Đề thi thử tốt nghiệp môn Văn - Đề 1

docx5 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 2590 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử tốt nghiệp môn Văn - Đề 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP 
MÔN VĂN: NĂM 2014
( Thời gian: 120 phút, không kể thời gian phát đề)
Câu 1: ( 2 điểm).
 Đọc bài thơ sau:
Dòng sông mặc áo
“Dòng sông mới điệu làm sao
Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha
Trưa về trời rộng bao la
Áo xanh sông mặc như là mới may
Chiều trôi thơ thẩn áng mây
Cài lên màu áo hây hây ráng vàng
Đêm thêu trước ngực vầng trăng
Trên nền nhung tím trăm ngàn sao lên
Khuya rồi, sông mặc áo đen
Nép trong rừng bưởi lặng yên đôi bờ
Sáng ra thơm đến ngẩn ngơ
Dòng sông đã mặc bao giờ áo hoa
Ngước lên bỗng gặp la đà
Ngàn hoa bưởi trắng nở nhòa áo ai”
( Dòng sông mặc áo- Nguyễn Trọng Tạo )
a. Bài thơ viết theo thể thơ nào ? Nêu nội dung chính của bài thơ ?
b. Đọc những câu thơ sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới.
“Dòng sông mới điệu làm sao
Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha
Trưa về trời rộng bao la
Áo xanh sông mặc như là mới may”
- Chỉ ra các biện pháp tu từ tiêu biểu được sử dụng trong những câu thơ trên.
- Nêu tác dụng của các biện pháp tu từ đó.
Câu 2: ( 3 điểm)
 “Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”
 Ý kiến trên của nhà văn Pháp M. Xi-xờ-rông gợi cho anh (chị) những suy nghĩ gì về việc tu dưỡng và học tập của bản thân.
Câu 3 : ( 5 điểm) (Thí sinh chọn một trong hai đề sau để làm)
a/Đề 1:
 Hình ảnh cây xà nu trong tác phẩm “ Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành là một hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng. 
Hãy đọc đoạn văn sau để làm sáng rõ nhật xét trên.
 “Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khỏe như vậy. Cạnh một cây xà  nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi  tên lao thẳng lên bầu trời. Cũng ít có loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế. Nó  phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên  cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây  bay ra, thơm mỡ màng. Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đạn đại bác chặt đứt  làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, vết thương không  lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết. Nhưng cũng có những  cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum sê như những con chim đã đủ  lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của  chúng chóng lành như những vết thương trên một thân thể cường tráng. Chúng  vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã... Cứ thế, hai ba năm nay rừng xà  nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng...”
(Trích Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành)
b/ Đề 2:
 Bài thơ “ Sóng” của Xuân Quỳnh thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu.
Anh( chị) hãy phân tích đoạn thơ sau và làm sáng rõ nhận định trên:
“Con sóng dưới lòng sâu
Con song trên mặt nước
 Ôi con sóng nhớ bờ
 Ngày đêm không ngủ được
 Lòng em nhớ đến anh
 Cả trong mơ còn thức
Dẫu xuôi về phương bắc
 Dẫu ngược về phương nam
 Nơi nào em cũng nghĩ
 Hướng về anh- một phương”
( Sóng- Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12 tập 1)
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần chung
 Đáp án
Điểm
Câu 1
( 1đ)
- Thể loại: Thơ lục bát.
- Nội dung: Bài thơ thể hiện vẻ đẹp nhiều màu sắc của con sông.
0.5
0.5
Câu 2
( 1đ)
a/ Các biện pháp tu từ: nhân hóa, từ láy, so sánh.
b/ Tác dụng:
+ Nhân hóa “ điệu”, “mặc áo”, “ áo xanh sông mặc”: Làm cho dòng sông có tính cách giống như con người.
+Từ láy “ thướt tha”: gợi hình ảnh nhẹ nhàng, uyển chuyển.
+ So sánh” như”: tăng lên vẻ đẹp mới mẻ của con sông.
0.25
0.25
0.25
0.25
Câu 3
( 3đ)
a/ Yêu cầu kĩ năng: Kết cấu bài văn chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b/ Yêu cầu về kiến thức, cần đạt các ý sau:
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Nhà văn Pháp M. Xi-xờ-rông đã nói: “Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”.
- Giải thích câu nói:
+ Đức hạnh là đạo đức và tính nết tốt (Từ điển tiếng Việt)
+ Đức hạnh được thể hiện qua lời nói và những việc làm cụ thể, qua mối quan hệ giữa cá nhân với tập thể, xã hội
+ Hành động là thước đo phẩm giá của mỗi con người.
- Phân tích, chứng minh: “Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”
+ Để thể hiện là người đức hạnh thì điều thiết thực nhất là qua những việc làm cụ thể có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. ( Lấy dẫn chứng thực tế để chứng minh).
+ Điều đó đã được ông cha ngợi ca trong lịch sử, văn học.
+ Chứng minh đức hạnh qua hành động là thiết thực và đáng tin cậy nhất.
- Phê phán, bác bỏ:
Những lối sống, những hành động biểu hiện không xứng đáng là một con người đức hạnh: sống vị kỉ, chỉ nghĩ cho riêng mình, sống vô bổ, đua đòi, nói nhiều làm ít, nói được không làm được
- Thái độ và hành động thiết thực của bản thân:
- Đánh giá vấn đề.
0.5
0.25
1.0
0.5
0.25
0.5
*Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh làm rõ, đầy đủ các luận điểm trên.
Câu 3a
( 5đ)
a/ Yêu cầu về kỹ năng: Học sinh biết cách nghị luận một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn xuôi. Bố cục rõ ràng, trình bày cẩn thận, lập luận chặt chẽ, kết hợp các thao tác( phân tích, giải thích, chứng minh, ); không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b/ Yêu cầu về kiến thức :
 Trên cơ sở nắm được những kiến thức cơ bản về tác giả và tác phẩm“ Rừng xà nu”, học sinh cần đạt các ý sau:
- Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận :hình ảnh biểu tượng của cây xà nu.
- Vẻ đẹp thiên nhiên của rừng xà nu.
+ Là loại cây có sức sinh sôi nảy nở khỏe.
+ Cây xà nu trúng đạn đại bác của giặc Mĩ.
+ Cây xà nu vươn lên, che chở cho dân làng
- Ý nghĩa biểu tượng: Cây xà nu tượng trưng cho phẩm chất kiên cường, số phận đau thương của con người Tây Nguyên trong chiến tranh.
- Nghệ thuật: Sử dụng ngôn ngữ miêu tả có tính chất liên tưởng, nhân hóa, so sánh
- Đánh giá chung về hình tượng cây xà nu và thành công của tác phẩm.
0.5
1.5
1.5
1.0
0.5
* Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh làm rõ, đầy đủ các luận điểm trên.
Câu 3b
a/ Yêu cầu về kỹ năng: Học sinh biết cách nghị luận một vấn đề đặt ra trong bài thơ, đoạn thơ. Bố cục rõ ràng, trình bày cẩn thận, lập luận chặt chẽ, kết hợp các thao tác( phân tích, giải thích, chứng minh, ); không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b/ Yêu cầu về kiến thức :
Trên cơ sở nắm được những kiến thức cơ bản về tác giả và bài thơ“Sóng”, học sinh cần đạt các ý sau:
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu qua đoạn thơ .
- Mượn hình ảnh sóng nhớ bờ để thể hiện nỗi nhớ trong tình yêu của người phụ nữ.
- Nỗi nhớ người yêu chiếm trọn cả không gian và thời gian: từ ý thức đến vô thức, cả ngày lẫn đêm.
- Tình yêu chung thủy, sắt son của người phụ nữ, dù có sự cách trở về không gian nhưng em vẫn yêu và chờ đợi.
- Nghệ thuật: Thể thơ năm chữ, ngôn ngữ hình tượng, giọng thơ tha thiết, sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa, ẩn dụ.
- Đánh giá vẻ đẹp của người phụ nữ trong tình yêu qua đoạn thơ.
Đánh giá thành công của bài thơ.
0.5
0.5
1.5
1.0
1.0
0.5
* Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh làm rõ, đầy đủ các luận điểm trên.

File đính kèm:

  • docxDE 1.docx