Đề thi thử tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2009 môn :văn

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1006 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2009 môn :văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở GD&ĐT Bắc Giang
Đề thi thử tốt nghiệp THPT Năm 2009
Cụm Sơn Động
Môn :Văn 

Thời gian :150 phút (không kể thời gian giao đề)

	
I. Phần dành chung cho tất cả các thí sinh (5 điểm)
Câu 1(2 điểm)
 	Qua truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn, anh (chị) hãy cho biết ý nghĩa nhan đề của truyện?
Câu 2 (3 điểm)
 Trong Thông điệp nhân Ngày Thế giới phòng chống AIDS, 1-2-2003, Cô-phi An-nan viết: " Trong thế giới khốc liệt của AIDS, không có khái niệm chúng ta và họ. Trong thế giới đó, im lặng đồng nghĩa với cái chết" (Ngữ văn 12, tập, NXB Giáo dục, 2008, tr. 82)
 Anh/ chị suy nghĩ như thế nào về ý nghĩ trên?

Ii. Phần dành riêng 
	Thí sinh học theo chương trình nào thì chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó (câu 3.a hoặc 3.b)

Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn (5 điểm)
Trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu đã xây dựng được một tình huống truyện mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống. Anh (chị) hãy làm rõ điều đó. 
Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao (5 điểm)
Phân tích những nét đẹp trong suy nghĩ và ứng xử của nhân vật bà Hiền trong truyện ngắn Một người Hà Nội của Nguyễn Khải 
 
…....................Hết.........................

Thí sinh không được sử dụng tài liệu, giám thị không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:.................................................SBD:.........................
Sở GD&ĐT Bắc Giang
Cụm Sơn Động
Hướng dẫn chấm thi thử tN THPT Năm 2009
	Môn :Văn 12



Câu
Nội dung
Thang điểm
Câu 1
2đ

ý nghĩa nhan đề : Thuốc chứa đựng những lớp nghĩa cơ bản sau 
- Đó là thứ thuốc chữa bệnh lao (cách chữa bệnh phản khoa học, vô căn cứ ) trong quan niệm và niềm tin của người Trung Quốc.. Qua đó nhà văn vạch trần sự u mê lạc hậu của những người tin rằng ăn bánh bao tẩm máu người sẽ chữa khỏi bệnh lao.
- Đó lại là thứ thuốc độc, thuốc giết người- Hoa Thuyên chết khi ăn chiếc bánh bao tẩm máu người.
- ý nghĩa sâu xa : Phải tìm một thứ thuốc khác chứ không thể dùng thứ thuốc cũ đó là :
+ Thuốc chữa bệnh tinh thần đó là căn bệnh u mê lạc hậu trong nhận thức.
+ Thuốc để chữa bệnh xa rời quần chúng của người cách mạng.
0,5đ




0,5đ


1đ
Câu 2
3đ

1. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài nghị luận xã hội. kết cấu bài viết chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
2. Yêu cầu về kiến thức:
a. Mở bài:
- Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận
- Trích dẫn ý kiến của Cô-phi An-nan.
b. Thân bài:
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng đảm bảo tính chặt chẽ và hợp lí theo hệ thống ý sau
- Nêu rõ hiện tượng: 
 + Thực trạng của đại dịch HIV/AIDS trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng: tốc độ lây nhiễm, con đường lây nhiễm, mức độ lây nhiễm...
 + Thái độ của mọi người với những bệnh nhân nhiễm HIV còn có sự kì thị, ngăn cách, phân biệt đối xử.
- Giải pháp:
+ Phê phán những hành động kì thị, ngăn cách, phân biệt đối xử với những bệnh nhân HIV. Từ đó mọi người phải từ bỏ thái độ kì thị, ngăn cách, phân biệt đối xử với những bệnh nhân HIV (không có khái niệm chúng ta và họ).
 + Phải có hành động tích cực, cụ thể bởi im lặng đồng nghĩa với cái chết.
 + Trách nhiệm của học sinh để góp phần phá vỡ sự ngăn cách giữa mọi người và bênh nhân nhiễm HIV: tuyên truyền, vận động, hành động cụ thể....
c. Kết bài: Bày tỏ suy nghĩ của người viết.




0.25





1.0 đ





1.5 đ









 0.25 đ
Câu 3.a
5,0đ


3.a. Tình huống truyện trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu 
 1. Giới thiệu chung 
 - Sau 1975, Nguyễn Minh Châu quan tâm tiếp cận đời sống ở góc độ thế sự. Ông là một trong những cây bút tiên phong của văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới. 
- Nguyễn Minh Châu sáng tác truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa năm 1983. Trong tác phẩm này, nhà văn đã xây dựng được một tình huống truyện mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống. 
 2. Phân tích tình huống truyện 
a. Tình huống truyện 
- Nghệ sĩ Phùng đến một vùng ven biển miền Trung chụp một tấm ảnh cho cuốn lịch năm sau. Anh thấy cảnh chiếc thuyền ngoài xa, trong làn sương sớm, đẹp như tranh vẽ. Phùng nhanh chóng bấm máy, thu lấy một hình ảnh không dễ gì gặp được trong đời. 
- Khi chiếc thuyền vào bờ, Phùng thấy hai vợ chồng hàng chài bước xuống. Anh chứng kiến cảnh người chồng đánh vợ, đứa con ngăn bố. Những ngày sau, cảnh đó lại tiếp diễn. Phùng không ngờ sau cảnh đẹp như mơ là bao ngang trái, nghịch lý của đời thường. 
 b. Các nhân vật với tình huống 
- Tình huống truyện được tạo nên bởi nghịch cảnh giữa vẻ đẹp chiếc thuyền ngoài xa với cái thật gần là sự ngang trái trong gia đình thuyền chài. Gánh nặng mưu sinh đè trĩu trên vai cặp vợ chồng. Người chồng trở thành kẻ vũ phu. Người vợ vì thương con nên nhẫn nhục chịu đựng sự ngược đãi của chồng mà không biết mình đã làm tổn thương tâm hồn đứa con. Cậu bé thương mẹ, bênh vực mẹ, thành ra căm ghét cha mình. 
- Chánh án Đẩu tốt bụng nhưng lại đơn giản trong cách nghĩ. Anh khuyên người đàn bà bỏ chồng là xong, mà không biết bà cần một chỗ dựa kiếm sống để nuôi con khôn lớn. 
c.ý nghĩa khám phá, phát hiện của tình huống 
- ở tình huống truyện này, cái nhìn và cảm nhận của nghệ sĩ Phùng, chánh án Đẩu là sự khám phá, phát hiện sâu sắc về đời sống và con người. 
- Đẩu hiểu được nguyên do người đàn bà không thể bỏ chồng là vì những đứa con. Anh vỡ lẽ ra nhiều điều trong cách nhìn nhận cuộc sống. 
- Phùng như thấy chiếc thuyền nghệ thuật thì ở ngoài xa, còn sự thật cuộc đời lại ở rất gần. Câu chuyện của người đàn bà ở tòa án huyện giúp anh hiểu rõ hơn cái có lý trong cái tưởng như nghịch lý ở gia đình thuyền chài. Anh hiểu thêm tính cách Đẩu và hiểu thêm chính mình. 
 3. Kết luận 
 - Tình huống truyện Chiếc thuyền ngoài xa có ý nghĩa khám phá, phát hiện về sự thật đời sống, một tình huống nhận thức. 
- Tình huống truyện này đã nhấn mạnh thêm mối quan hệ gắn bó giữa nghệ thuật và cuộc đời, khẳng định cái nhìn đa diện, nhiều chiều về đời sống, gợi mở những vấn đề mới cho sáng tạo nghệ thuật.


0,5 đ







1,0 đ








1,5 đ











1,5 đ











0,5 đ
Câu 3.b
5,0đ

3.b Phân tích những nét đẹp trong suy nghĩ và ứng xử của nhân vật bà Hiền trong truyện ngắn Một người Hà Nội của Nguyễn Khải
1. Giới thiệu chung 
- Vài nét về nhà văn Nguyễn Khải
- Trong truyện ngắn Một người Hà Nội (1990), qua nhân vật bà Hiền, Nguyễn Khải thể hiện cảm nhận về những giá trị bất biến của con người Hà Nội trong một xã hội đang diễn ra nhiều đổi thay.
2. Những nét đẹp trong suy nghĩ và cách ứng xử của bà Hiền 
a. Những nét đẹp trong suy nghĩ:
- Trong công việc gia đình, nuôi dạy con cái cũng như trách nhiệm với cộng đồng, với đất nước, cái chuẩn trong suy nghĩ của bà Hiền là lòng tự trọng (dạy con cái không sống tuỳ tiện, buông tuồng; đồng ý cho con đi chiến đấu vì không muốn nó sống bám vào sự hy sinh của bạn bè…).
- Bà luôn tin vào vẻ đẹp trường tồn, bất diệt trong lối sống, cốt cách và bản sắc văn hoá Hà Nội (Mỗi thế hệ đều có thời vàng son của họ. Hà Nội thì không thế. Thời nào nó cũng đẹp, một vẻ đẹp riêng cho mỗi lứa tuổi).
b. Những nét đẹp trong cách ứng xử:
- Bà Hiền ứng xử có bản lĩnh trước những thay đổi diễn ra trong xã hội, luôn luôn dám là mình, thẳng thắn, chân thành đồng thời cũng khéo léo, thông minh.
- Bà Hiền luôn giữ gìn những nét đặc trưng trong lối sống Hà Nội, biểu lộ phong thái lịch lãm, sang trọng của người Hà thành (cách trang trí phòng khách, những bữa ăn của gia đình bà đều toát lên vẻ cổ kính, quý phái và óc thẩm mĩ tinh tế của chủ nhân…).
3. Kết luận 
- Nhân vật bà Hiền gợi lên những vẻ đẹp và chiều sâu văn hoá của người Hà Nội. Nói như Nguyễn Khải, bà Hiền là “một hạt bụi vàng” của đất kinh kì.
- Nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật: nhân vật được trần thuật từ điểm nhìn của nhân vật “tôi” (người kể chuyện) và qua những tình huống gặp gỡ với những nhân vật khác, qua nhiều thời đoạn của đất nước.


0,5 đ







2,0 đ









2,0 đ








0,5 đ

* L−u ý chung khi chấm 
- Chỉ cho điểm tối đa trong tr−ờng hợp: thí sinh không những nói đủ ý cần thiết mà còn biết cách tổ chức bài văn, diễn đạt l−u loát, đúng văn phạm viết không sai chính tả. 
- Có thể chấp nhận cách sắp xếp ý không hoàn toàn giống nh− đáp án, miễn là phải đảm bảo đ−ợc một lôgic nhất định. Khuyến khích những kiến giải riêng, thực sự có ý nghĩa về vấn đề. 

File đính kèm:

  • docde thi thu 2009 co DA.doc