Đề thi tháng 1 môn: ngữ văn 9 thời gian làm bài: 90 phút

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2489 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tháng 1 môn: ngữ văn 9 thời gian làm bài: 90 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH OAI ĐỀ THI THÁNG 1
 TRƯỜNG THCS HỒNG DƯƠNG Môn: Ngữ văn 9
 Thời gian làm bài: 90 phút
 Phần I (7 điểm)
 Mở đầu bài thơ về tiểu đội xe không kính, phạm Tiến Duật có viết:
 Xe không kính không phải là xe không có kính
 Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi
Cách nói ấy có gì đặc biệt, đạt được hiệu quả gì?
Viết tiếp hai câu để hoàn chỉnh đoạn thơ, cho biết ý nghĩa nhan đề bài thơ?
Cảm nhận của em về người chiến sĩ lái xe bằng một đoạn văn từ 12 đến 15 câu theo cách lập luân diễn dịch, trong đó có sử dụng phép thế và câu chứa thành phần phụ chú
(gạch dưới từ ngữ dùng làm phép thế và câu chứa thành phần phụ chú)
Phần II (3 điểm)
 Cho đoạn trích sau:
 (…) Anh thanh niên đỏ mặt, rõ ràng luống cuống:
Vâng, mời bác và cô lên chơi. Nhà cháu kia. Lên cái bậc cấp kia, trên ấy có cái nhà đấy. Nước sôi đã có sẵn, nhưng chá về trước một tí. Bác và cô lên ngay nhé.
Nói xong anh chạy vụt đi cũng tất tả như khi đến.
Bác và cô lên với anh ấy một tí. Thế nào bác cũng thích vẽ anh ta – Người lái xe lại nói. (…)
 (Trích Ngữ văn 9, tập hai – NXB Giáo dục, 2013)
 1. Những câu văn này được rút từ tác phẩm nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm ấy?
2. Tại sao các nhân vật trong tác phẩm có chứa đoạn văn trên lại không có tên riêng? Theo em đó có phải là một dụng ý của nhà văn không?
3. Xác định một câu có chứa thành phần biệt lập và một câu có hàm ý trong đoạn văn trên? Gọi tên thành phần biệt lập và giải thích hàm ý của câu văn tìm được?

 Người ra đề:
 



 Đặng Thị Hà





ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM
PHẦN I: (7 điểm)
(1 điểm)
- Giải thích nguyên nhân sự xuất hiện của những chiếc xe không kính(0,25)
- Khắc hoạ rõ hơn hình ảnh chủ đạo của bài thơ. (0,25)
- Phản ánh được hiên thực khốc liệt của chiến tranh. (0,25)
- Giọng thơ thản nhiên, thể hiện hồn thơ nhạy cảm với những nét ngang tàng tinh nghịch. (0,25)
2. Viết tiếp hai câu để hoàn chỉnh đoạn thơ: (0,5điểm)
 Xe không kính không phải là xe không có kính
 Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi
 Ung dung buồng lái ta ngồi
 Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
Ý nghĩa nhan đề bài thơ (1điểm): Bài thơ có một nhan đề khá dài, tưởng như có chỗ thừa nhưng chính nhan đề ấy lại thu hút người đọc ở cái vẻ lạ, độc đáo của nó. Nhan đề bài thơ đã làm nổi bật rõ hình ảnh của toàn bài: những chiếc xe không kính. Hình ảnh này là một sự phát hiện thú vị của tác giả, thể hiện sự gắn bó và am hiểu của nhà thơ về hiện thực đời sống chiến tranh trên tuyến đường Trường Sơn. Tác giả thêm vào nhan đề hai chữ “Bài thơ”, hai chữ “bài thơ” nói lên cách nhìn, cách khai thác hiện thực của tác giả: không phải chỉ viết về những chiếc xe không kính hay là cái hiện thực khốc liệt của chiến tranh, mà chủ yếu là Phạm Tiến Duật muốn nói về chất thơ của hiện thực ấy, chất thơ của tuổi trẻ Việt Nam dũng cảm, hiên ngang, vượt lên những thiếu thốn, gian khổ, khắc nghiệt của chiến tranh. 
3.* Hình thức: + Đoạn văn diễn dịch(0,5)
 + Khoảng 12 đến 15 câu(0,5)
 + Có sử dụng phép thế và câu chứa thành phần phụ chú. (1điểm)
 

Nội dung: Hình tượng người chiến sĩ lái xe:
 + Những chiến sĩ lái xe với tư thế ung dung, hiên ngang(0,5)
 + Những chiến sĩ lái xe dũng cảm, coi thường hiểm nguy(0,5)
 + Những chiến sĩ lái xe sôi nổi, tinh nghịch, hóm hỉnh luôn chan hoà trong tình đồng đội , đồng chí(0,5)
 + Những chiến sĩ lái xe quyết tâm chiến đấu vì miền Nam để thống nhất đất nước. (0,5)
 + Diễn đạt lưu loát, câu văn đầy đủ (0,5điểm)
PHẦN II (3 điểm)
Tác phẩm: Lặng lẽ Sa Pa (0,25)
Tác giả : Nguyễn Thành Long (0,25)
Hoàn cảnh ra đời : Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa  là kết quả chuyến đi Lào Cai hè 1970 của tác giả.Truyện rút từ tập Giữa trong xanh in năm 1972(0,5)
2. (1 điểm) Đây là dụng ý của nhà văn, nhà văn muốn nói về những người vô danh, họ xuất thân từ những vùng đất khác nhau, làm những công việc khác nhau, tính nết khác nhau nhưng lại gặp nhau ở một điểm: “lặng lẽ dâng cho đời”, “tình yêu cuộc sống” của mình.
3. Câu có chứa thành phần biệt lập: Thế nào bác cũng thích vẽ anh ta – Người lái xe lại nói.
 Thành phần biệt lập(0,5): Người lái xe lại nói: Chú thích cho câu nói đó là của bác lái xe
Câu có hàm ý(0,5) : Nước sôi đã có sẵn, nhưng cháu về trước một tí.
Hàm ý: Nước sôi đã có sẵn: Đã có sẵn nước sôi mời bác và cô lên uống trà.

File đính kèm:

  • docDE KIEM TRA THANG 1 GV HA.doc