Đề thi kiểm tra học kì I môn ngữ văn lớp 9

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1259 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi kiểm tra học kì I môn ngữ văn lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GV-Nguyễn Thị Bích Liên ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I 
Tổ : Ngữ Văn Môn Ngữ văn 9
Câu 1: (1,5 đ) Giải thích nghĩa của những thành ngữ sau: 
+ Nói băm nói bổ 
+ Mồm loa mép giải
+ Đánh trống lảng
 Hãy cho biết mỗi thành ngữ liên quan đến phương châm hội thoại nào?
Câu 2: (1 đ)Hãy chép những dòng thơ có từ “trăng” trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu và Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận.
Câu 3: (7,5 đ)Trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật có câu:
 	 …” Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới
	Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi”
Viết đoạn văn giới thiệu ngắn gọn về tác giả và tác phẩm này.
Trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu cũng có một câu thơ giàu hình ảnh tương tự. Hãy chép chính xác câu thơ có hình ảnh đó; chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt của hai hình ảnh thơ ở phần trích dẫn và phần em vừa tìm được.
Cảm nhận của em về ý chí và sức mạnh của người lính Trường Sơn trong khổ cuối “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. 
( Đoạn văn Tổng - phân - hợp, khoảng 10-12 câu) 
	HẾT























HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 9
Câu 1 (1,5đ)
+ Nói băm nói bổ: Nói bốp chát, xỉa xói, thô bạo ( Phương châm lịch sự) (05đ)
+ Mồm loa mép giải: Lắm lời, đanh đá, nói át người khác ( Phương châm lịch sự) (0,5đ)
+ Đánh trống lảng: Né tránh không muốn tham dự vào một chuyện nào đó, không muốn đề cập đến một vấn đề nào đó mà người đối thoại đang trao đổi. ( Phương châm quan hệ) (0,5đ)
Câu 2 ( 1 đ) 
- Chép chính xác những dòng thơ có từ “ trăng” trong hai bài thơ trên (1đ)
+ Đầu súng trăng treo (0,25đ)
+ Thuyền ta lái gió với buồm trăng ( 0,25đ)
+ Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe (0,25đ)
+ Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao (0,25đ)
Câu 3 (7,5đ)
a.(2đ) 
Giới thiệu được:
+ Tác giả Phạm Tiến Duật (1941-2007) (0,5đ)
+ Quê Phú Thọ, trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (0,5đ)
+ Rất thành công với đề tài người lính và nữ thanh niên xung phong. Phong cách thơ sôi nổi, tinh nghịch mà sâu sắc.( 0,5đ)
+ Tác phẩm sáng tác năm 1969, in trong tập “Vầng trăng- Quầng lửa”.Giành giải nhất cuộc thi thơ của báo Văn nghệ năm 1969, tiêu biểu cho phong cách thơ Phạm Tiến Duật.(0,5đ)
b. (2đ)- Câu thơ “ Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” (0,5đ)
- Giống nhau: Dùng hình ảnh bàn tay với hành động nắm, bắt để diễn tả tình đồng chí, đồng đội
(0,5đ)
- Khác nhau:
+ Tay nắm lấy bàn tay: sự cảm thông chia sẻ, là lời động viên âm thầm, là tình đồng chí đồng đội thiêng liêng sưởi ấm, nâng đỡ những người lính vượt cùng vượt qua những gian lao thử thách của cuộc chiến. (0,5đ)
+ Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi: là sự gặp gỡ, cái bắt tay thay lời chào hồ hởi, trong không khí khẩn trương của chiến trường ác liệt, tiếp thêm cho nhau sức mạnh và những hứa hẹn lập công. Đó cũng là sự sôi nổi, ngang tàng, tinh nghịch của những anh lính trẻ.(0,5đ)
c. (3,5đ)
- Đúng hình thức đoạn văn Tổng - phân - hợp ( 0,5đ)
- Nội dung: (3đ) diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, sắp xếp hợp lí:
+ Chiến trường ngày càng khốc liệt, mất mát hi sinh ngày càng nhiều, chiếc xe bị tàn phá đến trần trụi ( Điệp từ, liệt kê) (0,75đ)
+ Chiếc xe vẫn tiến về phía trước với sức mạnh kì diệu, vì mục tiêu cao cả: Vì miền Nam. (0,75đ)
+ Bom đạn quân thù có thể tàn phá làm những chiếc xe mất mát biến dạng nhưng không thể đề bẹp được tinh thần, ý chí của người lính cùng khát vọng của thời đại.( Đối lập vật chất với tinh thần) (0,75đ)
+ Cách lí giải bất ngờ thú vị: Hình ảnh trái tim - Hoán dụ, kết tinh và tỏa sáng tinh thần bài thơ, là ý chí và sức mạnh của người lính Trường Sơn. (0,75đ)

	HẾT	

File đính kèm:

  • docNV91_ND2.doc