Đề thi thử tốt nghiệp năm học 2008 - 2009 môn: ngữ văn 12

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1228 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử tốt nghiệp năm học 2008 - 2009 môn: ngữ văn 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
 PHẠM PHÚ THÚ
------***------
ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP
Năm học 2008 - 2009
 Môn: Ngư văn
Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)
Câu I. (2,0 điểm)
Trình bày ngắn gọn phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu.
Câu II. (3,0 điểm)
Hãy viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày ý kiến của mình về mục đích học tập do UNESCO đề xứng:
Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình.
(Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr. 35)
II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)
Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó (câu III.a, hoặc III.b)
Câu III.a. Theo chương trình Chẩn (5,0 điểm)
Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân.
Câu III.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm)
Có ý kiến cho rằng: Từ câu chuyện về một bức ảnh nghệ thuật và sự thật cuộc đời đàng sau bức ảnh, truyện Chiếc thuyền ngoài xa mang đến một bài học đúng đắn về cáhc nhìn nhận cuộc sống con người: một cáhc nhìn đa diện, nhiều chiều, phát hiện ra những bản chất sau vẻ ngoài đẹp đẽ của hiện tượng.
Anh (chị) hãy phân tích và chứng minh ý kiến trên qua truyện Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu.

------------- HẾT ----------

















TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
 PHẠM PHÚ THÚ
 ------***------
HƯỚNG DẪN CHẤM THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT
Năm học 2008 - 2009
Môn: Ngữ văn
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)
Câu I. (2,0 điểm) 
a. Yêu cầu về kiến thức:
Bài làm của thí sinh cần nêu được các ý sau về phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu:
- Thơ trữ tình chính trị.
- Khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn.
- Giọng điệu tâm tình, ngọt ngào tha thiết.
- Đậm đà tính dân tộc.
b. Cách cho điểm:
- Điểm 2: Đáp ứng các yêu cầu trên, trình bày rõ ràng, mạch lạc.
- Điểm 1: Trình bày được một nửa các yêu cầu trên.
- Điểm 0: Hoàn toàn sai lạc.
Câu II. (3,0 điểm)
a. Yêu cầu về kỹ năng:
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội; kết cấu bài văn chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức:
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần chân thành, thành thực, hợp lý, chặt chẽ và thuyết phục. Cần thấy được nội dung chính trong đề xướng của UNESCO về mục đích học tập.
Có thể trình bày ý kiến của mình theo các nội dung cơ bản:
- Nhận thức đúng dắn về mục đích, ý nhĩa lớn lao của việc học tập; hiểu rõ nội dung của các mệnh đề trong đề xướng của UNESCO.
- Suy nghĩ, hành động của bản thân về nhiệm vụ học tập văn hoá và tu dưỡng đạo đức, có trách nhiệm với cộng đồng và bản thân.
c. Cách cho điểm:
- Điểm 3: Đáp ứng các yêu cầu trên, có thể mắc một vài lỗi nhỏvề diễn đạt.
- Điểm 2: Trình bày được một nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt.
- Điểm 1: Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu.
- Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.
II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)
Câu III.a. Theo chương trình chuẩn (5,0 điểm)
a. Yêu cầu về kỹ năng:	
Biết cách làm bài văn nghị luận văn học, phân tích tác phẩm tự sự; kết cấu bài viết chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, chọn được diễn chứng tiêu biểu; không mắc lỗi nhính tả, dùng từ và ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kíên thức:
Trên cơ sở những hiểu biết về Kim Lân và truyện ngắn Vợ nhặ mà cụ thể là nhân vật bà cụ Tứ, thí sinh biết giới thiệu nhân vật, lựa chọn những chi tiết tiêu biểu để làm rõ hoàn cảnh, tính cách và nhất là tấm lòng bao dung độ lượng, vị tha của bà cụ Tứ trong tình huống: con trai bà “nặt vợ” về.
Đại thể thí sinh phải nêu được các ý cơ bản sau:
* Hoàn cảnh sống:
- Bà cụ Tứ là dân ngụ cư, nghèo khổ, goá bụa, cuộc sống nhiều đắng cay cơ cực.
- Đang phải đối mặt với đói khủng khiếp năm 1945.
* Vẻ đẹp nhân văn được thể hiện qua diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ:
- Tình huống để bọc lộ tâm trạng: giữa lúc cái đói đang hoành hành khắp nơi thì con trai bà có vợ - một người vợ nhặt.
- Khi thấu người đàn bà xa lạ ở trong nhà, bà cụ Tứ rất ngạc nhiên “đứng sững lại” băn khoăn: “… Sao lại chào mình bằng u?”.
- Ngạc nhiên bởi: con trai xấu xí, thô kịch đang vào buổi đói kém, làm sao lấy được vợ.
- Khi hiểu ra cơ sự: nổi tủi hờn, xot thương trào lên trong bà cụ Tứ “Chao ôi…. mở mạt sau này. Con mình thì…”.
- Tấm lòng nhân hậu, bao dung được hiểu bằng sự cảm thông, biết mình biết người của bà cụ Tứ. “Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình”.
- Sự tế nhị khéo léo trong ứng xử: nhẹ nhàng nói với nàng dâu mới: “…u cũng mừng lòng”.
- Niềm lạc quan hy vọng đổi đời:
+ Toàn nói chuyện vui, chuyện sung sướng sau này.
+ Bữa cơm ngày đói thật thảm hại, nhưng bà lão vẫn đùa vui.
+ Ý thức hướng tới tương lai: gieo niềm tin, bày những lời khuyên mộc mạc, giản dị nhưng thiết thực.
c. Cách cho điểm:
- Điểm 5: Đáp ứng được yêu cầu trên, có thể mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
- Điểm 3: Trình bày được một nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt.
- Điểm 1: Phân tích quá sơ sài, diễn đạt yếu.
- Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.
Câu III.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm)
a. Yêu cầu về kỹ năng:
Biết cách làm bài nghị luận văn học, vận dụng khả năng đọc - hiểu để phân tích và chứng minh một ý kiến về tác phẩm văn học; kết cấu bài văn chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, chọn được dẫn chứng tiêu biểu; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở hiểu biết về Nguyễn Minh Châu và truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, thí sinh chọn phân tích để chứng minh ý chính sau đây: Chiếc thuyền ngoài xa mang đến một bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người: Một cách nhìn đa phương tiện, nhiều chiều, phát hiện ra những bản chất sau vẻ ngoài đẹp đẽ của hiện tượng.
- Một cách nhìn đa phương tiện, nhiều chiều:
+ Chiếc thuyền ngoài xa phát hiện của xu hướng tìm tòi khám phá trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu. Nhà văn muốn thể hiện quan niệm văn chương trước hết là câu chuyện của con người, với muôn mặt phức tạp, phong phú với tất cả chiều sâu.
+ Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên vùng biển lúc bình minh, hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa đẹp đơn giản và toàn bích như “một bức tranh mực tàu của một danh hoạ thời cổ”.
+ Cảm giác bồi hồi sung sướng của Phùng khi có được một tác phẩm nghệ thuật “trời cho”.
+ Thế nhưng đàng sau vẻ đẹp mơ mộnglà sự thật cuộc sống của người dân làng chài vùng biển.
+ Cách mạng không phải giải quyết bi kịch trong một sớm một chiều, con người vẫn phải đối diện với những bi kịch của đời mình (phân tích cuộc sống của đôi vợ chồng làng chài). Cuộc chiến chống đói nghèo không kém phần ác liệt như cuộc chiến chống giặc ngoại xâm.
+ Phát hiện ra cái đẹp của cuộc sống nhưng đồng thời phải rõ nỗi đau thân phận con người trong tối tăm, nghèo đói và độc ác.
- Nhân vật Phùng và Đẩu hay đúng hơn là nhà văn đã phát hiện ra những bản chất sau vẻ ngoài đẹp đẽ của hiện tượng:
+ Cuộc sống lao động cần cù của người dân vùng biển
+ Cảnh tượng ấy không bị phá vỡ nếu không có sự xuất hiện của chiếc thuyền ngoài xa
+ hai vợ chòng làng chài xuất hiện đã phá vỡ cảm giác thăng hoa nghệ thuật bằng một trận đòn tàn nhẫn
+ Vậy mà người đàn bà “ không hề kêu một tiếng, khong chống trả, cũng không tìm cách chạy trốn”
+ Câu chuyện của người đàn bà ở toà án đã giúp Phùng và Đẩu hiểu ra những điều khi người đàn bà nói: “Đừng bắt con bỏ nó”.
+ Gia đình họ vẫn có hạnh phúc trong vất vả đắng cay và độc ac
+ Tác phẩm hướng tới giá trị nhân đạo cao cả. Nghệ thuật phải gắn bó với cuộc sống con người
c) Cách cho điểm:
- Điểm 5: Đáp ứng được yêu cầu trên, có thể mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
- Điểm 3: Trình bày được một nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt.
- Điểm 1: Phân tích quá sơ sài, diễn đạt yếu.
- Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.

File đính kèm:

  • docDe thi thu lop va dap an1212309.doc