Đề thi thử Lần 2 THPT Quốc gia môn Sinh học Lớp 12 - Trường THPT Cò Nòi (Có đáp án)

pdf5 trang | Chia sẻ: thienbinh2k | Ngày: 13/07/2023 | Lượt xem: 201 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử Lần 2 THPT Quốc gia môn Sinh học Lớp 12 - Trường THPT Cò Nòi (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 1: Đột biến là gì? 
A. Là sự biến đổi của gen B. Là sự biến đổi kiểu hình 
C. Là sự biến đổi vật chất di truyền D. Là sự biến đổi số lượng NST 
Câu 2: Đột biến thay thế một cặp Nucleotit (không thuộc bộ ba mở đầu và bộ 
ba kết thúc) có thể ảnh hưởng tới bao nhiêu axit amin? 
A. 3 axit amin B. 1 axit amin 
C. 2 axit amin D. Không thay đổi 
Câu 3: Gen A dài 4080A0 có 20% Adenin. Gen A bị đột biến thành gen a ở 
dạng thay thế một cặp G – X bằng một cặp A – T . Số Nucleotit từng loại của 
gen a là bao nhiêu ? 
A. A = T = 480 ; G = X = 720 B. A = T = 481 ; G = X = 719 
C. A = T = 719 ; G = X = 481 D. A = T = 491 ; G = X = 721 
Câu 4: Gen B bị đột biến mất một cặp A – T số liên kết Hydro trong gen thay 
đổi như thế nào? 
A.Giảm 3 B. Tăng 2 C. Giảm 2 D. Tăng 3 
Câu 5: Có 4 tế bào sinh trứng có kiểu gen AaBbDd khi giảm phân bình thường 
có thể cho tối đa bao nhiêu loại giao tử ? 
A.4 B. 8 C.16 D. 32 
Câu 6: Đột biến mất đoạn NST gây hậu quả gì? 
A. Gây chết hoặc mất khả năng sinh sản 
B. Làm giảm sự biểu hiện của tính trạng 
C. Gây chết hoặc giảm sức sống 
D. Làm tăng sự biểu hiện của tính trạng 
Câu 7: Người ta lợi dụng dạng đột biến nào sau đây để chuyển những nhóm 
gen mong muốn từ NST của loài này sang NST của loài khác: 
A.Mất đoạn B. Đảo đoạn C.Lặp đoạn D. Chuyển đoạn 
Câu 8: ở một loài có bộ NST lưỡng bội 2n = 14. Một đột biến làm cho một số 
cá thể của loài có số NST trong tế bào là 21, Các cơ thể đột biến đó được gọi 
là: 
A.Thể tam nhiễm B. Thể đa nhiễm 
C. Thể đa bội D. Thể tam bội 
Câu 9: Một cơ thể 2n khi giảm phân đã xảy ra rối loạn phân ly ở một cặp NST 
sẽ phát sinh các loại giao tử: 
A.2n ; n B. n – 1 ; n C. n + 1 ; n D. n + 1 ; n – 1 
Câu 10: Một cơ thể có kiểu gen AAaa khi giảm phân bình thường có thể tạo ra 
những loại giao tử nào? 
A. AA ; Aa ; aa B. AA ; Aa C.AA ; aa D. Aa ; aa 
Câu 11: Hội chứng nào sau đây có 3 NST thứ 21? 
A,Hội chứng tocno B. Hội chứng Đao 
SỞ GD & ĐT SƠN LA 
TRƯỜNG THPT CÒ NÒI 
(Đề thi có 04 trang) 
ĐỀ THI THỬ THPTQG NĂM 2017 
MÔN THI: SINH HỌC 
Thời gian làm bài: 50 phút. 
C. Hội chứng 3X D.Hội chứng Claifento 
Câu 12: Chu trình sinh địa hóa không có chu trình nào sau đây? 
 A. Bức xạ mặt trời. B. Cacbon. D. Nitơ. E. Nước. 
Câu 13: Thường biến thuộc nhóm biến dị nào? 
A. Đột biến gen B. Biến dị di truyền 
C. Biến dị không di truyền D. Đột biến số lượng NST 
Câu 14: Trong các loài sau đây loài nào không là sinh vật tiêu thụ? 
 A. Nấm linh chi. B. Ruồi, muỗi. 
C. Rươi và sâu đất. D. Dương xỉ. 
Câu 15: Enzym nào đảm nhiệm ghép đoạn ADN của tế bào cho vào ADN của 
plasmis? 
A.Ligaza B. Amylaza C.Restrictaza D. ADN- olymezaza 
Câu 16: Điểm khác nhau giữa ADN của NST và ADN của Plasmis là gì? 
A.Có đơn phân là các Nucleotit B.Có cấu trúc dạng vòng 
C.Có khả năng tự nhân đôi D.Có khă năng bị đột biến 
Câu 17: Mối quan hệ cộng sinh xuất hiện giữa các loài nào dưới đây: 
 A.Vi khuẩn lam với san hô. 
 B. Một số loài tôm, cá con với cá chình biển. 
 C. Tôm kí cư với hải quỳ. 
 D. Dây tơ hồng với các loài thực vật. 
Câu 18: Xử lý bằng consixin để tạo dạng đột biến nào sau đây? 
A.Thể dị bội B. Đột biến gen 
C.Thể đa bội D. Đột biến cấu trúc NST 
Câu 19: Nhóm cá thể sinh vật nào sau đây sống trong hồ được gọi là quần thể: 
 A. Ốc. B. Thực vật nổi. C. Cá . D. Cá chép. 
Câu 20: Hoá chất 5- Bromuraxin được dùng để gây ra dạng đột biến nào? 
A.Đột biến gen B. Đột biến thể đa bội 
C.Đột biến NST D. Đột biến thể dị bội 
Câu 21: Chiều hướng tiến hóa cơ bản nhất của sinh giới là: 
A. Ngày càng đa dạng, phong phú. 
B. Tổ chức ngày càng cao. 
C. Thích nghi ngày càng hợp lí. 
D. Đơn giản hóa cấu tạo. 
Câu 22: Một quần thể có 100% cá thể có kiểu gen Aa cho tự thụ phấn bắt 
buộc thì ở F4 tỷ lệ thể dị hợp Aa là bao nhiêu % ? 
A.50% B. 25% C.12,5% D. 6,25% 
Câu 23: Đặc điểm nổi bật của đại Trung sinh là: 
A. Sự xuất hiện thực vật hạt kín. 
B. Sự phát triển ưu thế của hạt trần và bò sát. 
C. Sự xuất hiện bò sát bay và chim. 
D. Cá xương phát triển thay thế cá sụn. 
Câu 24: Trong đại dương có xích thức ăn rút ngắn sau đây: 
 Tảo Giáp xác Cá nổi kích thước nhỏ Cá thu cá mập. Cá voi là 
loài thú lớn nhất sống dưới nước. Ở những thế kỉ trước, tổng sản lượng của cá 
voi trên đại dương không thua kém cá mập, có khi còn lớn hơn. Vậy cá voi thực 
tế đã sử dụng loại thức ăn: 
 A. Tảo và giáp xác. B. Giáp xác và cá nổi kích thước nhỏ. 
C. Cá thu, cá ngừ. D. Chỉ cá mập. 
Câu 25: Sự cách li địa lí giữa các quần thể cùng loài có ý nghĩa: 
A. Giảm bớt sự cạnh tranh thức ăn nơi ở. 
B. Hạn chế sự giao phối gần. 
C. Hạn chế sự tiêu tốn thức ăn. 
D. Ngăn ngừa sự gia tăng số lượng cá thể. 
Câu 26: Phương pháp để khắc phục hiện tượng bất thụ là gì? 
A.Cho tự thụ phấn bắt buộc B.Cho giao phối cận huyết 
C.Tứ bội hoá tế bào cơ thể lai xa D.Cho giao phấn giữa 2 cơ thể 
Câu 27: Động vật không xương sống lên cạn đầu tiên là: 
A. Nhện. D. Ốc anh vũ. 
B. Bò sát răng thú. E. Bọ cạp tôm. 
Câu 28: Mối quan hệ sinh thái gây bất lợi cho các cá thể khác loài hoặc cùng 
loài: 
 A. Cộng sinh. C. Hợp tác B. Hội sinh. D. Cạnh tranh. 
Câu 29: Bò sát khổng lồ chiếm ưu thế tuyệt đối vào kỉ: 
A. Kỉ Jura. B. Kỉ than đá. 
C. Kỉ phấn trắng. D. Kỉ Đêvôn. 
Câu 30: Số lượng cá thể trong quần thể có xu hướng ổn định là do: 
 A. Tự điều chỉnh. B. Sự thống nhất tỉ lệ sinh, tỉ lệ tử. 
 C. Có hiện tượng ăn lẫn nhau. D. Quần thể khác điều chỉnh. 
Câu 31: Một quần thể với cấu trúc 3 nhóm tuổi: Trước sinh sản, sinh sản 
và sau sinh sản sẽ bị diệt vong khi mất đi: 
A. Nhóm đang sinh sản. B. Nhóm trước sinh sản. 
C. Nhóm trước Sinh sản và nhóm đang sinh sản. 
D. Nhóm đang sinh sản và nhóm sau sinh sản. 
Câu 32: Protein và axit amin được hình thành trong giai đoạn tiến hoá nào? 
A. Tiến hoá hoá học B.Tiến hoá sinh học 
C.Tiến hoá tiền sinh học D.Sau coaxecva 
Câu 33: Ở kỷ nào thực vật đã di cư lên cạn hàng loạt? 
A.Kỷ Cambri B. Kỷ Đêvôn C.Kỷ Xilua D. Kỷ Than đá 
Câu 34: Bò sát khổng lồ chiếm ưu thế ở kỷ nào ? 
A.Kỷ Đêvôn B. Kỷ Tam Điệp C.Kỷ Pecmi D. Kỷ Juira 
Câu 35: Quan hệ gần gũi giữa hai loài, trong đó cả hai loài đều có lợi và bắt 
buộc phải có để hai loài cùng tồn tại. 
 A. Kí sinh. B. Cộng sinh. C. Ức chế - cảm nhiễm. D. Hợp tác. 
Câu 36: Nhân tố nào quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống 
vật nuôi , cây trồng? 
A.Điều kiện môi trường sống B.Yếu tố thức ăn , kẻ thù 
C.Chọn lọc nhân tạo D.Chọn lọc tự nhiên 
Câu 37: Điều kiện quan trọng nhất để hình thành loài mới? 
 A. Cách li sinh thái. B. Cách li địa lí. 
 C. Cách li di truyền. D. Cách li sinh sản. 
Câu 38: Biện pháp bảo vệ và phát triển rừng hiện nay là: 
 A. Không khai thác. B. Trồng nhiều hơn khai thác. 
 C. Cải tạo rừng. D. Trồng và khai thác. 
Câu 39: Ở Cà chua tính trạng quả đỏ (A) trội hoàn toàn so với quả vàng (a). 
Cho cây cà chua dị hợp quả đỏ tự thụ phấn thu được F1, cho các cây quả đỏ ở 
F1 giao phấn với nhau. Theo lý thuyết kết quả về kiểu hình ở F2 là: 
A.1 đỏ : 1 vàng B.5đỏ : 3 vàng 
C. 3 đỏ : 1 vàng D.8 đỏ : 1vàng 
Câu 40: Cho phả hệ về sự di truyền bệnh máu khó đông ở người do gen lặn trên 
nhiễm sắc thể X quy định: 
Xác suất để cặp vợ chồng ở thế hệ thứ III sinh đứa con gái mang gen bệnh là 
bao nhiêu? 
A. 1/5 B. 1/6 C. 1/8 D. 0 
Ghi chú I 
II 
III 
Nam, nữ bình thường 
Nam, nữ bị bệnh 
ĐÁP ÁN 
1 C 11 B 21 C 31 C 
2 B 12 A 22 D 32 A 
3 B 13 C 23 B 33 B 
4 C 14 D 24 B 34 D 
5 A 15 A 25 B 35 B 
6 A 16 B 26 C 36 C 
7 D 17 C 27 A 37 D 
8 D 18 C 28 D 38 B 
9 D 19 D 29 A 39 D 
10 A 20 A 30 A 40 C 

File đính kèm:

  • pdfde_thi_thu_thpt_quoc_gia_mon_sinh_hoc_lop_12_truong_thpt_co.pdf
Đề thi liên quan