Đề thi khảo sát học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 7

doc5 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1610 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi khảo sát học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 uBND huyện Yên lạc
phòng giáo dục yên lạc

Đề thi khảo sát hsg môn ngữ văn lớp 7 ngày 6 tháng 5 năm 2006
Thời gian làm bài 120 phút
 ----------------------------------------

Câu 1 (3 điểm):
a/ Hãy chỉ rõ bản chất và hiệu quả của phép đối trong phần trích sau:
“... Lom khom dưới núi tiều vài chú
 Lác đác bên sông chợ mấy nhà.“
( Qua Đèo Ngang - Bà huyện Thanh Quan).
b/ Cụm từ “ta với ta” trong bài thơ trên và cụm từ “ta với ta” trong bài “Bạn đến chơi nhà“ của Nguyễn Khuyến trong Ngữ Văn 7 có gì khác nhau?

Câu 2 (7 điểm): 
Hãy phát biểu cảm nhận của em về vẻ đẹp của thiên nhiên và vẻ đẹp của tâm hồn của Hồ Chí Minh qua hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng trong Ngữ Văn lớp 7.

-----------------------------------------------------
Người coi thi không giải thích gì thêm


























 uBND huyện Yên lạc
phòng giáo dục yên lạc

HD chấm khảo sát hsg môn ngữ văn 7 ngày 6 tháng 5 năm 2006
Thời gian làm bài 120 phút
 ----------------------------------------
Câu 1 (3 điểm):
a/ Phần trích:
 “... Lom khom dưới núi tiều vài chú
 Lác đác bên sông chợ mấy nhà.“
( Qua Đèo Ngang - Bà huyện Thanh Quan).
+ Chỉ rõ bản chất của phép đối trong phần trích:
- Về hình thức:
Đối thanh: giữa bằng và trắc

Tiếng thứ

1
2
3
4
5
6
7
Dòng trên
B
B
T
T
B
T
T
Dòng dưới
T
T
B
B
T
B
B
Đối từ loại: 

Tiếng thứ

1
2
3
4
5
6
7
Dòng trên
Tính từ
D từ vị trí
Danh từ gọi tên
Lượng từ
D từ gọi tên
Dòng dưới
Tính từ
D từ vị trí
Danh từ gọi tên
Lượng từ
Danh từ gọi tên
Đối nhịp: đều nhịp 2/ 2/ 3
Đối tu từ: trên đảo ngữ, dưới cũng đảo ngữ; trên dùng từ láy đầu dòng, dưới cũng vậy
Đối cấu trúc: VN – TN - CN
- Về nội dung:
Đối ý: 
Dòng trên gợi tả dáng vẻ thưa thớt, nhạt nhoà của con người 
Dòng dưới gợi tả sự tiều tuỵ, thưa thớt của cuộc sống
+ Chỉ rõ hiệu quả của phép đối trong phần trích:
Hình thức: Tạo vẻ đẹp hình thức hài hoà cân đối cho dòng thơ. Tạo nhạc điệu trầm bổng réo rắt cho khổ thơ. 
Nội dung: Tạo ấn tượng sâu sắc về sự cô đơn vắng vẻ của sự sống con người giữa chốn hoang vu. 
Phép đối là một đặc sắc của thơ Đường và cũng là nét tài hoa của Bà Huyệnn Thanh Quan
b/ Cụm từ “ta với ta” trong bài thơ trên và cụm từ “ta với ta” trong bài “Bạn đến chơi nhà“ của Nguyễn Khuyến trong Ngữ Văn 7 có điểm khác nhau về nội dung.
Giống nhau: Đều là dòng 8 , tiếng cuối của bài thơ TNBC, chữ Nôm, cấu trúc giống hệt nhau
- Với Bà huyện Thanh Quan: là lời tâm sự hướng nội, trong cảnh ngộ lẻ loi, nhà thơ phải đối diện với chính tâm trạng của mình, nên đã cô đơn lại càng cô đơn hơn. trong tình cảnh này, ta với ta càng khắc sâu tình cảnh cô đơn. Tạo giọng điệu trầm lắng
- Với Nguyễn Khuyến: là lời tâm tình hướng ngoại, trong lúc đón bạn đến chơi nhà, tác giả đã có những lời chào đón thật hồ hởi vồn vã, bộc lộ tình cảm chan hoà nồng hậu, trong tình cảnh này, ta với ta là tình cảm nhân đôi. Tạo giọng điệu vui đùa ý vị
Câu 2 (7 điểm): Hãy phát biểu cảm nhận của em về vẻ đẹp của thiên nhiên và vẻ đẹp của tâm hồn của Hồ Chí Minh qua hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng trong Ngữ Văn lớp 7
A- Yêu cầu chung:
- Thể loại: biểu cảm về hình tượng văn học
- Kiến thức: trong chương trình lớp 7 (cả về TLV và văn bản)
- Học sinh phải viết thành một bài văn hoàn chỉnh, vừa đảm bảo kiến thức văn học vừa có cảm xúc chân thật, trong khuôn khổ một bài TLV dạng biểu cảm
B- Dàn ý:
1- Mở bài: giới thiệu nét đặc sắc trong thơ Hồ Chí Minh và cảm xúc ban đầu
2- Thân bài:
a- Cảm xúc về hình tượng thiên nhiên: vẻ đẹp lộng lẫy, sống động khiến người đọc xao xuyến
- ánh trăng như có linh hồn,
- âm thanh trong trẻo, 
- Không gian bát ngát, 
- Nước trời hoà quyện
b- Cảm xúc về hình tượng tâm hồn nhà thơ khiến người đọc xúc động
- Vẻ đẹp của tình yêu thiên nhiên (con người say đắm, hoà hợp với thiên nhiên), 
- Vẻ đẹp của lòng yêu đất nước luôn thường trực và tinh thần lạc quan cao độ trước mọi khó khăn
c- Hai vẻ đẹp hài hoà gắn bó giữa hai hình tượng, toát lên chất nghệ sĩ và chất chiến sĩ tuyệt vời, được biểu đạt bằng ngôn từ giản dị nhưng giàu hình tượng
3- Kết bài:
- Khẳng định cảm xúc
- Liên hệ, nêu bài học Phần biểu điểm:
Câu, ý
Điểm tối đa
Ghi chú
Câu, ý
Điểm tối đa
Ghi chú
1, a
2,0
Chia 
ra:
Đối hình thức cho 0,5 điểm
2,B.1
0,5



Đối nội dung cho 0,5 điểm
2, B.2
6,0
ý a cho 2,0 điểm


Tác dụng cho 1,0 điểm

chia 
ý b cho 2,0 điểm
1,b
1,0
Tác giả BHTQ 0,5 điểm

ra
ý c cho 2,0 điểm


Tác giả N Khuyến 0,5 điểm
2,b.3
0,5



 uBND huyện Yên lạc
phòng giáo dục yên lạc

Đề thi khảo sát hsg môn ngữ văn lớp 7 ngày 6 tháng 5 năm 2009
Thời gian làm bài 120 phút
 ----------------------------------------

Câu 1 (2 điểm):
Nói về Bác Hồ, Phạm Văn Đồng viết:
“Nhưng chớ hiểu lầm rằng…nêu gương sáng trong thế giới ngày nay”
(Đức tính giản dị của Bác Hồ – Phạm Văn Đồng)
Tác giả gửi đến chúng ta điều gì qua đoạn văn trên? Suy nghĩ của em về lời gửi ấy
Câu 2 (8 điểm)
Trong văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX, bọn thực dân, phong kiến hiện lên với bộ mặt vô cùng xấu xa, bỉ ổi. Qua hai văn bản “Sống …” của Phạm Duy Tốn và “Những trò …” của Nguyễn Aí Quốc, em hãy làm rõ điều đó

Đáp án:
Câu 1 (2 điểm):
Lời gửi của tác giả: 
Khẳng định sự hòa hợp giữa đời sống vật chất giản dị với đời sống tinh thần phong phú trong Bác.
Đề cao ý nghĩa đích thực của đời sống con người: không phải là sự thỏa mãn thật nhiều về vật chất mà phải là đời sống tinh thần tư tưởng tình cảm phong phú thậm chí là vô tận. Cuộc sống như thế, theo tác giả là thực sự văn minh mà Bác đã nêu gương sáng trong thời đại ngày nay. Đó là điều tác giả gửi đến chúng ta
Suy nghĩ của em về lời gửi ấy
Cuộc sống phải có vật chất và tinh thần. Nếu chạy theo hưởng thụ vật chất sẽ dẫn đến sự què quặt về tinh thần, nghèo nàn về tình cảm
Câu 2 (8 điểm)
1/ Yêu cầu: bài chứng minh về bản chất xấu xa của phong kiến thực dân qua 2 văn bản, không sa vào kể lại
2/ Luận điểm:
a-Bộ mặt của quan lại phong kiến qua tên quan phụ mẫu trong “Sống …”
-Chỉ biết ăn chơi hưởng lạc
-Đáng phê phán nhất là thái đô thờ ơ vô trách nhiệm đến vô nhân đạo
-Nghệ thuạt tương phản càng tô đậm
b-Bên cạnh quan lại mất nhân tích là lũ thực dân trơ tráo bỉ ổi, quan tên Va ren trong truyện của Nguyễn Aí Quốc
-Hắn rêu rao sang Việt nam để đem lại tự do cho cụ Phan nhưng thực chất chỉ là đánh lừa dư luận
-Bộ mặt bỉ ổi càng rõ nét hơn qua qua cuộc chạm trán với cụ Phan khi hắn vào Hỏa Lò (Hà Nội)
-Nghệ thuật: tưởng tượng phong phú, ngòi bút sắc sảo

File đính kèm:

  • docDe on luyen he 0910.doc
Đề thi liên quan