Đề thi tốt nghiệp bổ túc THCS Thừa Thiên Huế khoá ngày 8-11-2005 môn: Văn - Tiếng việt

doc3 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 905 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tốt nghiệp bổ túc THCS Thừa Thiên Huế khoá ngày 8-11-2005 môn: Văn - Tiếng việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO KỲ THI TỐT NGHIỆP BỔ TÚC THCS
 THỪA THIÊN HUẾ Khoá ngày 8-11-2005 
 MÔN : VĂN - TIẾNG VIỆT 
 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 120 phút
SBD: . . . . . . . . Phòng . . . . . . 
A. VĂN - TIẾNG VIỆT: (4 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
Trình bày ngắn gọn những hiểu biết của em về giá trị nội dung và nghệ thuật của "Truyện Kiều" (Nguyễn Du).
Câu 2: (2 điểm) 
Xác định phong cách văn bản sau khi phân tích các đặc điểm diễn đạt của đoạn văn sau ( về từ ngữ, câu, biện pháp tu từ) :
Nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây lá khác nhau. Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa. Tre Đồng Nai, tre Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ, lũy tre thân mật làng tôi ... đâu đâu cũng có tre nứa làm bạn.
(Thép Mới)
B. LÀM VĂN (6 điểm)
Phân tích bài thơ "Thương vợ" của Trần Tế Xương để thấy rằng ông không chỉ là nhà thơ trào phúng tiêu biểu mà còn là nhà thơ trữ tình xuất sắc của văn học Việt Nam thời trung đại.
--------------HẾT -------------
SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO KỲ THI TỐT NGHIỆP BỔ TÚC THCS
 THỪA THIÊN HUẾ Khoá ngày 8-11-2005 
 MÔN : VĂN - TIẾNG VIỆT 
 ĐỀ CHÍNH THỨC 
HƯỚNG DẪN CHẤM
A. VĂN-TIẾNG VIỆT: (4 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
a. Giá trị nội dung của "Truyện Kiều" (Nguyễn Du): (1 điểm)
Giá trị nội dung chủ yếu là giá trị hiện thực và nhân đạo.
- Tác phẩm là bài ca ca ngợi con người (nhất là người phụ nữ), đề cao tình yêu lý tưởng, khát vọng công lý. Tác phẩm là sự đồng cảm sâu sắc với những nỗi đau mà con người phải trải qua.	 (0,5 điểm)
- Tác phẩm là bản cáo trạng đanh thép lên án những thế lực chà đạp lên giá trị con người (Giai cấp thống trị, những kẻ "buôn thịt bán người", thế lực đồng tiền).
 	 (0,5 điểm)
b. Giá trị nghệ thuật của "Truyện Kiều": (1 điểm)
"Truyện Kiều" được xem là đỉnh cao nghệ thuật của văn học trung đại Việt Nam . Cụ thể là thành công ở các mặt :
- Ngôn ngữ Tiếng Việt (chữ Nôm) và thể thơ dân tộc ( lục bát). 	 (0,25 điểm)
- Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, con người, đặc biệt là nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật (Thuý Kiều).	 (0,5 điểm)
- Nghệ thuật dẫn truyện .	 (0,25 điểm)
Câu 2: (2 điểm)
a. Phân tích các đặc điểm diễn đạt :
- Từ ngữ: Sử dụng từ ngữ biểu cảm (xanh muôn ngàn cây lá, thân thuộc nhất, tre ngút ngàn, lũy tre thân mật làng tôi).	 (0,5 điểm)
- Câu: Phối hợp đa dạng các kiểu câu, tạo ra nhạc tính cho đoạn văn (câu đơn,câu ngắn: câu (1); câu phức, câu dài: câu (2),(3)).	 (0,5 điểm)
- Biện pháp tu từ: Phép điệp từ ngữ (Cây nào cũng, tre); phép liệt kê (tre...,tre...,tre...).	 	 (0,5 điểm)
b. Xác định phong cách văn bản: Là văn bản nghệ thuật. 	 (0,5 điểm)
B. LÀM VĂN: (6 điểm)
I. Yêu cầu chung:
 Nắm vững kỹ năng, phương pháp làm văn nghị luận văn học, thể bài phân tích tác phẩm (thơ). Hiểu được các giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ, nâng lên thành nét đặc sắc trong phong cách của nhà thơ. Diễn đạt trôi chảy.
II. Yêu cầu cụ thể:
Học sinh có thể phân tích bổ dọc (theo ý) hoặc bổ ngang bài thơ (theo bố cục), song cần bảo đảm các điểm chính sau trên cơ sở kết hợp phân tích nội dung và nghệ thuật.
1. Nội dung: 
- Hình ảnh bà Tú với các phẩm chất đáng quý ( đảm đang, tần tảo, hết lòng vì chồng vì con, giàu đức hy sinh ...)
- Tình cảm yêu thương, sự cảm thông, trọng nể của nhà thơ đối với vợ mình.
Trên cơ sở hai ý trên, khái quát tính trữ tình của nội dung bài thơ.
2. Nghệ thuật:
- Là bài thơ Đường luật bằng chữ Nôm nhuần nhuyễn.
- Ngôn ngữ đời thường có sự kế thừa thành ngữ - ca dao, mang sắc thái biểu cảm tinh tế, dí dỏm, chuyển tải tình cảm chân thành, tự nhiên; hình ảnh ẩn dụ giàu ý nghĩa ...
Những nét trên góp phần thể hiện bút pháp trữ tình đặc sắc của Trần Tế Xương.
III. Biểu điểm:
- Điểm 6: Nội dung bài làm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, phân tích rõ ràng, chính xác, sâu sắc. Bố cục chặt chẽ, diễn đạt tốt.
- Điểm 4: Phân tích bài thơ tương đối cụ thể, đúng hướng, làm rõ được các giá trị nội dung và nghệ thuật cơ bản. Bố cục rõ ràng, diễn đạt khá.
- Điểm 3: Bài đạt được nửa số yêu cầu trên, phân tích chưa sâu nhưng tỏ ra hiểu nội dung, nghệ thuật. Bố cục và diễn đạt tạm được.
- Điểm 2: Bài còn sơ lược. Phân tích vụng về, chủ yếu diễn xuôi, diễn đạt kém.
- Điểm 1: Bài lạc đề.

File đính kèm:

  • docDeThi Van BoTucTHCS-8-11-05.doc
Đề thi liên quan