Đề thi thử Lần 2 môn Sinh học Lớp 12 - Mã đề: 208 - Bộ GD&ĐT (Kèm đáp án)

doc4 trang | Chia sẻ: thienbinh2k | Ngày: 13/07/2023 | Lượt xem: 147 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử Lần 2 môn Sinh học Lớp 12 - Mã đề: 208 - Bộ GD&ĐT (Kèm đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI THI THỬ LẦN 2 
MÔN Sinh học 12
Thời gian làm bài: 60 phút; 
(40 câu trắc nghiệm)
Mã đề thi 208
Họ, tên thí sinh:..........................................................................
Số báo danh:...............................................................................
PHẦN I. DÀNH CHO TẤT CẢ CÁC HỌC SINH (từ câu 1 đến câu 32)
Câu 1: Trong một quần thể ngẫu phối, xét 2 gen alen là D và d, biết tỉ lệ của gen d là 20% thì cấu trúc di truyền của quần thể là
A. 0,64DD + 0,32Dd + 0,04dd.	B. 0,25DD + 0,50Dd + 0,25dd.
C. 0,04DD + 0,32Dd + 0,64dd.	D. 0,32DD + 0,64Dd + 0,04dd.
Câu 2: Mã di truyền trên mARN được đọc theo:
A. Hai chiều tùy theo vị trí xúc tác của các enzim.
B. Chiều ứng với vị trí tiếp xúc của ribôxôm với mARN.
C. Một chiều từ 3’ --> 5’.
D. Một chiều từ 5’ --> 3’.
Câu 3: Một loài có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 46 số lượng NST trong thể ba nhiễm kép và trong cơ thể tam bội là:
A. 48 và 68.	B. 49 và 68.	C. 47 và 69.	D. 48 và 69.
Câu 4: Loài bông trồng ở Mĩ có bộ NST 2n = 52, trong đó có 26 NST lớn và 26 NST nhỏ. Loài bông của châu Âu xo bộ NST 2n = 26 gồm toàn NST lớn. Loài bông hoang dại ở châu Mĩ có bộ NST 2n = 26 gồm toàn NST nhỏ. Cách giải thích nào sau đây là đúng nhất về cơ chế hình thành loài bông mới có bộ NST 2n = 52 NST?
A. Loài bông này được hình thành bằng cách lai xa giữa loài bông của châu Âu và loài bông hoang dại ở Mĩ.
B. Loài bông này được hình thành bằng con đường đa bội hoá.
C. Loài bông này được hình thành bằng con đường lai xa kèm theo đa bội hoá.
D. Loài bông này có lẽ đã được hình thành bằng con đường cách li địa lí.
Câu 5: Chu trình nước
A. Là một phần trong chu trình tái tạo vật chất trong hệ sinh thái.
B. chỉ liên quan tới nhân tố vô sinh của hệ sinh thái.
C. Không có ở xa mạc.
D. Là một phần của tái tạo trong hệ sinh thái.
Câu 6: Động lực của chọn lọc tự nhiên là:
A. Sự đấu tranh sinh tồn của các cơ thể sống.
B. Sự đào thại các biến dị bất lợi và sự tích luỹ các biến dị có lợi.
C. Các tác nhân của các điều kiện sống trong tự nhiên.
D. Nhu cầu, thị hiếu nhiều mặt của con người.
Câu 7: Một gen có chiều dài phân tử là 10200Ǻ, số lượng nuclêôtit loại A chiếm 30%, số liên kết hiđrô có trong gen là:
A. 7200.	B. 3900.	C. 3600.	D. 7800.
Câu 8: Đại địa chất nào đôi khi còn được gọi là kỉ nguyên của bò sát ?
A. Đại Tân sinh.	B. Đại Trung sinh.	C. Đại Thái cổ.	D. Đại Cổ sinh.
Câu 9: Sau khi kết thúc hoạt động nhân đôi từ 1 ADN đã tạo nên :
A. 2 ADN mới, mỗi ADN có 1 mạch cũ và một mạch mới được tổng hợp.
B. 1 ADN hoàn toàn mới và một ADN cũ.
C. 2 ADN theo kiểu bán bảo tồn.
D. 2 ADN mới hoàn toàn
Câu 10: Yếu tố “giống” trong sản xuất nông nghiệp tương đương với yếu tố nào sau đây ?
A. Môi trường.	B. Kiểu gen.	C. Kiểu hình.	D. Năng suất.
Câu 11: Nội dung cơ bản của định luật Hácđi – Vanbéc là:
A. Tỉ lệ các loại kiểu hình trong quần thể được duy trì ổn định.
B. Tỉ lệ dị hợp tử giảm dần, tỉ lệ đồng hợp tử tăng dần.
C. Tỉ lệ mỗi loại kiểu gen trong quần thể được duy trì ổn định.
D. Trong quần thể giao phối tự do, tần số tương đối của các alen thuộc mỗi gen được duy trì ổn định qua các thế hệ
Câu 12: Khi cho F1 tự thụ phấn, Menđen đã thu được thế hệ F2 có tỉ lệ kiểu hình thế nào ?
A. 1/4 giống ông : 2/4 giống F1 : 1/4 giống bà.
B. ¾ giống bà : ¼ giống ông.
C. 3/4 giống ông : 1/4 giống bà.
D. ¾ giống ông hoặc bà và giống bố mẹ : ¼ giống bên còn lại của ông hoặc bà.
Câu 13: Hiện tượng lá đốm xanh trắng ở cây vạn niên thanh là do:
A. Đột biến bạch tạng do gen trong ti thể.
B. Đột biến bạch tạng do gen trong lục lạp.
C. Đột biến bạch tạng do gen trong nhân.
D. Đột biến bạch tạng do gen trong plasmit của vi khuẩn cộng sinh.
Câu 14: Khi nào ta có thể kết luật chính xác hai quần thể sinh vật vào đó thụôc hai loài khác nhau ?
A. Khi hai quần thể đó có đặc điểm hình thái giống nhau.
B. Khi hai quần thể đó cách li sinh sản với nhau.
C. Khi hai quần thể đó có đặc điểm sinh hoá giống nhau.
D. Khi hai quần thể đó sống trong hai sinh cảnh khác nhau.
Câu 15: Thường biến là gì ?
A. Là những biến đổi đồng loạt về kiểu gen tạo ra cùng kiểu hình.
B. Là những biến đổi đồng loạt về kiểu gen.
C. Là những biến đổi đồng loạt về kiểu hình của cùng một kiểu gen.
D. Là nhứng biến đổi đồng loạt về kiểu gen do tác động của môi trường.
Câu 16: Trong một quần thể giao phối có tỉ lệ phân bố các kiểu gen ở thế hệ xuất phát là:
0,04 BB + 0.32 Bb + 0,64 bb = 1, tần số của các alen p(B) và q(b) là:
A. p(B) = 0.4 và q(b) = 0.6.	B. p(B) = 0,64 và q(b) = 0,36.
C. p(B) = 0,75 và q(b) = 0,25.	D. p(B) = 0,2 và q(b) = 0,8.
Câu 17: Cơ quan thoái hoá cũng là cơ quan trương đồng vì:
A. Chúng bắt nguồn từ một cơ quan ở một loài tổ tiên và nay vẫn còn thực hiện chức năng.
B. Chúng bắt nguồn từ một cơ quan ở một loài tổ tiên nhưng nay chức năng không còn hoặc chức năng tiêu giảm.
C. Chúng đều có hình dạng giống nhau giữa các loài.
D. Chúng đều có kích thức giống nhau giữa các loài.
Câu 18: Phương pháp nào sau đây đạt hiệu quả tốt nhất trong việc duy trì ưu thế lai ở một giống cây trồng.
A. Nhân giống vô tính bằng cành giâm.	B. Cho tự thụ phấn bắt buộc.
C. Trồng bằng hạt đã qua chọn lọc.	D. Nuôi cấy mô.
Câu 19: Sơ đồ thể hiện quy trình tạo giống mới bằng phương pháp gay đột biến bao gồm các bước.
	I. Cho tự thụ phấn hoặc lai gần để tạo ra các giống thuần chủng.
	II. Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn.
	III. Xử lí mẫu vật bằng các tác nhân đột biến.
	IV. Tạo dòng thuần.
Thứ tự đúng sẽ là:
A. I à IV à II.	B. II à III à IV.	C. IV à III à II.	D. III à II à IV.
Câu 20: Mức phản ứng là gì ?
A. Là giới hạn phản ứng của kiểu hình trong điều kiện môi trường khác nhau.
B. Là giới hạn phản ứng của kiểu gen trong điều kiện môi trường khác nhau.
C. Là tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các điều kiện môi trường khác nhau.
D. Là những biến đổi đồng loạt về kiểu hình của cùng kiểu gen.
Câu 21: Trong các tính trạng sau đây ở người, tính trạng trội là nhưng tính trạng nào?
A. Da đen, tóc quăn, môi dày, lông mi dài.	B. Da trắng, tóc thẳng, môi mỏng.
C. Mù màu, máu khó đông.	D. Bạch tạng, câm điếc bẩm sinh.
Câu 22: Việc lập bản đồ gen dựa trên kết quả nào sau đây ?
A. Tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2.
B. Đột biến chuyển đoạn để suy ra ra vị trí của các gen liên kết.
C. Tấn số hoán vị gen để suy ra khoảng cách giữa các gen trên NST.
D. Phân li ngẫu nhiên và tổ hợp tự do của các gen trong giảm phân.
Câu 23: Phương pháp nghiên cứu của MenĐen gồm các nội dung:
Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai.
Lai các dòng thuần và phân tích kết quả F1, F2, F3.
Tiến hành thí nghiệm chứng minh.
Tạo dòng thuần bằng tự thụ phấn. 
Trình tự đúng các bước thí nghiệm là:
A. 4--> 2 --> 3 --> 1.	B. 4 --> 3 --> 2 --> 1.	C. 4--> 2 --> 1 --> 3.	D. 4 --> 1 --> 2 --> 3.
Câu 24: Việc gắn các đoạn Ôkazaki để tạo nên mạch đơn hoàn chỉnh được thực hiện nhờ enzim:
A. ADN hêlicaza.	B. ADN pôlimeraza.	C. ADN ligaza.	D. ARN pôlimeraza.
Câu 25: Quần thể ruồi nhà ở nhiều vùng nông thôn xuất hiện nhiều vào một khoảng thời gian nhát định trong năm (thường là mùa hè), còn vào thời gian khác hầu như giảm hẳn. Như vậy quần thể này
A. Biến động số lượng theo chu kì mùa.	B. Biến động số lượng theo chu kì năm.
C. Không phải là biến động số lượng.	D. Biến động số lượng không theo chu kì.
Câu 26: Phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ 100% kiểu hình lặn?
A. ♀AA x ♂AA.	B. ♀AA x ♂aa.	C. ♀Aa x ♂aa.	D. ♀aa x ♂aa.
Câu 27: Tỉ lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể với thể tích của cơ thể
A. Giảm nếu cơ thể động vật phân chia thành nhiều phần.
B. Giảm hơn ở động vật có cơ thể lớn hơn.
C. Giảm nếu cơ thể động vật kéo dài ra.
D. Tăng hơn ở động vật có kích thước lớn hơn.
Câu 28: Hai loài ếch cùng sống trong một hồ nước, số lượng của loài A giảm chút ít, còn số lượng của loài B giảm đi rất mạnh. Điều đó chứng minh cho mối quan hệ.
A. Hội sinh.	B. Con mồi - Vật dữ.
C. Ức chế - cảm nhiễm.	D. Cạnh tranh.
Câu 29: Quan hệ gần gũi giữa hai loài, trong đó cả hai loài đều có lợi và bắt buộc phải có để hai loài cùng tồn tại.
A. Kí sinh.	B. Cộng sinh.
C. Ức chế - cảm nhiễm.	D. Hợp tác.
Câu 30: Một gen có số nuclêôtit là 3000 khi gen này thực hiện 3 lần sao mã đã đòi hỏi môi trường cung cấp:
A. 9000.	B. 21000.	C. 4500.	D. 1500.
Câu 31: Chia cắt một phôi động vật thành nhiều phôi rồi cấy vào tử cung của nhiều cá thể được áp dụng đẻ nhân giống nhanh chóng nhiều động vật quý hiếm được gọi là phương pháp:
A. Nhân giống đột biến.	B. Kĩ thuật chuyển phôi.
C. Cấy truyền phôi.	D. Nuôi cấy hợp tử.
Câu 32: Trong các dạng đột biến cấu trúc NST dạng nào xảy ra ở ruồi giấm là cho mắt lồi trở thành mắt dẹt
A. Đảo đoạn.	B. Chuyển đoạn lớn.	C. Lặp đoạn.	D. Mất đoạn.
PHẦN II. DÀNH RIÊNG CHO HỌC SINH HỌC BAN CƠ BẢN (từ câu 33 đến câu 40)
Câu 33: Nguyên nhân dẫn tới sự phân li ổ sinh thái của các loài trong quần xã.
A. Mỗi loài ăn một loại thức ăn khác nhau,
B. Mỗi loài kiếm ăn ở vị trí khác nhau.
C. Mỗi loài kiếm ăn vào một thời điểm khác nhau trong ngày.
D. Cạnh tranh khác loài.
Câu 34: Hình thức phân bố cá thể đồng đều trong quần thể có ý nghĩa sinh thái gì?
A. Giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể .
B. Các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường.
C. Các cá thể tận dụng được nguồn sống của môi trường.
D. Cả A, B và C.
Câu 35: Trong lai tế bào, nuôi cấy 2 dòng tế bào xôma khác loài trong cùng một môi trường dinh dưỡng, chúng có thể kết hợp lại với nhau thành tế bào lai chứa bộ gen của hai loài bố, mẹ. Từ đây phát triển thành cây lai thể đột biến.
A. Tứ bội.	B. Đa bội.	C. Sinh dưỡng.	D. Song nhị bội.
Câu 36: Trong một hồ ở châu Phi, người ta thấy có hai loài cá giống nhau về một số đặc điểm hình thái và chỉ khác nhau về màu sắc, một loài có màu đỏ và một loài có màu xám. Mặc dù cùng sống trong một hồ nhưng chúng không giao phối với nhau. Tuy nhiên, khi các nhà khoa học nuôi các cá thể của hai loài này trong một bể cá có chiếu ánh sáng đơn sắc làm chúng cùng màu thì các cá thể của hai loài lại giao phối với nhau và sinh con. Ví dụ trên thể hiện con đường hình thành loài bằng
A. Cách li sinh thái.	B. Cách li tập tính.	C. Cách li sinh sản.	D. Cách li địa lí.
Câu 37: Phân tử ADN dài 408 nm. Khi phân tử này nhân đôi một lần, số nuclêôtit tự do mà môi trường nội bào cần cung cấp là:
A. 3000	B. 3600	C. 1200	D. 2400.
Câu 38: Sự tồn tại song song của các nhóm sinh vật có tổ chức thấp bên cạnh các nhóm sinh vật có tổ chức cao được giải thích bằng những nguyên nhân nào?
A. Cường độ CLTN là không giống nhau trong hoàn cảnh sống của mỗi nhóm.
B. Tổ chức cơ thể đơn giản hay phức tạp nếu thích nghi với hoàn cảnh sống đều tồn tại.
C. Nhịp điệu tiến hoá không đều giữa các nhóm.
D. Cả A, B và C.
Câu 39: Quan sát một tháp sinh khối, chúng ta có thể biết được những thông tin nào sau đây.?
A. Các loài trong chuỗi và lưới thức ăn.
B. Năng xuất của sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng.
C. Mức độ dinh dưỡng ở từng bậc và toàn bộ quần xã.
D. Quan hệ giữa các loài trong quần xã.
Câu 40: Axit amin mêtiônin được mã hoá bởi mã bộ ba:
A. UAX.	B. AUA.	C. AUU.	D. AUG.
PHẦN III. DÀNH RIÊNG CHO HỌC SINH HỌC BAN NÂNG CAO (từ câu 41 đến câu 48)
Câu 41: Quan hệ gần gũi giữa hai loài, trong đó cả hai loài đều có lợi và bắt buộc phải có để hai loài cùng tồn tại.
A. Hợp tác.	B. Ức chế - cảm nhiễm.
C. Kí sinh.	D. Cộng sinh.
Câu 42: Yếu tố quan trọng nhất chi phối cơ chế tự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể là:
A. Sức sinh sản.	B. Các yếu tố không phụ thuộc mật độ.
C. Nguồn thức ăn từ môi trường.	D. Sự tăng trưởng của quần thể.
Câu 43: Sau 20 thế hệ chịu tác động của thuốc trừ sâu, tỉ lệ các cá thể màn gen kháng thuốc trong quần thể sâu có thể tăng lên 500 lần, do đó để hạn chế tác hại cho môi trương, người ta cần nghiên cứu theo hướng.
A. Chuyển gen gây bệnh cho sâu.	B. Chuyển gen kháng sâu bệnh cho cây trồng.
C. Nuôi nhiều chim ăn sâu.	D. Hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu sinh học.
Câu 44: Chu trình Nitơ
A. Là quá trình tái sinh một phần vật chất của hệ sinh thái.
B. Là quá trình tái sinh một phần năng lượng của hệ sinh thái.
C. Liên quan tới các yếu tố vo sinh của hệ sinh thái.
D. Là quá trình tái sinh toàn bộ vật chất trong hệ sinh thái.
Câu 45: Loại ARN nào sau đây mang anti codon
A. rARN.	B. mARN.	C. tARN.	D. Cả 3 loại.
Câu 46: Thông thường người ta có thể phân biệt nhanh 2 cá thể khác loài nhờ dựa vào tiêu chuẩn:
A. Địa lí – Sinh thái	B. Hình thái.	C. Di truyền.	D. Sinh lí – Hoá sinh.
Câu 47: Phương pháp nào sau đây đạt hiệu quả tốt nhất trong việc duy trì ưu thế lai ở một giống cây trồng.
A. Cho tự thụ phấn bắt buộc.	B. Nhân giống vô tính bằng cành giâm.
C. Nuôi cấy mô.	D. Trồng bằng hạt đã qua chọn lọc.
Câu 48: Giai đoạn hoạt hoá axit amin của quá trình dịch mã diễn ra ở
A. Nhân.	B. Màng nhân.	C. Nhân con.	D. Tế bào chất.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

File đính kèm:

  • docde_thi_thu_lan_2_mon_sinh_hoc_lop_12_ma_de_208_bo_gddt_kem_d.doc
  • xlsTOT NGHIỆP_THI THU LAN 2_dapancacmade.xls