trường hợp nào sau đây không thể coi vật chuyển động như một chất điểm?
A. Con chim én bay đi tránh rét
B. Xe ôtô chạy từ Đăk Nông đến TP Hồ Chí Minh
C. Viên bi lăn trên mặt phẳng nhẵn
D. Trái Đất quay quanh trục của nó
Câu 36: Một người gánh hai thùng hàng, thùng thứ nhất nặng 20kg và thùng thứ hai nặng 30kg được mắc vào hai đầu của một chiếc đòn gánh dài 1m. Để đòn gánh nằm thăng bằng thì vai người đó đặt ở vị trí:
A. cách thùng thứ nhất 40m	B. bất kì trên đòn gánh.
C. cách mỗi thùng 50cm	D. cách thùng thứ nhất 60m
Câu 37: Một lực không đổi F tác dụng lên vật m1 thì vật thu gia tốc 3 m/s2, tác dụng lên vật m2 thì vật thu gia tốc 6 m/s2. Khi tác dụng lực F lên vật m = m1 + m2 thì vật m thu gia tốc:
A. 3 m/s2	B. 9 m/s2	C. 2 m/s2	D. 4,5 m/s2
Câu 38: Một vật đang chuyển động thẳng đều thì bắt đầu chuyển động trên đoạn đường có hệ số ma sát µ = 0,3. Lấy g = 10m/s2. Gia tốc chuyển động của ôtô trên đoạn đường này là:
A. 3m/s2	B. 0,3m/s2	C. 0,03m/s2	D. 3,33m/s2
Câu 39: Trong công thức liên hệ giữa quãng đường đi được,vận tốc và gia tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều là v2- v2o = 2as , phải thỏa mãn điều kiện nào dưới đây ?
A. s > 0 , a 0 , a>0 , v 0 , a>0 , v> vo	D. s > 0 , a vo .
Câu 40: Đặt một miếng gỗ lên một tấm bìa phẳng nằm ngang rồi quay từ từ thì thấy miếng gỗ quay theo. Lực tác dụng lên vật đóng vai trò là lực hướng tâm là:
A. lực ma sát trượt	B. lực ma sát nghỉ
C. phản lực của miếng bìa	D. lực hút của Trái Đất
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

File đính kèm:

  • docMA DE 169.doc