Đề thi tốt nghiệp trung học cơ sở môn ngữ văn lớp 9 năm học 2003 - 2004

doc5 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1558 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tốt nghiệp trung học cơ sở môn ngữ văn lớp 9 năm học 2003 - 2004, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trường THCS Đức Đồng 
 
Đề thi tốt nghiệp THCS môn Ngữ văn lớp 9
 Năm học 2003 - 2004
 (Thời gian làm bài: 120 phút)

Phần I: 	Trắc nghiệm (4 điểm, mỗi câu đúng 0,5 đ)

	Đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn các chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất. 
"Chúng ta nhận rõ cái kỳ diệu của văn nghệ khi chúng ta nghỉ đến những người rất đông không phải ở trốn trong một cơ quan bí mật, không phải bị giam trong một nhà pha, mà bị tù chung thân trong cuộc đời ưu tối, vất vả không mở được mắt. Những người đàn bà nhà quê lam lũ ngày trước, suốt đời đầu tắt mặt tối, sống tối tăm, vậy mà biến đổi khác hẳn, khi họ ru con hay hát ghẹo nhau bằng một câu ca dao, khi họ chen nhau say mê xem một buổi chèo. Câu ca dao tự bao giờ chuyền lại đã gieo vào bóng tối những cuộc đời cực nhọc ấy một ánh sáng, lay động những tình cảm, ý nghĩ khác thường. Và ánh đèn buổi chèo, những nhân vật ra trò. Những lời nói những câu hát làm cho những con người ấy trong một buổi được cười hả dạ hay rõ dấu một giọt nước mắt. Văn nghệ đã làm cho tâm hồn họ thực được sống. Lời gửi của văn nghệ là sự sống"

1. Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào ?
A - Bàn về đọc sách 	C - Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới 
B - Tiếng nói của văn nghệ 	D - Phong cách Hồ Chí Minh

	2. Tác giả là ai ?
	A - Chu Quang Tiềm	C - Vũ Khoan
	B - Nguyễn Đình Thi	D- Lê Anh Trà

	3. Đoạn văn trên được viết theo phép lập luận nào ?
	A - Diễn dịch	C - Cả hai phép lập luận trên 
	B - Quy nạp	D - Cả ba cách trên đều không đúng

	4. Tìm xem có mấy luận cứ trong đoạn văn trên ? 
	A - Một luận cứ	C - Ba luận cứ 
	B - Hai luận cứ	D - Bốn luận cứ 

	5. Có mấy kết luận trong văn trên ?
	A - Một kết luận 	C - Ba kết luận
	B - Hai kết luận 	D - Bốn kết luận 
	6. Là luận cứ đồng hướng hay nghịch hướng
A - Đồng hướng	C - Không phải là hai loại luận cứ trên
B - Nghịch hướng	D - Cả hai loại trên

	7. Dòng nào thể hiện nội dung đoạn văn 
A - Tác dụng của văn nghệ 	C - Cái đẹp của văn nghệ
B - Cái hay của văn nghệ	D - Cái quý của văn nghệ 

	8. Đoạn văn trên viết theo phương thức nào ? 
	A - Tuỳ bút 	C - Nghị luận
	B - Tự sự 	D - Miêu tả
	Phần II 	- Tự luận 

	Hai đề chọn một 
	Đề 1: Nhận xét về hình ảnh người lính và tình đồng đội của họ trong các bài thơ: 
	Đồng chí - Chỉnh Hữu ; 	Bài thơ Tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật; ánh trăng - Nguyễn Duy ; (5,5 điểm ).
	Đề 2: Cảm nhận của em về bài thơ Đồng chí của Chỉnh Hữu (5,5 điểm)










Đáp án
	Câu 1: B	Câu 5: C
	Câu 2: B	Câu 6: A
	Câu 3: B	Câu 7: A
	Câu 4: C	Câu 8: C

Phần II: 	Tự luận:

Đề 1: + Điểm giống 3 bài thơ: Đồng chí - Chỉnh Hữu; Bài thơ Tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật; ánh trăng - Nguyễn Duy đều viết về người lính cách mạng với vẻ đẹp trong tính cách và tâm hồn họ. Hai bài thơ Đồng chí và bài thơ Tiểu đội xe không kính đều là thể thơ tự do còn bài ánh trăng lại là thơ năm chữ (1điểm)
+ Điểm khác: Mỗi bài lại khai thác những nét riêng và đặt trong những hoàn cảnh khác nhau
- Đồng chí viết về người lính ở thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Những người lính trong bài thơ xuất thân từ nông dân nơi những làng quê nghèo khó, tình nguyện và hăng hái ra đi chiến đấu. Tình đồng chí của những người đồng đội dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ, cùng chia sẻ những gian lao, thiếu thốn và cùng lý tưởng chiến đấu. Bài thơ tập trung thể hiện vẻ đẹp và sức mạnh của tình đồng chí ở những người lính cách mạng. (1điểm)
+ Bài thơ Tiểu đội xe không kính khắc hoạ hình ảnh những chiến sỹ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kỳ kháng chiến Chống Mỹ. Bài thơ làm nổi bật tinh thần dũng cảm bất chấp khó khăn nguy hiểm, tư thế hiên ngang, niềm lạc quan và ý chí chiến đấu giải phóng Miền Nam của người chiến sỹ lái xe - Một hình ảnh tiêu biểu cho thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
+ ánh trăng nói về một điều tâm sự của người lính đã đi qua cuộc chiến tranh hay sống giữa thành phố, trong hoà bình. Bài thơ gợi lại những kỷ niệm gắn bó của người lính đất nước với đồng đội trong những năm tháng gian lao của thời chiến tranh, để từ đó nhắc nhở về đạo lý nghĩa tình thuỷ chung. (1 điểm)
* Khi nhận xét cần có suy nghỉ của bản thân em về hình ảnh người lính trong các thời kỳ. (1,5 điểm).

Đề 2: Cảm nhận của em về bài thơ Đồng chí của Chỉnh Hữu
Có 3 phần cụ thể: Mở bài, thân bài, kết bài 	(1 điểm)
A. Mở bài: Giới thiệu tác phẩm em cảm nhận, thái độ với tác phẩm đó (0,5điểm)
B. Thân bài: Bài thơ gây cho em cảm xúc gì ? Những cảm xúc xác thực và đúng đắn (có lập luận chặt chẽ và dẫn chứng cụ thể) (0,5 điểm)
+ Luận điểm 1: Tình đồng chí của người lính dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lý tưởng chiến đấu (có dẫn chứng cụ thể)	(1 điểm)
+ Luận điểm 2: Sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của người lính cách mạng (1 điểm)
Khi cảm nhận cần biết lồng nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ (chi tiết,hình ảnh, ngôn ngữ, giản dị, chân thực cô động giàu sứcbiểu cảm. Đồng thời nói lên tình cảm của bản thân với người lính - thời kỳ chống Pháp gian khổ - Mở màn cho chiến dịch Điện Biên âm vang (1 điểm) 
C. Kết bài: Tình cảm của em với người lính năm xưa (sự trân trọng biết ơn, lời hứa quyết tâm với những người đi trước - người lính cụ Hồ - người lính cách mạng - người con Tổ quốc. (0,5 điểm)
Trình bày sạch, đẹp, không tẩy xoá (0,5điểm)


	Người chịu trách nhiệm chính:

File đính kèm:

  • docDe thi TN 4.doc