Đề thi Trắc nghiệm môn Sinh học Lớp 12 năm 2011 - Mã đề thi: 136 (Kèm đáp án)

doc4 trang | Chia sẻ: thienbinh2k | Ngày: 13/07/2023 | Lượt xem: 172 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi Trắc nghiệm môn Sinh học Lớp 12 năm 2011 - Mã đề thi: 136 (Kèm đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM 
PHẦN SINH THÁI HỌC
Thời gian làm bài: 50 phút; 
(40 câu trắc nghiệm)
Mã đề thi 136
Họ, tên thí sinh:..........................................................................
Số báo danh:...............................................................................
Câu 1: Diễn thế sinh thái là ?
A. Quá trình hình thành một quần thể sinh vật mới.
B. Quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
C. Quá trình tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã.
D. Quá trình hình thành loài mới ưu thế hơn.
Câu 2: Quần xã sinh vật có đặc trưng cơ bản về:
A. Khu vực phân bố của quần xã.
B. Số lượng mỗi loài và số lượng cá thể của mỗi loài.
C. Mức độ phong phú về nguồn thức ăn trong quần xã.
D. Mối quan hệ gắn bó giữa các cá thể trong quần xã.
Câu 3: Hai loài ếch cùng sống trong một hồ nước, số lượng của loài A giảm chút ít, còn số lượng của loài B giảm đi rất mạnh. Điều đó chứng minh cho mối quan hệ.
A. Con mồi - Vật dữ.	B. Hội sinh.
C. Ức chế - cảm nhiễm.	D. Cạnh tranh.
Câu 4: Quan hệ gần gũi giữa hai loài, trong đó cả hai loài đều có lợi và bắt buộc phải có để hai loài cùng tồn tại.
A. Hợp tác.	B. Cộng sinh.
C. Ức chế - cảm nhiễm.	D. Kí sinh.
Câu 5: Rừng nhiệt đới khi bị chặt trắng, sau một thời gian những loài cây nào sẽ nhanh chóng phát triển.
A. Cây bụi chịu bóng.	B. Cây gỗ ưa bóng.
C. Cây thân cỏ ưa sáng.	D. Cây gỗ ưa sáng.
Câu 6: Chu trình nước
A. Chỉ liên quan tới nhân tố vô sinh của hệ sinh thái.
B. Không có ở xa mạc.
C. Là một phần trong chu trình tái tạo vật chất trong hệ sinh thái.
D. Là một phần của tái tạo trong hệ sinh thái.
Câu 7: Quan sát một tháp sinh khối, chúng ta có thể biết được thông tin nào sau đây.?
A. Các loài trong chuỗi và lưới thức ăn.
B. Năng xuất của sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng.
C. Mức độ dinh dưỡng ở từng bậc và toàn bộ quần xã.
D. Quan hệ giữa các loài trong quần xã.
Câu 8: Mật độ cá thể trong quần thể có ảnh hưởng tới
A. Cấu trúc tuổi của quần thể.
B. Mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể.
C. Khả năng sinh sản và mức độ tử vong của các cá thể trong quần thể.
D. Kiểu phân bó cá thể của quần thể.
Câu 9: Chu trình dinh dưỡng của quần xã cho ta biết.
A. Con đường trao đổi vật chất và năng lượng trong quần xã.
B. Mức độ tiêu thụ chất hữu cơ của các sinh vật.
C. Nguồn thức ăn của các sinh vật tiêu thụ.
D. Mức độ gần gũi giữa các cá thể trong quần xã.
Câu 10: Một quần thể với cấu trúc 3 nhóm tuổi: Trước sinh sản, sinh sản và sau sinh sản sẽ bị diệt vong khi mất đi:
A. Nhóm đang sinh sản.	B. Nhóm trước sinh sản.
C. Nhóm trước Sinh sản và nhóm sau sinh sản.	D. Nóm đang sinh sản và nhóm sau sinh sản.
Câu 11: Chu trình Nitơ
A. Là quá trình tái sinh một phần vật chất của hệ sinh thái.
B. Liên quan tới các yếu tố vô sinh của hệ sinh thái.
C. Là quá trình tái sinh toàn bộ vật chất trong hệ sinh thái.
D. Là quá trình tái sinh một phần năng lượng của hệ sinh thái.
Câu 12: Quan hệ dinh dưỡng trong quần xã cho biết.
A. Mức độ gần gũi giưa các cá thể trong quần xã.
B. Con đường trao đổi vật chất và năng lượng trong quần xã.
C. Nguồn thức ăn của các sinh vật tiêu thụ.
D. Mức độ tiêu thụ chất hữu cơ của các sinh vật.
Câu 13: Cây rừng Khộp Tây Nguyên lá rộng rụng lá vào mùa khô do
A. Gió nhiều với cường độ lớn.	B. Nhiệt độ giảm.
C. Lượng mưa cực thấp.	D. Lượng mưa trung bình.
Câu 14: So sánh giữa thực vật thụ phấn nhờ gió và thực vật thụ phấn nhờ sâu bọ, người ta thấy thực vật thụ phấn nhờ gió có đặc điểm.
A. Có nhiều tuyến tiết mật.	B. Hạt phấn nhỏ, nhẹ, nhiều hơn.
C. Hoa có màu rực rỡ và sáng hơn.	D. Có ít giao tử đực hơn.
Câu 15: Hình thức phân bố cá thể ngẫu nhiên trong quần thể có ý nghĩa gì ?
A. Các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường.
B. Các cá thể tận dụng được nguồn sống của môi trường.
C. Tăng mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể .
D. Giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể .
Câu 16: Cho chuỗi thức ăn sau:
	Tảo lục đơn bào à Tôm à Cá rô à Chim bói cá.
Chuỗi thức ăn trên được mở đầu bằng
A. Sinh vật tự dưỡng.	B. Sinh vật dị dưỡng.
C. Sinh vật hoá tự dưỡng.	D. Sinh vật phân giải chất hữu cơ.
Câu 17: Chuỗi thức ăn biểu thị mối quan hệ nào sau đây giữa các loài sinh vật trong hệ sinh thái ?
A. Quan hệ giữa động vật ăn thịt và con mồi.
B. Quan hệ giữa thực vật và động vật ăn thực vật.
C. Quan hệ giữa động vật ăn thịt bậc 1 với động vật ăn thịt bậc 2.
D. Quan hệ dinh dưỡng giữa các sinh vật.
Câu 18: Các loại môi trường sống chủ yếu của sinh vật là
I. Môi trường không khí.	II. Môi trường trên cạn.	III. Môi trường đất.
IV. Môi trường xã hội.	V. Môi trường nước.	VI. Môi trường sinh vật.
A. I, III, V, VI.	B. II, III, IV, V.	C. II, III, V, VI.	D. I, II, IV, VI.
Câu 19: Trong chuỗi thức ăn, mỗi loài sinh vật là một mắt xích. Nhận xét nào sau đây là đúng về mối quan hệ giữa một mắt xich với mắt xích đứng trước và mắt xích đứng sau trong chuỗi thức ăn?
A. Là sinh vật tiêu thụ bậc một
B. Là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước và mắt xích phía sau trong chuỗi thức ăn.
C. Là sinh vật tiêu thụ bậc 2.
D. Vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước, vừa là sinh vật bị mắt xích sau tiêu thụ.
Câu 20: Nguyên nhân dẫn tới sự phân li ổ sinh thái của các loài trong quần xã.
A. Mỗi loài ăn một loại thức ăn khác nhau,
B. Mỗi loài kiếm ăn ở vị trí khác nhau.
C. Mỗi loài kiếm ăn vào một thời điểm khác nhau trong ngày.
D. Cạnh tranh khác loài.
Câu 21: Mối quan hệ cạnh tranh là nguyên nhân dẫn đến.
A. Sự suy giảm đa dạng sinh học.
B. Sự tiến hoá của sinh vật.
C. Mất cân bằng sinh học trong quần xã.
D. Suy giảm nguồn lợi khai thác của con người.
Câu 22: Có một loài kiến tha lá về tổ trồng nấm, kiến và nấm có mối quan hệ gì?
A. Hội sinh.	B. Ức chế - cảm nhiễm.
C. Cộng sinh.	D. Trung tính.
Câu 23: Máu sắc đẹp, sặc sỡ của con đực của nhiều loài chim có ý nghĩa chủ yếu là:
A. Nhận biết đồng loại.	B. Báo hiệu.
C. Dọa nạt	D. Khoe mẽ với con cái trong sinh sản.
Câu 24: Ở động vật biến nhiệt, nhiệt độ càng cao thì chu kì sống của chúng
A. Càng ngắn.	B. Càng dài.	C. Không đổi.	D. Luôn thay đổi.
Câu 25: Quần thể ruồi nhà ở nhiều vùng nông thôn xuất hiện nhiều vào một khoảng thời gian nhất định trong năm (thường là mùa hè), còn vào thời gian khác hầu như giảm hẳn. Như vậy quần thể này
A. Biến động số lượng không theo chu kì.	B. Biến động số lượng theo chu kì năm.
C. Không phải là biến động số lượng.	D. Biến động số lượng theo chu kì mùa.
Câu 26: Ở rừng nhiệt đới châu Phi, muỗi Aedes afrieanus (loài A) sống ở vòm rừng, còn muỗi Anopheles gambiae (loài B) sống ở tầng sát mặt đất. Khẳng định nào sau đây là đúng.
A. B. Loài A là loài rộng nhiệt, loài B là loài hẹp nhiệt.
B. Cả hai loài đều rộng nhiệt như nhau.
C. Loài A là loài hẹp nhiệt hơn loài
D. Cả hai loài đều hẹp nhịêt như nhau.
Câu 27: Rừng mưa nhiệt đới, đồng cỏ, rừng cây bụi.
A. Là các ví dụ về hệ sinh thái ở Việt Nam.
B. Là những quần xã giống nhau về năng lượng đầu vào và đầu ra của dòng năng lượng.
C. là các giai đoạn của diễn thế sinh thái.
D. Là các ví dụ về sự tương tác giữa các sinh vật.
Câu 28: Trong một ao người ta có thể nuôi kết hợp nhiều loài cá vì:
A. Tận dụng được nguồn thức ăn là các động vật đáy.
B. Tận dụng được nguồn thức ăn là các loài động vật nổi và tảo.
C. Tạo sự đa dạng loài trong hệ sinh thái ao.
D. Mỗi loài sẽ có một ổ sinh thái riêng nên sẽ giảm mức độ cạnh tranh gay gắt với nhau.
Câu 29: Thành phần cơ bản của một hệ sinh thái gồm:
I. Các chất vô cơ, các chất hữu cơ.	II. Điều kiện khí hậu.	III. Sinh vật sản xuất.
	IV. Sinh vật phân giải.	V. Sinh vật tiêu thụ.
A. I, III, IV, V.	B. I, II, III, V.	C. I, II, III, IV, V.	D. II, III, IV, V.
Câu 30: Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái được thực hiện
A. Giữa quần xã sinh vật với sinh cảnh của nó.	B. Trong phạm vi quần thể sinh vật.
C. Trong phạm vi quần xã sinh vật.	D. Trong phạm cá thể sinh vật.
Câu 31: Trên một cây to có nhiều loài chim sinh sống, có loài sống trên cao có loài sống dưới thấp, hình thành các . . . . . . . khác nhau.
 	Trong dấu . Là :
A. Quần xã.	B. Quần thể.	C. Ổ sinh thái.	D. Sinh cảnh.
Câu 32: Cho chuỗi thức ăn sau: Cây lúa à Sâu đục thân à ..(1) à Vi sinh vật
(1) ở đây có thể là
A. Rệp cây.	B. Bọ rùa.	C. Trùng roi.	D. Ong mắt đỏ.
Câu 33: Khoảng xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian được gọi là
A. Ổ sinh thái.	B. Giới hạn sinh thái.	C. Sinh cảnh.	D. Môi trường.
Câu 34: Mật độ cá thể của một loài
A. Thường ít thay đổi trong quần xã.
B. Thay đổi do hoạt động của con người và không phải do các quá trình trong tưn nhiên.
C. Được xác định bởi quan hệ sinh thái giữa các loài trong quần xã.
D. Cho ta biết số lượng cá thể có trong một dơn vị diện tích hoặc thể tích.
Câu 35: Tỉ lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể với thể tích của cơ thể
A. Giảm hơn ở động vật có cơ thể lớn hơn.
B. Tăng hơn ở động vật có kích thước lớn hơn.
C. Giảm nếu cơ thể động vật phân chia thành nhiều phần.
D. Giảm nếu cơ thể động vật kéo dài ra.
Câu 36: Những sinh vât nào dưới đây không thuộc nhóm sinh vật biến nhiệt ?
I. Vi sinh vật. II. Chim.	 III. Con người.	IV. Thực vật. V. Thú.	VI. Ếch nhái, bò sát.
A. II, III, V.	B. I, IV. VI.	C. I, II, IV.	D. I, III, IV.
Câu 37: Trong một hệ sinh thái, sinh khối của mỗi bậc dinh dưỡng được kí hiệu bằng các chữ từ A đến E. Trong đó:A = 500 kg	B = 600 kg 	C = 5000 kg	D = 50 kg 	E = 5 kg
A. Aà B àC àD	B. Eà D à A à C	C. E à D àC à B	D. C àA àD à E
Câu 38: Đặc điểm thích hợp làm giảm mất nhiệt ở thú là:
A. Sống trong trạng thái nghỉ.	B. Cơ thể nhỏ và cao.
C. Ra mồ hôi.	D. Cơ thể có lớp mỡ dày bao bọc.
Câu 39: Hình thức phân bố cá thể đồng đều trong quần thể có ý nghĩa sinh thái gì?
A. Giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.
B. Tăng mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể .
C. Các cá thể tận dụng được nguồn sống của môi trường.
D. Các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường.
Câu 40: Yếu tố quan trọng nhất chi phối cơ chế tự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể là:
A. Sức sinh sản.	B. Nguồn thức ăn từ môi trường.
C. Các yếu tố không phụ thuộc mật độ.	D. Sự tăng trưởng của quần thể.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

File đính kèm:

  • docde_thi_trac_nghiem_mon_sinh_hoc_lop_12_ma_de_thi_136.doc
  • xlsOTTN 2011_08_dapancacmade.xls