Đề thi môn thi: Sinh vật lớp 9 - Trường THCS Đồng văn

doc54 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 420 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề thi môn thi: Sinh vật lớp 9 - Trường THCS Đồng văn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THCS Đồng văn	Môn thi: Sinh vật lớp 9
A. Phần trắc nghiệm: (6 điểm)
 Hãy chọn đáp án đúng nhất trong các câu dẫn sau: 
Câu1: Cơ chế xác định giới tính ở các loài sinh vật đơn tính:
 a. Do con đực quyết định.
 b. Do con cái quyết định.
 c. Tùy thuộc vào giới dị giao tử.
 d. Cả a, b và c đúng.
Câu 2: ở người, các loại bệnh tật di truyền liên kết với giới tính có đặc điểm là
Chỉ biểu hiện ở người nam.
Chỉ biểu hiện ở người nữ.
Biểu hiện đồng đều cả hai giới.
Biểu hiện không đồng cả hai giới.
Câu3: Phân tử prôtêin có tính chất:
Đặc trưng c. Vừa đa dạng vừa đặc trưng.
Đa dạng d. Phổ biến ở mọi loài sinh vật.
Câu4: Có 900 cặp nuclêôtít, khi gen sao mã hai lần liên tiếp thì tổng số ribônuclêôtít tự do mà môi trường tế bào cung cấp là:
900 ribônuclêôtít c. 3600 ribônuclêôtít.
1800 ribônuclêôtít d. 900 cặp ribônuclêôtít.
Câu5: Thể đa bội thường gặp ở:
Người c. Thực vật.
Động vật d. Vi sinh vật.
Câu6: Loại biến dị nào sau đây là loại biến dị không di truyền được:
Thường biến c. Đột biến và biến dị tổ hợp.
Đột biến d. Thường biến và biến dị tổ hợp.
Câu7: Ưu điểm của phương pháp chọn lọc hàng loạt:
Chỉ quan tâm đến kiểu hình không quan tâm đến kiểu gen.
Đơn giản, dễ làm, ít tốn kém.
Tạo được giống mới có năng suất cao.
Câu8: Trong các đặc điểm của quần thể, đặc điểm quan trọng nhất là:
 a. Tỉ lệ đực cái c. Thành phần tuổi.
 b. Sức sinh sản d. Mật độ cá thể.
Câu9: Hệ sinh thái nào sau đây có quần xã thực vật ít đa dạng:
 a. Sa van c. Hoang mạc.
 b. Thảo nguyên d. Rừng.
Câu10: Xác định một quần xã ổn định, ta căn cứ vào:
 a. Độ đa dạng c. Thời gian tồn tại.
 b. Tỉ lệ sinh, tử d. Cả a, b và c.
Câu11: Tài nguyên đất nông nghiệp có vai trò:
Điều hoà lượng nước trên mặt đất.
Cung cấp gỗ.
Cung cấp lương thực thực, thực phẩm.
Cả a và c đúng
Câu12: Trong quần xã, quần thể ưu thế là quần thể sinh vật có:
Số lượng lớn.
Cấu trúc đặc trưng.
Tính tiêu biểu.
B. Phần tự luận: ( 4 điểm)
Câu1: Giải thích nguyên nhân của bệnh tiểu đường.
Câu2: Thế nào là cân bằng sinh học?
Câu3: Vì sao trâu và bò đều ăn cỏ nhưng thịt trâu khác thịt bò?
THCS Đồng văn	Môn thi: Sinh vật lớp 8
A. Phần trắc nghiệm: (6 điểm)
 Hãy chọn đáp án đúng nhất trong các câu dẫn sau: 
Câu1: Bạch cầu tham gia bảo vệ bằng các cơ chế:
Thực bào.
Tiết kháng thể vô hiệu hóa kháng nguyên.
Phá hủy các tế bào đã nhiễm vi rút, vi khuẩn.
Gồm cả a, b và c.
Câu 2: Cấu trúc nào không phải là thành phần của não bộ:
a. Não giữa b. Trụ não c. Tủy sống d. Não trung gian.
Câu 3: Bộ phận nào không thuộc ống tiêu hóa:
a. Miệng c. Dạ dày e. Ruột non.
b. Thực quản d. Gan g. Hậu môn.
Câu 4: Khi bắt mạch thấy mạch đập là do:
Tim co bóp làm máu chảy trong mạch.
Máu chảy trong mạch thành làn sóng.
Thành mạch có tính đàn hồi, tính đàn hồi của mạch tạo thành làn sóng mạch đập.
Câu 5: Lớp vỏ não được cấu tạo bởi:
a. Chất trắng b. Chất xám 
c. Các đường dẫn truyền d. Các sợi trục thần kinh.
Câu 6: Loại tế bào thần kinh có nhiều nhất ở điểm vàng có dạng :
a. Hình sợi c. Hình nón.
b. Hình que d. Cả a, b và c.
Câu 7: Vị trí của não trung gian là:
Nằm giữa tủy sống và trụ não.
Nằm giữa hành não và cầu não.
Nằm dưới tủy sống.
Nằm giữa trụ não và đại não.
Câu 8: Đồi thị là cấu trúc nằm trong:
a. Trụ não c. Não trung gian.
b. Hành não d. Tủy sống.
Câu 9: Các bộ phận thuộc cơ quan phân tích thính giác:
Các tế bào thụ cảm thính giác.
Dây thần kinh thính giác.
Trung khu thần kinh ở thùy thái dương.
Cả a, b và c.
Câu 10: Tính chất của phản xạ không điều kiện:
Bền vững.
Mang tính đặc trưng cho loài.
Cần được tập luyện.
Cả a và b.
Câu 11: Số lượng bán cầu não của người là:
a. 4 c. 2
b. 3 d. 1 
Câu 12: Chức năng của hệ thần kinh:
 a. Thu nhận kích thích.
b. Dẫn truyền xung thần kinh.
Trả lời kích thích.
Cả a, b và c.
B. Phần tự luận: ( 4 điểm)
Câu 1: Phân biệt điểm vàng và điểm mù? Vì sao ảnh của vật rơi vào điểm vàng ta nhìn thấy rõ nhất?
Câu 2: Phân biệt tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết.
Câu 3: Hoàn thành bảng sau:
Các pha trong một chu kỳ tim
Hoạt động của van trong các pha
Sự vận chuyển của máu
Van nhĩ thất
Van động mạch
Pha nhĩ co
Pha thất co
Pha dãn chung
THCS phong thịnh Môn sinh : khối 8 ( Thời gian 45 phút )
Đề Ra :
I Phần trắc nghiệm :
Khoanh tròn các câu em cho là đúng trong các câu hỏi sau :
Câu 1 :Bệnh loãng xương của người lớn tuổi do thiếu :
A. Vitamin C 	C. Muối khoáng sắt 
B. Vitamin D 	D. Muối khoáng kali
Câu 2 . Chất bị thiếu sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của xương là :
A. Vitaim D 	C. Muối khoáng phốt pho
B. Muối khoáng can xi D . Cả A.B.C đều đúng 
Câu 3 . Khẩu phần là lượng thức ăn cung cấp cho cơ thể trong 
A. Một giờ 	C. Một tuần 
B . Một ngày 	D. Một tháng 
Câu4 : Cơ quan trọng nhất của hệ bài tiết nước tiểu là :
A . Bóng đái 	C. Bàng quang
B. Thận 	D. ống đái 
Câu 5 . Nước tiểu đầu được tạo ra ở giai đoạn :
A. Lọc máu ở cầu thận;	C . Bài tiết tiếp 
B. Hấp thụ lại 	D . Cả ba giai đoạn trên 
Câu 6 : Sắc tố của da có ở :
A . Lớp biểu bì 	B . Lớp bì 
C . Lớp mỡ 	D . Cả ba lớp trên 
Cau 7 .Da sạch có khả năng tiêu diệt được tỉ lệ vi khuẩn bám trên da là : 
A . 75% 	C. 90%
B. 85%	D. 95%
Câu 8 ; Nơ ron là :
A. Tế bào thần kinh	C . Cơ quan thần kinh'
B. Mô thần kinh	D. Cả A. B. C đều đúng 
Câu 9 Đặc điểm hoạt động của dây thần kinh tuỷ là :
A. Chỉ dẫn truyền xung cảm xúc 
B. Chỉ dẫn chuyền xung vận động 
C. Dẫn truyền cả xung cảm giác và xung vận động 
D . Không dẫn truyền .
Câu 10. Chức năng giữ thăng bằng cơ thể là :
A. Tiểu não 	 	C. Hành não 
B. Trụ não 	D. Não trung gian 
Câu 11 : Bộ phận có vai trò bảo vệ mắt là :
A. Lông mày 	C . Mi mắt 
B. Lông mi 	D. Cả A. B. C đều đúng 
Câu 12 : Biểu hiện sau đây chỉ có ở người và không có ở động vật là :
A. Tiếng nói	C . Tư duy trừu tượng
B . Chữ viết 	D . Cả A . B . C đều đúng 
II Tự luận : 
Câu 1 . Nêu các chức năng của da ?
Câu 2 . Nêu nguyên nhân, hậu quả và cách khắc phục tật cận thị của mắt ?
T AN 	đề thi chất lượng môn sinh 7
Trắc nghiệm . Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất cho mỗi câu sau :
Câu1: Trùng sốt rét sống ở đâu ?
 a, 	 Trong máu người .
 b, 	Trong thành ruột của muỗi Anôphen.
 c,	Trong tuyến nước bọt của muối Anôphen.
 d,	Cả a,b và c .
Câu 2: Ruột khoang có số lượng loài khoảng ? 
 a, 	5000 loài . 	 	b,	 10 000 loài .
 c, 	15 000 loài .	 	c, 	 20 000 loài .
Câu 3 : Trâu, bò bị nhiễm sán lá gan có những biểu hiện gì ? 
 a, 	Người nổi nốt . 	b, Gầy rạc.
 c, 	Chậm lớn . 	d, Cả a và b .
Câu 4: Vỏ trai được hình thành từ đâu?
 a,	Lớp sừng. 	 b,	 Bờ vạt áo .
 c, 	Thân trai . 	 d, 	Chân trai .
Câu 5 : Đăc điểm thích nghi với đời sống dưới nước của tôm là gì ?
 a, 	 Thở bằng mang . 	 b, 	 Có những đôi chân bơi .
 c, 	 Có tấm lái . 	 d,	 Cả a , b ,c đều đúng .
Câu 6 : Châu chấu di chuyển nhờ cơ quan nào ?
 a, 	Chân trước . 	b, Chân sau . 
 c, 	 Cánh . 	d, Cả a ,b và c.	
Câu 7 : Khi nào các đôi vây chẵn gấp sát vào thân ?
a, Bơi nhanh .	b, Bơi chậm .	
c, Bơi đứng một chỗ .	d, giảm vận tốc.
Câu 8 : Hệ tuần hoàn cá chép gồm những bộ phận nào ?
 	a, Động mạch, tĩnh mạch.	b, Tim có hai ngăn.
	c, Mao mạch.	d, Cả a, b và c.
Câu 9 : Những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch đồng thích nghi với đời sống ở cạn là :
	a, Bốn chi có ngón và linh hoạt.	b, Mắt có mi, tai có màng nhĩ.
	c, Mũi thông với khoang miệng, phổi để thở.	d, Cả a, b, c.
Câu 10 : Những đại diện nào sau đây được xếp vào bộ có vảy ?
	a, Thằn lằn, rắn.	b, Thằn lằn, ba ba	.	
c, Cá sấu, rùa vàng.	d, Cá sấu, rắn.
Câu 11 : Tại sao nói bò sát đa dạng ?
	a, Bò sát có khoảng 65000 loài.	b, Bò sát chia làm 4 bộ.
	c, Bò sát sống khắp nơi trên Trái Đất.	d, Cả a và b.
Câu 12 : Đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu như thế nào ?
	a, Toàn thân chim được bao phủ lớp lông vũ.	b, Mỏ sừng, hàm không có răng.
	c, Cổ dài gắn đầu với thân.	d, Cả a, b và c.
Tự luận :
 	Câu 1 : So sánh bộ xương giữa ếch đồng với thằn lằn.
Câu 2 : Nêu những điểm sai khác giữa bộ xương thú và bộ xương ếch.
T AN 	đề thi chất lượng môn sinh 9
Trắc nghiệm . Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất cho mỗi câu sau :
Câu 1 : Hai hình thức quan hệ chủ yếu giữa các sinh vật khác loài là:
a, Hỗ trợ và đối địch . b, Đối địch và cạnh tranh .
c, Tiêu diệt và ức chế. d, Hỗ trợ và quần tụ.	
Câu 2 :Nhóm động vật nào sau đây thuộc động vật biến nhiệt :
a, Chuột, thỏ, ếch, nhái . b, Thằn lằn, bồ câu .
c, Thằn lằn, ếch, cá chép . d, Trâu, hổ, sâu bọ .
Câu 3 : Động vật nào sau đây là động vật ưa tối :
a, Sơn dương . b, Đà điểu.
c, Gián . 	 d, Chim sẻ .
Câu 4 : Trong các nhân tố sinh thái thì nhân tố nào tác động mạnh mẽ nhất đến sinh vật ?
a, Nhân tố vô sinh . b, Nhân tố hữu sinh .
c, Con người . d, Nước và không khí .
Câu5 : Giao phối gần là gì ?
a, Giao phối giữa các cá thể thuộc các loài gần nhau .
b, Giao phối giữa các cá thể sinh ra từ cùng bố mẹ .
 	c, Giao phối giữa con cái với bố hoặc mẹ chúng. 
d, Hai câu b và c đúng.
 Câu6 : Bệnh di truyền xẩy ra do đột biến từ gen trội thành gen lặn là :
a, Bệnh Đao . 	 b, Bệnh Tớcnơ .
c, Bệnh ung thư máu . 	d, Bệnh bạch tạng .
Câu 7 : Đồng sinh là hiện tượng .
a, Mẹ chỉ sinh ra 2 con trong 1 lần sinh .
b, Nhiều đứa con được sinh ra trong lần sinh của mẹ .
c, Nhiều người mẹ cùng sinh ra ở một thời điểm .
d, Mỗi người mẹ chỉ tạo một con.
Câu 8 : Thể đa bội là thể mà trong tế bào có hiện tượng :
a, Tất cả các cặp NST đều giảm số lượng .
b, Một số cặp NST tăng số lượng.
c, Một số cặp NST giảm số lượng .
d, Bộ NST tăng theo bội số của n và lớn hơn 2n .
Câu 9 : Nguyên nhân tạo ra đột biến cấu trúc NST là .
a , Các tác nhân vật lý của ngoại cảnh .
b, Các tác nhân hoá học và vật lý trong môi trường.
c, Hoạt động co xoắn và tháo xoắn của NST trong phân bào .
d, Các tác nhân hoá học của ngoại cảnh .
Câu 10 : Đột biến là gì ?
a, Biến đổi xẩy ra trong NST và trong ADN .
 b, Biến đổi chỉ xẩy ra trong ADN .
c, Biến đổi chỉ xẩy ra trong NST .
d, Biến đổi chỉ xẩy ra trong gen .
Câu 11 : Cấu tạo gồm một chuỗi axit amin xoắn cuộn có dạng hình cầu là :
a, Prôtêin bậc 1.	b, Prôtêin bậc 2.	c, Prôtêin bậc 3.	d, Prôtêin bậc 4.
Câu 12 : Quá trình tự nhân đôi của ADN xẩy ra ở :
a, Trên màng của tế bào chất .
b, Chủ yếu là ở trong nhân của tế bào .
c, Chủ yếu là ở trong tế bào chất .
d, Cả a, b, c, đều đúng .
 II.	Phần tự luận : 
Câu 1 : Khái niệm ưu thế lai ? Giải thích nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai . Câu 2 : Hệ sinh thái là gì ? Hãy nêu các thành phần của một hệ sinh thái .
THCS THANH HOA
 Môn: Sinh học 8
A.Trắc nghiệm: Chọn phương án trả lời đúng.
Câu 1: Hai bộ phận của hệ thần kinh sinh dưỡng là:
	a. Thần kinh cơ xương và thần kinh giao cảm.
	b. Thần kinh cơ xương và thần kinh vận động.
	c. Thần kinh giao cảm và thần kinh đối giao cảm.
Câu 2: Bộ phận thuộc cơ quan phân tích thị giác là:
	a. Các tế bào thụ cảm thị giác.
	b. Dây thần kinh thị giác.
	c. Trung khu thị giác ở thuỳ chẩm của vỏ não.
	d. Cả 3 bộ phận trên.
Câu 3: Dây thần kinh thị giác là dây thần kinh não số:
	a. 2 . b. 3. c. 4. d. 5.
Câu 4: Lớp màng ngoài cùng của cầu mắt là:
	a. Màng cứng. b. Màng mạch. c. Màng lưới.
Câu 5: Nguyên nhân bẩm sinh tạo ra cận thị là:
	a. Do cầu mắt quá ngắn.
	b. Do cầu mắt quá dài.
	c. Do thể thuỷ tinh phồng không đều.
Câu 6: Nguyên nhân gây ra bệnh đau mắt hột là do:
	a. Một loại vi khuẩn.
	b. Một loại vi rút.
	c. Một loại nấm ký sinh.
Câu 7: Vành tai có chức năng:
	a. Hứng sóng âm.
	b. Truyền sóng âm.
	c. Phân tích sóng âm.
Câu 8: Các tế bào thụ cảm thính giác nằm trên:
 a. ốc tai xương.
	b. ốc tai màng.
	c. Cơ quan coóc ti.
Câu 9: Tính chất của phản xạ không điều kiện là:
	a. Có tính cá thể.
	b. Có tính di truyền.
c. Có được qua tập luyện.
Câu 10: Phản xạ dưới đây là phản xạ có điều kiện:
	a. Tiết mồ hôi.
	b. Kim đâm vào tay.
	c. Qua ngã tư thấy đèn đỏ vội dừng xe trước vạch kẻ.
Câu 11: Khả năng nào dưới đây chỉ có ở người mà không có ở động vật.
	a. Phản xạ có điều kiện.
	b. Tư duy trừu tượng.
	c. Phản xạ không điều kiện.
Câu 12: Chất gây hại cho hệ thần kinh là:
	a. Thuốc lá.
	b. Rượu.
	c. Các loại thuốc gây hưng phấn thần kinh.
	d. Cả a, b và c đều đúng.
B. Tự luận:
Câu 1: Thế nào là phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện? Cho ví dụ?
Câu 2: Nguyên nhân và cách khắc phục của tật cận thị, viễn thị?
THCS THANH HOA
 Môn: Sinh học 9
A. Trắc nghiệm. Chọn phương án đúng.
Câu 1: Tập hợp nào sau đây là quần thể:
	a. Các cây xanh trong một khu rừng.
	b. Các động vật ăn cỏ cùng sống trên một đồng cỏ.
	c. Các cá thể chuột trên một ruộng lúa.
Câu 2: Tập hợp sinh vật dưới đây không phải quần thể là:
	a. Các cây thông mọc tự nhiên trên một đồi thông.
	b. Các con lợn được nuôi trong một trại chăn nuôi.
	c. Các con sói trong một khu rừng.
Câu 3: Các cá thể trong một quần thể được phân chia theo các nhóm tuổi là:
	a. ấu trùng, giai đoạn sinh trưởng và trưởng thành.
	b.Trước sinh sản, sinh sản và sau sinh sản.
	c. Trẻ, trưởng thành và già lão.
Câu 4: Số lượng cá thể trong quần thể tăng cao khi:
	a. Nguồn thức ăn dồi dào và nơi ở rộng rãi.
	b. Xảy ra sự canh tranh gay gắt trong quần thể.
	c. Dịch bệnh tràn lan.
Câu 5:Yếu tố cơ bản nhất ảnh hưởng đến việc tăng hoặc giảm dân số ở quần thể người là:
	a. Mật độ của dân số trên một khu vực nào đó.
	b. Tương quan giữa tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử.
	c. Mật độ và lứa tuổi trong quần thể người.
Câu 6: Điều đúng khi nói về quần xã sinh vật là:
	a. Tập hợp các sinh vật cùng loài.
	b. Tập hợp các cá thể sinh vật khác loài.
	c. Tập hợp các quần thể sinh vật khác loài.
Câu 7: Các thành phần của một hệ sinh thái là:
	a. Sinh vật và các yếu tố không sống.
	b. Sinh vật sản xuất và sinh vật tiêu thụ.
	c. Sinh vật phân giải và sinh vật sản xuất.
Câu 8: Sinh vật tiêu thụ là sinh vật có khả năng:
	a. Tự tổng hợp chất hữu cơ từ vô cơ.
 b. Tự tổng hợp chất hữu cơ.
	c. Sử dụng chất hữu cơ từ sinh vật khác.
Câu 9: Cách sống chủ yếu của con người trong thời kì nguyên thuỷ là:
	a. Săn bắt động vật và hái lượm cây rừng.
	b. Đốt rừng và chăn thả gia súc.
	c. Khai thác khoáng sản và chăn nuôi gia súc.
Câu 10: Thành quả kĩ thuật được xem là quan trọng tạo điều kiện để con người chuyển từ sản xuất thủ công sang sản xuất bằng máy móc là:
	a. Chế tạo ra các động cơ sử dụng điện.
	b. Chế tạo ra máy hơi nước.
	c. Sản xuất ra máy bay và tàu thuỷ.
Câu 11: Tác nhân được xem là chủ yếu gây ra ô nhiễm môi trường:
	a. Sự thay đổi của khí hậu.
	b. Các điều kiện bất thường của ngoại cảnh, lũ lụt, thiên tai.
	c. Tác động của con người.
Câu 12: Các khí thải trong không khí có nguồn gốc từ:
	a. Quá trình đốt cháy các nhiên liệu.
	b. Hoạt động hô hấp của động vật và con người.
	c. Hoạt động quang hợp của cây xanh.
B. Tự luận:
Câu 1: Ô nhiễm môi trường là gì? Nêu tác nhân gây ô nhiễm môi trường.
Câu 2: Quần xã sinh vật là gì? Nêu những điểm khác nhau giữa quần thể sinh vật và quần xã sinh vật.
THCS THANH ĐÔNG Môn thi : Sinh học Lớp 8 
Đề ra
I. Phần trắc nghiệm: 
Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng.
Câu 1: Cơ quan bài tiết nào chủ yếu và quan trọng nhất?
A. Phổi. 	 B. Da. 	 C. Thận.	 D. Hai câu A và B đúng
Câu 2: Nước tiểu đầu được hình thành do:
A. Quá trình lọc máu xẩy ra ở cầu thận.
 B. Quá trình lọc máu xẩy ra ở ống thận.
C. Quá trình lọc máu xẩy ra ở bể thận 
 D. Quá trình lọc máu xẩy ra ở nang cầu thận.
Câu 3: Chức năng của da là :
A. Bảo vệ cơ thể.	C. Bài tiết mồ hôi và điều hoà thân nhiệt.
B. Cảm giác.	D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 4: Da cấu tạo gồm:
A. Lớp biểu bì và lớp bì.	C.Lớp biểu bì, lớp bì, lớp mỡ dưới da.
B. Lớp bì và lớp mỡ dưới da.	D. Lớp biểu bì và lớp mỡ dưới da.
Câu 5: Thành phần chủ yếu cấu tạo nên chất xám trong trung ương thần kinh là:
A. Nơron. 	C. Sợi nhánh của nơron.
B. Sợi trục của nơron.	D. Thân và sợi nhánh của nơron.
Câu 6: Cơ quan phân tích gồm:
A. Cơ quan thụ cảm, bộ phận phân tích ở trung ương, dây thần kinh.
B. Cơ quan thụ cảm, dây thần kinh hướng tâm, bộ phận phân tích.
C. Cơ quan thụ cảm, dây thần kinh ly tâm, bộ phận phân tích.
D. Cơ quan thụ cảm và bộ phận phân tích.
Câu 7: Tính chất của phản xạ có điều kiện:
A. Dễ mất khi không cũng cố	B. Số lượng không hạn định 
C. Có tính chất di truyền mang tính chủng loại	D. Chỉ A và B đúng.
Câu 8: Hoóc môn có vai trò:
A. Chỉ cần một lượng nhỏ cũng có thể làm ảnh hưởng rõ rệt đến các quá trình sinh lý.
B. Đối với quá trình trao đổi chất, quá trình chuyển hoá trong các cơ quan đó diễn ra bình thường.
C. Đảm bảo tính ổn định của môi trường cơ thể.
D. Cả A,B,C đều đúng.
Câu 9: Tinh hoàn có chức năng là:
A. Sản sinh ra tinh trùng. 	C. Nuôi dưỡng tinh trùng.
B. Sản xuất ra Testosteron.	D. Chỉ A và B đúng.
Câu 10: Trong các tuyến nội tiết, tuyến nào quan trọng và giữ vai trò chỉ đạo hoạt động của hầu hết các tuyến nội tiết khác.
A. Tuyến giáp.	 B. Tuyến yên.	 C. Tuyến tuỵ. D. Tuyến trên thận.
Câu 11: Cơ sở khoa học của biện pháp thực hiện sinh đẻ có kế hoạch bằng thuốc tránh thai là:
A. Ngăn không cho tinh trùng gặp trứng.
B. Ngăn cản sự chín và rụng trứng .
C. Không muốn có con nữa.
D. Ngăn sự làm tổ của trứng đã thụ tinh ở niêm mạc tử cung.
Câu12: Các hình thức lây truyền HIV/AIDS là:
A. Qua đường máu, qua quan hệ tình dục không an toàn.
B. Qua nhau thai (nếu mẹ bị nhiễm HIV).
C. Qua ăn uống.
D. Chỉ A và B đúng.
II. Phần tự luận:
Câu 1: Để đảm bảo vệ sinh hệ thần kinh chúng ta cần lưu ý những vấn đề gì?
Câu 2: Vai trò của tuyến tuỵ trong sự điều hoà glucô huyết?
THCS THANH ĐÔNG Môn thi : Sinh Lớp 9 
	 Đề ra
I. Phần trắc nghiệm: 
Hãy khoanh tròn vào đầu câu trả lời em cho là đúng nhất.
1. Các nhân tố của sinh thái môi trường gồm: 
A. Nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh 
B. Con người và nhân tố hữu sinh
C. Nhân tố con người và nhân tố vô sinh
 D. Nhân tố con người , nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh.
2. ánh sáng ảnh hưởng tới động vật như thế nào?
A. ảnh hưởng tới khả năng định hướng di chuyển trong không gian của động vật
B. ảnh hưởng tới hoạt động , khả năng sinh trưởng và sinh sản của động vật
C. ảnh hưởng tới sự trao đổi chất và khả năng chống chịu của động vật với môi trường xung quanh
D. Chỉ Avà B đúng.
Câu 3: Dấu hiệu nào sau đây không phải là đặc trưng của quần thể.
A.Độ đa dạng B. Mật độ C.Sức sinh sản D.Cấu trúc tuổi E.Tỷ lệ đực cái.
Câu 4: Mối quan hệ quan trọng nhất đảm bảop tính gắn bó trong quần xã sinh vật là mối quan hệ:
A. Cạnh tranh B. Cộng sinh C. Dinh dưỡng, nơi ở D. Đối địch
5. Các quần thể ưu thế của quần xã thực vật ở cạn là :
A. Thực vật hạt kín B. Thực vật hạt trần C. Dương xỉ D. Rêu
6. Các thành phần chủ yếu của một hệ sinh thái :
A. Thành phần vô sinh B. Sinh vật tiêu thụ và các thành phần vô sinh 
C. Các thành phần vô sinh, sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải
D. Thành phần vô sinh và sinh vật phân giải
7. Độ đa dạng của một quần xã được thể hiện :
A. Số lượng cá thể nhiều B. Có nhiều nhóm tuổi khác nhau 
C. Có thành phần loài phong phú D. Có cả động vật và thực vật
8. Biện pháp bảo vệ và phát triển rừng hiện nay:
A. Không khai thác	 C. Cải tạo rừng
B. Trồng nhiều hơn khai thác	D. Trồng và khai thác theo kế hoạch
9. Các biện pháp hạn chế ô nhiễn môi trường là gì?
A. Xử lý các chất thải	B. Cải tiến công nghệ
C. Trồng nhiều cây xanh	D. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục để nâng cao hiểu biết và ý thức của mọi người về phòng chống ô nhiễm.
10. Cho chuỗi thức ăn sau:
Lúa	 Châu chấu	ếch	Rắn 	Đại bàng
Tiêu diệt mắt xích nào sẽ gây hậu quả lớn nhất
A. Rắn	B. ếch	C. Châu Chấu	D. Đại bàng và lúa
11. Tác hại của ô nhiễm môi trường
A. Có hại đến đời sống con người và sinh vật khác
B. Tạo điều kiện cho nhiều vi sinh vật phát triển
C. Làm suy thoái hệ sinh thái và môi trường sống của sinh vật
D. Chất phóng xạ, chất độc ảnh hưởng đến hệ sinh thái, gây bệnh di truyền
E. Tất cả đều đúng.
12. Nguyên nhân của ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật khi ăn rau quả là gì.
A. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng quy cách
B. Không tuân thủ quy định thời gian thu hoạch rau quả sau phun thuốc bảo vệ thực vật
C. Không rửa sạch rau quả trước khi ăn
D. Cả A và B
II. Phần tự luận. 
Câu 1. Cho một lưới thức ăn sau đây
	Rắn	 Đại bàng
Chuột	 Mèo	Vi sinh vật
Cây xanh	
	Sâu ăn lá	Chim ăn sâu
Hãy liệt kê tất cả các chuối thức ăn của lưới thức ăn trên.
Câu 2. Giải thích cơ chế sinh trai và gái ở người, vẽ sơ đồ minh hoạ.
Vì sao ở người tỷ lệ nam, nữ trong cấu trúc dân số với quy mô lớn xấp xỉ 1 : 1
 T DƯƠNG 	 	đề thi kiểm định chất lượng môn sinh học- lớp 6 
 Phần 1:Trắc nghiệm : Khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu câu em cho là đúng nhất 
 Câu 1: Các tế bào ở mô nào có khả năng phân chia trong các mô sau :
 A. Mô che chở B. Mô nâng đỡ C. Mô phân sinh 
 Câu 2: Trong các tế bào sau , tế bào nào có khả năng phân chia :
 A. Tế bào non B. Tế bào trưởng thành C. Tế bào già 
 Câu 3: Trong các miền nào sau đây của rễ , miền nào có chức năng dẫn truyền :
 A. Miền trưởng thành B. Miền hút C. Miền sinh trưởng D.Miền chóp rễ
 Câu 4: Những nhóm cây nào sau đây có thân dài ra nhanh :
 A.Cây mồng tơi , cây mướp , cây bí , C. Cây bạch đàn , cây mít , cây ổi 
 B. Cây tre , cây nhãn , cây mít 
 Câu 5: Trong những nhóm lá sau nhóm lá nào thuộc nhóm lá đôi 
 A.Lá dâm bụt, lá phượng, lá dâu 
 B. Lá trúc đào, lá hồng, lá lốt 
 C. Lá ổi, lá dâu, lá mít 
 Câu 6: Trong các bộ phận sau đây của lá bộ phận nào là nơi xảy ra quá trình quang hợp?
 A. Lỗ khí B. Gân lá C. Diệp lục
 Câu 7: Lá cây cần chất khí nào sau đây để chế tạo ra tinh bột?
 A. Khí ôxi B. Khí cacbonic C. Khí nitơ
 Câu 8: Cơ thể của tảo có cấu tạo
 A. Tất cả đều là đơn bào B. Tất cả đều là đa bào C. Có dạng đơn bào và đa bào
Câu9: Tảo là thực vật bậc thấp vì:
 A. Cơ thể có cấu tạo đơn bào. B. Sống ở nước C. Chưa có rễ, thân, lá
Câu10: Trong các nhóm cây sau nhóm nào toàn cây hạt kín
 A. Cây mít, cây rêu, cây ớt B. Cây thông, cây lúa, cây đào
 C. Cây ổi, cây dừa, cây cải
Câu11: Tính chất đặc trương nhất của cây hạt kín là:
 A. Có rễ, thân, lá B. Có sự sinh sản bằng hạt
 C. Có hoa, quả, hạt nằm trong quả
Câu12: Học sinh cần làm gì để góp phần bảo vệ sự đa dạng của thực vật Việt Nam
 A. Không chặt phá rừng bừa bãi, ngăn chặn phá rừng, tuyên truyền trong nhân dân để bảo vệ rừng
 B. Xây dựng vườn thực vật, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên
 C. Phát hiện với chính quyền địa phương các hành vi khai thác, vận chuyển buôn bán trái phép thực vật quý hiếm
 D. Cả A, B, C
Phần 2: Tự luận:
 1, Nêu đặc điểm chủ yếu để phân biệt cây thuộc lớp một lá mầm và cây thuộc lớp hai lá mầm
 2, Tại sao nói rừng là lá phổi xanh của con người?
 T DƯƠNG 	 đề thi kiểm định chất lượng môn sinh học - lớp 8
I. Phần trắc nghiệm : Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời em cho là đúng.
Câu 1. Vai trò điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào là:
 A. Lưới nội chất B. Nhân C. Tế bào chất D. Màng tế bào 
Câu 2. Hệ vận động của cơ thể gồm có:
 A. Cơ và xương B. Cơ và tim C. Xương và phổi D. Xương và dạ dày 
Câu 3. Loại khớp xương cử động dễ dàng theo mọi hướng là:
 A. Khớp động B. Khớp bất động C. Khớp bán động D. B và C đúng
Câu 4. Hệ tuần hoàn của cơ thể gồm:
 A. Tim và thận B. Tim và hệ mạch C. Tim và phổi D. Phổi và thận
Câu 5. Trong thành phần của máu, huyết tương chiếm thể tích là:
 A. 45% B. 55% C. 92% D. 7%
Câu 6. Hiệu quả hô hấp sẽ tăng khi:
 A. Thở sâu và giảm nhịp thở B. Thở bình thường 
 C. Tăng nhịp thở D. Cả A ; B ; C đều sai
Câu 7. Việc tạo ra các chất dinh dưỡng từ thức ăn là chức năng của:
 A. Hệ tiêu hoá B. Hệ tuần hoàn C. Hệ hô hấp D. Cả A; B; C
Câu 8. Khi trời nóng, các hình thức điều hoà thân nhiệt là:
 A. Giảm thoát nhiệt, tăng sinh nhiệt B. Giảm sinh nhiệt, tăng thoát nhiệt 
 C. Giảm sinh nhiệt, giảm thoát nhiệt D. Tăng sinh nhiệt, tăng thoát nhiệt
Câu 9. Cơ quan bài tiết nào là chủ yếu và quan trọng nhất:
 A. Phổi B. Da C. Thận D. A và B đúng
Câu 10. Chức năng của da là:
 A. Bảo vệ cơ thể B. Cảm giác 
 C. Bài tiết mồ hôi và điều hoà thân nhiệt D. Cả A; B; C đều đúng
Câu 11. Bán cầu đại não là trung ương thần kinh của các phản xạ có điều kiện 
 A. Cảm giác B. ý thức C. Trí nhớ, trí khôn D. Cả A; B; C đúng
Câu 12. Hooc môn tham gia điều hoà hàm lượng đường trong máu là:
 A. Glucagôn B. Insulin C. Ađrênalin D. Cả A; B; C đều đúng 
II. Phần tự luận 
 Câu 1. Phân biệt vai trò chủ yếu của tim và hệ mạch trong sự tuần hoàn máu?
 Câu 2. Não người tiến hoá hơn não động vật ở những điểm nào?
T Hà 	Môn: Sinh học. Khối 8
I/ Phần trắc nghiệm: ( 6 điểm )
Câu1: Cơ quan bài tiết nào là chủ yếu và quan trọng nhất:
a. Hệ hô hấp thải loại CO2 
c. Hệ bài tiết thải loại nước tiểu
b. Da thải mồ hôi
d. Hai câu a và b đúng
Câu 2: Trên lát cắt dọc quả thận như hình 38-1b, sách giáo khoa phần vỏ chứa:
a. Nang cầu thận
c. Tháp thận
b. Cầu thận
d. Hai câu a và b đúng
Câu 3: Phần tuỷ của thận chứa: 
a. Nang cầu thận
c. Tháp thận
b. Cầu thận
d. Hai câu a và b đúng
Câu 4: Lớp da nào quan trọng nhất:
a. Lớp biểu bì
c. Lớp mỡ dưới da 
b. lớp bì
d. Hai câu b và c đúng 
Câu 5: Trong các chức năng của da chức năng nào quan trọng nhất:
a. Bảo vệ cơ thể
c. Cảm giác
b. Bài tiết mồ hôi, điều hoà thân nhiệt
d. Cả ba câu a, b, 

File đính kèm:

  • docHSG(1).doc
Đề thi liên quan