Đề thi kiểm tra môn học: ngữ văn lớp 9

doc11 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1070 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi kiểm tra môn học: ngữ văn lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Yên Trấn Đềkiểm tra môn: Ngữ văn Lớp 9.
Loại đề: ( ĐK ) Tiết PPCT: 48. Thời gian làm bài: 45 Phút.

Đề ra:
I.Phần Trắc nghiệm:
Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất.
1.Văn học trung đại được tính:
A. Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV. B. Từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX.
C, Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX D. Từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX.
2. Chủ đề chính của truyện trung đại Việt Nam là:
A. Phản ánh hiện thực xã hội phong kiến. B. Chủ đề về phụ nữ.
C. Chủ đề về người anh hùng. D. Cả A, B, C đều đúng.
3. Số truyện trung đại đã học ở lớp 9: 
A: 4 B: 5 C: 6 D: 7
4. Tác phẩm Hoàng lê nhất thống chí của nhóm tác giả Ngô Gia Văn Phái là một bức tranh về:
A. Cuộc sống thối nát của vua quan triều Lê- Trịnh.
B. Quá trình phát triển của phong trào Tây Sơn.
C. Hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ.
D. Tất cả đều đúng.
5. Chuyện Người con gái Nam Xương được viết vào thế kỉ nào?
A. Thế kỉ XIV B. Thế kỉ XV C. Thế kỉ XVI D. Thế kỉ XVII.
6. Câu văn nào khái quát được vẻ đẹp toàn diện của Vũ Nương?
A. Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tính đã thuỳ mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp.
B. Nàng hết sức thuốc thang lễ bái Thần Phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên can.
C. Nàng hết lời thương xót, phàm việc ma chay tế lễ lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình.
D. Thiếp vốn là con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu.
7. Nguyễn du đặt tên cho tác phẩm tiêu biểu nhất của mình là:
A. Truyện Kiều B. Kim vân Kiều truyện
C. Đoạn trường tân thanh. D. Tất cả đều đúng.
8. Thành công nghệ thuật của Truyện Kiều.
A. Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên.
B. Nghệ thuật miêu tả nhân vật.
C.Cả A,B đều đúng.
II. Phần tự luận: 
1. Nguyễn Đình Chiểu là con ngưòi có nghị lực, có nhiều cống hiến cho đời. Em hãy chứng minh.
2. Hãy phân tích nhân vật Lục Vân Tiên qua hành động đánh cướp và cách cư xử với Kiều Nguyệt Nga.

HếT.


đáp án và biểu điểm ( Tiết 48 )
Phần I: Trắc nghiệm.
Mỗi ý đúng cho 0,5 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án đúng
D
D
B
D
C
A
B
C

Phần II. Tự luận:
Câu 1: HS nêu được các ý sau( 4 điểm, mỗi ý đúng cho 1 điểm )
Nguyễn Đình Chiểu là con người:
 +. Vào đời hăm hở và đầy khát vọng.
 +. Cuộc đời gặp nhiều bất hạnh ngang trái mà không làm ông ngã gục đầu hàng trước số phận vẫn ngẩng cao đầu để sống và sống cí ích cho đến cuối đời.
 +. Mặc dù bị mù loà bệnh tật nhưng vẫn giữ vững lập trường dùng ngòi bút của mình để tham gia kháng chiến.
 +. Sống thanh cao trong sạch giữa tình thương yêu kính trọng của đồng bào.
 ( Học sinh biết lấy dẫn chứng để minh hoạ)
Câu 2: ( 2 điểm. Mỗi ý đúng cho 1 điểm)
- Tính cách Lục Vân Tiên thể hiện qua hành động đánh cướp: anh hùng, tài năng giàu lòng vị tha nhân nghĩa, bênh vực kẻ yếu.
- Cư xử nhã nhặn lịch sự với Nguyệt Nga.
 ( Học sinh biết đưa dẫn chứng để phân tích ).
Hết.




















Trường THCS Yên Trấn Đề kiểm tra môn: Tiếng Việt Lớp 9.
Loại đề: ĐK Tiết PPCT: 74. Thời gian làm bài: 45 Phút.


Đề ra:
Phần I: Trắc nghiệm:
 Khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất:
Câu 1: Trong giao tiếp:
A. Bắt buộc phải tuân thủ các phương châmhội thoại.
B. Có trường hợp không cần tuân thủ phương châm hội thoại.
C. Cả A và B đều sai.
Câu 2: Sự phát triển của từ vựng Tiếng Việt theo:
A. Hai hình thức.
B. Ba hình thức.
C. Bốn hình thức.
D.Năm hình thức.
Câu 3: Một thuật ngữ :
A. Chỉ biểu thị một khái niệm.
B. Có thể biểu thị hai khái niệm.
C. Có thể biểu thị nhiều khái niệm.
D. Cả A, B và C đều sai.
Câu 4: Chọn cách hiểu đúng nhất trong các cách hiểu sau:
A. Từ Hán Việt chiếm một tỉ lệ không đáng kể trong vốn từ Tiếng Việt.
B. Từ Hán Việt là bộ phận quan trọng của lớp từ mượn gốc Hán.
C. Từ Hán Việt không phải là một bộ phận của vốn từ Tiếng Việt.
D. Dùng nhiều từ Hán Việt là việc làm cần phê phán.
Phần II: Bài tập:
Câu 1: Trong đoạn thoại sau đây phương châm hội thoại nào không được thực hiện? Vì sao?
Trong giờ Vật Lí, thầy giáo hỏi một học sinh đang mãi nhìn qua cửa sổ:
- Em cho thầy biết" Sóng" là gì?
Học sinh: 
- Thưa thầy: " Sóng là một bài thơ của Xuân Quỳnh ạ!".
Câu 2: Nêu tác dụng của việc dùng từ ngữ xưng hô thích hợp trong giao tiếp.
Câu 3: Cho biết khái niệm của các thuật ngữ: Thạch nhũ, so sánh, nói quá.

Hết






đáp án và biểu điểm (Tiết 74 )
Phần I: Trắc nghiệm: Mỗi câu đúng cho 0,5 điểm.
Câu1: B Câu 2: A Câu 3:A Câu 4: B.
Phần II: Bài tập:
Câu 1: Phương châm quan hệ không được tuân thủ vì thầy giáo hỏi về kiến thức Vật Lí về " Sóng" mà học sinh lại trả lời tên một bài thơ của Xuân Quỳnh.
 Như vậy người trả lời đã không nói đúng đề tài giao tiếp, nói lạc đề. ( 3 điểm )
Câu 2: Dùng từ ngữ xưng hô thích hợp trong giao tiếp sẽ giúp cho quá trình giao tiếp tiến triển tốt đẹp hơn, có hiệu quả hơn. ( 2 điểm ).
Câu 3: Học sinh nêu chính xác 3 khái niệm: Thạch nhũ, So sánh, Nói quá ( Mỗi khái niệm đúng cho 1 điểm).	
Trường THCS Yên Trấn
Loại đề: ĐK
 Đề kiểm tra môn NGữ văn Lớp 9
Tiết PPCT: 75 Thời gian làm bài 45 phút
Đề ra:
I. Phần trắc nghiệm: Khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời mà em cho là đúng. 
 1, Tác phẩm thơ hiện đại đã học trong sách ngữ văn 9 (từ bài 10-> bài 15) có tất cả mấy văn bản?
 A- 6. C- 8.
 B- 7. D- 9. 
 2, Nội dung chính của bài thơ ánh trăng (Nguyễn Duy) là gì?
 A- Cảm xúc của tác giả về vẽ đẹp của ánh trăng.
 B- Miêu tả cảnh một đêm trăng sáng.
 C- Bày tỏ tấm lòng ân nghĩa, thuỷ chung với quá khứ.
 D- Bày tỏ cảm xúc về cuộc sống ở thành thị và nông thôn.
 3, Tác phẩm Làng thuộc loại nào dưới đây?
 A- Tiểu thuyết. C- Phóng sự.
 B- Truyện ngắn. D- Hồi kí.
 4, Từ hình ảnh và tấm lòng của người mẹ Tà-Ôi, Nguyễn Khoa Điềm muốn gửi gắm điều gì?
 A- Thương yêu và chăm sóc con.
 B- Tình yêu con, yêu quê hương đất nước, ý chí chiến đấu cho độc lập tự do.
 C- Căm thù quân xâm lược.
 D- Tất cả các ý trên đều đúng.
 5, Câu văn “Tây nó đốt nhà tôi rồi chú ạ” thể hiện:
 A- Lòng căm thù giặc Pháp của ông Hai.
 B- Niềm vui sướng khi biết làng Chợ Dầu không theo giặc.
 C- Niềm tự hào về làng Chợ Dầu.
 D- Cả A- B- C đều đúng.
 6, Thái độ của Bé Thu khi chưa biết ông Sáu là Ba?
 A- Ngờ vực, sợ hãi. C- Ngờ vực, lãng tránh. 
 B- Ngờ vực, phân vân. D- Thờ ơ, căm ghét.
7, Sắp xếp lại cho đúng tên tác giả của từng tác phẩm?
 - Đồng chí - Bằng Việt.
 - Bếp lửa - Thành Long.
 - Lặng lẽ Sa Pa - Chính Hữu.
 - Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Nguyễn Quang sáng.
 - Chiếc lược ngà - Nguyễn Khoa Điềm.
II.Phần tự luận:
 1, Phân tích tình yêu làng quê và tinh thần yêu nước ở nhân vật ông Hai trông truyện Làng của Kim Lân.
 	

Hết.
Trường THCS Yên Trấn Đề kiểm tra môn: Ngữ Văn. Lớp 9. 
 Loại đề: ( TX ) Tiết PPCT: 26 - Thời gian làm bài: 15 Phút.

Đề ra:
I. trắc nghiệm
* Khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất.
1. Nhận xét nào bao quát nhất cách tiếp thu tinh hoa văn hoá thế giới của Bác?
A. Bác thường tiếp thu một cách thụ động.
B. Bác tiếp thu cái hay đồng thời phê phán hạn chế tiêu cực.
C. Trên nền tảng văn hoá dân tộc, Bác tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.
D. Bác tiếp xúc với nhiều nền văn hoá khác nhau.
2. Văn bản " Đấu tranh cho một thế giới hoà bình" chủ yếu được viết theo phơng thức biểu đạt nào.
A. Tự sự
B. Nghị luận 
C. Thuyết minh
D. Biểu cảm
3. Phẩm chất nào không có ở Vũ Nương?
A. Có sức phản kháng mãnh liệt.
B. Người phụ nữ giàu lòng vị tha.
C. Người vợ chung thuỷ.
D. Người con hiếu thảo.
4. Theo em nỗi đau nào lớn nhất đối với Vũ Nương?
A. Bị chồng ngờ oan.
B. Không hiểu nổi đau ấy là ở đâu.
C. Bị chồng đối xử vũ phu.
D. Danh dự bị bôi nhọ.
5. Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện " Người con gái Nam Xương"
6. Vì sao tác giả của " Hoàng lê nhất thống chí" là những người có cảm tình với nhà Lê, vậy mà lại viết rất hay và thực về người anh hùng Nguyễn Huệ.
 
HếtĐáp án và biểu điểm kiểm tra văn 9
Câu1: C; Câu2: B; Câu3: C; Câu 4: D. Mỗi câu đúng 1 điểm.
Câu5: ( 3 điểm ) Các tác giả họ Ngô Thì vốn là những người yêu nước nên chiến thắng của dân tộc đối với quân Thanh không thể không làm họ nức lòng tự hào.
- Vai trò của Quang Trung trong chiến thắng của dân tộc là không thể phủ nhận
- Là người viết tiểu thuyết lịch sử, họ phải tôn trọng sự thật lịch sử nên phải phản ánh khách quan nhân vật sự kiện lịch sử.
Câu6: (3 điểm ) - Cách dẫn dắt tình tiết câu chuyện-> tăng tính bi kịch
 - Ngôn ngữ nhân vật
 - Xen kẻ các yếu tố thực, yếu tố kì ảo.

Trường THCS Yên Trấn
Loại đề: TX
Đề kiểm tra môn NGữ văn Lớp 9
Tiết PPCT: 51 Thời gian làm bài 15 phút
 Đề ra:
I. Phần trắc nghiệm: Khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời mà em cho là đúng.
 1, Điều nào không phải là đối tượng miêu tả trực tiếp nội tâm.
 A- Suy nghĩ. C- Ngôn ngữ.
 B- Tình cảm. D- Tâm trạng.
 2, Nghị luận trong văn bản tự sự là:
 A- Nêu lí lẽ, dẫn chứng để bảo vệ một quan điểm, tư tưởng nào đó.
 B- Trình bày lí lẽ một cách có hệ thống, lô gíc.
 C- Hệ thống các luận điểm, luận cứ nhằm làm rõ một vấn đề.
 D- Cả A- B - C đều đúng.
 3, Chỉ ra cách hiểu không đúng trong các cách hiểu sau:
 A- Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc để thể hiện một ý nghĩa nào đó.
 B- Tự sự giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen 
chê.
 C- Văn bản tự sự không bao giờ có yếu tố nghị luận, dù người ta muốn thuyết phục người đọc người nghe.
 D- Trong văn bản tự sự để thuyết phục người đọc, người nghe, người ta có thể dùng yếu tố nghị luận.
 4, Cơ sở hình thành tình đồng chí là:
 A- Bắt nguồn từ sự tương đồng về cảnh ngộ.
 B- Cùng chung cảnh ngộ, cùng chung lý tưởng.
 C- Sự chan hoàvà chia sẽ mọi gian lao.
 D- Cả A- B - C đều đúng.
 5, Câu thơ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” sử dụng biện pháp tu từ nào?
 A- Tượng trưng.	C- ẩn dụ.
 B- Nhân hoá.	D- Nói quá.
 6, Tâm trạng của người lính khi xe không có kính như thế nào?
 A- Hết sức gò bó.	C- Hoàn toàn ung dung.
 B- Vô cùng lo lắng.	D- Cam chụi hoàn cảnh.
 7, Gia đình, theo quan niệm của người lính lái xe là gì?
 A- Có bếp và chung bát đũa.	C- Có vợ con, có cha mẹ, anh em.
 B- Có xe và các cô thanh niên xung phong 	D- Có chỉ huy và có chiến sỹ.
II. Phần tự luận: 
 Cảm nhận của em về người lái xe trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”.	
	
Hết







đáp án - biểu điểm
 I. Phần trắc nghiệm: (7 điểm). Đúng mỗi câu được 1điểm
 Câu
1
2
3
4
5
6
7
 Đáp án
C
A
C
D
B
C
A
II. Phần tự luận: 3 điểm.
Là người chiến sĩ trẻ, các anh trẻ trung, hồn nhiên, tâm hồn gần với thiên nhiên.
Khó khăn gian khổ các anh coi thường.
Những chiếc xe từ trong bom rơi, bị bom giật, bom rung, nhưng người chiến sĩ vẫn ung dung.
---- Hết ----











đáp án – biểu điểm.
Phần trắc nghiệm: Đúng 1 câu được 0,5 điểm.
 Câu
 1 
 2
 3
 4
 5
 6
 Đáp án
 A
 C
 B
 D
 B
 C
 Câu 7: (1 điểm) HS xếp được đúng tên các tác giả của các tác phẩm theo đúng yêu cầu sau- Đúng mỗi ý được 0,2 điểm.
 - Đồng chí - Chính Hữu
 - Bếp lửa - Bằng Việt
 - Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long
 - Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Nguyễn Khoa Điềm
 - Chiếc lược ngà	 - Nguyễn Quang Sáng
Phần tự luận: (6 điểm).
 - Phân tích tình yêu làng quê và tinh thần yêu nước của ông Hai.
 + Tình yêu làng vô cùng sâu nặng: - Khoe làng.
 - Đau khổ.
 + Thuỷ chung với kháng chiến với cách mạng.
	Hết












Trường THCS Yên Trấn
Loại đề: HK
Đề kiểm tra môn ngữ văn Lớp 9
Tiết PPCT: 82-83 Thời gian làm bài 90 phút
Đề ra:
I.Phần trắc nghiệm: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu mà em cho là đúng.
1,Truyện Kiều còn có tên gọi nào khác?
 A- Kim Vân Kiều truyện. 
 B- Đoạn trường tân thanh.
 C- Truyện Vương Thuý Kiều.
2, Nhận xét nào đúng về giá trị nội dung của Truyện Kiều?
 A- Giá trị nhân đạo sâu sắc C- Giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc
 B- Giá trị hiên thực lớn lao D- Giá trị hiện thực và yêu thương con người
3, Nguyễn Du đã dùng bút pháp nghệ thuật gì để tả chị em Thuý Kiều?
 A- Bút pháp tả thực C- Bút pháp ước lệ 
 B- Bút pháp tự sự D- Bút pháp lãng mạn
4, Trong câu thơ “chỉ cần trong xe có một trái tim”, tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật gì?
 A- So sánh và nhân hoá C- So sánh và ẩn dụ
 B- Nhân hoá và tượng trưng D- Hoán dụ và tượng trưng
5, Hình ảnh “ Đầu súng trăng treo” mang ý nghĩa gì?
 A- Mang vẻ đẹp vừa thực, vừa mộng
 B- Súng và trăng cũng kết thành đôi, trăng treo lên đầu súng
 C- Cả A và B
6, Nhà thơ Bằng Việt viết bài thơ Bếp lửa trong hoàn cảnh nào?
 A- Khi giặc đốt làng C- Khi nhà thơ đi bộ đội
 B- Khi đi sơ tán D- Khi đi học ở nước ngoài 
7, Chủ đề truyện “ Chiếc lược ngà” là gì?
 A- Bi kịch của người cán bộ kháng chiến
 B- Tình cha con vô cùng sâu nặng thiêng liêng
 C- Thế hệ con cháu đi tiếp con đường cách mạng của ông cha
 D- Cả A, B, C
8, Truyện “ Cố Hương” thuộc thể loại văn học nào?
 A- Tiểu thuyết C- Hồi kí
 B- Truyện ngắn D- Truyện ngắn có yếu tố hồi kí
9, Nếu viết : “Những nét hớn hở trên mặt người lái xe”, câu văn sẽ mắc lỗi gì?
 A- Thiếu vị ngữ C- Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ
 B- Thiếu chủ ngữ D- Thiếu trạng ngữ
10, Trong một văn bản tự sự chỉ có thể sử dụng các yếu tố nào? 
 A- Miêu tả C- Nghị luận
 B- Biểu cảm D- Cả ba yếu tố trên
11, Câu văn “Còn nhà hoạ sỹ và cô gái cũng nín bặt, vì cảnh trước mặt bỗng hiện lên đẹp một cách kì lạ.”thuộc loại câu nào?
 A- Câu đơn C- Câu ghép có từ nối 
 B- Câu đặc biệt D- Câu ghép không có từ nối
12, Dòng nào giải thích đúng nhất cho từ “ xôn xao” ?
 A- Những âm thanh , tiếng động rộn lên từ nhiều phía xen lẫn nhau.
 B- Những âm thanh nhỏ vọng tới từ xa.
 C- Những âm thanh cao , chói tai ,ùa đến từ phía trước.
 D- Những âm thanh du dương do cây cối phát ra khi có gió. 
II. Phần tự luận:
1, Tóm tắt truyện ngắn của nhà văn Kim Lân(khoảng10dòng).
2, Viết bài văn giới thiệu về tình yêu quê hương của người dân nơi em sinh sống.


Hếtđáp án – biểu điểm
phần trắc nghiệm: 3 Điểm (Đúng mỗi câu được 0,25 điểm).
 Câu
 1
 2
 3 
 4
 5
 6
 7
 8
 9
 10
 11
 12
 Đáp án 
 B
 C
 C
 D
 C
 D
 D
 D
 A
 D
 C
 A
Phần tự luận: (7 điểm).
Câu 1: (2 điểm).
Yêu cầu hs tóm tắt được nội dung chính của truyện có đầy đủ các ý sau:
Trong kháng chiến, ông Hai người làng chợ Dầu, buộc phải rời làng. ở nơi tản cư, nghe tin đồn làng mình theo giặc, ông rất khổ tâm và xấu hổ. Chỉ khi tin này được cải chính, ông mới trở lại vui vẻ, phấn chấn. 
Câu 2: (5 điểm).
yêu cầu:
 Biết viết bài văn thuyết minh về tình yêu quê hương của người dân nơi em sinh sống.
 + Nội dung: 
Mở bài: Giới thiệu chung về tình cảm đối với quê hương của người dân nơi em sinh sống. (0,5 điểm).
Thân bài: Chỉ ra và chứng minh được những biểu hiện cụ thể của tình cảm đối với quê hương(trong lao động xây dựng quê hương; trong đấu tranh bảo vệ quê hương) của người dân nơi em sinh sống.(3,5 điểm)
Kết bài: Khái quát chung về tình quê hương đằm thắm, sâu sắc của người nơi em sinh sống.(0,5 điểm)
 + Hình thức: Văn viết lưu loát, có sức thuyết phục.(0,5 điểm).

 hết




















File đính kèm:

  • docDe kiem tra Ngu van 9(7).doc
Đề thi liên quan