Đề thi khảo sát chất lượng giữa học kì 2 năm học 2008 - 2009 môn: ngữ văn 7 thời gian: 90’ (không kể thời gian giao đề)

doc2 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1372 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi khảo sát chất lượng giữa học kì 2 năm học 2008 - 2009 môn: ngữ văn 7 thời gian: 90’ (không kể thời gian giao đề), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT VĨNH BẢO
ĐỀ THI KSCL GIỮA HỌC KÌ 2
TRƯỜNG THCS VĨNH PHONG
NĂM HỌC 2008 - 2009

Môn: Ngữ văn 7
Thời gian: 90’ (không kể thời gian giao đề)

(Đề thi có 02 trang)

I.Trắc nghiệm (3,0 điểm)
Đọc kĩ các câu hỏi để lựa chọn đáp án đúng nhất rồi ghi vào bài (Ví dụ: 1.A)
Câu 1. Nhận xét nào đúng về văn bản nghị luận? 
A. Trình bày ý kiến, quan điểm, của con người viết về một vấn đề nào đó. 
B. Tái hiện sinh động đặc điểm, tính chất của sự vật, hiện tượng, con người 
C. Bày tỏ tình cảm, cảm xúc của con người viết về sự vật, hiện tượng, con người 
D. Trình bày một chuỗi sự việc, sự kiện, một câu chuyện theo một trình tự nhất định
Câu 2. Luận điểm trong bài văn nghị luận là gì? 
A. Những dẫn chứng được sử dụng trong bài văn nghị luận
B. Những ý kiến thể hiện quan điểm, tư tưởng của người viết 
C. Lí lẽ đưa ra để triển khai ý kiến, quan điểm trong bài văn nghị luận. 
D. Cách trình bày lí lẽ và dẫn chứng trong bài văn nghị luận
Câu 3. Trong các đề văn sau, đề nào yêu cầu vận dụng phép lập luận giải thích
A. Hãy làm sáng tỏ đạo lí “ uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam ta từ thực tế cuộc sống. 
B. Làm sáng tỏ lối sống vô cùng thanh bạch, giản dị của Bác Hồ 
C. Chứng tỏ rằng chúng ta sẽ bị tổn thất lớn nếu không có ý thức bảo vệ môi trường 
D. Em hiểu thế nào về nội dung ý nghĩa của tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công?
Câu 4. Trong những câu sau, câu nào không phải là câu rút gọn?
A. Người ta là hoa đất.
B. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
C. Bán anh em xa mua láng giềng gần.
D. Uống nước nhớ nguồn.
Câu 5. Câu: “Quyển sách anh cho tôi mượn rất hay” được mở rộng thành phần nào?
A. Thành phần chủ ngữ.
B. Thành phần vị ngữ.
C. Thành phần định ngữ.
D. Thành phần bổ ngữ.

Đọc kĩ đoạn văn sau và để trả lời các câu hỏi còn lại bằng cách lựa chọn đáp án đúng rồi ghi vào bài (Ví dụ: 1.A)

 ... Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Những cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, việc kháng chiến.
Ngữ văn 7 - tập 2
Câu 6. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào?
A. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
B. Ý nghĩa văn chương.
C. Đức tính giản dị của Bác Hồ.
D. Sự giàu đẹp của Tiếng Việt.
Câu 7. Tác giả của đoạn văn trên là ai?
A. Hồ Chí Minh.
B. Hoài Thanh.
C. Đặng Thai Mai.
D. Phạm Văn Đồng.
Câu 8. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào ?
A. Miêu tả.
B. Biểu cảm.
C. Nghị luận.
D. Tự sự
Câu 9. Dòng nào nêu lên luận điểm của đoạn văn ?
A.Tinh thần yêu nước cũng nhưng các thứ của quý.
B.Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.
C.Bổn phận của chúng ta là làm cho những thứ của quý kín đáo ấy được đưa ra trưng bày.
D.Những cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.
Câu 10. Luận điểm của đoạn văn nói lên điều gì ?
A.Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta từ xưa đến nay.
B.Nhiệm vụ của Đảng là phải làm cho tinh thần yêu nước của nhân dân được phát huy mạnh mẽ trong cuộc kháng chiến.
C.Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân miền Bắc nước ta.
D.Nhiệm vụ của mỗi người học sinh là phải làm cho tinh thần yêu nước của nhân dân được phát huy mạnh mẽ trong tất cả các lĩnh vực của đời sống.
Câu 11. Câu « Bổn phận của chúng ta là làm cho những thứ của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày » thuộc kiểu câu gì ?
A. Câu đặc biệt.
B. Câu bị động.
C. Câu chủ động.
D. Câu rút gọn.
Câu 12. Nhận xét nào đúng với hai câu văn « Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Những cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm »
A. Là hai câu chủ động.
B. Là hai câu ghép chính phụ.
C. Là hai câu bị động.
D. Là hai câu đặc biệt.

 II. Tự luận (7,0 điểm)

Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn”

---------------------- The end ---------------------------

File đính kèm:

  • docKSCL GKII 0809.doc
Đề thi liên quan