Đề thi Kiểm tra học kỳ I năm học: 2010-2011

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 853 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi Kiểm tra học kỳ I năm học: 2010-2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SƠN TRÀ 	 KIỂM TRA HỌC KỲ I 
 TRƯỜNG THCS PHẠM NGỌC THẠCH 	 NĂM HỌC: 2010-2011
 Họ và tên:.................................................. Lớp: 6/.....
MÔN: SINH HỌC – LỚP 6
	 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề)
I. Trắc nghiệm: (3 điểm)
I.1. Điền từ thích hợp vào chỗ trống: (1 điểm)
	Mạch …………………..gồm những tế bào hoá gỗ dày, không có chất nguyên sinh, có chức năng………………………… Mạch……………………..gồm những tế bào sống, màng mỏng có chức năng……………………………………...
I.2. Khoanh tròn vào câu trả lời đúmg nhất: (1 điểm)
1. Củ riềng lá biến thành vẩy là vì:
A. Cung cấp chất dinh dưỡng cho thân
B. Bảo vệ và che chở cho chồi của thân rễ
C. Để lấy nước và muối khoáng
D. Cả A và C
2. Lá biến thành các cơ quan bắt mồi gặp ở các cây:
A. Hành, tỏi
B. Xương rồng, mây
C. Cây nắp ấm, cây bắt mồi
D. Bầu bí, mướp
3. Sản phẩm của quá trình hô hấp là:
A. Khí cacbônic, năng lượng, hơi nước
B. Chất hữu cơ, khí ôxi, hơi nước
C. Tinh bột, khí cacbônic, khí ôxi
D. Năng lượng, khí cacbônic
4. Phần lớn nước do rễ hút vào cây đi đâu?
A. Hô hấp
B. Quang hợp tạo chất hữu cơ
C. Thoát hơi qua lá
D. Tích trữ ở trong quả
I.3. Hãy chọn mục tương ứng giữa cột A và B trong bảng dưới đây sao cho phù hợp rồi viết vào cột trả lời: (1 điểm)
Cột A
Cột B
Trả lời
1. Rễ củ.
a. Giúp cây leo cao
1………..
2. Rễ móc.
b. Chứa chất dự trữ cho cây khi cây ra hoa, tạo quả.
2……….
3. Rễ thở.
c. Lấy thức ăn từ cây chủ.
3………..
4. Rễ giác mút.
d. Lấy ôxi cung cấp cho các phần rễ dưới đất.
4……….
II. Tự luận: (7 điểm) (Học sinh làm bài trên giấy thi)
Câu 1: Cấu tạo trong của phiến lá gồm những phần nào? Chức năng của mỗi phần là gì? (3 điểm)
Câu 2: Trình bày thí nghiệm chứng minh trong quá trình hô hấp cây thải ra khí cácbônic? (2 điểm)
Câu 3: Vì sao quang hợp và hô hấp trái ngược nhau nhưng lại có quan hệ chặt chẽ với nhau? (2 điểm)
-----------------------------------------------------------------------------------
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SƠN TRÀ KIỂM TRA HỌC KỲ I 
 TRƯỜNG THCS PHẠM NGỌC THẠCH Năm học: 2010 – 2011
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
 MÔN : SINH - LỚP 6
I. Trắc nghiệm: (3 điểm)
	I.1. Điền từ thích hợp vào chỗ trống: gỗ, vận chuyển nước và muối khoáng, rây, vận chuyển chất hữu cơ.
I.2. Khoanh tròn vào câu trả lời đúmg nhất:
1B
2C
3A
4C
I.3.
1b
2a
3d
4c
Mỗi ý đúng 0,25 điểm
II. Tự luận: (7 điểm)
Câu 1: (3 điểm)
Cấu tạo trong của phiến lá gồm 3 phần: biểu bì bao bọc bên ngoài, thịt lá bên trong, các gân lá xen giữa phần thịt lá.
- Biểu bì:
 + Biểu bì của phiến lá được cấu tạo bởi một lớp tế bào không màu trong suốt xếp sít nhau; trên biểu bì có những lỗ khí, lỗ khí thông với các khoang chứa không khí ở bên trong phiến lá.
 + Biểu bì có chức năng bảo vệ phiến lá và cho ánh sáng chiếu vào những tế bào bên trong.
Thịt lá:
 + Thịt lá gồm rất nhiều tế bào có vách mỏng, có nhiều lục lạp ở bên trong. Lục lạp là bộ phận chính thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ cho cây. Các tế bào thịt lá được chia thành nhiều lớp có cấu tạo và chức năng khác nhau.
 + Chức năng chủ yếu của phần thịt lá là chế tạo chất hữu cơ cho cây.
- Gân lá: 
+ Gân lá nằm xen giữa phân thịt lá, gồm các bó mạch gỗ và mạch rây.
 + Các bó mạch của gân lá nối các bó mạch của cành và thân có chức năng dẫn truyền các chất.
Câu 2: (2 điểm)
Mô tả thí nghiệm:
Đặt chậu cây vào chỗ tối trong 2 ngày để tinh bột ở lá bị tiêu hết.
Sau đó đặt mỗi cốc nước vôi trong lên một tấm kính ước. Dùng 2 chuông thuỷ tinh A và B úp vào.
Trong chuông A cho thêm chậu cây vào.
Đặt cả 2 chuông thí nghiệm ở chỗ có nắng.
Kết quả: Sau khoảng 6h thấy cốc nước vôi ở chuông A bị đục và trên mặt có một lớp váng dày, cốc nước vôi ở chuông B vẫn còn trong và trên mặt chỉ có một lớp váng mỏng.
 Kết luận: Nước vôi trong bị đục chứng tỏ có khí cácbô nic được thải ra.
Câu 3: (2 điểm)
Hô hấp và quang hợp là 2 quá trình trái ngược nhau vì: quang hợp là quá trình tổng hợp hữu cơ, tích luỹ năng lượng từ cacbôníc và nước nhờ có diệp lục và sử dụng ánh sáng, còn hô hấp là quá trình sử dụng khí ôxi phân giải chất hữu cơ giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống cho cơ thể, đồng thời thải khí cacbônic và nước.
Hai quá trình này liên quan chặt chẽ với nhau:hô hấp sẽ không thực hiện được nếu không có chất hữu cơ do quang hợp tạo ra. Ngược lại, quang hợp cũng không thể thực hiện được nếu không có năng lượng do quá trình hô hấp giải phóng ra.
----------------------------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docKiem tra ky I 20102011.doc