Đề thi lại năm học 2008-2009 số 2 Môn: Ngữ Văn 10 Trường Thpt Lạng Giang

doc2 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1068 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi lại năm học 2008-2009 số 2 Môn: Ngữ Văn 10 Trường Thpt Lạng Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Sở GdĐt bắc giang Đề thi lại năm học 2008-2009
Trường thpt Lạng giang số 2 Môn: Ngữ văn 10
 Thời gian làm bài: 90 phút
Phần I: trắc nghiệm (3 điểm)
Câu 1: Nhân vật chính trong tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” của Nguyễn Dữ là:
A. Viên thổ công	B. Hồn ma tên tướng giặc
C. Ngô Tử Văn	D. Diêm Vương
Câu 2: Ngâm khúc được viết bằng thể thơ nào?
A. Lục bát	B. Song thất lục bát
C. Thơ thất ngôn	D. Thơ tự do
Câu 3: “Đại cáo” trong nhan đề “Đại cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi mang ý nghĩa gì?
A. Bài cáo có tính chất trọng đại quốc gia	B. Bài cáo có nội dung lớn
C. Bài cáo có giá trị lớn	D. Cả ba đáp án trên đều đúng.
Câu 4: Tác phẩm nào dưới đây không phải của Nguyễn Du?
A. Truyện Kiều	B. Đọc “Tiểu Thanh ký”
C. Văn chiêu hồn	D. Phú sông Bạch Đằng
Câu 5: Nét đặc sắc nghệ thuật nổi bật trong đoạn trích “Trao duyên” là gì?
A. Tạo tình huống mâu thuẫn, giàu kịch tính	B. Sử dụng nhiều biện pháp tu từ
C. Miêu tả tâm lý, nội tâm nhân vật	D. Giọng điệu mỉa mai, hài hước.
Câu 6: “Truyện Kiều” của Nguyễn Du được viết dựa theo cốt truyện của tác phẩm tiểu thuyết chương hồi nào?
A. Tam quốc diễn nghĩa	B. Kim Vân Kiều truyện
C. Kim Bình Mai	D. Hồng lâu mộng
Phần II: Tự luận (7 điểm)
Cảm nhận của anh (chị) về đoạn trích “Nỗi thương mình” (trích “Truyện Kiều”) của Nguyễn Du.
“Biết bao bướm lả ong lơi
Cuộc say đầy tháng trận cười suốt đêm
Dập dìu lá gió cành chim
Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh
Khi tỉnh rượu lúc tàn canh
Giật mình mình lại thương mình xót xa
Khi sao phong gấm rủ là
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường
Mặt sao dày gió dạn sương
Thân sao bươm chán ông chường bấy thân
Mặc người mưa Sở mây Tần
Những mình nào biết có xuân là gì
Đòi phen gió tựa hoa kề
Nửa rèm tuyết ngậm bốn bề trăng thâu
Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ
Đòi phen nét vẽ câu thơ
Cung cầm trong nguyệt nước cờ dưới hoa
Vui là vui gượng kẻo là
Ai tri âm đó mặn mà với ai?”
Đáp án chấm thi lại năm học 2007-2008
Môn: Ngữ Văn 10

Phần I: Trắc nghiệm (Mỗi câu đúng được 0,5 điểm)

Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
C
B
A
D
C
B

Phần II: Tự luận (7 điểm)
HS có thể trình bày theo nhiều cách song cần đảm bảo những ý cơ bản sau:
1. Đặt vấn đề (1 điểm)
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, nhân vật chính của “Truyện Kiều”
- Giới thiệu vị trí của đoạn trích, khái quát nội dung chính của đoạn trích: nỗi đau bị chà đạp, vùi dập về nhân phẩm của Thuý Kiều.
2. Giải quyết vấn đề (5 điểm)
a/ Cảnh cuộc sống lầu xanh và nỗi xót xa cho nhân phẩm của Kiều:
- Cuộc sống chốn lầu xanh làm Kiều tàn tạ: chú ý phân tích bút pháp ước lệ, nghệ thuật ẩn dụ, cách dùng điển cố, điển tích tinh tế của Nguyễn Du để làm nổi bật cảnh sống chốn lầu xanh của Kiều.(1 điểm)
- Phân tích chi tiết “Giật mình mình lại thương mình xót xa” để thấy cái “giật mình” bàng hoàng, thảng thốt, kinh sợ khi Kiều tự nhận ra cảnh ngộ thực tại của bản thân. Và đây ccũng chính là cái “giật mình” thể hiện nhân cách, lòng tự trọng, ý thức sâu sắc về nhân phẩm bản thân của nàng. (1 điểm)
- Về nghệ thuật: chú ý ngữ điệu hỏi, các câu hỏi tu từ: “Khi sao...”, “Giờ sao...”, “Mặt sao...”, “Thân sao...”; nghệ thuật đối lập giữa quá khứ với hiện tại càng khắc sâu hơn, chà sát nỗi đớn đau, tủi hổ, sự tuyệt vọng của Kiều. (1 điểm)
b/ Thái độ thờ ơ, lạnh lùng, hờ hững của Kiều trước cảnh vật và thú vui chốn lầu xanh:
- Sự buông xuôi bất lực của nàng trước thực tại đớn đau. (0,5 điểm)
- Nàng làm mọi việc với thái độ thờ ơ, lạnh nhạt: vui gượng để chiều lòng khách (0,5 điểm)
- Nghệ thuật: 	+ Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình độc đáo
	+ Nghệ thuật đối lập giữa hình thức bên ngoài và bản chất bên trong.
à Kiều càng thấm thía cuộc sống và nỗi tủi nhục, xót xa của mình trong hoàn cảnh. Nỗi niềm của nàng lan sang cả cảnh vật làm cho chung hữu tình và nhuốm buồn đau.(0,5 điểm)	
c/ ẩn sâu trong nỗi đau đớn, xót xa, cam chịu ấy là khao khát vươn lên thoát khỏi vũng bùn tủi nhục, trở về cuộc sống bình thường, trong sáng. (0,5 điểm)
3. Kết thúc vấn đề: (1 điểm)
- Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.
- Thái độ của tác giả và giá trị nhân đạo thể hiện qua đoạn trích.
- Liên hệ, phát biểu suy nghĩ của bản thân về bi kịch mà Kiều phải chịu đựng trong đoạn trích.

File đính kèm:

  • docde thi hoc ky II(3).doc