Đề thi olimpic ngữ văn 8 Thời gian: 180 phút Năm học: 2013 -2014 Trường THCS Tam Hưng

doc4 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 2892 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi olimpic ngữ văn 8 Thời gian: 180 phút Năm học: 2013 -2014 Trường THCS Tam Hưng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH OAI
TRƯỜNG THCS TAM HƯNG
ĐỀ THI OLIMPIC NGỮ VĂN 8
Thời gian: 180 phút
Năm học: 2013 -2014

I. ĐỀ BÀI 
Câu 1: (4đ)Cho 2 câu thơ sau 
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ
(“Quê hương” Tế Hanh)
a. Từ nghe trong câu thơ được hiểu như thế nào? Cách sử dụng ngôn ừ của nhà thơ cho ta cảm nhận gì về hình ảnh con thuyền?
b. Đặt cạnh câu thơ : “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”, hai câu trên gợi cho em suy nghĩ gì về hình ảnh con thuyền ra khơi và hình ảnh con thuyền về bến.
Câu 2 (6đ): Nói về lòng ghen tị, Ét – môn đơ A – mi – xi từng khuyên “Đừng để con rắn ghen tị luồn vào trong tim.Đó là một con rắn độc, nó gặm mòn khối óc và làm đồi bại con tim”.
Em hãy trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên bằng một bài văn nghị luận khoảng một trang rưỡi giấy thi.
Câu 3(10đ): Trên cơ sở so sánh với bài thơ “Sông núi nước Nam”. Em hãy chỉ ra sự tiếp nối và phát triển của ý thức dân tộc trong đoạn trích “Nước đại Việt ta” (Trích “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi)
ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM
Câu 1 (4đ) 
a. Từ “Nghe” trong câu thơ là biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: “Nghe chất muối thấm dần trong vỏ” (0,5đ)
- Chỉ ra và phân tích cách sử dụng ngôn ngữ của nhà thơ về “con thuyền”
+ Ngoài nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, tác giả còn sử dụng thành công nghệ thuật nhân hóa “con thuyền”, “im” “mỏi”, “nằm” ,“nghe”(0,5đ)
+ Cách cảm nhận tinh tế của tác giả, nhà thơ nhìn, nghe thấy cả những điều không hình sắc không thanh âm: Con thuyền có cả một thế giới tâm hồn phong phú và tinh tế (0,5đ)
+ Con thuyền đang lắng sâu cảm xúc của mình về biển hay chính con người làng chài đang trải nghiệm tình yêu biển (0,5 đ)
b. Nêu được suy nghĩ của con thuyền khi ra khơi và khi về bến (2đ)
Cần có ý sau:
- Khi ra khơi hình ảnh con thuyền toát lên vẻ đẹp hùng tráng, mạnh mẽ. Nghệ thuật so sánh kết hợp với nhân hóa “rướn” “thâu” góp gió, ẩn dụ “mảnh hồn làng” cho thấy con thuyền còn là biểu tượng của linh hồn làng chài (1đ)
- Khi về bến con thuyền được nhân hóa như con người: đang say sưa, mệt mỏi, lắng nghe, cảm nhận hương vị của biển, tình yêu biển.
 Nếu đặt 2 câu trên cạnh nhau ta còn thấy nghệ thuật đối lập được sử dụng (1đ)
Câu 2 (6đ)
a. Yêu cầu về kỹ năng (1đ) 
- Bài viết có bố cục, cách trình bày hợp lý 
- Hệ thống ý (luận điểm) rõ ràng, triển khai luận cứ tốt 
- Diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và ngữ pháp
b. Yêu cầu về nội dung (5đ) 
* Mở bài: (0,5đ)Dẫn dắt vấn đề, giới thiệu vấn đề nghị luận (0,5đ)
* Thân bài: (4đ)
- Nêu được khái niệm lòng ghen tị: là sự ghen ghét, đố kị với người khác khi thấy họ hơn mình, họ có cái mà mình muốn. Ghen tị là sự kết hợp của nỗi sợ và giận dữ ở trong lòng. Nó có thể giày vò con người với những giận dữ, thù ghét (0,5đ) 
- Nêu được biểu hiện người có lòng ghen tị
+ Ghen ghét với tất cả những ai hơn mình (về ngoại hình: trí tuệ, tài năng, sự may mắn…) nên họ luôn khổ sở, dằn vặt vì chung quanh luôn có vô số người hơn họ ở các phương diện (0,5đ) 
+ Luôn muốn hơn người khác bằng cách kéo họ xuống cho thấp hơn mình nên sẽ nảy sinh những ý nghĩ tiêu cực, ý đồ đen tối, tìm cách ngăn cản hoặc hãm hại người khác. (0,5đ)
- Tác hại của lòng ghen tị: Như tác giả Ét – môn - đô đơ A đô a – mi – xi đã nói “Đó là con rắn độc, nó gặm mòn khối óc và làm đồi bại con tim”.
+ Tự hành hạ làm khổ mình, làm khổ những người xung quanh tự dằn vặt mình, trách móc số phận, hiền khích người khác, không thể sống hạnh phúc thanh thản nên không thể có niềm vui hạnh phúc trong cuộc sống. (0,5đ)
+ Làm tâm hồn con người trở lên tối tăm, từ đó không làm chủ được thái độ, hành vi cảm xúc của mình….dễ bị mọi người cô lập, ghét bỏ (0,5đ).
- Làm thế nào để hạn chế lòng ghen tị?
+ Hãy tự ý thức được giá trị của mình, nhận ra giá trị của người khác một cách công bằng, khách quan (0,5đ)
+ Luôn bằng lòng, hạnh phúc với những gì mình có. Hãy tôn trọng người khác để người khác tôn trọng chính mình (0,5đ).
+ Tự nỗ lực phấn đấu, cố gắng vươn lên bằng thực lực của mình, luôn đặt ra cho mình mục tiêu phấn đấu (0,5đ)
* Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của vấn đề (0,5đ)
3. Câu 3 (10đ)
a. Yêu cầu chung 
- Nghị luận văn học 
- Cần vận dụng kiến thức về văn học, tập làm văn để phân tích sự tiếp nối của ý thức dân tộc từ bài “Sông núi nước Nam” đến “Nước Đại Việt ta”.
b. Yêu cầu cụ thể 

* Mở bài: 
- Dẫn dắt 
- Nêu vấn đề nghị luận 
* Thân bài (8đ)
- 2 văn bản đều thể hiện chung một khát vọng, độc lập tự do của đất nước.
Đó là những lời khẳng định đanh thép dõng dạc về chủ quyền dân tộc vì vậy mà hai văn bản trên mới được coi là bản tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất và thứ hai của dân tộc.
- Mặc dù đều có chung một tư tưởng thế nhưng ý thức dân tộc, quan niệm về quốc gia của mỗi tác giả lại không hoàn toàn giống nhau.
+ Văn bản “Nam quốc sơn hà” ra đời ở thế kỷ XI trong cuộc kháng chiến chống quân Tống. Bài thơ đã khẳng định chủ quyền qua hai yếu tố là: Chủ quyền và lãnh thổ (Học sinh chỉ ra và phân tích, từ “đế” thể hiện lòng từ tôn, tự hào dân tộc.
+ Văn bản “Nước Đại Việt ta” ngoài hai yếu tố trên còn bổ sung thêm các yếu tố: Văn hiến, phong tục tập quán, lịch sử, anh hùng hào kiệt. Đó là một quan niệm đầy đủ, hoàn chỉnh về quốc gia dân tộc (Chú ý phân tích hai yếu tố cốt lõi lịch sử văn hiến).
+ Điều đó thể hiện sự kế thừa và phát triển về ý thức dân tộc Đại Việt từ thế kỷ thứ XI đến thế kỷ thứ XV.
* Kết bài (1đ)
- Khẳng định tư tưởng về dân tộc đã có sự tiếp nối và phát triển.
- Có sự liên hệ về tiếp nối trong giai đoạn hiện nay


File đính kèm:

  • docDe HSG van 8 Tam Hung.doc