Đề thi khảo sát chất lượng mũi nhọn - Môn: Sinh học 8

doc3 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 747 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi khảo sát chất lượng mũi nhọn - Môn: Sinh học 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND huyện Ngọc Lặc
đề thi khảo sát chất lượng mũi nhọn
phòng gd&ĐT ngọc lặc
năm học 2008 – 2009
môn: sinh học 8
(Thời gian làm bài: 120 phút)
Câu 1: ( 2,0 điểm) 
	So sánh cấu tạo tế bào động vật và tế bào thực vật.
Câu 2: ( 3,0 điểm) 
	a) Chất dinh dưỡng được hấp thụ từ dạ dày và ruột chuyển về nuôi các bộ phận tay phải của người phải đi qua những cơ quan nào?
	b) ở lứa tuổi học sinh có nên uống rượu bia hay không? Vì sao người say rượu khi định bước đi một bước lại phải bước tiếp theo một bước nữa?
Câu 3: ( 3,0 điểm) 
	Miễn dịch nhân tạo là gì? Hãy nêu từng loại miễn dịch nhân tạo. Tại sao con người không miễn dịch được với vi rút HIV. Hãy nêu cách phòng chống HIV.
Câu 4: (4,0 điểm) 
	Trình bày cấu tạo của tim người phù hợp với chức năng mà nó đảm nhận.
Câu 5: ( 3,0 điểm) 
a) Thực chất của quá trình trao đổi chất và năng lượng diễn ra ở đâu?
b) Nêu mối quan hệ giữa đồng hoá với dị hoá.
Câu 6: ( 4,0 điểm)
	Em hãy trình bày sự điều hoà hoạt động của các tuyến nội tiết trong việc ổn định hàm lượng đường trong máu. 
Câu 7: (1,0 điểm) 	 
Tại sao những người làm việc ở nơi không khí có nhiều khí cacbon ôxit ( khí CO) lại bị ngộ độc.
phòng gd&đt ngọc lặc Hướng dẫn chấm Môn: sinh học 8
 (Thang điểm 20 )
Câu
Tổng điểm
Nội dung
Điểm TP
I
2,0
II
3,0
a) Chất dinh dưỡng được hấp thụ từ dạ dày và ruột chuyển về nuôi các bộ phận tay phải của người phải đi qua những cơ quan sau:
Chất dd (Dạ dày, ruột) TM Gan Gan TM chủ dưới Tim ĐM phổi
Phổi TM Phổi Tim ĐMC trên Tay phải. 
(Nếu HS chỉ nêu được tên các cơ quan: Gan, Tim, Phổi thì chỉ được 1/2 số điểm )
b) ở lứa tuổi học sinh có nên uống rượu bia hay không? Vì sao người say rượu khi định bước đi một bước lại phải bước tiếp theo một bước nữa?
2,0
III
3,0
- Miễn dịch nhân tạo là con người có thể gây cho cơ thể có khả năng miễn dịch (không bị mắc một bệnh nào đó) bằng cách tiêm chủng phòng bệnh.
- Có hai loại miễn dịch nhân tạo:
+ Miễn dịch chủ động: tiêm vào cơ thể những vi khuẩn gây bệnh đã được làm yếu đi hoặc một số chất độc của vi khuẩn đó tiết ra. Cơ thể con người khi được tiêm vào sẽ tạo ra một kháng thể có khả năng kháng độc dự trữ, khi có loại vi khuẩn đó xâm nhập vào cơ thể thì chúng sẽ bị tiêu diệt.
+ Miễn dịch thụ động: Là con người tạo ra những chất kháng thể các loại bệnh để tiêm vào cơ thể người. Chất kháng thể này được lấy từ huyết thanh của những con vật (ngựa, thỏ, chuột, ) được gây bệnh bằng cách tiêm vi khuẩn gây bệnh đã được làm yếu vào các con vật để tạo ra chất kháng lại bệnh này.
- Đến nay vi rút HIV chưa có loại thuốc đặc trị vì vậy cơ thể không tạo ra chất đề kháng để tiêu diệt loại vi rút này. (HIV tấn công ngay vào bạch cầu Limpo T gây rối loạn chức năng miễn dịch của bạch cầu này)
- Cách phòng chống HIV: (HS trình bày 3 con đường: qua tiêm trích, qua tình dục, qua truyền máu – mẹ sang con).
0,5
0,75
0,75
0,5
0,5
IV
4,0
V
3,0
a) Thực chất của quá trình trao đổi chất và năng lượng diễn ra ở tế bào gồm quá trình đồng hoá và dị hoá.
b) Mối quan hệ giữa đồng hoá với dị hoá:
- Đồng hoá và dị hoá là hai quá tình mâu thuẫn, nhưng gắn bó chặt chẽ và mật thiết với nhau:
Đồng hoá
Dị hoá
- Là quá trình tổng hợp các chất đặc trưng của tế bào và tích luỹ năng lượng.
- Quá trình đồng hoá đòi hỏi cung cấp năng lượng (phải tiêu hao năng lượng), năng lượng này lấy từ NL mặt trời hoặc NL lấy từ quá trình dị hoá.
* Vật chất được tổng hợp nên có tích luỹ năng lwongj ở dạng thế năng.
- Không có QT đồng hoá thì không có vật chất để sử dụng trong dị hoá.
- Là quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ đặc trưng của đã tổng hợp được trong quá trình đồng hoá, để tạo thành những hợp chất đơn giản và giải phóng năng lượng.
- Năng lượng được giải phóng dùng cho mọi hoạt động sống của tế bào.
- Không có QT dị hoá thì không có năng lượng cung cấp cho QT đồng hoá và các hoạt động sống của tế bào.
0,5
0,5
0,75
0,5
0,75
VI
4,0
VII
1,0
- Trong hồng cầu của người có Hêmôglôbin (Hb), Hb thực hiện chức năng kết hợp lỏng lẻo với ôxi để vận chuyển ôxi cho các tế bào; kết hợp lỏng lẻo với khí cacbonic (CO2) để chuyển về phổi và thải ra ngoài.
- Trong môi trường không khí có khí độc cacbon ôxit (CO), chất khí này (CO) kết hợp rất chặt chẽ với Hb nên việc giải phóng CO của Hb diễn ra rất chậm, làm cho hồng cầu mất tác dụng vận chuyển ôxi và thải khí CO2. Do đó gây độc cho cơ thể: không cung cấp đủ ôxi cho não gây hoa mắt và gất xỉu, không thoát hết lượng CO2 ra khỏi cơ thể à ngộ độc 
0,5
0,5

File đính kèm:

  • docSinh hoc 8.doc
Đề thi liên quan