Đề thi kiểm tra học kỳ 1 môn học : ngữ văn lớp : 9

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1248 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi kiểm tra học kỳ 1 môn học : ngữ văn lớp : 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD&ĐT Đại Lộc

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1

Môn :
Ngữ Văn
Lớp :
9
 
Người ra đề :
Trần Lê Quỳnh Giao
Đơn vị :
THCS _ Mỹ Hòa_ _ _ _ _ _ _ _ 


A. MA TRẬN ĐỀ 

Chủ đề kiến thức

Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
TỔNG
Số câu Đ


KQ
TL
KQ
TL
KQ
TL

Chủ đề 1: TV
Phương châm hội thoại : PC Quan hệ
Câu 

C1





1

Điểm

1




1
Chủ đề 2 TV 
Các phương thức chuyển nghĩa của từ
Câu-Bài

C2a


C2b


2

Điểm

0.5

0,5


1
Chủ đề 3: Văn học
Truyện Kiều
Câu-Bài



C3


1 

Điểm



3


3
Chủ đề 4 : TLV
Văn tự sự
Câu-Bài





Câu 4
1

Điểm





5
5


TỔNG
Điểm
1
4
5
10




















B. NỘI DUNG ĐỀ 
Phòng GD&ĐT Đại Lộc

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1
Năm học : 2012 – 2013
Môn Ngữ văn 9
Thời gian : 90 phút ( Không kể thời gian giao đề )

 Câu 1 ( 1 điểm ) 
Thành ngữ Ông nói gà , bà nói vịt dùng để chỉ tình huống hội thoại gì ? Thành ngữ này gợi chúng ta nghĩ đến phương châm hội thoại nào trong giao tiếp ?
Câu 2 : ( 1 điểm )
 Đọc hai câu thơ sau và trả lời câu hỏi 
Ra đậu dặm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận lưới vây giăng
a- Từ nào được dùng theo nghĩa chuyển ?
b- Từ được chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ hay phương thức hoán dụ ?
Câu 3 ( 3 điểm ) 
 Nêu những nét cơ bản về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của Truyện Kiều – Nguyễn Du
Câu 4 ( 5 điểm )
 Viết một bài văn tự sự với nhan đề : "Kỉ niệm một người thân yêu nhất " . 
 


















C. ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM
Bài/câu
Đáp án
Điểm
Câu 1 :
Thành ngữ Ông nói gà , bà nói vịt dùng để chỉ tình huống hội thoại gì ? Thành ngữ này gợi chúng ta nghĩ đến phương châm hội thoại nào trong giao tiếp ?
 1
a
Chỉ tình huống hội thoại mỗi người nói một đằng, không khớp nhau, không hiểu nhau
0.5
b
Thành ngữ này gợi chúng ta nghĩ đến phương châm quan hệ trong giao tiếp 
0.5
Câu 2
Đọc hai câu thơ sau và trả lời câu hỏi 
Ra đậu dặm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận lưới vây giăng
a- Từ nào được dùng theo nghĩa chuyển ?
b- Từ được chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ hay phương thức hoán dụ ?
1
a-
Từ được dùng theo nghĩa chuyển : “ bụng “
0.5
b
Từ bụng được chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ
0.5
Câu 3
Nêu những nét cơ bản về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của Truyện Kiều – Nguyễn Du
3
a
Gía trị nội dung : gồm giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo
1.5

-Gía trị hiện thực :
+ Phản ánh hiện thực xã hội thối nát bất công, nam quyên vô lý với bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị
+ Phản ánh số phận của những con người bị áp bức đau khổ nhất là số phận bi kịch của người phụ nữ
-Gía trị nhân đạo : 
+Tố cáo thế lực tàn bạo chà đạp lên quyền sống của con người 
+Thể hiện niềm thương cảm sâu sắc đến số phận bi kịch của con người, nhất là người phụ nữ
+ Khẳng định , đề cao vẻ đẹp, tài năng, nhân phẩm và những khát vọng chân chính của con người .
0.75




0.75
b
Gía trị nghệ thuật : có hai thành tựu nổi bật là ngôn ngữ và thể loại
1.5

-Về ngôn ngữ : đạt đến đỉnh cao rực rỡ cả về ba mặt biểu đạt, biểu cảm và chức năng thẩm mỹ
- Về thể loại : nghệ thuật tự sự đã có bước phát triển vượt bậc về các mặt : ngôn ngữ kể chuyện ( trực tiếp, gián tiếp, nửa trực tiếp ), nhân vật tự sự gồm con người hành động và con người nội tâm ; nghệ thuật miêu tả cảnh thiên nhiên sinh động, chân thực đặc biệt là nghệ thuật tả cảnh ngụ tinh .
0.75


0.75
Câu 4
Viết một bài văn tự sự với nhan đề : "Kỉ niệm một người thân yêu nhất " . 
5

Học sinh viết một bài văn kể chuyện phải đảm bảo các yêu cầu sau:


1-Nội dung câu chuyện được xây dựng trên cơ sở có tình huống :
 a-Người ấy là ai , những kỉ niệm nào nhớ nhất về người ấy.
 b-Vì sao người ấy sống mãi trong lòng em.
 Mỗi tình huống được xây dựng thành một hoặc nhiều sự việc
Phương thức biểu đạt cần thể hiện kết hợp trong bài văn : nghị luận, miêu tả, biểu cảm
2 - Hình thức làm bài :
 a-Bố cục đầy đủ ,hợp lý .
 b-Lời văn mạch lạc , trôi chảy hợp lý.
 c-Sử dụng dấu câu, tách đoạn văn đúng chỗ .
 d-Không mắc nhiều lỗi về dùng từ , lỗi diễn đạt


Căn cứ vào các yêu cầu trên, đánh giá bài làm của Học sinh theo các thang điểm sau:
1-Điểm 4 :-Dành cho những bài làm khá giỏi.
 -Thực hiện tốt các yêu cầu 1 & 2
 -Có một vài hạn chế nhưng không lớn ở yêu cầu 3 .
2-Điểm 2,5 à3,5 : -Cho những bài làm TB hoặc TB-Khá .
 -Thực hiện tương đối tốt yêu cầu 1& 2
 -Còn nhiều hạn chế ở yêu cầu 3.
3-Điểm 1à 2 : -Cho những bài làm chưa đạt các yêu cầu trên.
4-Điểm 0 à 0,5 : -Cho những bài làm lạc đề hoặc không làm được bài.
 -Điểm lẻ cho những phần này là 0,5 đ.
*Điểm bài thi là tổng số điểm các câu.














File đính kèm:

  • docNV91_MH2.doc