Đề Thi kiểm tra học kì I - Năm học 2009 - 2010 môn thi: Vật lý, lớp 6

doc6 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 633 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề Thi kiểm tra học kì I - Năm học 2009 - 2010 môn thi: Vật lý, lớp 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GD&ĐT PHAN THIẾT THI KIỂM TRA HỌC KÌ I -NĂM HỌC 2009-2010
TRƯỜNG THCS TIẾN THÀNH MÔN THI : VẬT LÝ, LỚP 6
	 ******** THỜI GIAN: 45 Phút (không kể thời gian giao đề )
 A. MA TRẬN ĐỀ THI HKI LÝ 6
NỘI DUNG
CẤP ĐỘ
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Lực – Hai lực cân bằng
2 (1đ)
Bài 2 (2đ)
Trọng lực – Đơn vị lực
1 (1đ)
Lực kế 
Bài 3 (1đ)
Khối lượng riêng - Trọng lượng riêng
3 (1đ)
Bài 1 (3đ)
Máy cơ đơn giản
4 (1đ)
tổng
3đ
4đ
3đ
 B. ĐỀ THI
A-LÝ THUYẾT : 4 điểm
1.Trọng lực là gì? Trọng lực có phương và chiều như thế nào? Nêu kí hiệu. ( 1 đ )
2. a/ Lực là gì?Em hãy cho biết đơn vị lực? ( 0.5 đ )
 b/Em hãy cho biết các câu sau gây ra lực gì trong số các lực sau :” Lực kéo,lực đẩy, lực nâng,lực uốn,lực nén” ( 0.5 đ )
 +Lực mà người lực sĩ dùng để ném một quả tạ.
 +Lực mà con chim tác dụng khi đậu trên cành làm cho cành cây bị cong đi.
3.Khối lượng riêng của một chất là gì?Viết công thức tính khối lượng riêng của một chất và cho biết ý nghĩa, đơn vị của từng đại lượng có trong công thức . ( 1 đ)
4.Có mấy lọai máy cơ đơn giản,cho hai ví dụ về trường hợp có sử dụng máy cơ đơn giản ( 1 đ )
B- BÀI TẬP : 6 điểm 
Bài 1 : 3 điểm.
Một vật có khối lượng 2,5 Kg với thể tích 0,5 m3.
Tính khối lượng riêng của chất làm nên vật.
Tính trọng lượng riêng của vật theo khối lượng riêng
Bài 2 : 2 điểm
Một vật có khối lượng 600 g treo vào một sợi dây cố định.
Giải thích vì sao vật đứng yên.
Cắt sợi dây vật rơi xuống. Giải thích vì sao?
Bài 3: 1 điểm
Một vật có khối lượng 2 tấn. Vậy vật đó có trọng lượng là bao nhiêu niutơn?
Một vật có trọng lượng là 4,5 N . Vậy vật đó có khối lượng là bao nhiêu kílôgam?
C. ĐÁP ÁN ĐỀ THI HK I LÝ 6 
LÝ THUYẾT ; 4điểm
1.Trọng lực là lực hút của trái đất. 0,25 đ
 Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng về phía trái đất . 0,5đ
 Kí hiệu : P – . 0,25 đ
a-Tác dụng đẩy,kéo của vật này lên vật khác gọi là lực . 0,5 đ
b-Lực đẩy . 0,25 đ
 -Lực uốn . 0,25 đ
3.Khối lượng riêng là khối lượng của một mét khối một chất. 0,5 đ
 - Công thức : D= . Trong đó : m :là khối lượng ( Kg) 
 V : Là thể tích (m3)
 D : Là khối lượng riêng (Kg/m3)
 * Công thức 0,25 đ , ý nghĩa và đơn vị 0,25 đ 
4. Máy cơ đơn giản : Mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc 0,5 đ
 -Ví dụ : - Đẩy xe bằng một tấm ván đặt nghiêng 0,25 đ
 -Đưa cát lên tầng nhà cao bằng ròng rọc . 0,25 đ
B- BÀI TẬP : 6 điểm
Bài 1 : a- Khối lượng riêng của vật :
 D= 1đ
 D= = 5 Kg/m3 1 đ
Trọng lượng riêng 
 d= 10D 0,5đ
 d=10.5 = 50 N/m3 0,5 đ
Bài 2 :
Vật đúng yên vì chịu tác dụng của hai lực cân bằng (Trọng lượng và lực kéo của dây ) 0,5đ
 - T=P= 6 N . 0,5 đ
 b- Khi cắt dây, không còn lực kéo. 0,5 đ
 -Trọng lực sẽ làm vật rơi xuống 0,5 đ
 Bài 3 
2 tấn= 2000kg 0.25đ
P = 20000 N 0,25
P= 10 m 0.25đ
m= 0,45 Kg
 PHÒNG GD&ĐT PHAN THIẾT THI KIỂM TRA HỌC KÌ I -NĂM HỌC 2009-2010
TRƯỜNG THCS TIẾN THÀNH MÔN THI: VẬT LÝ , LỚP 7
	 ******** THỜI GIAN: 45 Phút (không kể thời gian giao đề ) 
 A. MA TRẬN ĐỀ THI HK I LÝ 7
Nội dung
CẤP ĐỘ
Biết
Hiểu
Vận dựng
Nhận biết ánh sáng
1 (1đ)
Định luật phản xạ ánh sáng
Bài 1 (3đ)
Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
Bài 2 (3đ)
Môi trường truyền âm
2 (1đ)
Âm phản xạ - Tiếng vang
4 (1đ)
Chống ô nhiễm tiếng ồn
3 (1đ)
Tổng
3 đ
4 đ
3 đ
 B. ĐỀ THI
 A-LÍ THUYẾT : 4 điểm
1. Nguồn sáng là gì? Vật sáng là gì? Nêu ví dụ tương ứng ? (1đ)
2.Âm truyền được trong những môi trường nào. Không truyền được trong môi trường nào? So sánh vận tốc truyền âm trong chất rắn, chất lỏng và chất khí ? (1 điểm )
3.Hãy nêu các biện pháp chống ô nhiễn tiếng ồn? Kể tên một số vật liệu cách âm tốt. ( 1 đ)
4. Âm phản xạ là gì? Tiếng vang là gì? Những vật như thế nào thì phản xạ âm tốt? Những vật như thế nào thì phản xạ âm kém? (1đ)
B- BÀI TẬP : 6 điểm
 Bài 1: ( 3 điểm )Vẽ tia tới ( hoặc tia phản xạ ) và tính giá trị của góc tới và góc phản xạ .
Tia tới hợp với mặt phẳng gương phẳng một góc 60 0
Tia phản xạ hợp với mặt phẳng gương phẳng một góc 30 0
 Bài 2 : 3 điểm 
Một học sinh cao 1.4 m đứng trước gương phẳng, cách gương 0.7 m.
Hỏi ảnh của học sinh trong gương cao bao nhiêu và ảnh cách gương một khoảng bao nhiêu?Tại sao?
Khi học sinh lùi ra xa gương một khoảng 0.3 m thì lúc bấy giờ ảnh của học sinh cách học sinh một khoảng bao nhiêu ?
 C. ĐÁP ÁN LÝ 7 HK I
LÍ THUYẾT : 4 điểm 
Câu1: Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng. Vd: tuỳ mỗi hs (0.5đ)
 Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng . vd: tuỳ mỗi hs (0.5đ)
Câu 2: 
rắn, lỏng, khí (0.5đ)
chân không (0.25đ)
 (0.25đ)
Câu 3- Giảm độ to của âm phát ra (0.25đ)
 -Ngăn chặn đường truyền của âm ( 0.25 đ)
 -Làm cho âm truyền theo hướng khác ( 0.25 đ)
 -Các vật liệu cách âm tốt : Gỗ , thuỷ tinh, rèm nhung, ( 0.25 đ)
Câu 4: 
Âm dội lại khi gặp vật chắn là âm phản xạ (0.25đ)
Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cách âm trực tiếp ít nhất là 1/15 giây (0.25đ)
Những vật cứng có bề mặt vật nhẵn thì phản xạ âm tốt (0.25đ)
Những vật mềm có bề mặt vật gồ ghề thì phản xạ âm tốt (0.25đ)
 B- BÀI TẬP : 6 điểm
 Bài 1 : 3 điểm
Xác định được góc tới i = 30 0 ( 0.75đ) ; Vẽ được tia tới và tia phản xạ ( 0.75 đ )
Xác định được góc phản xạ i’= 60 0 ( 0.75đ) ;Vẽ được tia tới và tia phản xạ ( 0.75 đ )
Bài 2 : 3 điểm
Ảnh của học sinh cao 1.4 m ( 0.5 đ )
 -Cách gương 0.7 m ( 0.5 đ)
 -Ảnh tạo bởi gương phẳng có độ lớn bằng vật;Khoảng cách từ ảnh đến gương bằng khoảng cách từ vật đến gương phẳng. ( 1 đ)
b- Học sinh lùi xa 0.3 m thì ảnh của học sinh cũng lùi ra xa gương thêm 0.3 m nằm ở phía bên kia gương.(0,5 đ)
 - Khoảng cách :( 0,7 +0,3 ) .2 = 2 m ( 0,5 đ )
 PHÒNG GD&ĐT PHAN THIẾT THI KIỂM TRA HỌC KÌ I -NĂM HỌC 2009-2010
TRƯỜNG THCS TIẾN THÀNH MÔN THI: VẬT LÝ , LỚP 8
	 ******** THỜI GIAN: 45 Phút (không kể thời gian giao đề ) 
A .MA TRẬN ĐỀ THI HK I LÝ 8
NỘI DUNG
CẤP ĐỘ
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận tốc
Bài 2 (3đ)
Sự cân bằng – Quán tính
1 (1đ)
Lực ma sát
2 (1đ)
Áp suất
Bài 1 (3đ)
Sự nổi
3 (1đ)
Công cơ học
4 (1đ)
Tổng
3 đ
4đ
3đ
 B. ĐỀ THI
 A-LÍ THUYẾT : 4 điểm
1. Hai lực cân bằng là hai lực như thế nào? Nêu ví dụ? (1đ)
2. Khi nào có lực ma sát lăn? Nêu ví dụ ? (1đ)
3. Điều kiện để vật nổi, vật chìm và vật đứng yên trong chất lỏng ? (1đ)
4. Công cơ học phụ thuộc vào những yếu tố nào ? Viết biểu thức tính và nêu đơn vị các đại lượng trong biểu thức. ( 1 đ)
 B- BÀI TẬP : 6 điểm
Bài 1 : 3 điểm
Một thùng cao 2 m đựng đầy nước .Tính :
áp suất tác dụng lên đáy thùng
áp suất tác dụng lên một điểm ở cách đáy thùng 0,5 m
 (cho biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3 )
Bài 2 : 3 điểm.
 Hai người đi xe đạp. Người thứ nhất đi quảng đường 300 m hết 1 phút. Người thứ hai đi quảng đường 7.5 km hết 0.5h .
Người nào đi nhanh hơn? (2đ)
Nếu hai người cùng khởi hành một lúc và đi cùng chiều thì sau 20 phút, hai người cách nhau bao nhiêu km? (1đ)
 C. ĐÁP ÁN ĐỀ THI HK I LÝ 8
A-LÍ THUYẾT: 4 điểm 
1. Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, cùng phương, cùng độ lớn nhưng ngược chiều nhau (0.5đ)
- Nêu ví dụ (0.5đ)
2. Khi vật này lăn trên bề mặt của vật khác, ta có lực ma sát lăn (0.5đ.)
- Nêu ví dụ (0.5đ)
3
 -Vật nổi: (0.5đ)
 - Vật chìm : (0.25đ)
 - Vật đứng yên : (0.25đ)
4 Phụ thuộc vào hai yếu tố :
 - Lực tác dụng vào vật ( 0,25 đ)
 -Quãng đường vật chuyển dịch ( 0, 25đ)
 -Biểu thức A = F.s ( 0,25 đ)
 -A :công của lực F (J) ; F : Lực tác dụng vào vật ( N) ; S : Quãng đường vật dịch chuyển ( m) ( 0,25 đ)
 B- BÀI TẬP : 6 điểm
Bài 1 : 3 điểm
a- viết được công thức : P= h.d ( 0,5 đ)
 -áp dụng : P= 2 . 10000 = 20000 N ( 1 đ )
b- Tính được : h’ = 2-0,5 = 1,5 m ( 0,75 đ)
 - P = 1,5 . 10000 = 15000 N (0,75 đ )
Bài 2 : 3 điểm

File đính kèm:

  • docVat li 6 7 8 ki II0910.doc
Đề thi liên quan